Đề tài Giáo dục nên làm cho mỗi cá nhân thấy quyền của mình, đồng thời họ cũng phải biết tôn trọng những quyền của người khác

Quyền con người, quyền công dân là những yếu tố cơ bản, nền tảng của một xã hội dân chủ, văn minh. Tư tưởng về quyền con người (nhân quyền) đã hình thành từ rất sớm trong lịch sử nhân loại; nhưng không phải trong bất cứ hình thái kinh tế - xã hội nào, trong bất cứ kiểu Nhà nước nào nó cũng tồn tại và được thừa nhận một cách đầy đủ. Vì thế, quyền con người là một phạm trù lịch sử và là kết quả của cuộc đấu tranh không ngừng của toàn nhân loại vươn tới những lý tưởng, giải phóng hoàn toàn con người nhằm xây dựng một xã hội thật sự công bằng, dân chủ, nhân đạo. Giai cấp tư sản khi thực hiện cách mạng tư sản, đã coi nhân quyền như một vũ khí của mình để tranh giành quyền lực với giai cấp phong kiến và để tập hợp lực lượng trong xã hội; do đó từ thế kỷ XVIII vấn đề nhân quyền đã được giai cấp tư sản đề cập đến như Tuyên ngôn độc lập của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ năm 1789, Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp năm 1789. Sau khi chiến tranh thế giới lần thứ II kết thúc, chủ nghĩa phát xít bị đập tan năm 1945, vấn đề nhân quyền đã trở thành mối quan tâm của cả Nhà nước xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa, nên khi tổ chức Liên Hợp Quốc ra đời thì vấn đề cơ bản, đầu tiên của tổ chức này là vấn đề nhân quyền. Nhân quyền đã trở thành vấn đề quan trọng, thường xuyên được đề cập đến trong quan hệ quốc tế. Liên Hợp Quốc đã ban hành hàng loạt các văn kiện khẳng định các quyền và tự do của tất cả mọi người, đặc biệt là Hiến chương Liên Hợp Quốc 1945 và Tuyên ngôn thế giới về quyền con người 1948 thì vấn đề nhân quyền đã chuyển sang một bước ngoặt mới trong lịch sử nhân loại, trở thành một quan hệ cơ bản được điều chỉnh bằng pháp luật quốc tế. Đến nay quyền con người đã được ghi nhận, khẳng định trong Hiến pháp của nhiều quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, kể từ khi giành được độc lập (năm 1945), Đảng và Nhà nước ta luôn tôn trọng quyền con người. Tuyên ngôn độc lập của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa do Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội ngày 2/9/1945 được coi là một văn kiện có tính lịch sử trên phương diện quốc tế về quyền con người. Trên cơ sở đó, quyền con người đã được ghi nhận trong Hiến pháp nước ta: Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992. Điều 50 Hiến pháp năm 1992 của nước ta khẳng định: "Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa và xã hội được tôn trọng và bảo đảm thực hiện". Gần đây nhất, vấn đề nhân quyền đã được tiếp tục khẳng định trong Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng: "Chăm lo cho con người, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mọi người; tôn trọng và thực hiện các điều ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia" [35, tr. 134].

doc118 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1903 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giáo dục nên làm cho mỗi cá nhân thấy quyền của mình, đồng thời họ cũng phải biết tôn trọng những quyền của người khác, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLUANVAN.DOC
  • docBIA-THS.DOC
  • docMUCLUC.DOC
  • docVIETTAT.DOC