Đề tài Giao Tiếp Trong Khoa Công Nghệ Trường Đại Học công Nghiệp TP Hồ Chí Minh cơ Sở Thanh Hóa

Giao tiếp là đặc trưng quan trọng nhất trong hành vi của con người, nó không những là điều kiện quan trọng bậc nhất của sự hình thành và phát triển tâm lý, ý thức, nhân cách mà còn giúp cho con người đạt được năng suất, chất lượng và hiệu quả trong mọi lĩnh vực hoạt động. Đối với ngành công nghệ, giao tiếp không những có vai trò quan trọng trong sự nghiệp hình thành và phát triển nhân cách nhân viên kỹ thuật mà còn là bộ phận cấu thành hoạt động kỹ thuật, là thành phần chủ đạo trong cấu trúc năng lực xã hội của người làm kỹ thuật. Giao tiếp là phương thức, công cụ cơ bản nhất để tổ chức hoạt động làm việc. Nếu không có giao tiếp thì không thể hướng hoạt động công việc của các nhân viên vào việc đạt được mục đích công việc. Do đó, vấn đề đặt ra đối với nhiệm vụ đào tạo ngành công nghệ là mỗi sinh viên phải được chuẩn bị và chủ động chuẩn bị cho mình về năng lực giao tiếp. Trường Đại Học Công Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh là một trong những nơi đào tạo nghề cho những kỹ sư và cử nhân tương lai phục vụ công tác xây dựng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của xã hội. Hành trang của sinh viên Đại Học Công Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh ngoài tư cách, phẩm chất, đạo đức, nhiệt huyết với công việc còn phải vững mạnh về chuyên môn và giỏi về nghiệp vụ kỹ thuật( hay còn gọi là tay nghề đối với công nhân kỹ thuật nói chung), trong đó có năng lực giao tiếp. Vì vậy, việc rèn luyện năng lực giao tiếp mà cụ thể là kỹ năng giải quyết tình huống giao tiếp cho sinh viên công nghệ là vấn đề thiết yếu. Khoa công nghệ cơ sở Thanh Hóa của Trường Đại Học Công Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh là nơi đào tạo đội ngũ kỹ sư,cử nhân Kỹ thuật công nghiệp cho các ngành nghề kỹ thuật đang rất phổ biến hiện nay như cơ khí ô tô, điện tử - điện lạnh,kỹ thuật điện,hóa lọc dầu,công nghệ môi trường . Với đặc điểm của thế kỷ 21 là công nghệ đang trên đà phát triển rất nhanh,công nghệ mới được tạo ra qua một thời gian lại đã lỗi thời.Do đó việc giao lưu trao đổi kinh nghiệm và học hỏi công nghệ mới là yêu cầu cấp thiết đôúi với sinh viên của khoa. Trên thực tế địa điểm của cơ sở đặt tại vùng nông thôn nên môi trường giao tiếp của sinh viên trong khoa cũng như trong cơ sở đã bị hạn chế đi rất nhiều, bên cạnh đó là vấn đề về sự chênh lệch giới, về thái độ giao tiếp của từng sinh viên, cũng làm ảnh hưởng không ít đến kỹ năng giao tiếp.

doc68 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2268 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giao Tiếp Trong Khoa Công Nghệ Trường Đại Học công Nghiệp TP Hồ Chí Minh cơ Sở Thanh Hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn Đề tài: Giao Tiếp Trong Khoa Công Nghệ Trường Đại Học công Nghiệp TP Hồ Chí Minh cơ Sở Thanh Hóa PHẦN MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Giao tiếp là đặc trưng quan trọng nhất trong hành vi của con người, nó không những là điều kiện quan trọng bậc nhất của sự hình thành và phát triển tâm lý, ý thức, nhân cách mà còn giúp cho con người đạt được năng suất, chất lượng và hiệu quả trong mọi lĩnh vực hoạt động. Đối với ngành công nghệ, giao tiếp không những có vai trò quan trọng trong sự nghiệp hình thành và phát triển nhân cách nhân viên kỹ thuật mà còn là bộ phận cấu thành hoạt động kỹ thuật, là thành phần chủ đạo trong cấu trúc năng lực xã hội của người làm kỹ thuật. Giao tiếp là phương thức, công cụ cơ bản nhất để tổ chức hoạt động làm việc. Nếu không có giao tiếp thì không thể hướng hoạt động công việc của các nhân viên vào việc đạt được mục đích công việc. Do đó, vấn đề đặt ra đối với nhiệm vụ đào tạo ngành công nghệ là mỗi sinh viên phải được chuẩn bị và chủ động chuẩn bị cho mình về năng lực giao tiếp. Trường Đại Học Công Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh là một trong những nơi đào tạo nghề cho những kỹ sư và cử nhân tương lai phục vụ công tác xây dựng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của xã hội. Hành trang của sinh viên Đại Học Công Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh ngoài tư cách, phẩm chất, đạo đức, nhiệt huyết với công việc còn phải vững mạnh về chuyên môn và giỏi về nghiệp vụ kỹ thuật( hay còn gọi là tay nghề đối với công nhân kỹ thuật nói chung), trong đó có năng lực giao tiếp. Vì vậy, việc rèn luyện năng lực giao tiếp mà cụ thể là kỹ năng giải quyết tình huống giao tiếp cho sinh viên công nghệ là vấn đề thiết yếu. Khoa công nghệ cơ sở Thanh Hóa của Trường Đại Học Công Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh là nơi đào tạo đội ngũ kỹ sư,cử nhân Kỹ thuật công nghiệp cho các ngành nghề kỹ thuật đang rất phổ biến hiện nay như cơ khí ô tô, điện tử - điện lạnh,kỹ thuật điện,hóa lọc dầu,công nghệ môi trường…. Với đặc điểm của thế kỷ 21 là công nghệ đang trên đà phát triển rất nhanh,công nghệ mới được tạo ra qua một thời gian lại đã lỗi thời.Do đó việc giao lưu trao đổi kinh nghiệm và học hỏi công nghệ mới là yêu cầu cấp thiết đôúi với sinh viên của khoa. Trên thực tế địa điểm của cơ sở đặt tại vùng nông thôn nên môi trường giao tiếp của sinh viên trong khoa cũng như trong cơ sở đã bị hạn chế đi rất nhiều, bên cạnh đó là vấn đề về sự chênh lệch giới, về thái độ giao tiếp của từng sinh viên,…cũng làm ảnh hưởng không ít đến kỹ năng giao tiếp. Để khắc phục những khó khăn ấy và rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho sinh viên Khoa công nghệ thì một hệ thống bài tập tình huống giao tiếp là vô cùng cần thiết . Vì vậy, tôi mạnh dạn chọn đề tài : “Vấn đề giao tiếp của sinh viên khoa công nghệ và giải pháp nâng cao hiệu quả học tập kỹ năng giao tiếp trong sinh viên của khoa thông qua bài tập tình huống”. Với hy vọng góp phần nhỏ bé nhằm rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề, nâng cao khả năng giao tiếp cho các bạn sinh viên trong khoa - những kỹ sư ưu tú tương lai. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Giao tiếp là một phần không thể thiếu của con người, đặc biệt là sinh viên nói chung và sinh viên khoa công nghệ nói riêng - Những kỹ sư công nghệ tương lai của đất nước. Hiện nay, giao tiếp hay cụ thể hơn là kỹ năng giao tiếp ngày càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết trong thời đại xã hội ngày càng văn minh. Kỹ năng giao tiếp có tốt hay không thế hiện rõ nét nhất trong cách ứng xử, giải quyết tình huống giao tiếp diễn ra hàng ngày xung quanh mỗi chúng ta.Vì vậy, tôi thấy cần thiết phải đi sâu vào nghiên cứu nội dung này với hy vọng xây dựng được một hệ thống các tình huống giao tiếp điển hình trên nhiều mặt để nâng cao một cách hiệu quả kỹ năng giao tiếp cho sinh viên công nghệ trường Đại Học Công Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh cơ sở Thanh Hóa. 3. Mục đích nghiên cứu Xây dựng được một hệ thống bài tập thực hành để luyện tập kỹ năng giải quyết tình huống trong giao tiếp cho sinh viên khoa Công Nghệ trường Đại Học Công Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh Cơ sở Thanh Hóa. 4. Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Xây dựng hệ thống bài tập thực hành để luyện tập kỹ năng giải quyết tình huống giao tiếp. 4.2. Đối tượng nghiên cứu Phương pháp luyện tập giải quyết tình huống giao tiếp. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài Tìm hiểu nhu cầu giao tiếp, thực trạng kỹ năng giao tiếp và giải quyết tình huống giao tiếp của sinh viên khoa Công Nghệ trường Đại Học Công Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh cơ sở Thanh Hóa. Xây dựng hệ thống bài tập thực hành để luyện tập kỹ năng giải quyết tình huống giao tiếp cho sinh viên Khoa Công Nghệ trường Đại Học Công Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh cơ sở Thanh Hóa. Phạm vi nghiên cứu Do hạn chế về thời gian, những tình huống giao tiếp nói chung là vô hạn nên trong phạm vi đề tài của mình tôi chỉ xây dựng những bài tập tình huống điển hình, phù hợp với nhu cầu giao tiếp của sinh viên Khoa Công Nghệ cũng như phù hợp với những kỹ năng thiết yếu trong giao tiếp. Các phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu tài liệu Phương pháp này được dùng trong suốt quá trình thực hiện, nghiên cứu đề tài, từ việc xây dựng đề cương nghiên cứu vấn đề đến việc xác định cơ sở lý luận của giao tiếp và xây dựng hệ thống bài tập tình huống. Số lượng tài liệu tham khảo là trên 10 sách và tư liệu có liên quan (xem phần Tài liệu tham khảo) Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu lý thuyết về giao tiếp để xây dựng những bài tập tình huống phù hợp nhất. Phương pháp quan sát Qua quan sát những biểu hiện trong các mặt hoạt động để tìm hiểu thực trạng nhu cầu giao tiếp và kỹ năng giao tiếp của sinh viên. Phương pháp trao đổi, trò chuyện Qua trao đổi trò chuyện với sinh viên, với cán bộ Đoàn, cán bộ lớp để tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của sinh viên, thái độ của họ trong khi trả lời các phiếu điều tra, từ đó phát hiện ra yếu tố ảnh hưởng tới nhu cầu giao tiếp và kỹ năng giao tiếp. Phương pháp điều tra bằng phiếu Phiếu điều tra đảm bảo tính khách quan, tổng hợp, gồm 95 câu hỏi về 4 lĩnh vực là: Nhu cầu giao tiếp, nội dung giao tiếp, mức độ cởi mở của cá nhân và kỹ năng giao tiếp, yêu cầu sinh viên chọn ý kiến phù hợp với mình. Từ đó dựa vào barem điểm, cho điểm các phiểu điều tra. Phiếu điều tra được phát ra hơn 200 phiếu trên hơn 200 đối tượng là sinh viên các lớp: DHDI8, DHDI7,DHHD7,DHTH7,DHTH6,DHTH5. Tổng số phiếu thu được là 200 phiếu. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm Nhóm phương pháp này được thực hiện trong việc đưa ra các nhận định, luận cứ có tính thực tiễn, có độ tin cậy cao trong phần tìm hiểu thực trạng kỹ năng giao tiếp của sinh viên Khoa Công Nghệ, nêu ra những nguyên nhân hạn chế của việc giao tiếp và xử lý tình huống giao tiếp, tổng kết rút kinh nghiệm từ nhiều chuyên gia về kỹ năng giao tiếp. Ngoài ra, còn sử dụng các phương pháp logic, toán học thống kê,… trong việc lập bảng và phân tích số liệu,… CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN LÝ LUẬN VỀ GIAO TIẾP VÀ KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG TRONG GIAO TIẾP Khái niệm chung Khái niệm giao tiếp Giao tiếp là một hoạt động rất phong phú, đa dạng và phức tạp của con người. Nên khái niệm giao tiếp được giải thích cũng rất đa dạng và có nhiều bàn cãi trong lĩnh vực này. nhận thông tin trao đổi giữa người với người. T.Chuc Com (Mỹ): Giao tiếp là sự tác động qua lại trực tiếp lên nhân cách dẫn đến việc hình thành những ý nghĩa biểu tượng, chuẩn mực và mục đích hành động. Quan niệm này cụ thể hơn, đề cập đến các yếu tố tham gia trong giao tiếp nhưng chưa nêu được bản chất của giao tiếp. T.Stéc Sen (Pháp) đặc biệt chú ý đến sự thay đổi ý nghĩa, tình cảm và xúc cảm giữa con người với con người và khi đó ông coi sự trao đổi này là quá trình hai mặt của sự thông báo thiết lập, sự tiếp xúc và trao đổi thông tin. L.X. Vưgôtxki (nhà tâm lý học Liên Xô) cho rằng: Giao tiếp xem như là sự thông báo hoặc quan hệ qua lại thuần tuý giữa con người, như là sự trao đổi quan điểm và xúc cảm (L.X.Vưgôtxki). Ngày nay, cùng với việc xây dựng một cách tích cực và khoa học hệ phương pháp nghiên cứu giao tiếp thì bản chất, hiện tượng giao tiếp cũng được lý giải ngày càng đầy đủ và rõ ràng. Ở một khái niệm chung nhất chúng ta có thể hiểu: Giao tiếp là sự tác động qua lại giữa con người với con người, mà trong quá trình của nó nảy sinh sự tiếp xúc tâm lý, được thể hiện ở sự trao đổi thông tin, sự ảnh hưởng lẫn nhau, sự rung cảm lẫn nhau, sự hiểu biết lẫn nhau, và cuối cùng là những quan hệ qua lại giữa con người với con người được thực hiện, được thể hiện và được hình thành. Vai trò của giao tiếp Ngày nay, giao tiếp trở thành vấn đề rộng lớn, có ý nghĩa quan trọng trong khoa học và cuộc sống. Người ta không thể nghiên cứu con người với tính cách là đơn vị độc lập, không phụ thuộc vào môi trường xã hội xung quanh vì: “Bản chất con người không phải là trừu tượng vốn có của một cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà của tất cả những mối quan hệ xã hội” (Mác – Anghen “Tuyển tập” – Nhà xuất bản sự thật Hà Nội, 1971) Cơ sở của quan hệ phụ thuộc lẫn nhau là những nhu cầu của con người biểu thị mối liên hệ của con người với những người khác cũng như với những đối tượng và những hoàn cảnh có ý nghĩa quan trọng sống còn đối với họ và quy định vị trí cá nhân trong môi trường xã hội. Nói cho thật đúng thì tất cả những nhu cầu của một người riêng lẻ đều chỉ có thể thoả mãn khi tính đến những nhu cầu của những người xung quanh. Đồng thời cơ cấu nhu cầu càng phức tạp thì quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa người này với người khác càng tăng. Chẳng hạn chúng ta khó mà tưởng tượng là nhu cầu muốn được người khác tôn trọng lại có thể thoả mãn ngoài mối liên hệ với những người xung quanh. Giao tiếp là điều kiện quan trọng nhất của sự hình thành bản thân con người như là con người xã hội, đồng thời là điều kiện tất yếu của sự tồn tại con người. Chính vì vậy mà nhiều nhà bác học thuộc lĩnh vực tâm lý học cũng quan tâm đến vấn đề giao tiếp. Chẳng hạn nhà bác học Đức R.Noibe đã nói: “Con người là nhu cầu quan trọng của con người, con người sẽ bị mất mát nhiều nếu họ không thể so sánh được mình với người khác, không thể trao đổi được với người khác về các ý nghĩ, không thể định hướng được vào người khác. Căm thù người khác còn tốt hơn là phải sống cô đơn” Hơn nữa, trong quá trình giao tiếp với nhau, người ta trao đổi quan niệm với nhau. Trong quan niệm của họ thể hiện thái độ đánh giá về mặt trí tuệ của họ đối với những mặt khác nhau của đời sống thực tế, của đời sống vật chất và tinh thần. Những quan niệm này có thể giống nhau và như thế thì củng cố lẫn nhau và trở thành cơ sở cho hoạt động chung và cho cách xử sự (giống nhau) của những người ấy. Những quan niệm giống nhau sẽ củng cố thái độ đạo đức nảy sinh một cách tự phát. Còn trong trường hợp có những quan niệm khác nhau thì sẽ nảy ra sự đấu tranh quan niệm dẫn đến việc hình thành quan điểm chung. Trong quá trình giao tiếp người ta cũng trao đổi kiến thức cho nhau và chính như thế là nâng cao trình độ văn hoá chung của tập thể cũng như của mỗi thành viên trong đó. Điều quan trọng không phải là bản thân các kiến thức được truyền đạt lại mà là thái độ tích cực đối với các kiến thức đó. Điều đó giải thích tại sao lại có sự lựa chọn thiên lệch đối với một số nghề nghiệp, sách báo phổ biến, khoa học, tác phẩm nghệ thuật nào đó – Do ảnh hưởng của chúng mà hình thành một cái mà ta có thể gọi là “mốt” trong nhận thức thẩm mỹ. Và trong quá trình giao tiếp người ta cũng trao đổi cho nhau các kinh nghiệm riêng về cuộc sống và lao động, tác động vào ý chí và tình cảm của nhau nhằm mục đích tạo nên sự thống nhất rộng lớn để giải quyết các vấn đề xã hội một cách có kết quả. Có thể nói rằng con người hiểu biết mình và nhận thức mình như là một nhân cách qua quá trình giao tiếp. Nhận thức được sức mạnh tinh thần và thể lực của mình trong sự thống nhất với người khác. Từ đó, có được tình đồng chí, bè bạn và sự giúp đỡ lẫn nhau, lòng tin tưởng ở chính mình, thủ tiêu sự cô lập. Đặc biệt qua quá trình giao tiếp, con người có được ấn tượng mới và thông tin mới, truyền thụ cho nhau những kinh nghiệm xã hội và kinh nghiệm sống, tạo nên sự phong phú thực sự về mặt tinh thần của mỗi cá nhân. Chức năng của giao tiếp Chức năng xã hội Trong nhóm chức năng xã hội, trước hết chúng ta phải nhắc đến chức năng thông tin của giao tiếp. Chức năng thông tin được biểu hiện ở khía cạnh truyền thông (trao đổi thông tin) của giao tiếp: Qua giao tiếp, con người trao đổi cho nhau những thông tin nhất định. Những thông tin này sẽ có ý nghĩa về nhiều mặt như kiến thức, tâm lý, cảm xúc. Sự thiếu thông tin sẽ làm cho con người cảm thấy lạc lõng và cô đơn, mất đi tính cộng đồng vốn có. Trong xã hội, con người luôn hoạt động trong một hay nhiều tổ chức nhất định. Đó có thể là gia đình,lớp học, trường học, công ty,… Và trong một tổ chức, một công việc thường do nhiều bộ phận, nhiều người cùng thực hiện. Để có thể hoàn thành công việc một cách tốt đẹp, những bộ phận, những con người này phải thống nhất với nhau, tức là phối hợp với nhau một cách nhịp nhàng. Muốn vậy họ phải tiếp xúc với nhau để trao đổi, bàn bạc, phân công nhiệm vụ cho từng bộ phận, từng người, phổ biến quy trình, cách thức thực hiện công việc và trong quá trình thực hiện cũng phải có những “tín hiệu” để mọi ngươi hành động một cách thống nhất. Đây chính là chức năng tổ chức phối hợp hành động của giao tiếp. Chức năng điều khiển được thể hiện ở khía cạnh tác động ảnh hưởng qua lại của giao tiếp. Trong giao tiếp, chúng ta ảnh hưởng, tác động đến người khác và ngược lại, người khác cũng tác động, ảnh hưởng đến chúng ta bằng nhiều hình thức khác nhau như: Thuyết phục, ám thị, bắt chước. Đây là một chức năng rất quan trọng của giao tiếp. Trong xã hội, mỗi con người là một chiếc gương. Giao tiếp với họ chính là chúng ta soi mình trong chiếc gương đó. Từ đó chúng ta thấy được những ưu điểm, những thiếu sót của mình và tự sửa chữa, hoàn thiện bản thân. Chức năng phê bình và tự phê bình này có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển toàn diện của con người, đặc biệt là trong thời kỳ đổi mới hiện nay của xã hội. Chức năng tâm lý Bên cạnh nhóm chức năng xã hội, giao tiếp còn mang những chức năng tâm lý nhất định. Chức năng động viên khích lệ của giao tiếp liên quan đến lĩnh vực cảm xúc trong đời sống tâm lý của con người. Trong giao tiếp, con người còn khơi gợi ở nhau những cảm xúc, tình cảm nhất định; chúng kích thích hành động của họ. Một lời khen chân tình được đưa ra kịp thời, một sự quan tâm được thể hiện đúng lúc có thể làm người khác tự tin, cảm thấy phải cố gắng làm việc tốt hơn. Giao tiếp không chỉ là hình thức biểu hiện mối quan hệ giữa con người với con người, mà còn là cách thức để con người thiết lập các mối quan hệ mới, phát triển và củng cố các mối quan hệ đã có. Tiếp xúc, gặp gỡ nhau – Đó là khởi đầu của các mối quan hệ. Nhưng các mối quan hệ này có tiếp tục phát triển hay không, có trở nên bền chặt hay không, điều này phụ thuộc nhiều vào quá trình giao tiếp sau đó. Trong cuộc sống, nhiều khi chúng ta có những cảm xúc cần được bộc lộ. Những niềm vui hay nỗi buồn, sung sướng hay đau khổ, lạc quan hay bi quan,… chúng ta muốn được người khác cùng chia sẻ. Chỉ có trong giao tiếp chúng ta mới tìm được sự đồng cảm, cảm thông và giải tỏa được cảm xúc của mình. Trong quá trình tiếp xúc với những người xung quanh, chúng ta nhận thức được các chuẩn mực đạo đức, thẩm mỹ, pháp luật tồn tại trong xã hội, tức là những nguyên tắc ứng xử: Chúng ta biết được cái gì tốt, cái gì xấu; cái gì đẹp, cái gì không đẹp; cái gì nên làm, cái gì cần làm, cái gì không được làm và từ đó mà thể hiện thái độ, hành động cho phù hợp. Những phẩm chất như khiêm tốn hay tự phụ, lễ phép hay hỗn láo, ý thức nghĩa vụ, tôn trọng hay không tôn trọng người khác,… Đó chính là quá trình hình thành, phát triển tâm lý, nhân cách của mỗi chúng ta. Như vậy giao tiếp có nhiều chức năng quan trọng. Trong cuộc sống của mỗi chúng ta, khi các quan hệ giao tiếp cơ bản không thực hiện được đầy đủ các chức năng này thì điều đó không những sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống và hoạt động, mà còn để lại những dấu ấn tiêu cực trong sự phát triển tâm lý nhân cách của mỗi chúng ta. Các phương tiện giao tiếp Trong quá trình giao tiếp chúng ta phải sử dụng những phương tiện giao tiếp khác nhau. Phương tiện giao tiếp là tất cả những yếu tố mà chúng ta dùng để thể hiện thái độ, tình cảm, mối quan hệ và những tâm lý khác của mình trong một cuộc giao tiếp. Phương tiện giao tiếp hết sức phong phú và đa dạng nhưng chúng ta có thể chia chúng thành hai nhóm chính: Ngôn ngữ và phi ngôn ngữ. Giao tiếp ngôn ngữ và giao tiếp phi ngôn ngữ ít khi tách rời nhau, mà thường bổ sung cho nhau. Trong các mối quan hệ tương đối gần gũi, thân thiết, giao tiếp phi ngôn ngữ chiếm ưu thế hơn, còn trong các mối quan hệ ít nhiều có tính chất xã giao thì nó làm nền cho giao tiếp ngôn ngữ. Phương tiện giao tiếp ngôn ngữ Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp chủ yếu của con người. Bằng ngôn ngữ, con người có thể truyền đi bất cứ một thông tin nào, như diễn tả tình cảm, ám chỉ, miêu tả sự vật… Ở phương tiện này, sự giao tiếp thường dựa vào những yếu tố sau đây: - Nội dung ngôn ngữ: Tức là ý nghĩa của lời nói, của từ. Ở đây chúng ta cần lưu ý đến vai trò của ý cá nhân của ngôn ngữ trong giao tiếp. Một từ hay một tập hợp từ đều có một hay vài ý nghĩa nhất định. Ý nghĩa của ngôn ngữ có hai hình thức tồn tại: Khách quan và chủ quan. Khách quan bởi nó không phụ thuộc vào sở thích, ý muốn của một cá nhân nào. Chẳng hạn, không ai dùng từ “cái túi” để chỉ “cái cây” và ngược lại. Tính chủ quan thể hiện ở chỗ, có những từ vô thưởng vô phạt, nhưng trong qua trình sử dụng gây ra những phản ứng, những cảm xúc tích cực hay tiêu cực nào đó. Đây chính là ý cá nhân của ngôn ngữ. Ví dụ: từ “ma tuý” đối với người nghiện hút thì không gợi lên cảm giác tiêu cực như ở những người bình thường. Ngay trong một nhóm người, đôi khi cũng có những quy định riêng cho một số tập hợp từ. Tiếng “lóng” là một ví dụ. Mỗi cá nhân, mỗi nhóm người từ cộng đồng địa phương đến đẳng cấp dân tộc đều có những sắc thái riêng trong cách sử dụng ngôn ngữ. Hiểu được ý cá nhân là cơ sở tạo nên sự đồng điệu trong giao tiếp, còn được gọi là sự đồng cảm. - Tính chất của ngôn ngữ: Trong giao tiếp, tính chất của ngôn ngữ như nhịp điệu, âm điệu, ngữ điệu…cũng đóng vai trò quan trọng. Có người trông vẻ ngoài hình thức khá hoàn hảo khiến mọi người thích thú, nhưng khi họ thốt ra những tiếng chát chúa hay the thé làm cho ta cảm thấy thất vọng ngay. Cũng có người nhờ tiếng nói ấm áp, dịu dàng, quyến rũ làm cho người nghe cảm tình ngay, mặc dù dung mạo không lấy gì làm khả ái. Trong khi nói, chúng ta cần chú ý tới giọng điệu, ngữ điệu. Lời nói có được rõ ràng, khúc triết hay không, phụ thuộc nhiều vào cách nhấn giọng. Nhờ cách nhấn giọng người nói có thể làm cho người nghe chú ý đến những lời nói của mình. Muốn nhấn giọng cho đúng phải hiểu rõ mình nói những gì và suy nghĩ, đắn đo từng lời một. Biết nhấn mạnh những lời quan trọng và để những lời nói phụ lướt nhẹ đi. Hai yếu tố khác có thể thay đổi ý nghĩa của lời nói là cách uốn giọng và ngữ điệu. Trong lúc nói phải có lúc lên giọng, xuống giọng, lúc nhặt, lúc khoan, lúc nói nhẹ, lúc gằn từng tiếng thì lời nói mới nổi bật lên. Trước và sau khi nói ra những lời quan trọng phải ngừng một lúc, để cho người nghe chú ý. - Điệu bộ khi nói Điệu bộ là những cử chỉ của tay chân và vẻ mặt. Có khi vừa nói vừa chỉ, vừa nói vừa nhìn chằm chằm, vừa nói vừa liếc, vừa nói vừa vuốt ve, âu yếm,… Thường điệu bộ phụ hoạ theo lời nói để giúp thêm ý nghĩa cho nó. Tuy nhiên, việc sử dụng điệu bộ khi nói cũng phải phù hợp với phong tục, tập quán, nền văn hoá. Những cử chỉ, điệu bộ tự nhiên là đáng yêu nhất, đừng gò ép mình bằng cách bắt chước điệu bộ của người này hay người khác. Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ Trong giao tiếp, chỉ một tỷ lệ những điều hiểu nhau mà chúng ta có được là nhờ nghe qua lời nói. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, trong giao tiếp tác động của từ ngữ chỉ chiếm từ 30% - 40% , phần còn lại là do cách diễn đạt