Trong 7 tháng đầu năm, Trung Quốc là nước nhập siêu lớn nhất của Việt Nam, tiếp theo đó là Đài Loan, các nước Asean, Hàn Quốc . Đến tháng 9 năm 2010, nhập siêu từ Trung Quốc vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất – chiếm gần 80% tổng nhập siêu cả nước. Xét về châu lục, Việt Nam vẫn nhập siêu đối với thị trường châu Á và xuất siêu với tất các các châu còn lại. Cụ thể, nhập siêu với châu Á hiện nay khoảng 22,5 tỷ USD, gấp hơn 2 lần mức nhập siêu cả nước. Trong khi đó, xuất siêu sang châu Âu đạt 4,5 tỷ USD, với châu Mỹ khoảng 6,6 tỷ USD, châu Đại Dương gần 1,15 tỷ USD.
Nói đến “Nhập siêu” là nói đến sự phụ thuộc vào các thị trường nước ngoài: giá tăng thì lượng hàng nhập được ít hoặc tốn nhiều ngoại tệ hơn, khi giá giảm thì “giết” hàng trong nước. Hơn nữa, nhập siêu còn gây ra mất cân đối cán cân thương mại, cán cân thanh toán tổng thể, ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái.
Đối với doanh nghiệp, nhập siêu là kẻ thù ở cả 2 ý nghĩa. Một mặt, nhập khẩu chiếm thị phần đầu vào của nhiều sản phẩm trong nước, nếu giá tăng sẽ làm tăng chi phí đầu vào. Mặt khác, chiếm thị phần đầu ra trong nước, nếu giá cao thì doanh nghiệp trong nước cũng không được lợi gì, vì chi phí đầu vào gia tăng. Còn nếu giá thấp thì doanh nghiệp trong nước bị mất thị phần, thậm chí bị thua ngay trên sân nhà.
Chính vì những tác động nghiêm trọng trên của nhập siêu đến nền kinh tế Việt Nam, nên nhất thiết cần phải có những biện pháp hạn chế tình trạng này. Trong đó, các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu nhằm hạn chế nhập siêu cũng khá được quan tâm.
Muốn gia tăng xuất khẩu thì trước hết, ta phải hiểu rõ và thực hiện hiệu quả các phương thức xuất khẩu nhằm mang lại giá trị tối ưu về kim ngạch xuất khẩu từ các phương thức này mang lại.
Các phương thức xuất khẩu chủ yếu bao gồm:
1. Xuất khẩu tại chỗ
2. Xuất khẩu gia công
3. Xuất khẩu ủy thác
4. Xuất khẩu tự doanh
5. Xuất khẩu qua đại lý ở nước ngoài
6. Tạm nhập khẩu tái xuất khẩu
7. Chuyển khẩu
8. Xuất khẩu mậu biên (xuất khẩu qua biên giới)
9. Tổ chức phân phối tại nước nhập khẩu
10. Thương mại điện tử
150 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4638 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giới thiệu một số phương thức xuất khẩu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM
Theo dự báo của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu tháng 9 ước đạt 6,1 tỷ USD – giảm 10% xo với tháng trước; nhập khẩu đạt khoảng 7,15 tỷ USD – giảm 1,4% so với tháng trước đó. Như vậy, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá 9 tháng đầu năm 2010 đạt 51,5 tỷ USD – tăng 23,2 % so với cùng kỳ năm 2009, nhập khẩu đạt 60,08 tỷ USD – tăng 22,7%.
Biểu đồ: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn từ năm 2006 đến 9 tháng đầu năm 2010.
ĐVT: tỷ USD
So với năm 2009, mức kim ngạch xuất và nhập khẩu trong 9 tháng đầu năm đã tương đương với 11 tháng. Nếu so với cùng kỳ năm 2008, kim ngạch xuất khẩu tính đến thời điểm này vẫn tăng khoảng 5,8%; nhập khẩu ngược lại giảm khoảng 6,5%.
Với mức tăng trưởng đều trên 22-23%, nhiều khả năng kim ngạch xuất khầu và nhập khẩu năm nay sẽ về đích trước khoảng 1 tháng. ( so với 60 tỷ về xuất khẩu và 73,6 tỷ về nhập khẩu).
Xuất khẩu
Bảng: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam qua các năm 2006 – 7 tháng đầu 2010.
2006
2007
2008
2009
9T -2010
Kim ngạch (tỷ USD)
39,5
48,38
62,9
56,6
51,5
Tốc độ gia tăng kim ngạch
+ 22,1%
+ 20,5%
+ 29,5%
-9,9%
+23,2%
Biểu đồ: Kim ngạch xuất khẩu Việt Nam qua các năm 2006 –7 tháng đầu năm 2010
Biểu đồ: Tốc độ gia tăng kim ngạch XK qua các năm 2006 –7 tháng đầu năm 2010
Nhận xét:
Kim ngạch xuất khẩu của ta tăng qua các năm 2006-2008 với mức tăng trưởng dương và lớn hơn 20%.
Đến năm 2009, kim ngạch xuất khẩu giảm khá mạnh – 5,9 tỷ USD về kim ngạch (giảm 9.9%). Nguyên nhân của sự sụt giảm này có thể là ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, gây biến động trên các thị trường xuất khẩu của ta.
Tuy nhiên, sang năm 2010, có thể thấy kim ngạch xuất khẩu đang có chiều hướng gia tăng. 7 tháng đầu năm 2010, kim ngạch xuất khẩu của ta đạt 38,3 tỷ USD, tăng 17,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nửa đầu tháng 8 năm 2010, kim ngạch xuất khẩu đạt 2,59 tỷ USD, giảm 20% tương ứng 647 triệu USD so với kỳ 2 tháng 7 năm 2010.
Nếu xét về thứ hạng xuất khẩu trong năm 2009 thì Việt Nam đứng thứ 27 trên thế giới nếu không tính thương mại nội khối giữa các nước thành viên EU và ứng thứ 41 nếu tính thương mại giữa các nước EU. So với các nước Asean thì Việt Nam chỉ kém Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia.
Các thị trường xuất khẩu chủ lực:
Số liệu mới nhất của Tổng cục Thống kê cho thấy, thị trường xuất khẩu của Việt Nam trong 9 tháng vẫn tập trung chủ yếu ở các thị trường châu Á, với tỷ trọng khoảng 48%, tăng 28% so với cùng kỳ, trong đó riêng khu vực Asean là 16,5%, tăng 15%. Xuất khẩu sang châu Mỹ chiếm tỷ trọng khoảng 23%, tăng 24% so cùng kỳ, trong khi xuất khẩu sang châu Âu lại giảm 4,4%, chỉ còn 22%. Tuy nhiên, xuất khẩu vào EU vẫn tăng 7%, chiếm tỷ trọng 15%.
Tính cho đến nay, 10 thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam bao gồm: Hoa Kỳ, EU (Đức, Anh), Nhật Bản, Trung Quốc, Singapore, Australia, Nga, các nước Asean.
Trong năm 2008, riêng 10 nước bạn hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam đã chiếm tới 67,1% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Trong đó, Mỹ là bạn hàng lớn nhất với kim ngạch xuất khẩu là 11,86 tỷ USD (chiếm 19,7% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước), tiếp đến là Nhật Bản đạt 8,54 tỷ USD (14,2%), thứ ba là Trung Quốc đạt 4,53 tỷ USD (chiếm 7,5%), Australia 4,22 tỷ USD (7%)…
Sau đây sẽ đi sâu vào phân tích 5 trong số 10 thị trường xuất khẩu lớn của ta, bao gồm: Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, các nước Asean và Trung Quốc.
Biểu đồ: Kim ngạch xuất khẩu (tỷ USD) của Việt Nam sang một số thị trường qua các năm 2008 – 6 tháng đầu năm 2010.
Nhận xét:
Trong năm 2009, trong khi kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các nước có xu hướng sụt giảm do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu thì kim ngạch xuất khẩu sang 2 thị trường Trung Quốc và EU lại có mức tăng trưởng dương: EU tăng 6%, Trung Quốc tăng 13%.
Trong số các thị trường, Hoa Kỳ và EU vẫn là hai thị trường xuất khẩu hàng đầu của ta với kim ngạch xuất khẩu luôn ở mức cao qua các năm. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ tăng trưởng khá mạnh 7 tháng đầu năm 2010 (24%). Mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu sang Nhật cũng khá cao – 25,44%, các nước Asean – 15%, EU – chỉ có 8,7%. Riêng Trung Quốc thì kim ngạch xuất khẩu 7 tháng đầu năm lại có xu hướng giảm so với cùng kỳ năm 2009 – giảm 0,9%.
Biểu đồ: Tốc độ tăng giảm kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào một số thị trường qua các năm 2008 – 7 tháng đầu 2010.
Xét về các mặt hàng xuất khẩu trong tháng 9 năm 2010, có tới 19/24 nhóm giảm về kim ngạch so với tháng trước, trong đó riêng 3 mặt hàng giảm lớn nhất đã làm hoa hụt gần 500 triệu USD kim ngạch tháng này (đá quý, kim loại quý và sản phẩm giảm tới 324 triệu USD; dệt may giảm 91 triệu USD; giày dép giảm 87 triệu USD).
Trong 9 tháng đầu năm 2010, đã có 13 mặt hàng kim ngạch xuất khẩu vượt 1 tỷ USD. Dẫn đầu trong các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao là dệt may với gần 8,04 tỷ USD, tăng 20,6% so với cùng kỳ. Dự báo kim ngạch xuất khẩu dệt may có thể đạt mục tiêu 10,5 tỷ USD của năm nay. 5 mặt hàng nông sản như: thủy sản, cà phê, gạo, cao su và gỗ cũng năm trong top 13. Trong đó đáng chú ý là sự “trở lại” của gạo với 5,6 triệu tấn xuất khẩu, đạt kim ngạch 2,59 tỷ USD, tăng 12,3% về lượng và 15,2% về giá trị so với cùng kỳ.
Các mặt hàng khoáng sản như than đá, dầu thô có sự suy giảm mạnh về lượng xuất khẩu. Cụ thể, xuất khẩu than đá 9 tháng đầu năm mới đạt gần 14,7 triệu tấn, tương đương khoảng 1,16 tỷ USD, giảm 17% về lượng nhưng tăng 16,2% về giá trị; dầu thô xuất khẩu đạt gần 6,08 triệu tấn, thu về 3,67 tỷ USD, giảm 44,3% về lượng và giảm 22,2% về kim ngạch.
13 mặt hàng xuất khẩu trị giá trên 1 tỷ USD sau 9 tháng đầu năm 2010
(ĐVT: tỷ USD)
Dệt may
8,038
Dầu thô
3,675
Giày dép
3,617
Thuỷ sản
3,428
Đá quý, kim loại quý và sản phẩm
2,781
Gạo
2,588
Điện tử, máy tính
2.493
Gỗ và sản phẩm gỗ
2,412
Máy móc, thiết bị, dụng cụ PT
2,147
Cao su
1,422
Cà phê
1,312
Than đá
1,159
Phương tiện vận tải và phụ tùng
1,117
Nhập khẩu
2007
2008
2009
9T-2010
Kim ngạch (tỷ USD)
60,83
80,4
68,8
60,08
Tốc độ gia tăng kim ngạch (%)
+35.78%
+32,17%
-14,43%
+22,7%
Biểu đồ: Kim ngạch nhập khẩu hàng năm giai đoạn 2007 đến 9 tháng đầu 2010.
Thị trường nhập khẩu chính:
Trong 6 tháng đầu năm 2010, kim ngạch hàng hoá nhập khẩu từ các thị trường chủ yếu đều tăng so với cùng kỳ năm 2009, trong đó nhập từ Trung Quốc đạt 9,1 tỷ USD, tăng 34%; từ ASEAN đạt 7,8 tỷ USD, tăng 20,4%; từ Nhật Bản 4 tỷ USD, tăng 31%; từ EU đạt 2,9 tỷ USD, tăng 20,4%; từ Đài Loan 3,2 tỷ USD, tăng 11%.
Đến tháng 7 năm 2010 thì các thị trường nhập khẩu có kim ngạch nhập khẩu trên 1 tỷ (7 tháng đầu nămm 2010) bao gồm: Ấn Độ, Đài Loan, Hàn Quốc, Hồng Công, Ma-lai-xi-a, Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc, Singapore. Trong đó, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất, chiếm tỷ trọng khoảng 23,5%.
Biểu đồ: Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ một số thị trường chính 7 tháng đầu năm 2010
Biểu đồ: Tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu 7 tháng đầu 2010
Biểu đồ: Kim ngạch nhập khẩu một số mặt hàng chính của Việt Nam 8 tháng đầu 2010
Trong 9 tháng đầu năm 2010, kim ngạch nhập khẩu cả nước đạt 60,08 tỷ USD, tăng 22,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, đã có 13 mặt hàng vượt kim ngạch 1 tỷ USD. Dẫn đầu là máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng với kim ngạch 9,69 tỷ USD. Tiếp đến là xăng dầu đạt 4,87 tỷ USD; sắt thép 4,22 tỷ USD; vải 3,84 tỷ USD; điện tử, máy tính và linh kiện 3,51 tỷ USD…
13 mặt hàng nhập khẩu trị giá trên 1 tỷ USD
sau 9 tháng đầu năm 2010
(ĐVT: tỷ USD)
Máy móc, thiết bị, dụng cụ PT
9,69
Xăng dầu
4,868
Sắt thép
4,223
Vải
3,84
Điện tử, máy tính và LK
3,509
Chất dẻo
2,728
Ô tô
2,081
Nguyên PL dệt, may, giày dép
1,898
Kim loại thường khác
1,832
Thức ăn gia súc và NPL
1,666
Hoá chất
1,468
Sản phẩm hoá chất
1,454
Sản phẩm chất dẻo
1,026
Thực trạng nhập siêu
Nhắc đến nền kinh tế Việt Nam thì không thể không nhắc đến cái “tập quán” tăng tốc nhập khẩu mạnh hơn xuất khẩu. Trong 9 năm từ 2001 đến 2009, để xuất khẩu tăng 16,37%/năm, thì nhập khẩu phải tăng 17,90%/năm, còn nếu không kể năm 2009 như một ngoại lệ thì cặp số liệu này là 20,33%/năm và 22,77%/năm. Chính vì thế mà hàng năm ta đều phải đối diện với cái tình trạng “Nhập siêu” - một thực tế nan giải, gây đau đầu cho các nhà chức trách.
Biểu đồ: Tình hình cán cân thương mại của Việt Nam qua các năm giai đoạn từ năm 2006 đến 9 tháng đầu năm 2010.
ĐVT: tỷ USD
Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy trong tháng 9 năm 2010, Việt Nam nhập siêu khoảng 1,05 tỷ USD, nâng tổng mức nhập siêu 9 tháng đầu năm lên mức 8,6 tỷ USD, chiếm 16,7% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Theo ông Phan Văn Chính – Vụ trưởng Vụ Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), từ tháng 8 đến hết năm 2010, kim ngạch nhập khẩu thường tăng cao cho nên việc thực hiện mục tiêu kiềm chế nhập siêu năm 2010 ở mức 20% kim ngạch xuất khẩu, tương đương nhập siêu 12,2 tỷ USD là rất khó.
Biểu đồ: Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng tháng trong 9 tháng đầu năm 2010
ĐVT: tỷ USD
Biểu đồ: Các cân thương mại với một số thị trường chính Việt Nam 7 tháng đầu 2010
Trong 7 tháng đầu năm, Trung Quốc là nước nhập siêu lớn nhất của Việt Nam, tiếp theo đó là Đài Loan, các nước Asean, Hàn Quốc…. Đến tháng 9 năm 2010, nhập siêu từ Trung Quốc vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất – chiếm gần 80% tổng nhập siêu cả nước. Xét về châu lục, Việt Nam vẫn nhập siêu đối với thị trường châu Á và xuất siêu với tất các các châu còn lại. Cụ thể, nhập siêu với châu Á hiện nay khoảng 22,5 tỷ USD, gấp hơn 2 lần mức nhập siêu cả nước. Trong khi đó, xuất siêu sang châu Âu đạt 4,5 tỷ USD, với châu Mỹ khoảng 6,6 tỷ USD, châu Đại Dương gần 1,15 tỷ USD.
Nói đến “Nhập siêu” là nói đến sự phụ thuộc vào các thị trường nước ngoài: giá tăng thì lượng hàng nhập được ít hoặc tốn nhiều ngoại tệ hơn, khi giá giảm thì “giết” hàng trong nước. Hơn nữa, nhập siêu còn gây ra mất cân đối cán cân thương mại, cán cân thanh toán tổng thể, ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái.
Đối với doanh nghiệp, nhập siêu là kẻ thù ở cả 2 ý nghĩa. Một mặt, nhập khẩu chiếm thị phần đầu vào của nhiều sản phẩm trong nước, nếu giá tăng sẽ làm tăng chi phí đầu vào. Mặt khác, chiếm thị phần đầu ra trong nước, nếu giá cao thì doanh nghiệp trong nước cũng không được lợi gì, vì chi phí đầu vào gia tăng. Còn nếu giá thấp thì doanh nghiệp trong nước bị mất thị phần, thậm chí bị thua ngay trên sân nhà.
Chính vì những tác động nghiêm trọng trên của nhập siêu đến nền kinh tế Việt Nam, nên nhất thiết cần phải có những biện pháp hạn chế tình trạng này. Trong đó, các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu nhằm hạn chế nhập siêu cũng khá được quan tâm.
Muốn gia tăng xuất khẩu thì trước hết, ta phải hiểu rõ và thực hiện hiệu quả các phương thức xuất khẩu nhằm mang lại giá trị tối ưu về kim ngạch xuất khẩu từ các phương thức này mang lại.
Các phương thức xuất khẩu chủ yếu bao gồm:
Xuất khẩu tại chỗ
Xuất khẩu gia công
Xuất khẩu ủy thác
Xuất khẩu tự doanh
Xuất khẩu qua đại lý ở nước ngoài
Tạm nhập khẩu tái xuất khẩu
Chuyển khẩu
Xuất khẩu mậu biên (xuất khẩu qua biên giới)
Tổ chức phân phối tại nước nhập khẩu
Thương mại điện tử
Chương 2
KHÁI QUÁT
MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC XUẤT KHẨU HIỆN CÓ
PHƯƠNG THỨC
XUẤT KHẨU
ĐẶC ĐIỂM
ƯU ĐIỂM
HẠN CHẾ
ĐIỀU KIỆN
ÁP DỤNG
2.1.XUẤT KHẨU TẠI CHỔ
KN: Đây là hình thức hàng hóa sản xuất tại Việt Nam bán cho thương nhân nước ngoài nhưng giao hàng cho doanh nghiệp khác tại Việt Nam theo chỉ định của thương nhân nước ngoài.
- Hợp đồng ký kết phải là hợp đồng ngoại thương,
- Nơi giao, nhận: Trong hợp đồng phải có điêu khoản quy định giao, nhận hàng tại Việt Nam và ghi rõ tên, địa chỉ của doanh nghiệp nhập khẩu tại chỗ.
- Phương thức thanh toán: trong hợp đồng phái có điều khoản quy định thanh toán bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi qua ngân hàng.
- Đối tượng: là hàng hóa bán cho thương nhân nước ngoài, nhưng theo chỉ định của thương nhân nước ngoài được giao cho DN khác tại Việt Nam.
- Các doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ các thủ tục hải quan về xuất khẩu tại chỗ.
- Định kỳ hàng quý, doanh nghiệp xuất khẩu tại chỗ phải báo cáo cơ quan Thuế sở tại và cơ quan Hải quan nơi làm thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ về tình hình, số liệu hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ
- Về thuế GTGT: hàng hóa xuất khẩu tại chỗ có thuế GTGT là 0%.
- Về thuế xuất khẩu: nộp theo quy định của Luật thuế xuất khẩu và biểu thuế xuất khẩu hiện hành.
- Giúp tiết kiệm được một phần chi phí như cước vận chuyển, bảo hiểm hàng hóa khi đi đường xa.
- Tăng kim ngạch XK.
- Giảm rủi ro kinh doanh xuất nhập khẩu
- Thủ tục khá phức tạp.
- Phù hợp với các doanh nghiệp chưa có nhiều kinh nghiệm về thị trường.
- Áp dụng khi có yêu cầu của khách hàng nước ngoài.
- Nên áp dụng nếu muốn giảm rủi ro trong kinh doanh.
Sơ đồ các bước quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu nhập khẩu tại chỗ
Nguồn: Quyết định số : 153/2002/QĐ/BTC của Bộ trưởng Bộ Tài Chính ban hành quy định về thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ và mẫu tờ khai hàng hoá xuất khẩu-nhập khẩu tại chỗ
PHƯƠNG THỨC
XUẤT KHẨU
ĐẶC ĐIỂM
ƯU ĐIỂM
HẠN CHẾ
ĐIỀU KIỆN
ÁP DỤNG
2.2. GIA CÔNG HÀNG XUẤT KHẨU
KN: Gia công xuất khẩu là một phương thức sản xuất hàng xuất khẩu. Trong đó người đặt gia công ở nước ngoài cung cấp: máy móc, thiết bị, nguyên phụ liệu hoặc bán thành phẩm theo mẫu và định mức cho trước. Người nhận gia công trong nước tổ chức quá trình sản xuất sản phẩm theo yêu cầu của khách. Toàn bộ sản phẩm làm ra người nhận gia công sẽ giao lại cho người đặt gia công để nhận tiền công.
- Khi gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài để tiêu thụ ở nước ngoài thì hàng hóa thuộc diện cấm kinh doanh, cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu có thể được gia công nếu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
- Có 3 hình thức gia công:
+ Nhận nguyên liệu, giao thành phẩm: bên đặt gia công giao nguyên liệu hoặc bán thành phẩm (không chịu thuế quan) cho bên nhận gia công để chế biến sản phẩm. Sau thời gian sản xuất sẽ thu hồi thành phẩm và trả phí gia công. Thực chất đây là hình thức “làm thuê” cho bên đặt gia công vì quyền sở hữu nguyên liệu vẫn thuộc về bên này. Đây là hình thức gia công xuất khẩu chủ yếu vì công nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu của Việt Nam chưa phát triển, chưa có chất lượng.
+ Mua đứt, bán đoạn dựa trên hợp đồng mua bán dài hạn với nước ngoài: bên đặt gia công bán đứt nguyên liệu hoặc bán thành phẩm cho bên nhận gia công. Sau thời gian sản xuất sẽ mua lại thành phẩm. Trường hợp này quyền sở hữu nguyên liệu chuyển từ bên đặt gia công sang bên nhận gia công, do đó phải chịu thuế quan dẫn đến giá trị thực tế sau khi nhập trở lại tăng thêm.Thực chất đây là hình thức bên đặt gia công giao nguyên liệu, giúp đỡ kỹ thuật cho bên nhận gia công và bao tiêu sản phẩm.
+ Kết hợp cả 2 hình thức trên: bên đặt gia công chỉ giao những nguyên vật liệu chính, còn bên nhận gia công cung cấp những nguyên vật liệu phụ.
Lưu ý: còn có hình thức gia công chuyển tiếp là hình thức sản phẩm gia công của hợp đồng gia công xuất khẩu này được sử dụng làm nguyên liệu gia công cho hợp đồng gia công xuất khẩu khác tại Việt Nam (theo sự chỉ định của bên đặt gia công ở nước ngoài)
- Đây là hình thức rất thích hợp cho các doanh nghiệp Việt Nam vì các doanh nghiệp này có vốn đầu tư hạn chế, chưa am hiểu về luật lệ và thị trường thế giới, chưa có thương hiệu, kiểu dáng công nghiệp nổi tiếng thông qua gia công xuất khẩu vẫn có thể thâm nhập vào thị trường thế giới ở một mức độ nhất định.
- Thị trường tiêu thụ có sẵn, không phải bỏ chi phí cho hoạt động bán sản phẩm xuất khẩu.
- Vốn đầu tư cho sản xuất ít.
- Giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, thu ngoại tệ (có thể xem là hình thức xuất khẩu lao động tại chỗ).
- Học hỏi và tích lũy kinh nghiệm sản xuất, tạo mẫu mã bao bì; kinh nghiệm làm thủ tục xuất khẩu; tích lũy vốn.
- Rủi ro trong kinh doanh xuất khẩu ít vì đầu vào và đầu ra của quá trình kinh doanh đều do phía đặt gia công nước ngoài lo.
- Tính bị động cao: vì toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp nhận gia công phụ thuộc vào đối tác nước ngoài (bên đặt gia công); phụ thuộc về thị trường, giá bán sản phẩm, giá đặt gia công, nguyên vật liệu, mẫu mã, nhãn hiệu sản phẩm ...
- Một số trường hợp bên phía nước ngoài lợi dụng hình thức gia công để bán máy móc mới hoặc đưa máy móc cũ, lạc hậu cho phiá Việt Nam, sau một thời gian không có thị trường đặt gia công nữa, máy móc mới phải “đắp chiếu” gây lãng phí, còn máy cũ thì gây ô nhiễm môi trường, ảnh hướng đến sức khỏe công nhân.
- Năng lực kinh doanh kém làm cho nhiều doanh nghiệp bị bên phía đặt gia công lợi dụng quota phân bổ để đưa hàng vào thị trường ưu đãi hoặc đưa các nhãn hiệu hàng hóa chưa đăng ký hoặc nhãn hiệu giả vào Việt Nam.
- Quản lý định mức gia công và thanh lý các hợp đồng gia công không tốt sẽ là chỗ hở để đưa hàng hóa trốn thuế vào Việt Nam, gây khó khăn cho sản xuất kinh doanh nội địa.
- Tình hình cạnh tranh trong gia công ở khu vực và nội địa ngày càng gay gắt làm cho giá gia công ngày càng sụt giảm, hậu quả: hiệu quả kinh doanh gia công thấp, thu nhập của công nhân gia công ngày càng giảm sút.
- Phù hợp với các doanh nghiệp chưa có nhiều kinh nghiệm về thị trường.
- Các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn đầu tư ít, chưa có thương hiệu nổi tiếng.
- Các doanh nghiệp lớn thực hiện gia công xuất khẩu để nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật của mình song song với tiến hành xuất khẩu tự doanh.
PHƯƠNG THỨC
XUẤT KHẨU
ĐẶC ĐIỂM
ƯU ĐIỂM
HẠN CHẾ
ĐIỀU KIỆN
ÁP DỤNG
2.3. XUẤT KHẨU ỦY THÁC
KN: Xuất khẩu ủy thác là hình thức doanh nghiệp xuất khẩu kinh doanh dịch vụ thương mại thông qua nhận xuất khẩu hàng hóa cho một doanh nghiệp khác và được hưởng phí trên việc xuất khẩu đó.
- Bên được uỷ thác mua bán hàng hoá là doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng phù hợp với hàng hoá được uỷ thác và thực hiện mua bán hàng hoá theo những điều kiện đã thoả thuận với bên uỷ thác.
- Bên uỷ thác mua bán hàng hoá là doanh nghiệp giao cho bên được uỷ thác thực hiện mua bán hàng hoá theo yêu cầu của mình và phải trả phí uỷ thác.
- Ở khía cạnh nào đó tăng cường tiềm năng kinh doanh xuất khẩu cho công ty nhận ủy thác: duy trì khách hàng và duy trì thị trường.
- Phát triển hoạt động thương mại dịch vụ tăng thu nhập cho doanh nghiệp.
- Tạo việc làm cho phòng kinh doanh xuất nhập khẩu.
- Có thể tham gia vào các tranh chấp thương mại.
- Bên ủy thác xuất khẩu không thực hiện tốt các nghĩa vụ thủ tục và thuế xuất khẩu và bên nhận ủy thác chịu trách nhiệm liên đới.
- Để giảm thiểu tranh chấp thương mại có liên quan đến hoạt động xuất khẩu ủy thác, các bên đi ủy thác và bên nhận ủy thác xuất khẩu nên làm một hợp đồng ủy thác xuất khẩu.
- Mở đại lý và ký kết các hợp đồng cho việc kinh doanh ủy thác.
- Doanh nghiệp không hiểu biết n