1. Lý do lựa chọn đề tài
Vận đơn là một chứng từ rất quan trọng trong vận tải hàng hóa quốc tế. Vận đơn chính là chứng từ chứng minh cho một hợp đồng chuyên chở hàng hóa do người chuyên chở phát hành cho người gửi hàng. Nếu như mặt trước của vận đơn đường biển, hàng không là các thông tin liên quan đến việc gửi hàng,mặt sau được xem như những điều khoản của hợp đồng chuyên chở thì vận đơn tàu chuyến chỉ là chứng từ chủ yếu để xác nhận việc giao hàng.
Trong thương mại quốc tế, chúng ta thường làm việc với những đối tác nước ngoài, vận chuyển hàng hóa thông qua những hãng chuyên chở nước ngoài vì vậy hầu hết các vận đơn đều được in bằng tiếng Anh. Tầm quan trọng của vận đơn đòi hỏi chúng ta phải hiểu rõ các điều khoản chuyên chở liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên liên quan.Nếu không nắm rõ, khi xảy ra tranh chấp có thể gây ra cho chúng ta những thiệt hại lớn. Trong quá trình học môn “Vận tải và bảo hiểm quốc tế”, do giới hạn về thời gian, dung lượng kiện thức nên nhóm chỉ đề cập tới một số nét cơ bản của vận đơn đường biển theo hình thức tàu chợ, tàu chuyến và vận đơn hàng không.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Qua tham khảo một số giáo trình, một số tác giả đã thực hiện việc dịch vận đơn đường biển hình thức tàu chợ nhưng chưa quan tâm nhiều đến vận đơn tàu chuyến,hàng không và chưa có sự so sánh cụ thể giữa các điều khoản trên mặt sau của các loại vận đơn này.
3. Giới hạn đề tài
Đề tài tập trung vào việc dịch ba mẫu vận đơn cụ thể : Vận đơn đường biển theo hình thức tàu chợ của Refeer, vận đơn tàu chuyến Gencon và vận đơn hàng không của Thaicargo. Các luận điểm so sánh đều được đưa ra trên cở sở nội dụng của ba vận đơn này.
4. Mục tiêu nghiên cứu
- Hiểu rõ được nội dung mặt sau của các loại vận đơn, đặc biệt là vận đơn đường biển hình thức tàu chợ và vận đơn hàng không.
- Từ nội dung các điều khoản trên mặt sau vận đơn, có thể đưa ra lời giải đáp, phân tích được những tranh chấp xảy ra liên quan đến các điều khoản này.
- Tìm hiểu được sự giống và khác nhau giữa vận đơn hàng không và vận đơn đường biển hình thức tàu chợ và tàu chuyến trong việc quy định các điều kiện vận chuyển, quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của người gửi hàng, người chuyên chở.
39 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 5131 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giới thiệu về cảng Busan - Hàn Quốc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Đặt vấn đề
1. Lý do lựa chọn đề tài
Vận đơn là một chứng từ rất quan trọng trong vận tải hàng hóa quốc tế. Vận đơn chính là chứng từ chứng minh cho một hợp đồng chuyên chở hàng hóa do người chuyên chở phát hành cho người gửi hàng. Nếu như mặt trước của vận đơn đường biển, hàng không là các thông tin liên quan đến việc gửi hàng,mặt sau được xem như những điều khoản của hợp đồng chuyên chở thì vận đơn tàu chuyến chỉ là chứng từ chủ yếu để xác nhận việc giao hàng.
Trong thương mại quốc tế, chúng ta thường làm việc với những đối tác nước ngoài, vận chuyển hàng hóa thông qua những hãng chuyên chở nước ngoài vì vậy hầu hết các vận đơn đều được in bằng tiếng Anh. Tầm quan trọng của vận đơn đòi hỏi chúng ta phải hiểu rõ các điều khoản chuyên chở liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên liên quan.Nếu không nắm rõ, khi xảy ra tranh chấp có thể gây ra cho chúng ta những thiệt hại lớn. Trong quá trình học môn “Vận tải và bảo hiểm quốc tế”, do giới hạn về thời gian, dung lượng kiện thức nên nhóm chỉ đề cập tới một số nét cơ bản của vận đơn đường biển theo hình thức tàu chợ, tàu chuyến và vận đơn hàng không.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Qua tham khảo một số giáo trình, một số tác giả đã thực hiện việc dịch vận đơn đường biển hình thức tàu chợ nhưng chưa quan tâm nhiều đến vận đơn tàu chuyến,hàng không và chưa có sự so sánh cụ thể giữa các điều khoản trên mặt sau của các loại vận đơn này.
3. Giới hạn đề tài
Đề tài tập trung vào việc dịch ba mẫu vận đơn cụ thể : Vận đơn đường biển theo hình thức tàu chợ của Refeer, vận đơn tàu chuyến Gencon và vận đơn hàng không của Thaicargo. Các luận điểm so sánh đều được đưa ra trên cở sở nội dụng của ba vận đơn này.
4. Mục tiêu nghiên cứu
- Hiểu rõ được nội dung mặt sau của các loại vận đơn, đặc biệt là vận đơn đường biển hình thức tàu chợ và vận đơn hàng không.
- Từ nội dung các điều khoản trên mặt sau vận đơn, có thể đưa ra lời giải đáp, phân tích được những tranh chấp xảy ra liên quan đến các điều khoản này.
- Tìm hiểu được sự giống và khác nhau giữa vận đơn hàng không và vận đơn đường biển hình thức tàu chợ và tàu chuyến trong việc quy định các điều kiện vận chuyển, quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của người gửi hàng, người chuyên chở.
Giới thiệu về cảng Busan ( Hàn Quốc )
Giới thiêu chung
Tên cảng: Cảng BusanTên địa phương : cảng PusanCảng vụ: Cảng vụ BusanĐịa chỉ: 79-9, 4GA Jungan-Dong Jung-Gu Busan 600-016,Hàn QuốcĐiện thoại: 82-51-999-3000
Email: bpamaster@busanpa.comWeb Site: www.portbusan.or.krUN / LOCODE: KRPUSLoại cảng: Cảng biển Kích thước cảng: lớn
Cảng Busan (còn gọi là Pusan) là thành phố lớn thứ hai và cảng lớn nhất ở Hàn Quốc. Nằm ở mũi đông nam của bán đảo Triều Tiên, cảng Busan ít hơn 110 hải lý về phía đông-đông nam của cảng Kitakyushu của Nhật Bản và khoảng 247 km về phía đông của cảng Mokpo,Hàn Quốc. Nằm ở cửa sông Naktong, cảng Busan nằm sâu trong một vịnh được bảo vệ,đối diện là quần đảo Tsushima của Nhật Bản khoảng nữa đường băng qua eo biển Triều Tiên giữa hai nước.Kết nối với đất liền bằng một cầu rút, Yong Island chia cắt cảng Busan. Ngoại thương tập trung ở cổng phía đông, và các hoạt động đánh bắt cá đóng tại cảng nhỏ hơn ở phía tây của cảng Busan. Trong năm 2007, Hiệp hội Cảng Mỹ xếp hạng cảng Busan là cảng đứng thứ mười về tổng trọng tải và thứ sáu nhộn nhịp nhất trong điều khoản của TEUs 20-foot của hàng hoá trong container .Các ngành công nghiệp chính ở cảng Busan bao gồm đóng tàu, điện tử, thép, ô tô, gốm sứ, giấy, và hóa chất.Các khu công nghiệp mới đang đưa các nhà sản xuất công nghệ cao đến Pusan .
Hoạt động thương mại
Cảng Busan là cửa ngõ quan trọng của Hàn Quốc, là cầu nối giữa Hàn Quốc với Châu Á và Thái Bình Dương. Đây là cảng chính cua Hàn Quốc, tiếp nhận 40% hàng hóa nước ngoài, 80% hàng hóa container và 40% hoạt động sản xuất ngư nghiệp của quốc gia. Khoảng 130 tàu ghé qua cảng này mỗi ngày.
Unit : TEU)
Year
Total
Inbourd
Outbound
T/S
Coastal
2010
2,071,337
550,301
565,030
949,359
6,647
2009
11,980,325
3,266,708
3,302,018
5,372,485
39,114
2008
13,452,786
3,853,127
3,784,946
5,807,848
6,865
2007
13,261,484
3,752,747
3,691,003
5,811,167
6,567
2006
12,038,786
3,429,141
3,374,042
5,207,731
27,872
2005
11,843,151
3,309,202
3,270,036
5,178,798
85,115
2004
11,491,968
3,286,361
3,308,609
4,791,942
105,056
2003
10,407,809
3,029,020
3,005,983
4,251,076
121,730
2002
9,453,356
2,729,332
2,792,399
3,887,457
44,168
2001
8,072,814
2,496,764
2,513,877
2,942,983
119,190
2000
6,382,737
2,483,753
2,551,162
1,232,306
115,516
1999
5,720,871
2,271,997
2,406,194
913,755
128,925
1998
5,258,509
2,153,775
2,385,316
580,846
138,213
1997
4,811,279
1,992,846
2,136,207
585,586
96,640
1996
4,374,162
1,838,164
1,980,991
470,676
84,331
1995
4,019,267
1,602,966
1,893,418
465,453
56,516
1994
3,591,760
1,540,167
1,697,053
305,280
49,260
1993
1,505,883
637,272
746,849
111,747
Total
139,738,284
44,223,643
45,405,133
48,866,495
1,231,725
Vận đơn đường biển hình thức tàu chợ: ( Refeer )
Vận đơn đường biển là chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng đường biển do người chuyên chở hoặc đại diện của người chuyên chở cấp cho người gửi hàng sau khi hàng háo đã được xếp lên tàu hoặc sau khi nhận hàng để xếp.
Vận đơn có nhiều loại do nhiều hãng tàu phát hành nên nội dung vận đơn cũng khác nhau. Một vận đơn thường có hai mặt : Mặt trước để ghi những vấn đề liên quan giữa người gửi hàng, người vận tải và người nhận hàng hóa. Nó gồm các tiêu đề in sẵn, nội dung của tiêu đề sẽ được người gửi hàng điền vào trên cơ sở những cơ sở những số liệu của “Biên lai thuyền phó” ( Master receipt ). Mặt sau gồm nhiều điều khoản in sẵn khác nhau quy định rõ quyền lợi và trách nhiệm của các bên và phương pháp thực hiện hợp dồng chuyên chở.
Trong phần này, nhóm sử dụng vận đơn mẫu Refeer để làm tài liệu cho đề tài của mình.Sau đây là nội dung bản dịch tiếng Việt của mặt sau một mẫu vận đơn đường biển :
Định nghĩa :
“Carrier” nghĩa là bên mà tên của họ sẽ xuất hiện ở phần đầu của tờ vận đơn , bao gồm cả tên tàu và/hoặc chủ tàu.
“Merchant” là người gửi hàng, người nhận hàng, chủ hàng và là người nhận hàng và người nắm giữ vận đơn.
“Goods” là hàng hóa được miêu tả ở mặt trước của tờ vận đơn.
Chấp nhận :
Bằng việc chấp nhận vận đơn này, người gửi hàng tuyệt đối chấp nhận và đồng ý những điều khoản, quy định và ngoại lệ được viết, đánh máy, đóng dấu hoặc in đầy đủ được ký bởi người gửi hàng.
Điều khoản dẫn chiếu Paramount:
Vận đơn này có hiệu lực theo luật vận chuyển hàng hải quốc tế 1957 của Nhật Bản, được chỉnh sửa vào ngày 03/06/1992, có hiệu lực đối với nghị định thư chỉnh sửa về sự thống nhất các nguyên tắc về chuyên chở hàng hóa bằng đường biển liên quan đến vận đơn của Công ước quốc tế, Brussel 23/02/1968 (Công ước Visby).
4. Luật quốc gia và trọng tài :
(1) Hợp đồng được chứng minh bởi hoặc chứa trong vận đơn này sẽ được điều chỉnh bằng luật Nhật Bản.
(2) Bất kỳ tranh chấp nào nảy sinh từ vận đơn này sẽ được chuyển đến trọng tài tại Tokyo bởi Ủy ban trọng tài hàng hải Tokyo (TOMAC) của Sở giao dịch thuê tàu Nhật Bản, theo đúng những chỉ dẫn từ luật của TOMAC và bất kỳ sự sửa đổi và quy định được đưa ra bởi trọng tài sẽ được quyết định và ràng buộc cả hai bên.
5. Mô tả về hàng hóa :
(1) Vận đơn này sẽ là bằng chứng quan trọng nhất chứng minh người chuyên chở đã nhận tổng số những lô hàng và đơn vị được liệt kê ở mặt sau.
(2) Người chuyên chở không phải trình bày về trọng lượng, nội dung, chất lượng, đặc điểm, điều kiện, ký mã hiệu, số lượng hay giá trị của hàng hóa và người chuyên chở sẽ không có trách nhiệm trình bày những điều này trong vận đơn.
(3) Người gửi hàng bảo đảm với người chuyên chở rằng những chi tiết liên quan đến hàng hóa như trình bày ở mặt sau sẽ được kiểm tra bởi người gửi hàng khi nhận được vận đơn và bảo đảm những chi tiết đó và những chi tiết khác được cung cấp bởi người gửi hàng hoặc nhân danh người gửi hàng là chính xác.
(4) Người gửi hàng sẽ đảm bảo những mất mát, nguy hiểm, chậm trễ nảy sinh hoặc những hậu quả từ sự không chính xác hoặc sự không đầy đủ của những chi tiết đó.
6. Miễn trách.
Người chuyên chở sẽ không chịu trách nhiệm cho những mất mát hay nguy hiểm nảy sinh do:
(1) Hành động, sơ suất hay thiếu sót của thuyền trưởng, thủy thủ, hoa tiêu hay nhân viên của người chuyên chở trong quá trình đi biển hay quản trị tàu; (2) cháy, trừ phi do chính người chuyên chở hay lỗi của chính người chuyên chở gây ra; (3) những nguy hiểm, tai nạn trên biển; (4) thiên tai; (5) chiến tranh; (6) hành động của kẻ thù công chúng; (7) bị bắt giữ hoặc bị cấm thúc do lệnh của vua chúa, chính quyền hay bị tịch thu bởi tòa án; (8) bị hạn chế vì kiểm dịch; (9) hành động hay sự chểnh mảng của người chuyên chở, đại lý của người chuyên chở, người đại diện của người chuyên chở; (10) đình công, cấm xưởng hoặc lao động bị ngưng trệ vì bất cứ nguyên nhân nào xảy ra toàn bộ hay cục bộ; (11) bạo động; (12) cứu hay cố gắng cứu sinh mạng hay tài sản trên biển; (13) thiếu sót vốn có, chất lượng hay hao hụt hàng hóa; (14) bao bì không đầy đủ; (17) ký mã hiệu hàng hóa không đầy đủ hay sai sót; (18) ẩn tỳ của tàu không thể phát hiện bởi sự cần mẫn hợp lý; (18) bất kỳ nguyên nhân khác nảy sinh không phải do lỗi thật sự hay cố ý của người chuyên chở, hay không phải lỗi thật sự hay sơ suất của đại lý hoặc nhân viên của người chuyên chở.
7. Hàng hóa trên boong :
Người vận chuyển sẽ không có nghĩa vụ cho bất kỳ mất mát hay hư hỏng do thiên tai gây ra cho bất kỳ sức chứa nào ở trên boong tàu và hình thức vận chuyển tương tự được chỉ ra trong điều này, có hay không phải gây ra bởi sự sơ suất của người chuyên chở hoặc tình trạng không thể đi biển của con tàu.
8.Sự cản trở, những vấn đề gây ảnh hưởng đến sự vận chuyển :
Nếu ở bất kỳ thời điểm nào mà việc vận chuyển như trong hợp đồng được chứng minh bằng vận đơn này bị hay gần như bị ảnh hưởng bởi bất kỳ chướng ngại, nguy hiểm, sự chậm trễ, khó khăn hay sự không thuận lợi thuộc bất cứ loại nào, người vận chuyển (có hay không người vận chuyển đầu tiên ) có thể lựa chọn : chấm dứt việc vận chuyển và đặt hàng hóa dưới sự định đoạt của người gửi hàng tại bất kỳ nơi nào người vận chuyển cảm thấy an toàn và thuận tiện, ngay sau đó trách nhiệm của người chuyên chở đối với hàng hóa kết thúc, hoặc: vận chuyển hàng hóa đến nơi được chỉ định để giao hàng.
Trong bất cứ hoàn cảnh nào người chuyên chở sẽ có quyền được nhận đầy đủ cước phí và phụ phí cho việc vận chuyển hàng hóa và người gửi hàng sẽ trả thêm các chi phí phát sinh khác để vận chuyển, giao hàng và lưu kho ở nơi đã được nêu ở trên.
9. Điều khoản Reefer:
(1) Tính năng hàng hải :
Nếu trước khi bốc hàng lên bất cứ buồng lạnh nào người chuyên chở nhận được chứng nhận của cơ quan Giám định đăng kiểm tàu biển hoặc người giám định được người gửi hàng hay người chuyên chở hay đại diện của người gửi hàng (bao gồm thuyền trưởng của con tàu khác mà từ đó tàu nhận hàng trên biển, chuyển đến “người đại diện của người gửi hàng” dưới đây) rằng những buồng lạnh và máy làm lạnh theo ý kiến của cơ quan giám định hay giám định viên hay người đại diện của người thuê tàu là vừa và an toàn cho việc vận chuyển hàng hóa, giấy chứng nhận trên là bằng chứng kết luận với người gửi hàng rằng buồng lạnh và máy làm lạnh của con tàu trước và lúc bắt đầu hành trình là vừa và an toàn cho việc nhận hàng, vận chuyển và bảo quản hàng hóa.
(2) Chỉ dẫn nhiệt độ :
Nếu nhiệt độ được viết dưới đây đưa ra bởi người gửi hàng xác nhận nhiệt độ chuyên chở của hàng hóa trong suốt chuyến đi sẽ áp dụng trong khoảng thời gian hợp lý từ lúc đóng cửa hầm tàu cho đến lúc mở cửa hầm tàu.
Trừ phi có những chỉ dẫn khác của người gửi hàng, nhiệt độ chuyên chở của hàng hóa sẽ được đo tại nơi mà con tàu thường được tiến hành đo việc đo nhiệt độ.
Nhiệt độ đo được lấy theo đúng như đoạn nêu trên sẽ được sử dụng trong việc quyết định có duy trì nhiệt độ đó hay không.
Sự thay đổi nhiệt độ trong quá trình chở hàng :
Người chuyên chở sẽ không chịu trách nhiệm về việc mất mát hay hư hỏng hàng hóa do sự thay đổi nhiệt độ ở buồng lạnh trong quá trình xếp dỡ và chuyển tải hàng hóa.
10. Miễn trừ và giới hạn cho người chuyên chở, nhân viên:
(1) Miễn trừ và giới hạn pháp lý đã được quy định trong vận đơn này sẽ được áp dụng để đối phó với người chuyên chở khi xảy ra mất mát hay thiệt hại hoặc có liên quan tới hàng hóa, bất kể là hành động có quy định trong hợp đồng hay là lỗi cá nhân.
(2) Nếu có một hành động chống lại nhân viên hoặc đại lí của người chuyên chở thì họ sẽ vẫn được những miễn trừ và giới hạn pháp lý giống như người chuyên chở được dẫn chiếu trong vận đơn này.
(3) Tổng số tiền thu hồi từ người chuyên chở và nhân viên hay đại lý của người chuyên chở sẽ không vượt quá giới hạn quy định trong vận đơn này.
11.Giới hạn trách nhiệm pháp lí:
Khi người chuyên chở chịu trách nhiệm pháp lý bồi thường về bất cứ hư hỏng hay mất mát hàng hóa, bồi thường sẽ được tính bằng cách tham khảo giá trị của hàng hóa ở tại nơi và vào thời điểm mà nó được dỡ khỏi tàu hay tại nơi vào thời điểm mà nó đáng lẽ phải được dỡ.
Giá trị của hàng hóa được điều chỉnh theo giá hàng hóa quy đổi, hoặc, nếu không có giá hàng hóa quy đổi thì theo giá thị trường hiện hành, hoặc, trong trường hợp không có giá hàng hóa quy đổi hay giá thị trường hiện hành thì tham khảo giá thông thường của hàng hóa cùng loại và chất lượng tương đương.
Người chuyên chở trong mọi trường hợp không chịu trách nhiệm pháp lí về hư hỏng hay mất mát của hàng hóa vượt quá 666.67 SDRs/kiện hay đơn vị hoặc 2 SDRs/kg hàng hóa cả bì bị mất, tùy theo cách tính nào cao hơn, trừ phi giá trị hàng hóa cao hơn khoản này đã được chủ hàng khai trước khi giao hàng và bản chất, giá trị hàng hóa theo đó được đưa vào vận đơn và phần cước phí phụ trội được trả theo thỏa thuận. Trong trường hợp đó, ngay cả khi giá trị thực hàng hóa mỗi kiện hay mỗi đơn vị vượt quá giá trị đã nêu thì giá trị đó sẽ không được công nhận thay cho giá trị đã nêu. Trách nhiệm pháp lí của người chuyên chở sẽ không vượt quá giá trị đã nêu và bất kì phần hư hỏng, mất mát nào của hàng hóa sẽ được điều chỉnh dựa trên giá trị đã nêu.
12.Thông báo tổn thất và Biểu thời gian:
Trừ khi việc thông báo về mất mát và hư hỏng hàng hóa và một số điều khác nói chung được thông báo bằng văn bản tới người vận chuyển hay đại diện của họ tại cảng dỡ hàng trước khi hay vào lúc hàng hóa được giao cho người có thẩm quyền nhận hàng theo B/L này hay trong trường hợp thiệt hại hay mất mát ấy không được thông báo rõ trong vòng 3 ngày hành chính sau đó.
Trong bất kì trường hợp nào, người chuyên chở sẽ được miễn trách nhiệm pháp lí về hàng hóa trừ phi điều kiện trọng tài được soạn thảo theo điều khoản 4 trong vòng một năm sau khi giao hàng hoặc ngày mà hàng hóa đáng lẽ được giao
Người vận chuyển sẽ được miễn trách về hàng hóa nếu như không bị tố tụng trong vòng 1 năm sau khi hàng hóa được giao hay sau ngày hàng hóa đáng lẽ được giao.
13. Cước và phí:
Cước và phí sẽ được coi là toàn bộ thu nhập của người chuyên chở khi nhận hàng và phải được thanh toán trong bất kì trường hợp nào.
Cước phí được tính dựa vào những thông tin do người gửi hàng cung cấp, và nếu như những thông tin này không chính xác thì theo như thỏa thuận, người chuyên chở được hưởng khoản tiền gấp đôi khoản chênh lệch số cước phải nộp và số cước phí kê khai sau này được xem là khoản bồi thường định trước.
Tất cả các khoản phí, thuế và phụ phí đánh lên hàng hóa và các chi phí khác liên quan sẽ được chủ hàng thanh toán.
Người gửi hàng, người nhận hàng, người cầm vận đơn sẽ cùng nhau chịu trách nhiệm pháp lí đối với người chuyên chở về việc thanh toán cước phí, phụ phí và về việc tuân thủ những điều khoản trong vận đơn này.
14.Giao hàng tùy ý:
Việc giao hàng tùy ý chỉ được chấp nhận khi đã được sắp xếp trước khi hàng hóa được xếp lên tàu và phải được thể hiện trong vận đơn. Chủ hàng phải thông báo lựa chọn của mình đến đại lý của người chuyên chở tại cảng đầu tiên mà có tên con tàu đã được lựa chọn, ít nhất 48 giờ trước khi tàu đến đó, nếu không, người chuyên chở sẽ có toàn quyền quyết định dỡ hàng tại cảng dỡ nào và khi đó trách nhiệm pháp lí của người chuyên chở đối với hàng hóa đã dỡ được nói ở trên sẽ chấm dứt.
15. Dỡ hàng:
Bất chấp mọi thông lệ tại cảng ngừơi vận chuyển có thể dỡ hàng ngay không cần báo ngay khi tàu đã sẳn sàng. Người vận chuyển có thể thực hiện cả ngày lẫn đêm, kể cả ngày lễ và chủ nhật.
Nếu chủ hàng vì một nguyên nhân nào đó mà không nhận hàng theo những điều kiện trên hoặc không làm nhanh chóng thì người vận tải được phép lưu kho hàng hóa với mọi rủi ro và phí tổn chủ hàng phải chịu.
Trong bất kì trường hợp nào, trách nhiệm pháp lí của người chuyên chở đối với hàng hóa sẽ chấm dứt ngay khi hàng hóa được nhấc khỏi boong tàu.
Nếu hàng hóa không được xác nhận trong suốt khoản thời gian hợp lí sau khi đã hết thời hạn giao hàng, hoặc bất cứ khi nào theo người chuyên chở, hàng hóa có thể bị hư hại, giảm giá trị, người chuyên chở có thể bán, giải quyết hàng hóa với mọi rủi ro và chi phí chủ hàng chịu mà không chịu trách nhiệm gì.
16. Chuyển tải:
Người chuyên chở bảo đảm quyền giao nhận hàng hóa đến cảng dỡ bằng bất cứ con tàu hay phương tiện vận tải nào khác tùy thuộc vào hoặc chính người chuyên chở đó, hoặc bất cứ người chuyên chở hay cá nhân nào khác.
17. Quyền giữ hàng:
Người chuyên chở sẽ có quyền giữ hàng hóa để đảm bảo rằng mọi khoản tiền phải trả cho họ theo vận đơn sẽ được thực hiện và bảo đảm rằng sự đóng góp cho tổn thất chung sẽ được thực hiện bởi các bên có trách nhiệm. Trong mọi trường hợp, quyền này sẽ được sử dụng để trang trải cho chi phí thu hồi các khoản nợ.
18.Tổn thất chung:
Tổn thất chung được điều chỉnh theo các quy định York-Anwerp, 1994 và các sửa đổi pháp lí theo đó.
19.Điều khoản New Jackson và Điều khoản Xung đột do lỗi cả hai bên:
Điều khoản New Jackson và Điều khoản Xung đột do lỗi cả hai bên được JSE tiếp nhậ xem như kết hợp trong khoản này.
20.Điều khoản địa phương:
Nếu vận đơn này bao gồm việc Vận chuyển hàng hóa đến hay từ các cảng của Mỹ, vận đơn này sẽ tuân theo Đạo luật Vận chuyển hàng hóa Mỹ trên đường biển (USA COGSA), được bao gồm trong khoản này, và các điều khoản của Đạo luật trên sẽ chi phối trước khi vận chuyển và sau khi dỡ hàng và trong suốt quá trình hàng hóa đang chịu sự trông nom của người chuyên chở.
Vận đơn tàu chuyến
Như đã biết có hai hình thức kinh doanh tàu là kinh doanh tàu chợ và kinh doanh tàu chạy