Đề tài Giới thiệu về lịch sử, địa lí, văn hoá, kinh tế - Xã hội Hà Tĩnh

“Với Hà tĩnh mình! răng mà thương mà nhớ” Đó là câu hát thân thương mà quen thuộc với mỗi người con Hà tĩnh.Câu hát đó chính là tình cảm của mỗi người dân đối với quê hương mình. Đây chính là động lực giúp chúng tôi làm bài tập tiểu luận tìm hiểu về địa phương, về quê hương Hà Tĩnh .Thông qua đó đã giúp chúng tôi những đứa con của mảnh đất anh hùng, mảnh đất đầy dấu ấn tự hào, cơ hội để hiểu thêm về tình hình kinh tế,văn hoá, xã hội quê hương mình. Từ những hiểu biết đó,,chúng tôi - những người con xa quê hương nhưng luôn hứơng về nơi chôn rau cắt rốn, nơi đã sinh thành và nuôi dưỡng cho chúng tôi có được như ngày hôm nay, bằng những tình cảm đẹp nhất, cảm nhận sâu sắc nhất về nơi mình sinh ra chúng tôi đã tìm hiểu và viết bài tiểu luận này. Bài viết đã giới thiệu một cách khái quát, sơ lược nhất về lịch sử, địa lí, văn hoá, kinh tế - xã hội Hà Tĩnh để cho người Hà tĩnh nói riêng và tất cả mọi người của tất cả các vùng quê của đất nước Việt Nam hiểu thêm một phần về con người, văn hoá Hà Tĩnh. Qua đây chúng tôi xin cảm ơn cô giáo Bùi thị Thanh Hương và các bạn đã tạo điều kiện cho chúng tôi hoàn thành bài tập này.Do còn thiếu kinh niệm nên bài viết chưa được hay, còn sơ sài, thiếu sót. Vì vậy mong đựợc sự thông cảm và đóng góp ý kiến của thầy cô và bạn đọc. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn !

doc46 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3323 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giới thiệu về lịch sử, địa lí, văn hoá, kinh tế - Xã hội Hà Tĩnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
L ời n ói đ ầu “Với Hà tĩnh mình! răng mà thương mà nhớ” Đó là câu hát thân thương mà quen thuộc với mỗi người con Hà tĩnh.Câu hát đó chính là tình cảm của mỗi người dân đối với quê hương mình. Đây chính là động lực giúp chúng tôi làm bài tập tiểu luận tìm hiểu về địa phương, về quê hương Hà Tĩnh .Thông qua đó đã giúp chúng tôi những đứa con của mảnh đất anh hùng, mảnh đất đầy dấu ấn tự hào, cơ hội để hiểu thêm về tình hình kinh tế,văn hoá, xã hội quê hương mình. Từ những hiểu biết đó,,chúng tôi - những người con xa quê hương nhưng luôn hứơng về nơi chôn rau cắt rốn, nơi đã sinh thành và nuôi dưỡng cho chúng tôi có được như ngày hôm nay, bằng những tình cảm đẹp nhất, cảm nhận sâu sắc nhất về nơi mình sinh ra chúng tôi đã tìm hiểu và viết bài tiểu luận này. Bài viết đã giới thiệu một cách khái quát, sơ lược nhất về lịch sử, địa lí, văn hoá, kinh tế - xã hội Hà Tĩnh để cho người Hà tĩnh nói riêng và tất cả mọi người của tất cả các vùng quê của đất nước Việt Nam hiểu thêm một phần về con người, văn hoá Hà Tĩnh. Qua đây chúng tôi xin cảm ơn cô giáo Bùi thị Thanh Hương và các bạn đã tạo điều kiện cho chúng tôi hoàn thành bài tập này.Do còn thiếu kinh niệm nên bài viết chưa được hay, còn sơ sài, thiếu sót. Vì vậy mong đựợc sự thông cảm và đóng góp ý kiến của thầy cô và bạn đọc. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn ! I. ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN 1.Vị trí địa lý Hà Tĩnh là tỉnh thuộc vùng Duyên hải Bắc Trung bộ, có toạ độ địa lý từ 17053'50'' đến 18045'40'' vĩ độ Bắc và 105005'50'' đến 106o30'20'' kinh độ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Nghệ An, phía Nam giáp Quảng Bình, phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp với nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào. Diện tích đất tự nhiên 6.019 km2, dân số 1.289.058 người (năm 2005), có 127 km đường Quốc lộ 1A, 87 km đường Hồ Chí Minh và 70km đường sắt Bắc - Nam chạy dọc theo hướng Bắc Nam, có đường Quốc lộ 8A chạy sang Lào qua cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo với chiều dài 85 km, Quốc lộ 12 dài 55 km đi từ cảng Vũng Áng qua Quảng Bình đến cửa khẩu Cha Lo sang Lào và Đông Bắc Thái Lan. Ngoài ra Hà Tĩnh còn có 137 km bờ biển có nhiều cảng và cửa sông lớn cùng với hệ thống đường giao thông khá tốt, rất thuận lợi cho giao lưu văn hoá phát triển kinh tế xã hội. Hà Tĩnh cách Hà Nội 340 km, ở phía đông dãy Trường Sơn với địa hình hẹp, dốc và nghiêng từ tây sang đông. Phía tây tỉnh là những dãy núi cao 1.500 m, đỉnh Rào Cọ 2.235 m, phía dưới là vùng đồi thấp giống bát úp; tiếp nữa là dải đồng bằng nhỏ hẹp chạy ra biển; sau cùng là những bãi cát ven biển cùng với nhiều vũng, vịnh,tiêu biểu là cảng biển nước sâu Vũng Áng và bãi biển Thiên Cầm. 2 Địa hình Hà Tĩnh nằm phía Đông dãy Trường Sơn có địa hình hẹp và dốc nghiêng dần từ Tây sang Đông. Địa hình đồi núi chiếm gần 80% diện tích tự nhiên, đồng bằng có diện tích nhỏ, bị chia cắt bởi các dãy núi, sông suối, có 4 dạng địa hình sau: + Núi trung bình uốn nếp khối nâng lên mạnh: Kiểu địa hình này tạo thành một dãy hẹp nằm dọc theo biên giới Việt Lào, bao gồm các núi cao từ 1000 m trở lên, trong đó có một vài đỉnh cao trên 2000 m như Pulaleng (2711 m), Rào cỏ (2.335 m). + Núi thấp uốn nếp nâng lên yếu: Kiểu địa hình này chiếm phần lớn diện tích của tỉnh có độ cao dưới 1000 m, cấu trúc địa chất tương đối phức tạp. + Thung lũng kiến tạo - xâm thực: Kiểu địa hình này chiếm một phần diện tích nhỏ nhưng có nhiều thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Độ cao chủ yếu dưới 300 m, bao gồm các thung lũng sông Ngàn Sâu, nằm theo hướng song song với các dãy núi, cấu tạo chủ yếu bởi các trầm tích vụn bở, dễ bị xâm thực. + Vùng đồng bằng Hà Tĩnh nằm dọc theo ven biển với có địa hình trung bình trên dưới 3m, bị uốn lượn theo mức độ thấp ra cửa biển từ vùng đồi núi phía Tây, càng về phía Nam càng hẹp. Nhìn chung, địa hình tương đối bằng phẳng nhất là vùng hình thành bởi phù sa các sông suối lớn trong tỉnh, đất có thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến nhẹ. Các loại địa hình này đã tạo cho Hà Tĩnh nhiều cảnh quan du lịch có giá trị. 3.Khí hậu Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, ngoài ra Hà Tĩnh còn chịu ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếp của miền Bắc và miền Nam, với đặc trưng khí hậu nhiệt đới điển hình của miền Nam và có một mùa đông giá lạnh của miền Bắc, nên thời tiết, khí hậu rất khắc nghiệt. - Đặc điểm khí hậu Hà Tĩnh nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa với đặc trưng của khí hậu miền Bắc có mùa đông lạnh. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc từ lục địa Trung Quốc tràn về bị suy yếu nên mùa đông đã bớt lạnh hơn và ngắn hơn so với các tỉnh miền Bắc và chia làm hai mùa rõ rệt 1 mùa lạnh và 1 mùa nóng. Nhiệt độ bình quân ở Hà Tĩnh thường cao. Nhiệt độ không khí vào mùa đông chênh lệch thấp hơn mùa hè. Nhiệt độ đất bình quân mùa đông thường từ 18-22oC, ở mùa hè bình quân nhiệt độ đất từ 25,5 – 33oC. Tuy nhiên nhiệt độ đất thường thay đổi theo loại đất, màu sắc đất, độ che phủ và độ ẩm của đất. Hà Tĩnh là tỉnh có lượng mưa nhiều ở miền Bắc Việt Nam, trừ một phần nhỏ ở phía Bắc, còn lại các vùng khác có lượng mưa bình quân hàng năm đều trên 2000 mm, cá biệt có nơi trên 3000 mm Mùa mưa: Mưa trung bình hằng năm từ 2500 ly đến 2650 ly. Hạ tuần tháng 8, tháng 9 và trung tuần tháng 11 lượng mưa chiếm 54% tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô: Từ tháng 12 đến tháng 7 năm sau. Đây là mùa nắng gắt, có gió Tây Nam (thổi từ Lào) khô, nóng, lượng bốc hơi lớn. 4. Lịch sử Thời các vua Hùng dựng nước Văn Lang liên bộ lạc, theo Đại Việt sử ký toàn thư, Hà Tĩnh thuộc bộ Cửu Đức Thời nhà Hán, là huyện Hàm Hoan thuộc quận Cửu Chân Thời nhà Ngô, tách ra khỏi quận Cửu Chân đặt làm quận Cửu Đức Thời nhà Đinh, nhà Tiền Lê: gọi là Hoan Châu Năm 1030, bắt đầu gọi là châu Nghệ An Từ năm 1490 gọi là xứ Nghệ An Thời Tây Sơn, gọi là Nghĩa An trấn Nhà Nguyễn năm Gia Long nguyên niên lại đặt làm Nghệ An trấn Năm 1831, vua Minh Mạng chia trấn Nghệ An thành 2 tỉnh: Nghệ An (phía Bắc sông Lam); Hà Tĩnh (phía nam sông Lam) Từ năm 1976-1991, Nghệ An và Hà Tĩnh là một tỉnh và được gọi là tỉnh Nghệ Tĩnh Năm 1991, tỉnh Nghệ Tĩnh lại tách ra thành Nghệ An và Hà Tĩnh như ngày nay * Hành chính Hà Tĩnh có 12 đơn vị hành chính cấp huyện gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 10 huyện với 259 xã, phường và thị trấn: Thành phố Hà Tĩnh (tỉnh lỵ) Thị xã Hồng Lĩnh Huyện Cẩm Xuyên Huyện Can Lộc Huyện Đức Thọ Huyện Hương Khê Huyện Hương Sơn Huyện Kỳ Anh Huyện Nghi Xuân Huyện Thạch Hà Huyện Vũ Quang Huyện Lộc Hà (mới thành lập 7/2/2007). 5.Sông, hồ biển và bờ biển Hà Tĩnh có nhiều sông nhỏ và bé chảy qua, con sông lớn nhất là sông La và sông Lam, ngoài ra có con sông Ngàn Phố, Ngàn Sâu, Ngàn Trươi, Rào Cái, Tổng chiều dài các con sông khoảng 400 km, tổng sức chứa 13 tỷ m³. còn hồ Kẻ Gỗ, hồ Sông Rác, hồ Cửa Thờ Trại Tiểu...ước 600 triệu m³), Sông ngòi nhiều nhưng ngắn. Dài nhất là sông Ngàn Sâu 131 km, ngắn nhất là sông Cày 9 km; sông Cả đoạn qua Hà Tĩnh giáp Nghệ An cũng chỉ có 37 km. Sông ngòi Hà Tĩnh có thể chia làm 3 hệ thống: - Hệ thống sông Ngàn Sâu: có lưu vực rộng 2.061 km2; có nhiều nhánh sông bé như sông Tiêm, Rào Trổ, Ngàn Trươi. - Hệ thống sông Ngàn Phố: dài 86 km, lưu vực 1.065 km2, nhận nước từ Hương Sơn cùng với Ngàn Sâu đổ ra sông La dài 21 km, sau đó hợp với sông Lam chảy ra Cửa Hội. - Hệ thống cửa sông và cửa lạch ven biển có: nhóm Cửa Hội, Cửa Sót, Cửa Nhượng, Cửa Khẩu. Các hồ đập chứa trên 600 triệu m3 nước, cùng với hệ thống Trạm bơm Linh Cảm, hệ thống Sông La, Ngàn Sâu, Ngàn Phố thì lượng nước phục vụ cho sinh hoạt, công nghiệp và tưới cho cây trồng ở Hà Tĩnh là khá lớn. Biển, bờ biển Hà Tĩnh có bờ biển dài 137 km. Do chế độ thuỷ triều, độ sâu, địa mạo, địa hình, đường đẳng sâu đáy biển, gió mùa Đông Bắc... nên vùng biển này có đầy đủ thực vật phù du của Vịnh Bắc Bộ (có 193 loài tảo) và lượng phù sa của vùng sông Hồng, sông Cả, sông Mã tạo ra nhiều nguồn thức ăn cho các loại hải sản sinh sống, cư trú. Trữ lượng cá 8 - 9 vạn tấn/năm; tôm, mực, moi... 7 - 8 ngàn tấn/năm nhưng mới khai thác được 20 - 30%. Biển Hà Tĩnh có 267 loài cá thuộc 97 họ trong đó 60 loài có giá trị kinh tế cao, có 27 loài tôm; vùng ven biển rất thuận lợi cho việc sản xuất muối và nuôi tôm, cua, ốc, nghêu, hàu... Vùng biển Hà Tĩnh luôn có hai dòng hải lưu nóng ấm, mát lạnh chảy ngược, hoà trộn vào nhau. Một dòng cách ven bờ khoảng 30 - 40km, dòng khác ở ngoài và sâu hơn. Vùng có hai khối nước hỗn hợp pha trộn thường nằm ở độ sâu 20 - 30m, vùng này cá thường tập trung sinh sống. Nhiệt độ nước bề mặt cũng thay đổi theo mùa, nhiệt độ cực đại vào tháng 7, tháng 8 có giá trị tuyệt đối khoảng 30 - 31oC và cực tiểu vào tháng 12 đến tháng 3 khoảng 18 - 220C, nhiệt độ nước cũng tăng dần lên theo hướng Nam và Đông Nam. Độ mặn nước biển (tầng mặt, tầng đáy) dao động từ 5 - 7% tuỳ thuộc vào lượng mưa, thời tiết các tháng trong năm. Đặc biệt, với khối nước ven bờ thì độ mặn biến thiên rất lớn về mùa mưa. Hàm lượng muối dinh dưỡng Phốt phát từ 5 - 12 mg/m3 và Silic từ 90mg/m3, tuy có nghèo hơn phía Bắc vùng vịnh nhưng nhờ nhiệt độ cao hơn quanh năm và lượng ô-xy hoà tan phong phú nên chu trình chuyển hoá của muối dinh dưỡng hữu cơ sang vô cơ xảy ra trong thời gian ngắn hơn. Hải đảo: Cách bờ biển Nghi Xuân 4km có hòn Nồm, hòn Lạp; ngoài khơi Cửa Nhượng có hòn Én (cách bờ 5km), hòn Bơớc (cách bờ 2km); ở nam Kỳ Anh cách bờ biển 4km có hòn Sơn Dương độ cao 123m, xa hơn phía Đông có hòn Chim nhấp nhô trên mặt nước 6. Đất Hà Tĩnh có diện tích tự nhiên 6.055,7 km². trong đó: Đất ở: 6.799 ha Đất nông nghiệp: 98.171 ha Đất lâm nghiệp: 240.529 ha Đất chuyên dùng: 45.672 ha Đất chưa sử dụng: 214: 403 ha . Hà Tĩnh có 9 nhóm đất * Nhóm đất cát Nhóm đất cát có diện tích 38.204 ha chiếm 6,3% diện tích toàn tỉnh, trong đó chủ yếu là đất cát biển (23.926 ha) còn lại là đất cồn cát (14.278 ha). Loại đất này thường trồng đậu, lạc, khoai, rừng phòng hộ. * Nhóm đất mặn Có diện tích 4432 ha, chiếm 0,73 % diện tích toàn tỉnh, phân bố rải rác ven theo các cửa sông của các huyện Nghi Xuân, Can Lộc, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh, đất bị nhiễm mặn do ảnh hưởng của nước biển xâm nhập và tích luỹ trong đất, theo 2 con đường hoặc do mặn tràn, hoặc ngầm theo mạch ngang trong đất. * Nhóm đất phèn mặn Ở Hà Tĩnh đất phèn không điển hình, chỉ xuất hiện đất phèn ít và đất phèn trung bình, nhưng thường đi đôi với đất mặn ít, hình thành nên đất phèn trung bình mặn ít. Có diện tích 17.919,3 ha, chiếm 2,95% diện tích toàn tỉnh, phân bố tập trung ở các dải đất phù sa gần các cửa sông ven biển có địa hình tương đối thấp. Hiện tại một số vùng cải tạo trồng lúa, còn có vùng chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản. * Nhóm đất phù sa: Có diện tích 100.277,3 ha chiếm 17,73%, phân bố tập trung ở địa hình vùng đồng bằng ven biển, là sản phẩm phù sa của các sông suối chính như sông La, sông Lam, sông Nghèn, sông Hội, sông Rào Cái, sông Rác. Nhóm đất này có đặc điểm chính là khá bằng phẳng, ở thượng nguồn như ở Hương Sơn, Đức Thọ. Ngoài ra còn có các dải phù sa hẹp của các con sông suối nhỏ ở rãi rác các huyện trong tỉnh, phần lớn có thành phần cơ giới nhẹ, độ phì thấp, lẫn nhiều sỏi sạn. * Nhóm đất bạc màu: Có diện tích 4.500 ha, chiếm 0,7% diện tích đất toàn tỉnh, phân bố rải rác ở địa hình ven chân đồi, có địa hình lượn sống nhẹ, thoát nước nhanh ở các huyện Kỳ Anh, Nghi Xuân và thị xã Hồng Lĩnh. Thích hợp với cây trồng cạn và các loại cây ăn quả. * Nhóm đất đỏ vàng : Có diện tích lớn nhất trong tỉnh gồm 312.738 ha chiếm 51,6 % diện tích tự nhiên của tỉnh. + Đất đỏ vàng phát triển trên đá phiến sét: Có diện tích 201.655,2 ha, chiếm 33,3% diện tích toàn tỉnh, phân bố tập trung ở các huyện miền núi. Đất được hình thành trên đá phiến sét, có màu đỏ vàng điển hình. Nhìn chung loại đất này có tầng dày thích hợp với nhiều loại cây trồng đặc biệt là các loại cây dài ngày, là loại đất có tiềm năng của tỉnh. + Đất đỏ vàng trên đá mácma axít: Có diện tích 70.312,6 ha, chiếm 11,6% diện tích toàn tỉnh, phân bố rãi rác ở các huyện Kỳ Anh, Hương Sơn, Hương Khê. Loại đất này thích hợp với loại cây dài ngày như: cao su, chè, cây ăn quả và một số cây công nghiệp ngắn ngày khác. + Đất vàng nhạt trên đá cát: Có diện tích 35.120 ha, chiếm 5,8% diện tích toàn tỉnh, phân bố tập trung ở vùng đồi núi các huyện Kỳ Anh, Hương Khê, Cẩm Xuyên. Nhóm đất này thích hợp với các loại cây trồng cạn và cây dài ngày. + Đất nâu vàng trên phù sa cổ: Có diện tích 4900 ha, chiếm 0,8% diện tích toàn tỉnh, phân bố ở 2 huyện Kỳ Anh và Hương Khê trên nền địa hình lượn sống. Loại đất này thích hợp các loại cây trồng cạn như rau, màu, cây công nghiệp ngắn ngày và các loại cây lâu năm như chè, cao su, cây ăn quả. + Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa: Có diện tích 750 ha, chiếm 0,12% diện tích toàn tỉnh, phân bố tập trung ở huyện Hương Khê, trên địa hình chân đồi có dốc dưới 10o, được cải tạo để trồng lúa nước. * Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi: + Đất mùn đỏ vàng trên đá sét: Có diện tích 11.073 ha, chiếm 1,83% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Phân bố trên địa hình đồi núi của các huyện Hương Khê, Hương Sơn, Vũ Quang, Kỳ Anh. Thích hợp cho trồng cây lâm nghiệp. + Đất đỏ vàng trên granit: Có diện tích 24.220,6 ha, chiếm 4% diện tích toàn tỉnh, đất phát triển trên đá granit ở độ cao trên 900 m. Thích hợp cho trồng cây lâm nghiệp. * Nhóm đất dốc tụ: Có diện tích 4.800ha chiếm 0,79% diện tích toàn tỉnh, phân bố tập trung ở các huyện Nghi Xuân, Cẩm Xuyên, Hương Khê và Thị xã Hồng Lĩnh ở địa hình thung lũng xen giữa các dãy núi. Thích hợp trồng 1 vụ lúa, có thể trồng màu. * Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá: Có diện tích 37.742,1 ha, chiếm 6,2% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, phân bố rải rác ở các huyện Hương Khê, Hương Sơn, Can Lộc, Kỳ Anh. Trên địa hình đồi núi, có tầng đất mỏng dưới 10 cm. Loại đất này chỉ dành để phát triển lâm nghiệp, trồng cây che phủ đất, cải tạo môi sinh - Hiện trạng sử dụng đất đai Tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 601896 ha được chia thành 11 đơn vị hành chính (huyện, thị xã), huyện có diện tích lớn nhất là Hương Khê 127679 ha, chiếm 21,2%, đơn vị có diện tích nhỏ nhất là thị xã Hà Tĩnh, có 5633 ha, chiếm 0,93 % diện tích toàn tỉnh. * Đất nông nghiệp: Toàn tỉnh có 117.167 ha đất nông nghiệp chiếm 19,5% diện tích đất tự nhiên. Trong đó: Đất trồng cây hàng năm: 86.565 ha, gồm đất trồng lúa: 65.256 ha, đất trồng cây hằng năm khác: 20.855 ha, đất trồng cỏ chăn nuôi: 455 ha; đất trồng cây lâu năm: 30.600 ha (đất trồng cây CN lâu năm: 6.175 ha, đất trồng cây ăn quả: 1.206 ha, đất trồng cây lâu năm khác: 23.219). Đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản 3575 ha, chủ yếu là ao hồ và một số diện tích nước lợ ven sông lớn. * Đất lâm nghiệp: Hà Tĩnh là tỉnh có tiềm năng lớn về Lâm nghiệp ỏ vùng Bắc Trung bộ với 360.564 ha rừng và đất chưa có rừng, chiếm 59,5% diện tích tự nhiên của tỉnh. Tính đến hết năm 2005 cả tỉnh có 276.000 ha rừng. Trong đó rừng tự nhiên 199.847 ha, trữ lượng 21,13 triệu m3, rừng trồng 76.156 ha, trữ lượng 2,01 triệu m3, độ che phủ của rừng đạt 45 %. Diện tích đất Lâm nghiệp chưa có rừng 84.564 ha. * Đất khu dân cư nông thôn: Có 46278,14 ha, chiếm 7,64% diện tích tự nhiên. Trong đó đất ở có 6270,43 ha, bình quân đất ở theo đầu người là 54,48 m2, bình quân 230,48 m2/hộ, diện tích đất còn lại trong khu dân cư nông thôn chủ yếu là đất vườn tạp, giao thông, công trình công cộng. * Đất đô thị: Tổng diện tích đất đô thị toàn tỉnh là 6250,52 ha, chiếm 1,03% diện tích tự nhiên. Trong đó đất ở có 528,85 ha, chiếm 8,5% diện tích đô thị. Bình quân đất ở đô thị là 44,58 m2/người, 187,67 m2/hộ. * Đất chuyên dùng: Đất chuyên dùng bao gồm đất xây dựng, giao thông, thuỷ lợi, khai thác khoáng sản,... có 45671,74 ha, chiếm 7,54% diện tích tự nhiên. Trong đố đất chuyên dùng nằm ngoài khu vực dân cư có 36841,31 ha, chiếm 80,7% tổng diện tích chuyên dùng toàn tỉnh. * Đất chưa sử dụng: Hà Tĩnh có diện tích đất chưa sử dụng khá lớn. Toàn tỉnh có 65118 ha đất chưa sử dụng và sông suối núi đá, chiếm 10,8 % diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Trong đó: - Đất bằng chưa sử dụng có 17432 ha chiếm 10,52% diện tích đất chưa sử dụng. - Đất đồi chưa sử dụng có 44960 ha chiếm 68,9% diện tích đất chưa sử dụng. - Ngoài ra diện tích núi đá không có cây có 2726 ha 0,42% 7.Tài nguyên khoáng sản Khoáng sản Hà Tĩnh nằm rải rác ở hầu khắp các huyện trong tỉnh, từ vùng ven biển đến vùng trung du miền núi. Toàn tỉnh có 91 mỏ và điểm khoáng sản trong đó: - Nhóm kim loại: có quặng sắt nằm tại các huyện Hương Khê, Hương Sơn, Đức Thọ, Can Lộc. Đặc biệt là có mỏ sắt Thạch Khê - Thạch Hà có trữ lượng ước tính 544 triệu tấn, đang xúc tiến đầu tư khai thác; có mỏ Titan chạy dọc theo bờ biển từ Nghi Xuân đến Kỳ Anh, trữ lượng khoảng 4,6 triệu tấn (chiếm hơn 1/3 trữ lượng của cả nước). Đây là các loại khoáng sản có giá trị kinh tế cao, có thị trường tiêu thụ, giá trị xuất khẩu hàng năm đạt trên 100 tỷ đồng; mỏ Vàng chủ yếu là dạng sa khoáng nằm rải rác ở các huyện Hương Sơn, Hương Khê, Kỳ Anh; mỏ nước khoáng ở Sơn Kim - Hương Sơn; ngoài ra còn có mỏ thiếc ở Hương Sơn, chì, kẽm ở Nghi Xuân,… - Nhóm phi kim: như nguyên liệu gốm sứ, thuỷ tinh có trữ lượng khá lớn nằm rải rác ở các huyện Hương Khê, Hương Sơn, Can Lộc, Đức Thọ. - Nhóm nhiên liệu: có than nâu, than đá ở Hương Khê, than bùn ở Đức Thọ có chất lượng cao nhưng trữ lượng hạn chế. - Nguyên liệu chịu lửa: gồm có quaczit ở Nghi Xuân, Can Lộc; dolomit ở Hương Khê; pyrit ở Kỳ Anh. - Nguyên liệu làm phân bón: ngoài than bùn còn có photphorit ở Hương Khê, chất lượng tốt, hiện đang được khai thác. - Nguyên vật liệu xây dựng: các loại đá, cát, sỏi có ở khắp các huyện trong tỉnh. 8.Tài nguyên rừng và động, thực vật Hà Tĩnh hiện có 276.003 ha rừng. Trong đó rừng tự nhiên 199.847 ha, trữ lượng 21,13 triệu m3, rừng trồng 76.156 ha, trữ lượng 2,01 triệu m3, độ che phủ của rừng đạt 45 %. Rừng tự nhiên thường gặp là kiểu rừng nhiệt đới, vùng núi cao có thể gặp các loại rừng lá kim á nhiệt đới. Rừng trồng phần lớn là thông nhựa, hiện có trên 18000 ha trong đó có trên 7000 ha có khả năng khai thác, Hà Tĩnh là một trong những tỉnh có trữ lượng rừng giàu của cả nước (trữ lượng rừng trồng đạt 1469863 m3, trữ lượng rừng tự nhiên đạt 21115828 m3). Thảm thực vật rừng Hà Tĩnh rất đa dạng, có trên 86 họ và 500 loài cây gỗ. Trong đó có nhiều loại gỗ quý như lim xanh, sến, táu, đinh, gụ, pơmu... và nhiều loài thú quý hiếm như hổ, báo, hươu đen, dê sừng thẳng, trĩ, gà lôi và các loài bò sát khác. Đặc biệt có Vườn Quốc gia Vũ Quang (ở huyện Vũ Quang và Hương Khê) có khoảng 300 loại thực vật và nhiều loại động vật quý hiếm. Đã phát hiện được 2 loại thú quý hiếm là Sao La và Mang Lớn. Rừng Vũ Quang có địa hình núi cao hiểm trở, tách biệt với xung quanh, khí hậu nhiệt đới ẩm rất thuận lợi cho các loại động, thực vật phát triển. Đây là khu rừng nguyên sinh quý hiếm còn có ở Việt Nam là một trong những hệ sinh thái có giá trị kinh tế, khoa học và cảnh quan. Khu Bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ cũng là một địa điểm có giá trị cao, theo số liệu điều tra, tại đây có hơn 414 loài thực vật, 170 loài thú, 280 loài chim, trong đó có 19 loài chim được ghi vào sách đỏ Việt Nam. Ngoài ra, hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển Hà Tĩnh cũng khá phong phú, có nhiều loại thực động vật thuỷ sinh có giá trị kinh tế cao. Tập trung phần lớn ở khu vực các cửa sông lớn như Cửa Hội, Cửa Sót, Cửa Nhượng, Cửa Khẩu... *Tài nguyên Sông Hà Tĩnh có nhiều sông nhỏ và bé chảy qua, con sông lớn nhất là sông La và sông Lam, ngoài ra có con sông Ngàn Phố, Ngàn Sâu, Ngàn Trươi, Rào Cái, Tổng chiều dài các con sông khoảng 400 km, tổng sức chứa 13 tỷ m³. còn hồ Kẻ Gỗ, hồ Sông Rác, hồ Cửa Thờ Trại Tiểu...ước 600 triệu m³) * Tài nguyên biển Hà Tĩnh có bờ biển dài. Trữ lượng nhiều khoảng 85,8 nghìn tấn cá, 3,5 nghìn tấn mực và 600 tấn tôm Ngoài ra: tôm hùm, sò huyết,...nhưng khả năng đánh bắt thấp chỉ 10-15%. *Tài nguyên nước .Hà Tĩnh có nguồn nước phong phú nhờ hệ thống sông suối hồ đập khá dày đặc. Với 266 hồ chứa có tổng dung tích trữ trên 600 triệu m3, 282 trạm bơm có tổng lưu lượng 338.000m3/s, 15 đập dâng tổng lưu lượng cơ bản 6,9m3/s với trữ lượng này hiện tại Hà Tĩnh đã phục vụ tưới được 47.737 ha/vụ. Tuy lượng nước sông khá lớn
Luận văn liên quan