Đề tài Giới thiệu về UCP 600 và một số chú ý khi áp dụng

Xu hướng quốc tế hóa nền kinh tế đã mở ra cho nhân loại cánh cửa giao lưu đầy triển vọng, các nước đang xích lại gần nhau thông qua chiếc cầu nối thương mại quốc tế. Vượt qua không gian và thời gian, những luồng chu chuyển hàng hóa, dịch vụ và tiền tệ đã tạo ra sự gắn kết bền vững giữa cung và cầu ở những nước có trình độ kinh tế khác nhau và ngày càng trở nên phong phú, đa dạng kéo theo sự phức tạp ngày càng lớn trong mắt xích cuối cùng của quá trình trao đổi, thanh toán quốc tế. Điều đó đặt ra cho các ngân hàng thương mại phải phát triển các dịch vụ kinh tế đối ngoại một cách tương ứng, trong đó không thể không kể đến hoạt động thanh toán quốc tế với nhiều phương thức thanh toán đa dạng và phong phú. Trong các phương thức thanh toán này, tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán được sử dụng phổ biến nhất do những ưu việt của nó. Song tín dụng chứng từ không phải là nghiệp vụ đơn giản, trong thực tế công tác này đã gặp phải không ít những rủi ro gây thiệt hại cả về tài chính lẫn uy tín cho các ngân hàng thương mại cũng như các doanh nghiệp Việt Nam. Các doanh nghiệp cần hiểu rõ đối tác về năng lực tài chính, tiểu sử về hoạt động sản xuất kinh doanh, lĩnh vực xuất nhập khẩu; khi ký hợp đồng phải chặt chẽ và tuân thủ các quy định của tiêu chuẩn quốc tế, các nguồn luật cần tuân thủ để khi có xảy ra tranh chấp sẽ dễ giải quyết.

docx16 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4243 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Giới thiệu về UCP 600 và một số chú ý khi áp dụng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục Lời mở đầu 2 Khái quát về ICC và UCP 3 Vài nét về phòng thương mại quốc tế ICC 3 Quy tắc và Thực hành thống nhất Tín dụng chứng từ UCP 4 Những tiến bộ và một số tồn tại chưa giải quyết được trong UCP 600. 6 Những quy định tiến bộ trong UCP 600 6 Một số tồn tại UCP 600 vẫn chưa giải quyết được 9 Vai trò và giải pháp để áp dụng UCP 600 hiệu quả, vài chú ý khi sử dụng UCP 600. 11 Đối với Nhà nước 11 Đối với các Ngân hàng thương mại 12 Đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu 13 Những chú ý cần thiết khi sử dụng UCP 13 Kết luận 15 LỜI MỞ ĐẦU Xu hướng quốc tế hóa nền kinh tế đã mở ra cho nhân loại cánh cửa giao lưu đầy triển vọng, các nước đang xích lại gần nhau thông qua chiếc cầu nối thương mại quốc tế. Vượt qua không gian và thời gian, những luồng chu chuyển hàng hóa, dịch vụ và tiền tệ đã tạo ra sự gắn kết bền vững giữa cung và cầu ở những nước có trình độ kinh tế khác nhau và ngày càng trở nên phong phú, đa dạng kéo theo sự phức tạp ngày càng lớn trong mắt xích cuối cùng của quá trình trao đổi, thanh toán quốc tế. Điều đó đặt ra cho các ngân hàng thương mại phải phát triển các dịch vụ kinh tế đối ngoại một cách tương ứng, trong đó không thể không kể đến hoạt động thanh toán quốc tế với nhiều phương thức thanh toán đa dạng và phong phú. Trong các phương thức thanh toán này, tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán được sử dụng phổ biến nhất do những ưu việt của nó. Song tín dụng chứng từ không phải là nghiệp vụ đơn giản, trong thực tế công tác này đã gặp phải không ít những rủi ro gây thiệt hại cả về tài chính lẫn uy tín cho các ngân hàng thương mại cũng như các doanh nghiệp Việt Nam.  Các doanh nghiệp cần hiểu rõ đối tác về năng lực tài chính, tiểu sử về hoạt động sản xuất kinh doanh, lĩnh vực xuất nhập khẩu; khi ký hợp đồng phải chặt chẽ và tuân thủ các quy định của tiêu chuẩn quốc tế, các nguồn luật cần tuân thủ để khi có xảy ra tranh chấp sẽ dễ giải quyết. UCP ra  đời với mục đích khắc phục các xung đột về luật điều chỉnh tín dụng chứng từ giữa các quốc gia bằng việc xây dựng một bản quy tắc thống nhất cho hoạt động tín dụng chứng từ. Bản UCP đang được áp dụng hiện nay là UCP 600 (The Uniform Custom and Practice for Documentary Credits, ICC Publication No. 600) vẫn còn khá mới mẻ đối với các DN cũng như các NHTM. Chính vì vậy mà hôm nay chúng tôi “ giới thiệu về UCP 600 và một số chú ý khi áp dụng ” qua đó đưa ra một số đề xuất kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các bên, giảm thiểu rủi ro trong phương thức thanh toán này.  Khái quát về ICC và UCP Vài nét về phòng thương mại quốc tế ICC ICC (Phòng thương mại quốc tế ) là viết tắt của cụm từ: International Chamber of Commerce Quyết định thành lập ICC được thông qua tại Hội nghị quốc tế về thương mại, họp tại thành phố Atlantic-city vào tháng l0/1919, với sự tham gia của đại diện giới thương mại và công nghiệp của 5 nước Mỹ, Anh, Pháp, Bỉ và Ý. Ngày 24/10/1919 ngày thông qua quyết định thành lập ICC được coi là ngày thành lập ICC. Tháng 6/1920, tại Pa-ri đă tiến hành họp Ðại hội sáng lập (Constituent Congress) ICC với sự tham gia của gần 500 đại diện của 5 nước nói trên. Tại Ðại hội này, người ta đã thông qua Ðiều lệ, thành lập các cơ quan chức năng và quyết định lấy Paris làm trụ sở chính của ICC. 90 năm đă trôi qua kể từ khi điều lệ hoạt động của ICC được thông qua. Trong  ngần ấy năm trời, điều lệ của ICC đă nhiều lần được sửa đổi, bổ sung. Song toàn bộ những sửa đổi, bổ sung đó không làm thay đổi bản chất của điều lệ cũng như cơ cấu tổ chức của ICC mà chỉ nhằm làm rõ hơn nữa mục đích và nhiệm vụ mà ICC đã vạch ra cho mình từ những ngày đầu và hoàn thiện thêm cơ cấu tổ chức, nhằm bảo đảm cho việc lãnh đạo hoạt động của toàn bộ hệ thống các cơ quan của ICC có kết quả hơn. Theo điều lệ, ICC là một liên đoạn tập hợp những lực lượng kinh tế chủ yếu nhất của từng nước hội viên vào các ủy ban quốc gia (National committes) ICC là một tổ chức Quốc tế phi chính phủ. Mục đích và nhiệm vụ chính thức của ICC, như điều lệ qui định là: thông qua việc tác động tới tất cả các lĩnh vực của hoạt động kinh tế quốc tế bao gồm thương mại, công nghiệp, vận tải và tài chính) nhằm cài thiện các điều kiện quan hệ kinh tế giữa các nước và giải quyết những vấn đề kinh tế quốc tế, thiết lập các mối giao tiếp quốc tế và sự hiểu biết tương hỗ giữa các giới kinh tế và các tổ chức của chúng để trên cơ sở đó "gìn giữ hòa bình và củng cố các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc". Song, trong thực tế, ngay từ lúc mới thành lập, ICC đã trở thành một tổ chức đai diện cho quyền lợi của các giới độc quyền ở các nước đế quốc. Các chinh kiến chính trị, triết học làm cơ sở nền tảng cho hoạt động của ICC, liên minh riêng của các giới đại diện khổng lồ của thế giới tư bản cùng những ảnh hưởng chính trị của họ, sự hiểu biết tuyệt vời về trạng thái kinh tế và các quy luật của các nước TBCN đã khiến cho ICC trở thành cương lĩnh thúc đẩy liên kết TBCN, hình thành và phát triển hệ thống liên đoàn độc quyền quốc tế. Mục đích chủ yếu của ICC là bằng mọi cách, bảo vệ hòa bình cho các xí nghiệp kinh doanh tư nhân. Đấu tranh để thủ tiêu những trở ngại về kinh tế và chính trị đang kìm hãm việc tự do lưu thông tư bản, hàng hóa, sức lao động những nhà lãnh đạo ICC, dưới ảnh hưởng trực tiếp của chủ nghĩa độc quyền quốc tế, đang đưa ra một mô hình về thế giới TBCN trong tương lai như là một liên kết thống nhất trước hết là trong lĩnh vực kinh tế xã hội và sau đó là trong lĩnh vực chính trị. Họ cho rằng "hệ thống liên kết thống nhất" của TBCN sẽ dẫn tới việc sử dụng lực lượng sản xuất và tài nguyên hợp lý và có hiệu quả hơn và việc phân công lao động quốc tế trong thế giới TBCN cũng sẽ hợp lý hơn. Các nhà tư bản luôn luôn coi ICC là người bảo vệ quyền lợi cho mình. ICC không phải là một tổ chức theo đuổi lục đích lợi nhuận nhưng nó được thành lập nhằm phục vụ cho các hãng, các công ty tư nhân TBCN chạy theo lợi nhuận và làm ra lợi nhuận. ICC là một tổ chức quốc tế hoạt động vì quyền lợi của các nhà kinh doanh tư nhân, được thành lập với mục đích thúc đẩy, nâng đỡ mọi bước đi của người buôn bán cá thể thông qua sự giúp đỡ có tính chất tập thể của các ủy ban quốc gia của ICC ở các nước cũng như của bản thân ICC. Kể từ khi thành lập đến nay, ICC đã chứng kiến biết bao biến đổi của nền kinh tế thế giới. Nhiều tổ chức quốc tế kếch sù đã ra đời và những quan điểm về nền kinh tế thế giới hôm nay đã khác xa với những quan điểm từng có trước đây. Song, tất cả những điều đó không hề làm giảm vai trò và uy tín của ICC. ICC vẫn đang là trung tâm đầu não thai nghén ra những tư tưởng và sáng kiến, trung tâm phối hợp hoạt động của thế giới tư bản-thế giới sản sinh ra hàng loạt những vấn đề lớn trong lĩnh vực phát triển kinh tế nói chung và chính sách kinh tế và tài chính nói riêng. Tất cả những điều này có thể dễ dàng thấy được thông qua số lượng hội viên, cơ cấu tổ chức và hoạt động của ICC. Sau chiến tranh thế giới lần thứ II, số hội viên của ICC và số các nước có đại diện của mình ở ICC đã tăng lên một cách đáng kể. Nếu như trước chiến tranh, ICC chỉ tập hợp các đại diện tư bản tư nhân của các nước đế quốc chủ yếu ở Châu Âu và Bắc Mỹ thì ngày nay đã có hơn 100 nước ở khắp các lục địa có đại diện ở ICC. Tính đến tháng 4/1987, hội viên của ICC gồm 7000 hãng công ty tư nhân có hoạt động gắn liền với việc kinh doanh quốc tế (Intemational business) và gần 2000 tổ chức kinh tế (các liên doanh công nghiệp, các phòng thương mại, các hiệp hội ngân hàng khác nhau…) liên kết, hợp hàng nghìn xí nghiệp kinh doanh tư nhân. Quy tắc và Thực hành thống nhất Tín dụng chứng từ UCP  UCP là viết tắt của “The Uniform Custom and Practice for Documentary Credits” (Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ) là một bộ các quy định về việc ban hành và sử dụng thư tín dụng (hay L/C). Đến nay UCP đã qua bảy lần sửa đổi và chỉnh lý. Bản UCP đầu tiên được ICC phát hành từ năm 1933 với mục đích là khắc phục các xung đột về luật điều chỉnh tín dụng chứng từ giữa các quốc gia bằng việc xây dựng một bộ quy tắc thống nhất cho hoạt động tín dụng chứng từ. Theo đánh giá của các chuyên gia, UCP là bộ quy tắc (thông lệ quốc tế) tư nhân thành công nhất trong lĩnh vực thương mại. Tháng 5 năm 2003, Phòng Thương mại quốc tế đã ủy quyền cho Ủy ban Kỹ thuật và Tập quán ngân hàng triển khai việc sửa đổi bản quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ, ấn phẩm ICC số 500 (gọi tắt là UCP 500) Cũng như những lần sửa đổi trước đây, mục đích chính của lần sửa đổi này là để đáp ứng được sự phát triển trong hoạt động ngân hàng, vận tải và bảo hiểm. Hơn nữa, cũng cần thiết xem xét lại ngôn ngữ và phong cách đã được sử dụng trong UCP để loại bỏ những cách diễn đạt có thể gây ra sự hiểu nhầm và áp dụng không thống nhất. Để giải quyết những vấn đề này và một số vấn đề khác có liên quan, Ủy ban Ngân hàng thành lập Nhóm soạn thảo để sửa đổi UCP 500. Nhóm thứ hai là nhóm tư vấn cũng được thành lập để rà soát và góp ý cho các dự thảo do Nhóm soạn thảo đệ trình. Nhóm tư vấn, với trên 40 thành viên từ 26 quốc gia, bao gồm nhiều chuyên gia trong ngành ngân hàng và vận tải. Dưới sự chỉ đạo của John Turbull, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn ngân hàng Sumitomo Mitsui Châu Âu tại London và Carlo Di Ninni, Cố vấn Hiệp hội ngân hàng Italia tại Rome, Nhóm tư vấn đã đưa ra những góp ý rất có giá trị cho Nhóm soạn thảo trước khi đệ trình dự thảo lên các ủy ban quốc gia của ICC. Nhóm soạn thảo bắt đầu quá trình rà soát bằng việc phân tích những ý kiến chính thức của Ủy ban Ngân hàng đối với UCP 500. khoảng 500 ý kiến đã được xem xét để đáng giá xem khi giải quyết các vấn đề phát sinh sẽ cần phải sửa đổi, bổ sung hay xóa bỏ điều khoản nào trong UCP. Ngoài ra, Nhóm cũng xem xét 4 bản đánh giá do Ủy Ban Ngân hàng đưa ra vào tháng 9/1994, 2 Quyết định của Ủy ban Ngân hàng (liên quan đến đồng euro và quy định về việc xác định chứng từ gốc theo tiểu mục 20(b) của UCP 500 và các phán quyết được ban hành trong các vụ kiện của DOCDEX). Bốn bản đánh giá phát hành vào tháng 9/1994 dựa trên các nguyên tắc của UCP 500, do đó sẽ không áp dụng được cho UCP 600. Những vấn đề quan trọng trong Quyết định về việc xác định chứng từ gốc đã được đưa vào nội dung của UCP 600. Phán quyết trong các vụ kiện của DOCDEX vẫn dựa theo ý kiến đánh giá của Ủy ban Ngân hàng ICC nên không có nội dung cụ thể nào cần điều chỉnh trong bản quy tắc này. Một trong những thay đổi trong cấu trúc của UCP là đã đưa vào các điều khoản về định nghĩa (điều 2) và giải thích (điều 3). Khi đưa ra định nghĩa về vai trò của ngân hàng và ý nghĩa của các thuật ngữ và sự kiện cụ thể, UCP 600 không nhắc lại lời văn để mô tả cách giải thích và áp dụng. Tương tự, điều khoản giải thích nhằm loại bỏ sự mập mờ hoặc không rõ ràng trong ngôn ngữ thường xuất hiện trong thư tín dụng và đưa ra sự giải thích dứt khoát các đặc trưng của UCP hoặc thư tín dụng. Trong 3 năm qua, các ủy ban quốc gia của ICC đã nghiên cứu hàng loạt vấn đề có liên quan để lựa chọn ra được văn bản phù hợp nhất mà nhóm soạn thảo trình lên. Kết quả của việc nghiên cứu này cũng như nhiều đóng góp của các Ủy ban quốc gia đối với nhiều mục trong văn bản được thể hiện rõ trong nội dung của UCP 600. Nhóm soạn thảo đã không chỉ xem xét thực tiễn đang diễn ra có liên quan đến tín dụng chứng từ mà còn cân nhắc cả những xu hướng phát triển của nó trong tương lai. Bản sửa đổi UCP này là kết quả của hơn 3 năm phân tích rà soát, tranh luận và dung hòa giữa các thành viên của nhóm soạn thảo, Ủy ban Ngân hàng và các Ủy ban quốc gia có liên quan của ICC. Các góp ý rất có giá trị cũng được giử đến từ Ủy ban về Vận tải và logistics của ICC Ủy ban về pháp luật và Thực hành thương mại và Ủy ban về bảo hiểm. Nhóm Dự Thảo UCP 600 đã có 15 cuộc họp với tổng thời gian hơn 45 ngày và đã nhận được khoảng 5000 ý kiến từ các UBQG. UBNH đã dành 7 ngày để thảo luận nội dung của UCP 600, bao gồm một cuộc họp thêm ở Dublin dành toàn bộ thời gian cho việc sửa đổi. Có 15 bản dự thảo được gửi đi; trong đó có 3 bản dự thảo đầy đủ. 9 bản dự thảo trong số 15 bản dự thảo đã được Nhóm Tư Vấn ICC xem xét trước khi được gửi đến các UBQG. Những bản dự thảo liên quan được gửi đến các uỷ ban chuyên môn của ICC: Uỷ ban Vận tải và Logistics, Uỷ ban Tập quán và Luật Thương mại và Uỷ ban Bảo hiểm để xem xét. Sau 03 năm soạn thảo và chỉnh lý, ngày 25 tháng 10 năm 2006 Uỷ ban Ngân hàng của Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) đã thông qua Bản Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ mới (UCP 600) thay thế cho Bản Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ cũ (UCP 500). UCP 600 này có hiệu lực từ ngày 01 / 7 /2007.  Ngày nay, UCP là cơ sở pháp lý quan trọng cho các giao dịch thương mại trị giá hàng tỷ đô la hàng năm trên toàn thế giới. UCP được các ngân hàng và các bên tham gia thương mại áp dụng ở trên 175 quốc gia. Khoảng 11-15% thương mại quốc tế sử dụng thư tín dụng với tổng giá trị hơn 1.000 tỷ USD mỗi năm. Những tiến bộ và một số tồn tại chưa giải quyết được trong UCP 600. Những quy định tiến bộ trong UCP 600: So với phiên bản cũ, UCP600 có nhiều điểm nổi bật hơn. Các từ ngữ trong thanh toán quốc tế được ghi ngắn gọn và rõ ràng hơn, các điều kiện giao dịch được cụ thể hóa hơn và không còn mơ hồ để có thể tạo ra tranh chấp giữa các bên. Cụ thể,  UCP 600 giải thích các quy định pháp lý trong tín dụng và bổ sung mới như cho phép dùng các thuật ngữ “hạng nhất”, thời gian xử lý chứng từ đã được rút ngắn từ 7 ngày xuống 5 ngày…UCP 600 quy định nếu xuất trình chứng từ phù hợp thì phải thanh toán; nếu xuất trình không phù hợp, ngân hàng phát hành, ngân hàng xác nhận…có quyền từ chối thanh toán hoặc thương lượng thanh toán. Ở điều khoản 28, UCP 600 có quy định rõ ngoài đại lý, còn có thêm “người ủy quyền” tham gia bảo hiểm; quy định không gian bảo hiểm; quy định mức bảo hiểm tối. Về hình thức UCP 600 được bố cục lại với 39 điều khoản (so với 49 điều khoản của UCP 500) và được sắp xếp một cách khoa học, dễ tra cứu, trong đó bổ sung nhiều định nghĩa và giải thích thuật ngữ mới để làm rõ nghĩa của các thuật ngữ còn gây tranh cãi trong bản UCP 500. ♦ Nội dung của UCP 600: Điều 1: Áp dụng UCP Điều 2: Định nghĩa Điều 3: Giải thích Điều 4: Tín dụng và hợp đồng Điều 5: Các chứng từ và hàng hóa, dịch vụ hoặc các thực hiện Điều 6: Thanh toán, ngày hết hạn và nơi xuất trình Điều 7: Cam kết của Ngân hàng phát hành Điều 8: Cam kết của Ngân hàng xác nhận Điều 9: Thông báo tín dụng và các sửa đổi Điều 10: Sửa đổi tín dụng Điều 11: Tín dụng và sửa đổi được sơ báo và chuyển bằng điện Điều 12: Sự chỉ định Điều 13: Thỏa thuận hoàn trả giữa các ngân hàng Điều 14: Tiêu chuẩn kiểm tra chứng từ Điều 15: Xuất trình phù hợp Điều 16: Chứng từ có sai biệt, bỏ qua sai biệt và thông báo Điều 17: Các chứng từ gốc và bản sao Điều 18: Hóa đơn thương mại Điều 19: Chứng từ vận tải dụng cho ít nhất hai phương thức vận tải khác nhau Điều 20: Vận tải đơn Điều 21: Giấy gửi hàng đường biển không chuyển nhượng Điều 22: Vận tải đơn theo hợp đồng thuê tàu Điều 23: Chứng từ vận tải hàng không Điều 24: Chứng từ vận tải đường bộ, đường sắt và đường song Điều 25: Biên lai chuyển phát, biên lai bưu điện hoặc giấy chứng nhận bưu phẩm Điều 26: Trên boong, người gửi hàng xếp và đếm, người gửi hàng kê khai gồm có và chi phí phụ thêm vào cước phí Điều 27: Chứng từ vận tải hoản hảo Điều 28: Chứng từ bảo hiểm và bảo hiểm Điều 29: Gia hạn ngày hết hạn hiệu lực và ngày xuất trình cuối cùng Điều 30: Dung sai về số tiền, số lượng và đơn giá Điều 31: Giao hàng hoặc thanh toán từng phần Điều 32: Giao hàng hoặc thanh  toán nhiều lần Điều 33: Giờ xuất trình Điều 34: Miễn trách về hiệu lực của chứng từ Điều 35: Miễn trách về dịch thuật và chuyển giao thư tín Điều 36: Bất khả kháng Điều 37: Miễn trách về hành động của một bên ra chỉ thị Điều 38: Tín dụng có thể chuyển nhượng Điều 39: Chuyển nhượng số tiền thu được Nhận xét :Xét Điều 2 UCP 600: rõ ràng ta thấy các định nghĩa và giải thích thuật ngữ rõ ràng này sẽ giúp cho các bên tham gia trong quy trình thanh toán tín dụng chứng từ tránh khỏi tranh chấp không đáng có. Đặc biệt về  thương lượng thanh toán, trong UCP 500, thuật ngữ này được gọi là “ discount” chứ không phải “ negotiation” như ở bản 600 này. Điều này có ý nghĩa rất lớn  vì “Discount” có nghĩa là định giá và thanh toán  chỉ cho hối phiếu nhưng trong phương thức thanh toán TDCT, giao dịch giữa các bên là giao dịch trên cơ sở chứng từ mà rất nhiều bộ chứng từ khi xuất trình không đòi hỏi phải có hối phiếu. Trong những trường hợp này thuật ngữ “negotiation” thể hiện rõ bản chất của quá trình này hơn. Chiết khấu phải được hiểu là thương lượng thanh toán bằng thế chấp bộ chứng từ. Tiếp theo là khoản quy định về thư tín dụng, so với UCP 500, UCP 600 đã quy định rõ ràng tín dụng là không thể hủy ngang. Quy định này thực sự rất có ý nghĩa đối với bên xuất khẩu, họ có thể giao dịch một cách an toàn hơn và không sợ bị bên nhập khẩu từ chối giao dịch giữa chừng. Bên cạnh đó, trong phương thức thanh toán TDCT, tín dụng phải là một tín dụng không thể hủy ngang thì mới có thể đảm bảo cho các ý nghĩa của phương thức này. Đó là sự đảm bảo thanh toán cho các bên. Ngoài điều 2, điều 3 của UCP cũng giải thích rất kỹ các thuật ngữ được sử dụng trong thư tín dụng, làm cho các bên hiểu rõ ràng và giao dịch trôi chảy hơn. Về thời gian làm việc ngân hàng UCP 600 đã quy định rõ thời gian cho việc từ chối hoặc chấp nhận các chứng từ xuất trình là khoảng thời gian cố định “5 ngày làm việc ngân hàng” (five banking days). ở UCP 500, khoảng thời gian này được quy định không rõ ràng là “Thời gian hợp lý” (Reasonable Time) và “Không chậm trễ” (Without delay) để kiểm tra chứng từ và thông báo chứng từ bất hợp lệ. Nhận xét: việc quy định rõ ràng thời hạn để ngân hàng làm việc ra quyết định từ chối hay không từ chối bộ chứng từ như trên là rất cần thiết. Khoảng thờp gian này cũng rất hợp lý để các ngân hàng xem xét chứng từ và đưa ra quyết định. Ngoài ra, so với 7 ngày trong UCP 500, 5 ngày trong UCP 600 có thể giúp đẩy nhanh quá trình xử lý chứng từ qua đó thúc đẩy nhanh hoạt động thương mại thông qua hình thức thư tín dụng. Quan trọng hơn nữa, quy định này sẽ chấm dứt những tranh chấp trong việc hiểu và vận dụng quy đinh thời gian hợp lý trong việc xử lý chứng từ của ngân hàng mà trên thực tế đã phát sinh. Quy định về địa chỉ của Người yêu cầu và Người thụ hưởng UCP 600 đã đưa ra quy định mới về địa chỉ của người yêu cầu mở và người hưởng lợi thư tín dụng phải được thể hiện trên chứng từ xuất trình đúng như trong L/C: Nhận xét: việc quy định địa chỉ của người thụ hưởng và người yêu cầu thể hiện trong các chứng từ không nhất thiết phải giống như đã nêu trong thư tín dụng hay các chứng từ khác là rất tiến bộ và hợp lý. Trên thực tế đã có nhiều trường hợp ngân hàng từ chối bộ chứng từ vì người thụ hưởng và người yêu cầu trong bộ chứng từ xuất trình không giống hoàn toàn với NTH NYC trong thư tín dụng. Việc quy định như trên sẽ giúp giảm thiểu các bộ chứng từ bị từ chối một cách không hợp lý và làm cho quá trình thực hiện L/C được linh hoạt hơn. Quy định về việc từ chối bộ hồ sơ: Nhận xét: theo quy định mới của UCP 600, ngân hàng phát hành hoặc ngân hàng chỉ định có thể lựa chọn hình thức định đoạt cho chứng từ một cách linh hoạt và thích hợp để thông báo cho người xuất trình. Chẳng hạn trong trường hợp bộ chứng từ xuất trình có sai sót, nhưng người nhập khẩu quyết định bỏ qua lỗi để nhanh chóng lấy được bộ chứng từ đi nhận hàng chỉ cần thông báo bỏ qua sai biệt và chấp nhận sai biệt cho phía ngân hàng là có thể rút ngắn thời gian lấy chứng từ đi nhận hàng, giảm thiểu các thiệt hại về phí lưu kho, nhanh chóng giải phóng hàng. Điều này đặc biệt quan trọng trong thời kì kinh tế thị trường, cạnh tranh gay gắt, thời gian là yếu tố quyết định. Quy định về vấn đề chiết khẩu hối phiểu trả chậm:  Với việc quy định rõ trách nhiệm của ngân hàng phát hành và ngân hàng xác nhận về việc hoàn trả vào ngày đáo hạn của bộ chứng từ dù ngân hàng chỉ định có trả trước hối phiếu hay mua lại bộ chứn
Luận văn liên quan