PHẦN 1: Sơ lược về lịch sử làng gốm.
Vị trí địa lý:
Làng gốm Phù Lãng thuộc xã Phù Lãng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh, cách Hà Nội khoảng 60 km và cách sông Lục đầu khoảng 4 km. Cùng với gốm Bát Tràng (Gia Lâm) và gốm Thổ Hà (Bắc Giang), cái tên gốm Phù Lãng đã và đang dành được nhiều sự chú ý của khách du lịch trong và ngoài nước, đặc biệt là dân ham mê chụp ảnh.
Phù Lãng nằm bên bờ sông Cầu và có nhiều bến đò ngang suốt ngày chở khách qua lại.
Địa danh Phù Lãng có thể có từ cuối thời Trần đầu thời Lê. Vào thời kỳ này, Phù Lãng có 3 thôn: Trung thôn, Thượng thôn, Hạ thôn. Phù Lãng được trong và ngoài nước biết đến với nghề gốm truyền thống.
13 trang |
Chia sẻ: thanhlinh222 | Lượt xem: 7297 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Gốm Phù Lãng làng gốm cổ truyền Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GỐM PHÙ LÃNG
LÀNG GỐM CỔ TRUYỀN VIỆT NAM
***
Giảng viên: Ths. Hồ Thu Hà
Bài làm: Nhóm 4.
***
Danh sách thành viên :
1. Nhóm trưởng: Nguyễn Thị Hồng Nhung
2. Nguyễn Thị Vân Anh
3. Tống Thị Huyền
4. Nguyễn Thu Hiền
5. Trần Minh Nguyệt
6. Giang Anh Minh
7. Vũ Thị Thu Huyền
8. Lang Thị Thư
9. Đặng Thị Thùy Linh
10. Cao Thị Hoài Thu
11. Nguyễn Thị Thủy
12. Nguyễn Văn Hưng
13. Phạm Thùy Dung
BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC
STT
HỌ VÀ TÊN
CÔNG VIỆC
ĐÁNH GIÁ
GHI CHÚ
1
Nguyễn Thu Hiền
Giang Anh Minh
Sơ lược về lịch sử làng gốm
Hiền:4/5*
Minh:4/5*
Nộp đúng hạn
2
Nguyễn Thị Thủy
Phạm Thùy Dung
Quy trình sản xuất gốm
Thư:4/5*
Linh:4/5*
Nộp đúng hạn
3
Cao Thị Hoài Thu
Các sản phẩm gốm
Phù Lãng
3/5*
Nộp muộn
4
Lang Thị Thư
Đặng Thị Thùy Linh
Lê Văn Hưng
Nét đẹp của làng gốm
Thư:4/5*
Linh:4/5*
Hưng:4/5*
Nộp đúng hạn
5
Tống Thị Huyền
Nghệ nhân làng gốm
4/5*
Nộp đúng hạn
6
Vũ Thị Thu Huyền
Hiện trạng của làng gốm
4/5*
Nộp đúng hạn
7
Nguyễn Thị Vân Anh
Trần Minh Nguyệt
Làm powerpoint
V.Anh:5/5*
Nguyệt:4/5*
Tích cực
8
Nguyễn Thị Hồng Nhung
Phân chia công việc, tổng hợp tài liệu, chỉnh sửa và hoàn thiện word, thuyết trình, đánh giá.
5/5*
Nhóm trưởng
CẤU TRÚC BÀI
PHẦN 1: SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ LÀNG GỐM
PHẦN 2: QUY TRÌNH SẢN XUẤT GỐM
PHẦN 3: NÉT ĐẸP ĐỘC ĐÁO CỦA GỐM PHÙ LÃNG
PHẦN 4: NHỮNG NGHỆ NHÂN NỔI TIẾNG
PHẦN 5: HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA LÀNG NGHỀ GỐM
PHẦN 6: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN GỐM PHÙ LÃNG
***
PHẦN 1: Sơ lược về lịch sử làng gốm.
Vị trí địa lý:
Làng gốm Phù Lãng thuộc xã Phù Lãng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh, cách Hà Nội khoảng 60 km và cách sông Lục đầu khoảng 4 km. Cùng với gốm Bát Tràng (Gia Lâm) và gốm Thổ Hà (Bắc Giang), cái tên gốm Phù Lãng đã và đang dành được nhiều sự chú ý của khách du lịch trong và ngoài nước, đặc biệt là dân ham mê chụp ảnh.
Phù Lãng nằm bên bờ sông Cầu và có nhiều bến đò ngang suốt ngày chở khách qua lại.
Địa danh Phù Lãng có thể có từ cuối thời Trần đầu thời Lê. Vào thời kỳ này, Phù Lãng có 3 thôn: Trung thôn, Thượng thôn, Hạ thôn. Phù Lãng được trong và ngoài nước biết đến với nghề gốm truyền thống.
Lịch sử hình thành:
Làng nghề gốm Phù Lãng đã tồn tại từ lâu đời, Ông tổ nghề gốm Phù Lãng là Lưu Phong Tú (Theo Tô Nguyễn, Trình Nguyễn trong sách Kinh Bắc-Hà Bắc)
Vào cuối thời Lý, ông được triều đình cử đi sứ sang Trung Quốc. Trong dịp đi này, ông học được nghề làm gốm và truyền dạy cho người trong nước. Đầu tiên, nghề này dược truyền vào vùng dân cư đôi bờ sông Lục Đầu sau đó chuyển về vùng Vạn Kiếp (Hải Dương). Vào khoảng đầu thời Trần (thế kỷ XIII) nghề được truyền đến đất Phù Lãng Trung.
Nghề gốm Phù Lãng được hình thành và phát triển ở đây vào khoảng thời Trần(thế kỷ XIV.)
Hiện nay, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, một số nhà sưu tập còn lưu giữ và trưng bày một số sản phẩm gốm Phù Lãng có niên đại khoảng thế kỷ XVII - XIX. Đó là sản phẩm gốm men nâu và những sắc độ của nó như men da lươn, vàng nhạt, vàng thẫm, vàng nâu...
PHẦN 2: Quy trình sản xuất gốm Phù Lãng.
Một xưởng sản xuất gốm gồm năm nhóm chính: tổ lò, tổ chuốt, tổ họa tiết, tổ men, tổ làm sạch.
Tương ứng với các tổ là các bước để hoàn tất một sản phẩm gốm Phù Lãng như sau:
Bước 1: Chọn đất và xử lý đất sét
Khác với những sản phẩm gốm lấy chất liệu từ "xương" đất sét xanh của Thổ Hà, sét trắng của Bát Tràng, gốm Phù Lãng được tạo nên từ "xương" đất đỏ hồng lấy từ vùng Thống Vát, Cung Khiêm (Bắc Giang). Đất được chở về Phù Lãng theo đường sông (chủ yếu là sông Cầu). Điều này rất thuận lợi do Phù Lãng không phải lấy đất sét tại chính làng họ, tránh phá vỡ cấu trúc địa chất và cảnh quan làng nghề.
Ðất để làm đồ sành phải là loại đặc biệt, có độ dẻo. Lấy được đất về, người thợ phải phơi cho đất bạc màu trộn lẫn các lần đất, đập thành những viên nhỏ bằng ngón chân cái rồi mới cho "ngậm" nước, sau đó xéo tròn, nề đất, chọn sạn, phá, sa cho tới khi đất phải nhuyễn mịn như một miếng giò mới thôi. Một miếng đất trước khi chuốt phải nề, xéo tới chục lần mới thành khoanh cho lên bàn xoay nắn thành sản phẩm.
Dưới bàn tay của người thợ thủ công, đất sét được luyện thật nhuyễn, đảm bảo độ dẻo, mịn nhất định và được tạo hình trên bàn xoay bằng tay hoặc trên khuôn.
Bước 2: Tạo hình.
Về mặt tạo hình, gốm Phù Lãng được sử dụng nhiều phương pháp khác nhau trong nghệ thuật tạo dáng, với những hình khối đa dạng. Nhưng nhìn chung có thể quy vào hai phương pháp cơ bản:phương pháp thứ nhất tạo hình trên bàn xoay (làm trong gốm gia dụng và trên gốm trang trí) ; phương pháp thứ hai đó là, in trên khuôn gỗ hoặc khuôn đất nung rồi dán ghép lại ( làm trên đồ tín ngưỡng). Mỗi loại hình sản phẩm, mỗi chủng loại hàng đều có những kỹ thuật, kỹ xảo riêng, tất cả đều nhằm đạt được hiệu quả tối đa về hai phương diện kinh tế và thẩm mỹ.
Cũng như nghề gốm Bát Tràng (Gia Lâm), và Thổ Hà (Bắc Giang), phương pháp tạo hình sản phẩm (có tiết diện tròn) là chuốt. Tất cả các sản phẩm được đưa lên bàn xoay tay. Hoạt động xung quanh bàn xoay tay cần phải có 2 người, trong đó một người chuyên ngồi chuốt, một người vần bàn xoay. Người vần bàn xoay đồng thời làm nhiệm vụ lăn đất thành đòn để chuốt (còn gọi là xe đòn). Sản phẩm sau khi đã tạo hình xong, để cho se dần, đến khi sờ tay vào không thấy dính, lúc bấy giờ người thợ tiến hành chúng, đấm, thúc bên trong của sản phẩm cho thành hình đồ vật, rồi lại để cho ráo. Lúc này nếu thấy sản phẩm có vết rạn nứt thì được vá lại bằng đất mịn và nát.
Bước cuối cùng trong khâu hoàn thành sản phẩm là ve, nạo sản phẩm sau khi sản phẩm đã thành bạc hàng (chuyển màu trắng). Ve, nạo xong sản phẩm dược tráng một lớp men lên, tạo màu sắc.
PHẦN 3: Các sản phẩm gốm Phù Lãng:
Các sản phẩm gốm Phù Lãng có sắc thái riêng biệt, đó là những sản phẩm gốm men nâu, nâu đen, vàng nhạt, vàng thẫm, vàng nâu, mà người ta gọi chung là men da lươn. Thêm nữa, nét đặc trưng nổi bật của gốm Phù Lãng là phương pháp đắp nổi theo hình thức chạm bong, còn gọi là chạm kép, màu men tự nhiên, bền và lạ, dáng của gốm mộc mạc, thô phác nhưng khỏe khoắn, chứa vẻ đẹp nguyên sơ của đất với lửa và rất đậm nét của điêu khắc tạo hình.
Gốm Phù Lãng tập trung vào 3 loại hình:
1. Gốm dung trong tín ngưỡng ( lư hương, đài thờ, đỉnh,)
2. Gốm gia dụng ( lọ, bình, ang, chum, vại, bình vôi, ống điếu,)
3. Gốm trang trí ( bình, ấm hình thú như ngựa, voi,)
PHẦN 4: Nét đẹp của gốm Phù Lãng
Gốm Phù Lãng có nét sắc thái riêng biệt, đó là những sản phẩm gốm men nâu, nâu đen, vàng nhạt, vàng thẫm, vàng nâu mà người ta gọi chung là men da lươn. Thêm nữa, nét đặc trưng nổi bật của gốm Phù Lãng là sử dụng phương pháp đắp nổi theo hình thức chạm bong, còn gọi là chạm kép, màu men tự nhiên, bền và lạ; dáng của gốm mộc mạc, thô phác nhưng khỏe khoắn, chứa đựng vẻ đẹp nguyên sơ của đất với lửa, và rất đậm nét của điêu khắc tạo hình.
Nếu Bát Tràng ồn ào, nhộn nhịp sầm uất với những sản phẩm hiện đại được tạo ra đặc trưng từ chất liệu đất sét trắng và Thổ Hà một thời huyên náo đò đầy dọc ngang với những sản phẩm từ đất sét xanh. Còn Phù Lãng luôn mộc mạc, bình dị như chính sản phẩm mà họ tạo ra từ đất sét đỏ trầm đặc trưng.
Nổi bật so các dòng gốm khác, gốm Phù Lãng được phủ một lớp men đặc trưng nhất, được các nghệ nhân gọi tên như: da lươn, quả duối, hạt na, cua đá rất đặc trưng, thanh nhã và bền đẹp những lớp men này được các nghệ nhân đúc kết từ kinh nghiệm theo thời gian và truyền thống lâu đời của làng nghề. những sản phẩm đạt tiêu chuẩn phải có màu da lươn vàng óng hay màu cánh gián, khi gõ vào sản phẩm có tiếng vang.
Nếu vẻ đẹp của Bát Tràng là sự đa dạng về nước men, những nét vẽ tinh tế, thì hồn cốt của Phù Lãng được tạo nên từ sự dân dã, mộc mạc, dáng gốm đơn giản, khỏe khắn tăng thêm điểm nhấn từ nước men da lươn này.
Đặc trưng nghệ thuật của gốm Phù Lãng
Đặc trưng của gốm Phù Lãng là màu sành nâu tráng men da lươn cùng các họa tiết, hoa văn thường là rồng, phượng, hổ phù, hoa sen, lá đề. Do được làm hoàn toàn thủ công nên sản phẩm của mỗi nhà một khác từ hình dáng cho đến màu men vàng da lươn (vàng nhạt, vàng thẫm, vàng lục, vàng nâu, vàng đỏ...) - và đó là kỹ thuật, là bí quyết của từng hộ, có khi chỉ nhìn vào sản phẩm, những khách quen có thể nhận biết được đó là hàng của nhà nào.
Loại gốm sành nâu của Phù Lãng được phát triển từ loại gốm đất nung với nhiệt độ lò nung được nâng dần từ 600, 700 độ C đến 1.200 độ C. Gốm sành nâu được làm từ đất sét thường. Ở nhiệt độ 1.200 độ C, xương gốm đã chớm chảy, kết dính hạt mịn và rắn chắc, trở thành sành sứ.
Gốm sành nâu xuất hiện từ đầu Công nguyên. Những phát hiện kho cổ học cho thấy: hàng loạt lò nung gốm sành nâu cổ ở Thanh Hoá, Hi Dưng, Bắc Ninh... Tới thế kỷ XIV, XV và những thế kỷ sau, gốm sành nâu bắt đầu nổi tiếng khắp trong nước với các địa danh Hưng Canh (Vĩnh Phúc), Thổ Hà, Phù Lãng (Bắc Ninh), Móng Cái, Đông Triều (Qung Ninh), Việt Hưng (Thái Bình), Bến Ngự (Thanh Hoá), Mường Chanh (Sơn La), Vân Đình, Quế Quyển (Hà Tây), Biên Hoà (Đồng Nai), Lái Thiêu (Bình Dưng), v.v...
Gốm sành nâu: màu đỏ tía, nâu đỏ, nâu thẫm, mận chín, đồng hun hoặc màu chu hồng. Được nung ở nhiệt độ cao, gốm sành nâu có lớp da ngoài đanh mặt, nhẵn bóng. Không phải bất kỳ loại đất sét nào cũng cho sản phẩm gốm sành nâu có chất lượng tốt.
Ở thế kỷ XIV-XV, khi men trên gốm sành xốp hoa nâu và gốm hoa lam phát triển thì một số lò gốm sành nâu có men, trong đó nổi tiếng nhất là gốm Phù Lãng. Có thể phân biệt gốm của ba làng Bát Tràng, Thổ Hà, Phù Lãng qua xương gốm và bề mặt ngoài sản phẩm.
Gốm Bát Tràng thuộc loại sành trắng, xương gốm trắng mịn, mặt ngoài phủ một lớp men mỏng màu trắng hoặc trắng ngà, dưới men có thể nhìn thấy những hoạ tiết mà lam. Sau này, Bát Tràng sản xuất cả những loại gốm men màu với kỹ thuật tạo tác và thủ pháp trang trí đạt trình độ điêu luyện được khách nước ngoài ưa chuộng. Nhưng cơ bản, gốm ni đây vẫn giữ được những đặc điểm cốt yếu của loại gốm sành trắng (ảnhư xương gốm trắng, mịn, men mỏng, trong, bóng đều, thường có màu nền trắng hoặc trắng ngà).
Gốm Thổ Hà thuộc loại gốm sành nâu, xương gốm màu nâu đỏ hoặc nâu đen. Tuy không phủ men, nhưng do đất gốm được luyện kỹ, rồi nung ở nhiệt độ cao, xưng gốm đã chớm chảy nên khi ra lò, trên bề mặt sản phẩm loại gốm này như được tráng một lớp men nâu mỏng, bóng loáng. Chính lớp men ấy cùng với cốt gốm dày, nặng đã tạo nên vẻ mộc mạc, thô khoẻ của sản phẩm, phù hợp với thẩm mỹ bình dân, lại có chiều kín đáo, sâu sắc.
Về kỹ thuật tạo dáng, tạo khối nung, gốm Phù Lãng không khác nhiều so với gốm Thổ Hà. Nhưng về mặt nghệ thuật, gốm Phù Lãng đã vượt xa gốm Thổ Hà, bởi nó là loại gốm sành nâu đã được tráng một lớp nước men hoàng thổ, huyền thổ có sắc nâu vàng hoặc nâu đen khá dầy, thường gọi là men da lưn. Men của nó không bóng như men gốm sành trắng Bát Tràng, không đều màu mà có chỗ đậm, chỗ nhạt, chỗ rạn men, chỗ co men, rất phù hợp với nét đặc trưng nổi bật của dáng gốm sành nâu nói chung là đầy đặn, chắc khoẻ.
Đặc biệt mặt hàng gốm trang trí của Phù Lãng rất được khách hàng quốc tế yêu thích bởi nét đặc trưng là sử dụng phương pháp đắp nổi theo hình thức chạm bong, mà người Phù Lãng gọi là chạm kép các đề tài truyền thống- tứ linh, cảnh sinh hoạt và phong cảnh làng quê
PHẦN 5: Nghệ nhân nổi tiếng làng gốm Phù Lãng.
Bên cạnh những sản phẩm gốm đẹp chuẩn mực từng chi tiết , từng hoa văn và có thể an tâm đem đến cho người dùng thì không thể không nhắc đến công sức , nói chính xác hơn là bàn tay tâm huyết của những người dùng đôi tay của mình để tạo lên – đó chính là những nghệ nhân của làng nghề, người nối tiếp của cha ông để rồi sau này cũng sẽ trao truyền lại cho đời con cháu.
Nằm ven con sông Cầu thơ mộng quê hương gốm sứ tấp nập bởi những chuyến xe chở hàng đi tiêu thụ, các công xưởng nhộn nhịp với những gian trưng bày đang thu hút hàng trăm lượt khách du lịch đến từ mọi miền tổ quốc và cả khách nước ngoài. Dưới bến là những con tàu trở đất sét xuôi ngược đến từ Yên Tập, Yên Dũng ( Bắc Giang). Du nhập từ thế kỉ 18 , gốm sứ Phù Lãng nổi bật với ba loại hình truyền thống: gốm dùng trong tín ngưỡng, dùng trong gia đình, trang trí. Thế nhưng hiện nay, thay vì những dáng vẻ đơn điệu , thô sơ , một số nghệ nhân trẻ đã khẳng định được thương hiệu gốm Phù Lãng bằng cách mạnh dạn thay đổi loại hình gốm sứ cổ xưa sang mặt hàng gốm sứ mỹ nghệ mới. Gốm Nhung và gốm Ngọc được coi là 2 thương hiệu đặc trưng của gốm Phù Lãng với nhiều mặt hàng được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng.
Nghệ nhân Vũ Hữu Nhung – sinh năm 1974 : “ Chúng tôi luôn cố gắng tìm tòi, thể hiện các sản phẩm trên các chất liệu khác nhau như gạch, gỗ,đá Đôi khi là lấy cảm hứng từ gỗ cỏ, cây ,hóa,lá để chế tạo ra những mẫu gốm tinh xảo và độc đáo” đây là những gì mà anh đã tâm sự khi được hỏi đến mục đích để anh tạo dựng lên thương hiệu mới sáng tạo gây dựng trên làng nghề của mình. Anh được đồng nghiệp trong và ngoài nước biết đến từ năm 24 tuổi với các giải thưởng và những tác phẩm gốm sứ chiếm được nhiều thiện cảm của một só bạn hàng khó tính trên thị trường như Nhật Bản, Hàn Quốc Anh đã tạo điều kiện công ăn việc làm cho hơn 200 lao động trong làng , với mức lương từ 2 – 2,5 triệu đồng / tháng. Ngoài làng gốm lớn tại Quế Võ, anh còn mở thêm chi nhánh tại Hà Nội và các tỉnh phía Nam. Yêu nghê, tâm huyết với nghề nên hiện tại anh đang làm giảng viên của trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội. Anh chia sẻ rằng “ Tôi muốn các bạn trẻ hôm nay sẽ có nhiều đổi mới hơn nữa để phát triển và làm lớn mạnh thương hiệu gốm sứ Phù Lãng”.
Bên cạnh xưởng gốm của anh Nhung thì một nghệ nhân khác cũng với long tâm huyết yêu nghề cũng đã tạo dựng cho mình một cơ sở gốm và có thương hiệu trên thị trường . Anh Nguyễn Minh Ngọc , sinh ra trong một gia đình có truyền thống làm gốm, trước sự biến chuyển mạnh mẽ của toàn xã hội, những chiếc chum, vò màu đất của làng gốm Phù Lãng không còn giữ được vị thế của mình trên thị trường trước tình hình “ế ẩm” này, Nguyễn Minh Ngọc cũng giống như nhiều bạn trẻ ở Bắc Ninh khi ấy, từng nghĩ đến việc chọn một con đường khác để có thể thoát ly khỏi công việc nông nghiệp ở quê nhà , anh tâm sự “ Trước kia, những nghệ nhân Phù Lãng chỉ quen với những mặt hàng gốm cổ , năm 2001 , tôi đã quyết tâm thi đỗ vào trường đại học Mỹ Thuật Công nghiệp Hà Nội để về quê phát triển nghề gốm sứ” và niềm đam mê , sự cố gắng không nghừng của bản thân đã giúp anh tìm tòi và sáng tạo ra những sản phẩm độc đáo mới mang thương hiệu của riêng mình trên mảnh đất làng nghề , anh cũng tạo điều kiện cho hơn 100 công nhân ở đây có công ăn việc làm ổn định.
Ngoài ra cũng còn có một số nghệ nhân khác như Trần Mạnh Thiều với thương hiệu gốm Thiều, Nguyễn Minh Nhật với sản phẩm gốm Thương Nguyên..
PHẦN 5: Hiện trạng phát triển của nghề làm gốm Phù Lãng
Hiện nay sự phát triển gốm Phù Lãng gặp rất nhiều khó khăn và chính những khó khăn chồng chất đang tồn tại đã tác động trực tiếp đến nghề gốm truyền thống Phù Lãng. Nếu như trước đây người Phù Lãng sống chết, ăn ngủ cùng gốm thì giờ đây chỉ còn rất ít lò gốm “sáng lửa và tỏa khói”. Các sản phẩm gốm Phù Lãng ngày nay đa phần là đồ gia dụng cấp thấp được chất lên xe thồ bán dạo phục vụ nhu cầu địa bàn và một vài tỉnh lân cận.
Việc giảm dần các lò gốm, cùng giá trị kinh tế thấp của sản phẩm đã tác động không nhỏ đến tâm lý người làng nghề đặc biệt là chất lượng sản phẩm. Cùng với sự thu nhỏ làng nghề, gốm Phù Lãng cũng phải đối mặt với thực trạng mất chỗ đứng trên thị trường tiêu dùng bởi chất lượng mẫu mã sản phẩm.
Nhiều người tâm huyết với gốm Phù Lãng không khỏi xót xa lo lắng khi chứng kiến gốm Phù Lãng cứ đều đều ra lò song lại theo một quy trình cẩu thả, trượt xa về mặt chất lượng so với các sản phẩm của các nước trong khu vực như: Trung Quốc, Nhật Bản.... Trước kia người Phù Lãng luôn đặt công thức sản xuất: “Nhất xương nhì da, thứ ba dạc lò” hay “Đời cha luyện đất đời con làm đồ” lên hàng đầu. Ngày nay, dưới sức ép của thời hạn hợp đồng, người sản xuất gốm đã không ngần ngại bỏ qua các khâu xử lý kỹ thuật về xương, men gốm... Thậm chí, đất luyện đến đâu được cho vào lò đến đó, các công đoạn chế tạo men, bí quyết của nghệ nhân bị bỏ qua và thất truyền. Sẵn khuôn sẵn mẫu, người thợ chỉ có công việc đắp, nặn... rồi cho vào lò nung bởi vậy mẫu mã hàng hoá ngày càng đơn điệu, thiếu sáng tạo.
Một vài cơ sở có quy mô lớn, hướng tới mục tiêu sản xuất tạo ra những nét mộc mạc của làng gốm Phù Lãng trên các mặt hàng trang trí, phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên, do chạy theo nhu cầu thị trường lại thiếu hụt đội ngũ nghệ nhân lành nghề nên gốm trang trí phần nhiều là những mẫu sao chép, nhái lại...
Khi nghề truyền thống không đủ sức mạnh để nuôi sống, lôi cuốn, để người lao động tâm huyết với nghề thì cũng đồng nghĩa với việc mất dần nghệ nhân. Cho đến nay số nghệ nhân còn lại của Phù Lãng nhiều lắm cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay. Tre thì cứ già mà măng thì chẳng mọc. Việc đào tạo nghệ nhân, lưu giữ nghề truyền thống, xây dựng một thương hiệu gốm Phù Lãng dường như vẫn là bài toán khó giải mà các cấp có thẩm quyền đang bỏ ngỏ. Và, cũng thật khó mà đòi hỏi sự bình tâm sáng tạo của các nghệ nhân trong bối cảnh thị trường gốm sứ luôn sôi động mà người làng nghề thì vẫn nghèo khó nên không thể dành nhiều thời gian cho các ý tưởng ra đời.
PHẦN 6: Giải pháp.
Vấn đề bảo tồn và phát huy các giá trị của làng nghề luôn là bài toán, là thách thức đồng thời cũng là mục tiêu hướng đến của các nhà quản lý, các doanh nghiệp, làng nghề trong điều kiện mới, thời kỳ CNH – HĐH đất nước. Các giải pháp tác giả đưa ra dưới đây hi vọng sẽ phần nào đó giúp các làng nghề và những đơn vị liên quan giải quyết được những khó khăn, bất cập đang tồn tại, mặt khác đó cũng là những việc làm cần thiết cho công tác bảo tồn và phát triển làng nghề hiện nay.
Thứ nhất, cơ chế chính sách và nguồn vốn:
Ngày 24 tháng 11 năm 2000 Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 132/2000/QĐ-TTg về một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn; tiếp đó là Nghị định số 66/2006/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 7 tháng 7 năm 2006 về phát triển ngành nghề nông thôn với các chính sách, chủ trương quan trọng nhằm khuyến khích ngành nghề nông thôn, các doanh nghiệp, làng nghề phát triển. Cần đề ra những chính sách mềm dẻo, có cơ chế thông thoáng, khuyến khích sự đầu tư của các nguồn vốn trong và ngoài nước vào các hoạt động phát triển du lịch làng nghề, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và các giá trị văn hóa tại đây.
Thứ hai, tìm đầu ra cho sản phẩm:
Việc tìm kiếm thị trường, dự báo và phân khúc thị trường là những công việc có ý nghĩa hết sức quan trọng để tìm đầu ra cho sản phẩm của làng nghề. Hiện nay, nhiều sản phẩm tại các làng nghề sản xuất ra nhưng lại bị tồn kho không có hướng giải quyết, điều cần thiết trước mắt là tìm thị trường cho các sản phẩm ấy, kích cầu trong nước là giải pháp trước tiên và lâu dài. Cần thiết phải có các khu trưng bày sản phẩm của làng nghề.
Việc ký kết bán hàng độc quyền cho 1 số quốc gia ví như việc làm của cơ sở sản xuất gốm Nhung đang làm với Nhật Bản được xem là hướng đi mới, bền lâu và hiệu quả để các cơ sở sản xuất gốm khác cần học tập và đi theo. Cùng với đó là công tác đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu tại chỗ thông qua việc phát triển hoạt động du lịch làng nghề đây là con đường nhanh nhất để đưa khách hàng tới với sản phẩm làng nghề, là biện pháp quảng cáo hữu hiệu nhất và có sức lan tỏa lớn không chỉ đối với người dân đất Việt mà còn với bạn bè thế giới.
Thứ ba, đào tạo nguồn nhân lực:
Cần có các biện pháp tôn vinh và gìn giữ các nghệ nhân tài năng như những báu vật của quốc gia, như giữ những giá trị văn hóa dân tộc đang tồn tại trên từng sản phẩm của làng nghề. Ngoài việc truyền nghề, dạy nghề theo lối cầm tay chỉ việc cần phải có các lớp học trong nhà trường nhằm nâng cao hiệu quả làm nghề trong giai đoạn hiện nay, tạo ra một đội ngũ thợ thủ công có trình độ tay nghề cao, đáp ứng nhu cầu và đòi hỏi ngày một cao của xã hội.
Khuyến khích các làng nghề truyền thống tự mở các lớp, trung tâm dạy nghề. Thành lập các trung tâm giới thiệu việc làm tại các làng nghề nhằm giúp người lao động có thêm các thông tin, cơ hội tìm được việc làm phù hợp với năng lực và đ