Ngân hàng thương mại là một tổ chức có vai trò quan trọng, đó là trung gian tài
chính trong nền kinh tế. Hệ thống ngân hàng có mối liên quan chặt chẽ với nhau và với
phần lớn dân cư, tổ chức kinh tế. Sự tồn tại và phát triển của ngân hàng do đó ảnh
hưởng to lớn tới nền kinh tế và chất lượng của ngân hàng luôn là vấn đề đáng quan tâm
của nhà nước, của các cá nhân, tổ chức và của bản thân mỗi ngân hàng. Về bản chất,
rủi ro ngân hàng là không tránh khỏi nhưng điều đó không có nghĩa là không làm gì.
Các ngân hàng đều cố gắng hạn chế tối đa các rủi ro có thể xảy ra bằng các biện pháp
khác nhau.
Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng - chi nhánh Nghệ An trực thuộc ngân hàng
Việt Nam Thịnh Vượng, là một trong số mười hai ngân hàng hàng đầu Việt Nam.
Trong thời gian qua chi nhánh đã có những bước phát triển về quy mô và không ngừng
gia tăng lợi nhuận, đóng góp không nhỏ vào sự lớn mạnh của hệ thống. Chi nhánh trở
thành một bộ phận quan trọng của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Cùng với quá trình
phát triển đó VPBank Nghệ An đã gặp không ít những vấn đề về rủi ro tín dụng. Khi
được tham gia thực tập tại chi nhánh em nhận thấy rủi ro tín dụng tại chi nhánh đang có
những dấu hiệu gia tăng. Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam có nhiều biến động xấu như
nguy cơ về lạm phát, tỉ giá biến động mạnh, thiên tai làm ảnh hưởng không nhỏ đến
tình hình sản xuất kinh doanh, thu nhập của các thành phần kinh tế và làm giảm độ an
toàn tín dụng nói chung và của bản thân chi nhánh nói riêng. Chính vì vậy, đề tài “Hạn
chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng Việt Nam Thịnh
Vượng - chi nhánh Nghệ An” được em lựa chọn nghiên cứu. Qua đề tài nảy, em hy
vọng có thể góp phần vào việc hạn chế những rủi ro hiện hữu cũng như tiềm ẩn tại chi
nhánh, tăng độ an toàn trong hoạt động tín dụng
52 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2399 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Đậu Quang Thế
SVTH: Đậu Thị Hoài Thanh MSSV: 0854025464
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA KINH TẾ
------
ĐẬU THỊ HOÀI THANH
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG VIỆT NAM
THỊNH VƯỢNG – CHI NHÁNH NGHỆ AN
CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Vinh, tháng 03 năm 2012
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Đậu Quang Thế
SVTH: Đậu Thị Hoài Thanh MSSV: 0854025464
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA KINH TẾ
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Ề TÀI:
HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG VIỆT NAM
THỊNH VƯỢNG – CHI NHÁNH NGHỆ AN
CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Giáo viên hướng dẫn: Th.S Đậu Quang Thế
Sinh viên thực hiện : Đậu Thị Hoài Thanh
MSSV : 0854025464
Lớp : 49B2 – TCNH
Vinh, tháng 3 năm 2012
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Đậu Quang Thế
SVTH: Đậu Thị Hoài Thanh MSSV: 0854025464
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực tập tại phòng giao dịch VPBank Chợ Vinh em rất cảm ơn
ban lãnh đạo cùng các anh chị công tác tại phòng giao dịch đã tạo điều kiện và nhiệt
tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp cũng như cung cấp
những tài liệu cần thiết.
Em xin cảm ơn giáo viên hướng dẫn Th.s Đậu Quang Thế đã dành sự quan tâm
tận tình trong việc hướng dẫn, sửa chữa và góp ý cho em trong báo cáo thực tập này.
Mặc dù đã rất cố gắng song chuyên đề không tránh khỏi những thiếu sót rất
mong thầy cô và bạn đọc góp ý bổ sung thêm.
Em xin chân thành cảm ơn!
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Đậu Quang Thế
SVTH: Đậu Thị Hoài Thanh MSSV: 0854025464
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................................... 8
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................. 8
2.1 Mục đích nghiên cứu: .............................................................................................. 8
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu: ............................................................................................. 8
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................................. 9
3.1. Đối tượng nghiên cứu: ............................................................................................ 9
3.2. Phạm vi nghiên cứu: ............................................................................................... 9
4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................... 9
5. Kết cấu của báo cáo thực tập tốt nghiệp..................................................................... 9
PHẦN I - KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG VPBANK CHI NHÁNH NGHỆ AN ............ 9
1.1. KHÁI QUÁT VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG VPBANK NGHỆ AN ............... 10
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh ............................................... 10
1.1.1.1. Ngân hàng VPBank Việt Nam ........................................................................ 10
1.1.1.2. Ngân hàng VPBank – chi nhánh Nghệ An ( VPBank Nghệ An ) .................... 10
1.1.2. Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh Ngân hàng VPBank Nghệ An ............................ 11
1.1.2.1. Về nhân sự ...................................................................................................... 11
1.1.2.2. Về cơ cấu tổ chức ........................................................................................... 11
1.1.2.3. Chức năng và nhiệm vụ .................................................................................. 12
1.1.3. Các sản phẩm và khách hàng ............................................................................. 13
1.1.4. Phương hướng hoạt động ................................................................................... 13
1.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH NGÂN
HÀNG VPBANK NGHỆ AN ..................................................................................... 14
1.2.1. Tình hình huy động vốn ..................................................................................... 14
1.2.2. Tình hình sử dụng vốn ....................................................................................... 15
1.2.2.1 Hoạt động tín dụng .......................................................................................... 15
1.2.2.2 Hoạt động đầu tư ............................................................................................. 19
Bảng 1.6: Cơ cấu đầu tư của chi nhánh........................................................................ 20
1.2.3 Các hoạt động khác ............................................................................................ 20
1.2.3.1 Đầu tư cho công tác Marketing ........................................................................ 20
1.2.3.2 Đầu tư phát triển nguồn nhân lực ..................................................................... 21
1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh ............................................................................... 21
PHẦN II - THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG VÀ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO
TÍN DỤNG TẠI VPBANK NGHỆ AN ...................................................................... 24
2.1 THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI VPBANK CHI NHÁNH NGHỆ AN .. 24
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Đậu Quang Thế
SVTH: Đậu Thị Hoài Thanh MSSV: 0854025464
2.1.1 Thực trạng rủi ro tín dụng tại VPBank Nghệ An .................................................. 24
2.1.1.1 Chính sách và quy trình tín dụng tại chi nhánh VPBank Nghệ An ................... 24
2.1.1.2 Thực trạng rủi ro tín dụng tại VPBank chi nhánh Nghệ An.............................. 27
2.1.1.3 Các phương pháp hạn chế rủi ro đã thực hiện .................................................. 32
2.3 Đánh giá rủi ro tại chi nhánh VPBank Nghệ An .................................................... 35
2.3.1 Ưu điểm: ............................................................................................................ 35
2.3.2 Hạn Chế ............................................................................................................. 36
2.4 Nguyên nhân rủi ro tín dụng tại chi nhánh VPBank Nghệ An ................................ 36
2.4.1 Nguyên nhân từ phía ngân hàng ......................................................................... 36
2.4.2 Nguyên nhân khách quan.................................................................................... 37
2.2 GIẢI PHÁP HẠN CHỂ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI VPBANK NGHỆ AN ........... 38
2.2.1 Định hướng đối với hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong thời gian tới ...... 38
2.2.2 Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng ........................................................................ 38
2.2.2.1 Điều chỉnh cơ cấu tín dụng một cách hợp lý .................................................... 38
2.2.2.2 Xây dựng chính sách tín dụng riêng phù hợp với chi nhánh ............................ 39
2.2.2.3 Nâng cao hiệu quả nguồn nhân lực .................................................................. 40
2.2.2.4 Hạn chế rủi ro bằng bán nợ .............................................................................. 40
2.2.2.5 Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát và dự báo rủi ro ............................... 40
2.2.2.6 Quản lý danh mục tài sản đảm bảo .................................................................. 40
2.2.2.7 Nâng cao hiệu quả công tác thẩm định ............................................................. 43
2.2.2.8 Đa dạng hoá danh mục tín dụng ....................................................................... 45
2.2.2.9. Tuân thủ nghiêm ngặt các vấn đề có tính nguyên tắc trong tín dụng ............... 45
2.2.2.10 Thực hiện việc liên kết đồng bộ và có hệ thống giữa VPBank Nghệ An với các
chi nhánh ngân hàng thương mại cùng hoặc khác hệ thống ......................................... 46
2.2.2.11 Một số biện pháp khác ................................................................................... 46
2.2.3 Những kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro tín dụng .................................................. 47
2.2.3.1 Kiến nghị với ngân hàng VPBank ................................................................... 47
2.2.3.2 Kiến nghị với ngân hàng nhà nước Việt Nam: ................................................. 47
2.2.3.3 Kiến nghị với chính phủ và các cơ quan chức năng liên quan .......................... 48
2.2.3.4. Kiến nghị đối với khách hàng của Ngân hàng. ................................................ 49
KẾT LUẬN ................................................................................................................. 50
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Đậu Quang Thế
SVTH: Đậu Thị Hoài Thanh MSSV: 0854025464
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
VPBANK : Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng
NHTM : Ngân hàng thương mại
NHNN : Ngân hàng nhà nước
DPRR : Dự phòng rủi ro
DN : Doanh nghiệp
DNTN : Doanh nghiệp tư nhân
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
TCKT : Tổ chức kinh tế
KHCN : Khách hàng cá nhân
TSĐB : Tải sản đảm bảo
TDN : Tổng dư nợ
XHTDNB : Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ
CVTDH : Cho vay Trung dài hạn
DNNVV : Doanh nghiệp nhỏ và vừa
NVHĐ : Nguồn vốn huy động
DPCT : Dự phòng cụ thể
GTTSĐB : Giá trị tài sản đảm bảo
CIC : Trung tâm thông tin tín dụng của ngân hàng nhà nước
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Đậu Quang Thế
SVTH: Đậu Thị Hoài Thanh MSSV: 0854025464
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Kết quả huy động vốn qua các năm tại Chi nhánh Ngân hàng VPBank Nghệ
An ............................................................................................................................... 14
Bảng 1.2: Doanh số cho vay theo thời gian của Chi nhánh Ngân hàng VPBank Nghệ
An ............................................................................................................................... 16
Bảng 1.3: Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế của Chi nhánh Ngân hàng
VPBank Nghệ An ........................................................................................................ 17
Bảng 1.4: Dư nợ cho vay theo thời gian của Chi nhánh Ngân hàng VPBank Nghệ An .... 18
Bảng 1.5: Dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế của Chi nhánh ................................ 19
Bảng 1.6: Cơ cấu đầu tư của chi nhánh........................................................................ 20
Bảng 1.7 : Thu nhập sau thuế (TNST) của chi nhánh ................................................. 22
Bảng 1.8: Kết quả thu dịch vụ ròng giai đoạn 2009 – 2011 ......................................... 22
Bảng 2.1: Phân nhóm nợ ............................................................................................ 28
Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu phản ánh rủi ro ................................................................... 29
Bảng 2.3 : Chỉ tiêu dự phòng ..................................................................................... 30
Bảng 2.4 : Dư nợ năm khách hàng lớn của chi nhánh ................................................. 30
Bảng 2.5: Dư nợ cho vay theo tài sản đảm bảo 2008 – 2011 ....................................... 31
Bảng 2.6 : Tài sản đảm bảo tính dự phòng rủi ro tín dụng .......................................... 33
Bảng 2.7: Dự phòng rủi ro tín dụng 2008-2011 .......................................................... 33
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Đậu Quang Thế
SVTH: Đậu Thị Hoài Thanh MSSV: 0854025464
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngân hàng thương mại là một tổ chức có vai trò quan trọng, đó là trung gian tài
chính trong nền kinh tế. Hệ thống ngân hàng có mối liên quan chặt chẽ với nhau và với
phần lớn dân cư, tổ chức kinh tế. Sự tồn tại và phát triển của ngân hàng do đó ảnh
hưởng to lớn tới nền kinh tế và chất lượng của ngân hàng luôn là vấn đề đáng quan tâm
của nhà nước, của các cá nhân, tổ chức và của bản thân mỗi ngân hàng. Về bản chất,
rủi ro ngân hàng là không tránh khỏi nhưng điều đó không có nghĩa là không làm gì.
Các ngân hàng đều cố gắng hạn chế tối đa các rủi ro có thể xảy ra bằng các biện pháp
khác nhau.
Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng - chi nhánh Nghệ An trực thuộc ngân hàng
Việt Nam Thịnh Vượng, là một trong số mười hai ngân hàng hàng đầu Việt Nam.
Trong thời gian qua chi nhánh đã có những bước phát triển về quy mô và không ngừng
gia tăng lợi nhuận, đóng góp không nhỏ vào sự lớn mạnh của hệ thống. Chi nhánh trở
thành một bộ phận quan trọng của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Cùng với quá trình
phát triển đó VPBank Nghệ An đã gặp không ít những vấn đề về rủi ro tín dụng. Khi
được tham gia thực tập tại chi nhánh em nhận thấy rủi ro tín dụng tại chi nhánh đang có
những dấu hiệu gia tăng. Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam có nhiều biến động xấu như
nguy cơ về lạm phát, tỉ giá biến động mạnh, thiên tai làm ảnh hưởng không nhỏ đến
tình hình sản xuất kinh doanh, thu nhập của các thành phần kinh tế và làm giảm độ an
toàn tín dụng nói chung và của bản thân chi nhánh nói riêng. Chính vì vậy, đề tài “Hạn
chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng Việt Nam Thịnh
Vượng - chi nhánh Nghệ An” được em lựa chọn nghiên cứu. Qua đề tài nảy, em hy
vọng có thể góp phần vào việc hạn chế những rủi ro hiện hữu cũng như tiềm ẩn tại chi
nhánh, tăng độ an toàn trong hoạt động tín dụng.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu:
Làm rõ vị trí và tầm quan trọng của việc hạn chế rủi ro tín dụng đối với chi
nhánh ngân hàng VPBank Nghệ An
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, báo cáo cần giải quyết các nhiệm vụ sau:
- Phân tích, đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh tại
VPBank Nghệ An
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Đậu Quang Thế
SVTH: Đậu Thị Hoài Thanh MSSV: 0854025464
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động tín
dụng và một số kiến nghị với các đơn vị liên quan
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của báo cáo thực tập là rủi ro trong hoạt động cho vay tại
ngân hàng VPBank chi nhánh Nghệ An
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi về không gian: Báo cáo chỉ tập trung nghiên cứu về hoạt động cho
vay của chi nhánh ngân hàng VPBank Nghệ An. Ngoài ra đề tài cũng có nghiên cứu
hoạt động cho vay tại các ngân hàng thương mại khác từ đó rút ra được kinh nghiệm về
phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng của các NHTM nói chung.
+ Phạm vi về thời gian: Các số liệu thống kê phục vụ cho nghiên cứu được thu
thập từ năm 2008 đến hết năm 2011 và các giải pháp, định hướng đề tài đưa ra để hạn
chế rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng VPBank - chi nhánh Nghệ An trong
thời gian tới.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu,báo cáo sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu
trong nghiên cứu kinh tế như phương pháp hệ thống, phương pháp phân tích và tổng
hợp, phương pháp thống kê. Báo cáo sử dụng các phương pháp thu thập thông tin
truyền thống, phân tích các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến rủi ro tín dụng tại
Ngân hàng VPBank Nghệ An. Phương pháp so sánh được sử dụng phổ biến để làm
sáng tỏ hơn các kết luận trong từng hoàn cảnh cụ thể.
5. Kết cấu của báo cáo thực tập tốt nghiệp
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của báo cáo được kết cấu thành 2 phần
như sau:
Phần 1: Khái quát về ngân hàng VPBank chi nhánh Nghệ An
Phần 2: Thực trạng rủi ro tín dụng và giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại
ngân hàng VPBank chi nhánh Nghệ An
PHẦN I - KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG VPBANK CHI NHÁNH NGHỆ AN
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Đậu Quang Thế
SVTH: Đậu Thị Hoài Thanh MSSV: 0854025464
1.1. KHÁI QUÁT VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG VPBANK NGHỆ AN
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh
1.1.1.1. Ngân hàng VPBank Việt Nam
Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (Tiền thân là ngân hàng thương mại cổ phần
các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank),tên tiếng Anh là Vietnam
Prosperity Joint - Stock Commercial Bank, được thành lập theo Giấy phép hoạt động
số 0042/NH-GP của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 12/08/1993
với thời gian hoạt động 99 năm. Ngân hàng bắt đầu hoạt động từ ngày 04/09/1993.
Năm 2000 đánh dấu một biến chuyển quan trọng trong quá trình phát triển của
VPBank, đó là việc Hội Đồng quản trị quyết định lựa chọn mục tiêu chiến lược của
VPBank cho tới năm 2010 là xây dựng VPBank thành Ngân hàng bán lẻ hàng đầu của
Việt Nam và trong khu vực. Thực tế đã chứng minh rằng định hướng này của VPBank
là hoàn toàn đúng đắn. Năm 2005 VPBank đã chính thức thoát khỏi tình trạng kiểm
soát đặc biệt, vượt qua giai đoạn khủng hoảng kéo dài (1997-2004), VPBank đã vươn
lên khẳng định được mình với uy tín và thương hiệu ngày càng vững mạnh, tình hình
tài chính lành mạnh và chất lượng hoạt động được kiểm soát tốt với những thành tích
đáng ghi nhận: Nhiều năm liền được nhận cúp vàng nhãn hiệu nổi tiếng Quốc gia, được
chứng nhận Ngân hàng có chất lượng hoạt động loại A, chứng nhận Ngân hàng thanh
toán xuất sắc do The Bank of NewYork, CitiBank- Mỹ, Union Bank- Mỹ trao tặng.
1.1.1.2. Ngân hàng VPBank – chi nhánh Nghệ An ( VPBank Nghệ An )
Ngân hàng VPBank Nghệ An hoạt động dựa theo sự chấp thuận của Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Quyết định số 03-2007/QĐ-HĐQT ngày
12/01/2007 của hội đồng quản trị VPBank Việt Nam, chính thức khai trương và đi vào
hoạt động ngày 30/01/2007. Hội sở đóng tại Tầng 1 nhà A, Tecco Tower, Đường
Quang Trung, Thành Phố Vinh, Nghệ An.
Hoạt động chính của VPBank Nghệ An là trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ và
dịch vụ Ngân hàng dựa trên chủ yếu các nghiệp vụ:
- Huy động vốn từ các tổ chức và dân cư
- Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn cho các tổ chức, dân cư
- Dịch vụ chuyển tiền nhanh trong nước và quốc tế
- Chiết khấu thương phiếu,trái phiếu và các chứng từ có giá
- Kinh doanh ngoại tệ
- Thanh toán quốc tế
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Đậu Quang Thế
SVTH: Đậu Thị Hoài Thanh MSSV: 0854025464
- Bảo lãnh dự thầu, thanh toán,..vv..
- Dịch vụ thẻ..vv..
Ngân hàng VPBank Nghệ An Là một trong hơn 135 chi nhánh của Ngân hàng
VPBank Việt Nam, hoạt động với phương châm lợi ích của Khách hàng là trên hết, lợi
ích của cổ đông được chú trọng, đóng góp hiệu quả vào sự phát triển cộng đồng.
Với lợi thế mạnh về thương hiệu của một Ngân hàng bán lẻ, trong khi đối tượng
phục vụ phần lớn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ tiểu thương, các hộ sản xuất
kinh doanh, điển hình như Công ty cổ phần kinh doanh Tân Miền Trung, Công ty cổ
phần đầu tư xây dựng và xuất nhập khẩu Bình Minh.... Do vậy, VPBank Nghệ An sẽ là
địa chỉ tin cậy trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, dịch vụ và tiêu dùng cho tất cả
Khách hàng là cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.
1.1.2. Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh Ngân hàng VPBank Nghệ An
1.1.2.1. Về nhân sự
Hiện nay Chi nhánh có 60 cán bộ, trong đó 48 đại học và trên đại học, 9 là cao
đẳng và trung cấp, còn lại là sơ cấp. Nhận thức được chất lượng đội ngũ nhân viên là
sức mạnh của Ngân hàng, giúp Ngân hàng sẵn sàng đương đầu với mọi cạnh tranh, vì
thế Ngân hàng luôn quan tâm nâng cao chất lượng công tác quản trị nhân lực.
1.1.2.2. Về cơ cấu tổ chức
Có thể khái quát về mô hình tổ chức của Chi nhánh như sau:
+ Ban giám đốc: bao gồm 01 Giám đốc
+ Các phòng ban:
- Phòng Hành chính tổ chức
- Phòng Phục vụ khách hàng
- Phòng Kế toán giao dịch (Bao gồm cả tin học)
- Phòng Giao dịch Nguyễn Văn Cừ
- Phòng Giao dịch chợ Vinh
- Phòng Giao dịch Cửa Đông
-