Tầng lớp trung lưu được tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau: xã hội học, kinh tế
học, triết học Với bài nghiên cứu này, tầng lớp trung lưu sẽ được tìm hiểu thuần dưới góc
độ của kinh tế học. Theo đó, ở cách tiếp cận của kinh tế vĩ mô, tầng lớp trung lưu sẽ được
khảo sát thông qua khối lượng tiêu dùng tư nhân - một thành phần quan trọng trong tổng
cầu của nền kinh tế (theo trường phái Keynes). Còn với cách tiếp cận vi mô, tầng lớp trung
lưu sẽ được đánh giá qua những tín hiệu mà họ đưa ra thị trường thông qua hành vi tiêu
dùng. Để phục vụ cho hai hướng tiếp cận này, chúng tôi sử dụng “Phương pháp nghiên
cứu định lượng”, dựa trên một định nghĩa rõ ràng về “tầng lớp trung lưu tại Việt Nam”
được xây dựng trên cơ sở phân tích các luồng quan điểm về tầng lớp này hiện nay. Cụ thể,
nhóm nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy kinh tế lượng, với hàm Cobb Douglas, hàm
Lorenz toàn phương và phần mềm EVIEW để ước lượng quy mô dân số của tầng lớp trung
lưu. Sau đó, chúng tôi sử dụng phương pháp thống kê tổng hợp đa biến với sự trợ giúp của
phần mềm STATA, để đi sâu phân tích hành vi tiêu dùng của tầng lớp trung lưu Việt Nam.
Cách tiếp cận trên cả hai góc độ vi mô và vĩ mô đối với tầng lớp trung lưu tại Việt
Nam đòi hỏi cơ sở số liệu tổng quan của nền kinh tế gồm tổng sản phẩm quốc dân, vốn đầu
tư toàn xã hội, lực lượng lao động, khối lượng tiêu dùng tư nhân đồng thời là những số
liệu chi tiết thống kê từng cá nhân trong nền kinh tế trải dài trong hơn 20 năm từ 1986 đến
2009. Các số liệu này được thu thập từ các nguồn thống kê hàng năm của các tổ chức trong
và ngoài nước như Tổng cục Thống kê, Liên hợp quốc, Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng
phát triển Châu Á và tổ chức Lao động thế giới. Ngoài ra, các số liệu chi tiết nhận được từ
bộ số liệu Điều tra mức sống hộ gia đình (VLSS), do Tổng cục Thống kê Việt Nam thực
hiện 2 năm một lần.
71 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3249 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hành vi tiêu dùng của tầng lớp trung lưu Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i
CÔNG TRÌNH DỰ THI
“GIẢI THƯỞNG SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH 2010”
Tên công trình:
HÀNH VI TIÊU DÙNG CỦA TẦNG LỚP
TRUNG LƯU VIỆT NAM
Giảng viên hướng dẫn: TS. Vũ Quốc Huy
TS.Vũ Phạm Hải Đăng
Người thực hiện: Lý Đại Hùng
Nguyễn Văn Thịnh
Trường: Đại học Kinh tế - ĐHQG HN
Lớp: QH2007E-CLC
ii
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ Độc lập - Tự do – Hạnh phúc
------ ------
Hà nội, ngày 07 tháng 09 năm 2010
Kính gửi: Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR)
Tên chúng tôi là:
LÝ ĐẠI HÙNG ( Trưởng nhóm ) Sinh ngày 03 tháng 01 năm 1989
NGUYỄN VĂN THỊNH Sinh ngày 27 tháng 09 năm 1989
Sinh viên năm thứ: 3/Tổng số năm học: 4
Lớp, khoa: QH2007E CLC – Khoa Kinh tế quốc tế
Ngành học: Kinh tế đối ngoại
Địa chỉ nhà riêng: số nhà 31, khu tập thể 817, thôn Tân xuân, xã Xuân Đỉnh, huyện
Từ liêm, Hà nội
Số điện thoại (cố định, di động): 01699 186 068 hoặc 01696 999 101
Địa chỉ email: lyhungk52@gmail.com
vanthinhnguyen89@gmail.com
Tôi (chúng tôi) gửi công trình này cho VEPR để tham dự ‘Giải thưởng Sinh viên Nghiên
cứu Kinh tế và Chính sách 2010’
Tên công trình
“HÀNH VI TIÊU DÙNG CỦA TẦNG LỚP TRUNG LƯU VIỆT NAM”
Tôi (chúng tôi) xin cam đoan đây là công trình do tôi (chúng tôi) thực hiện dưới sự
hướng dẫn của Tiến sĩ Vũ Quốc Huy và Tiến sĩ Vũ Phạm Hải Đăng , trong năm học
2009-2010.
Nếu những thông tin trên không chính xác, chúng tôi xin chịu trách nhiệm trước Ban tổ
chức cuộc thi.
Người gửi
Lý Đại Hùng
iii
TÓM TẮT CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
“HÀNH VI TIÊU DÙNG CỦA TẦNG LỚP TRUNG LƯU VIỆT NAM”
Khung lý thuyết của đề tài đã xây dựng và làm rõ khái niệm “tầng lớp trung lưu” tại
Việt Nam theo hai hướng khác nhau, trên cơ sở so sánh các luồng quan điểm hiện nay: định
nghĩa hiện đại sử dụng mức chi tiêu tiêu dùng trung bình để phân biệt tầng lớp trung lưu
với nhóm nghèo và giàu trong xã hội; định nghĩa cổ điển kết hợp mức chi tiêu tiêu dùng
trung bình với trình độ giáo dục của mỗi cá nhân. Kết quả thống kê cả hai chỉ tiêu trên, dựa
vào bộ số liệu điều tra mức sống hộ gia đình (VLSS) đã thể hiện rằng định nghĩa hiện đại là
phù hợp hơn với Việt Nam hiện nay và kết quả khảo sát trình độ giáo dục của ba nhóm dân
cư đã phác hoạ một số nét về bức tranh xã hội Việt Nam các năm gần đây. Sau đó, bằng mô
hình hồi quy kinh tế lượng với hàm Lorenz toàn phương và hàm sản xuất Cobb-Douglas,
phần mềm EVIEW, với số liệu của Liên hợp quốc, Ngân hàng Thế giới và Tổng cục Thống
kê Việt Nam, nhóm nghiên cứu ước lượng quy mô dân số của tầng lớp trung lưu Việt Nam
giai đoạn 1986 – 2015. Kết quả cho thấy từ hơn 5% dân số (1992), tầng lớp trung lưu Việt
Nam tăng lên 44% dân số (2009) và dự đoán khoảng 60% dân số năm 2015. Khối lượng
tiêu dùng của tầng lớp trung lưu cũng đóng góp quan trọng cho tăng trưởng GDP qua các
năm, do sự tăng lên của mức chi tiêu tiêu dùng trung bình và sự mở rộng quy mô dân số
tầng lớp trung lưu qua các năm. Tiếp đó, bằng phương pháp thống kê tổng hợp đa biến và
phần mềm STATA, với bộ số liệu VLSS, đề tài đi sâu phân tích hành vi tiêu dùng của tầng
lớp trung lưu trong sự so sánh với nhóm giàu, nghèo tại Việt Nam và một số nước khác. Kết
quả đã nhận định tầng lớp trung lưu có khuynh hướng tiêu dùng tích cực với 65% tổng chi
tiêu dành cho các nhu cầu ngoài lương thực, thực phẩm. Trong đó, tỷ trọng chi tiêu cho y tế,
giáo dục của tầng lớp trung lưu là cao hơn so với nhóm giàu và nghèo. Các xu hướng tiêu
dùng của họ thể hiện sự theo đuổi một cuộc sống chất lượng hơn với chăm sóc sức khỏe tốt
hơn, chi nhiều hơn cho con cái học tập, sử dụng điện, nước sạch phổ cập hơn và thuê ở các
ngôi nhà giá trị hơn. Cuối cùng, đề tài đưa ra một số hàm ý chính sách dành cho Chính phủ
để hỗ trợ một cách hiệu quả tầng lớp đang lớn mạnh này và dành cho các doanh nghiệp để
đón nhận thị trường tiêu dùng rộng lớn do họ mang lại. Cuối bài nghiên cứu, nhóm cũng rút
ra những hạn chế của đề tài và gợi mở một số hướng nghiên cứu sâu hơn trong tương lai.
iv
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG...................................................................... 1
1.1. Cơ sở nghiên cứu. ...............................................................................................1
1.2. Phạm vi nghiên cứu. ...........................................................................................2
1.3. Câu hỏi nghiên cứu. ............................................................................................2
1.4. Phương pháp và số liệu nghiên cứu.....................................................................3
1.5. Cấu trúc nghiên cứu. ...........................................................................................3
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ ĐỊNH NGHĨA TẦNG LỚP TRUNG LƯU
VIỆT NAM................................................................................................................. 5
2.1. Nhận diện một tầng lớp mới................................................................................5
2.2. Tác động của chi tiêu tiêu dùng tư nhân đối với nền kinh tế. ..............................8
2.2.1. Lý thuyết về tiêu dùng tư nhân trong nền kinh tế........................................9
2.2.2. Vai trò của tiêu dùng tư nhân với nền kinh tế Việt Nam...........................10
2.3. Định nghĩa, phân chia tầng lớp trung lưu...........................................................12
2.3.1. Các quan điểm về tầng lớp trung lưu “cổ điển”. .......................................12
2.3.2. Các quan điểm về tầng lớp trung lưu “hiện đại”. ......................................15
2.3.3. Định nghĩa về tầng lớp trung lưu..............................................................15
2.3.4. Định nghĩa về tầng lớp trung lưu văn hóa.................................................21
CHƯƠNG 3: ƯỚC LƯỢNG QUY MÔ DÂN SỐ CỦA TẦNG LỚP TRUNG LƯU
VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1986 – 2009 VÀ DỰ BÁO GIAI ĐOẠN 2010 – 2015....25
3.1. Mô hình ước lượng. ..........................................................................................25
3.1.1. Đường cong Lorenz. ................................................................................25
3.1.2. Chỉ số Hz ( Headcount Index ). ................................................................26
3.1.3. Cơ sở dữ liệu. ..........................................................................................27
3.2. Quy mô dân số của tầng lớp trung lưu tại Việt Nam, giai đoạn 1986 – 2006 theo
hai phương án ...................................................................................................28
v
3.3. Ước lượng quy mô dân số của tầng lớp trung lưu tại Việt Nam
giai đoạn 2007 – 2015.......................................................................................31
3.3.1. Những giả định ........................................................................................31
3.3.2. Phương pháp ước lượng. ..........................................................................32
3.3.3. Dự đoán GDP thực tế 1990VNĐ giai đoạn 2010 – 2015. .........................32
3.3.4. Quy mô dân số của tầng lớp trung lưu Việt Nam giai đoạn 2007-2015 theo
hai phương án......................................................................................................35
3.4. Nhận định quy mô dân số thuộc tầng lớp trung lưu Việt Nam
giai đoạn 1986 – 2015.......................................................................................35
3.4.1. Nhận định qui mô tầng lớp trung lưu theo hai phương án .........................35
3.4.2. Tăng trưởng khối lượng tiêu dùng của tầng lớp trung lưu tác động tới tăng
trưởng GDP giai đoạn 1986-2015........................................................................37
CHƯƠNG 4: HÀNH VI TIÊU DÙNG CỦA TẦNG LỚP TRUNG LƯU..............39
4.1. Cơ sở phân tích .................................................................................................39
4.1.1. Cơ sở dữ liệu. ..........................................................................................39
4.1.2. Phương pháp phân tích. ...........................................................................40
4.2. Hành vi tiêu dùng của tầng lớp trung lưu...........................................................41
4.2.1. Chi tiêu cho lương thực, thực phẩm (chi ăn uống) ....................................41
4.2.2. Chi tiêu cho giáo dục ...............................................................................42
4.2.3. Chi tiêu cho y tế.......................................................................................44
4.2.4. Các khoản chi cho điện, nước, tiền vệ sinh, thuê nhà................................46
4.2.5. Chi dùng hàng hóa lâu bền.......................................................................47
4.2.6. Chi cho may mặc, đi lại, giải trí ...............................................................48
4.3. Nhận định về một tầng lớp chi tiêu....................................................................49
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH .........................................50
5.1. Những phát hiện của bài nghiên cứu. ................................................................50
5.2. Hàm ý chính sách..............................................................................................50
vi
5.2.1. Đối với Chính phủ. ..................................................................................51
5.2.2. Đối với các Doanh nghiệp........................................................................54
5.3. Những hạn chế của bài nghiên cứu....................................................................55
5.4. Một sô gợi mở hướng nghiên cứu sâu hơn trong tương lai.................................56
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................I
PHỤ LỤC ...................................................................................................................V
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: GDP thực tế bình quân đầu người theo giá so sánh năm 1990 ....................... 6
Hình 2.2: Tình hình tiêu thụ vàng một số nước trên thế giới ......................................... 8
Hình 2.3: Đóng góp của tiêu dùng tư nhân với tăng trưởng GDP.................................11
Hình 3.1: Kết quả ước lượng tăng trưởng GDP 2010 – 2015 .......................................34
Hình 3.2: Quy mô dân số tầng lớp trung lưu 1986-2015 theo 2 phương án ..................35
Hình 3.3: Đóng góp của tăng trưởng khối lượng tiêu dùng Cm của tầng lớp trung lưu tới
tăng trưởng GDP 1986-2015 .......................................................................................37
Hình 4.1: Tỷ trọng chi tiêu cho giáo dục: so sánh các tầng lớp ....................................43
Hình 4.2: Cơ cấu chi tiêu của tầng lớp trung lưu trên năm 2004 ..................................49
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Xếp hạng 10 thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới ..................................... 6
Bảng 2.2: Phân chia tầng lớp trung lưu theo phương án 1 ..........................................18
Bảng 2.3: Phân chia tầng lớp trung lưu theo phương án 2 ..........................................20
Bảng 2.4: Phân chia tầng lớp trung lưu theo phương án 1 theo VNĐ.........................21
Bảng 2.5: Phân chia tầng lớp trung lưu theo phương án 2 theo VNĐ..........................21
Bảng 3.1. Quy mô dân số tầng lớp trung lưu 1986-2006 theo phương án 1 ................30
Bảng 3.2. Quy mô dân số tầng lớp trung lưu 1986-2006 theo phương án 2 ................30
Bảng 4.1: Tỷ trọng chi ăn uống trong tổng chi tiêu cá nhân bình quân phân theo mức
sống và khu vực. .........................................................................................................41
Bảng 4.2: Tỷ trọng chi giáo dục trong tổng chi tiêu cá nhân bình quân, phân theo mức
sống và khu vực. .........................................................................................................42
Bảng 4.3: Tỷ trọng chi y tế trong tổng chi tiêu cá nhân bình quân phân theo mức sống
và khu vực ................................................................................................................45
Bảng 4.4: Tỷ trọng chi điện, nước, vệ sinh, thuê nhà trong tổng chi tiêu cá nhân bình
quân phân theo mức sống và khu vực. .........................................................................46
Bảng 4.5: Tỷ trọng chi cho đồ dùng lâu bền trong tổng chi tiêu cá nhân bình quân phân
theo mức sống và khu vực...........................................................................................48
Bảng 4.6: Tỷ trọng chi cho may mặc, đi lại, giải trí trong tổng chi tiêu cá nhân bình
quân phân theo mức sống và khu vực. .........................................................................48
viii
DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
Cm: Consumption of middle class - Khối lượng tiêu dùng của tầng lớp trung
lưu
GDP: Gross Domestic Product - Tổng sản phẩm quốc nội
GDPpc: Gross Domestic Product per capita - GDP bình quân đầu người
LIC: Low Income Country – Quốc gia có thu nhập thấp
SIDA:
Swedish International Development Cooperation Agency – Tổ chức hợp
tác phát triển quốc tế Thụy Điển
UNDP:
United Nations Development Programme – Chương trình phát triển của
Liên hợp quốc
TCTK: Tổng cục Thống kê
VLSS: Vietnam Living Standard Survey – Điều tra mức sống hộ gia đình
WB: World Bank - Ngân hàng Thế giới
1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG
1.1. Cơ sở nghiên cứu.
Thuật ngữ “Tầng lớp trung lưu” xuất phát từ phương Tây, bắt nguồn từ quan điểm
của nhà triết học cổ đại Aristotle (384 – 322 TCN) mà trong tác phẩm “The Politics” (350
TCN) ông đã nhìn nhận tầng lớp trung lưu là “trung bình giữa giàu có và nghèo khổ”. Cho
đến nay, tầng lớp trung lưu đã được nghiên cứu và tìm hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau,
chủ yếu theo góc nhìn của khoa học xã hội.
Tại các nước phát triển, “Tầng lớp trung lưu hiện nay đóng vai trò đặc biệt đối với
sự phát triển kinh tế trong những thế kỷ qua. Họ được coi là nguồn gốc của tinh thần doanh
nghiệp và sự sáng tạo – những đơn vị kinh tế thúc đẩy nền kinh tế phát triển thịnh vượng,
tầng lớp trung lưu cung cấp tất cả những đầu vào cần thiết cho sự phát triển của nền kinh tế
tân cổ điển - ỷ tưởng mới, tích lũy vốn tư bản và vốn nhân lực”1. Tuy vậy, tại các nước
đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng, sự hình thành và phát triển của tầng lớp
trung lưu cũng như vai trò xã hội, kinh tế và chính trị cũng có những khác biệt lớn bên cạnh
những nét tương đồng2.
“Tầng lớp trung lưu”vốn là một phạm trù phức tạp và gây nhiều tranh luận từ trước
đến nay. Trước hết, đó là sự đa dạng trong quan điểm nhận diện tầng lớp trung lưu: căn cứ
vào mức sống hay căn cứ vào trình độ văn hoá và vai trò chính trị ? Ngoài ra là những câu
hỏi về sự tồn tại, quy mô, tính đồng nhất và vai trò của tầng lớp trung lưu đối với sự phát
triển kinh tế, xã hội. Những quan điểm và tranh luận này, đến lượt chúng đã phát ra những
tín hiệu đối với các cơ quan Chính phủ trong các quyết định chính sách kinh tế và với các
doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh trong các quyết định về sản xuất. Bởi vì, tầng lớp trung
lưu không chỉ làm trung hoà sự phân hóa mức sống theo hai cực đối lập mà còn là hiện thân
của “chủ nghĩa tiêu dùng mới: kiên định, tân tiến trong quan điểm về phong cách sống, nhu
cầu về những sản phẩm có sức hút và thể hiện được địa vị của họ” (Juliet Schor 1999).
Tầng lớp trung lưu Việt Nam đã được đề cập đến trong các công trình nghiên cứu
quốc tế như: “The global middle class: view on democracy, religion, values and life
satisfaction in emerging nations”3; “Global economic propects 2007: managing the next
1 Homi Kharas, “The emerging middle class in developing countries”, 01/2010.
2 Banerjee và Dufflo, “ What is middle class about the middle classes around the world”, 12/2007.
3 Dự án “The pew global project attitudes”, www.pewglobal.org
2
wave of globalization”4; “Emerging Asia middle’s class: a force to be reckoned with”5;
“The middle class in Southeast Asia: diversities, identities, comparison and Vietnam
case”6...nhưng các nghiên cứu này bao trùm rất nhiều nước và khu vực, ít đề cập đến trường
hợp cụ thể của Việt Nam. Cũng có một số bài báo trong nước có đề cập đến tầng lớp trung
lưu như: “Về nhóm xã hội trung lưu ở Việt Nam hiện nay”7, “Phân tầng xã hội hợp thức và
sự hình thành tầng lớp xã hội ưu trội trong thời kỳ đổi mới hội nhập kinh tế quốc tế ở nước
ta”8. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có nhiều nghiên cứu định lượng về vai trò của tầng lớp
trung lưu Việt Nam đối với tăng trưởng kinh tế thông qua hành vi tiêu dùng. Do vậy,
“Hành vi tiêu dùng của tầng lớp trung lưu Việt Nam” là một đề tài mới về cả nội dung
và cách tiếp cận. Chúng tôi cố gắng đưa ra những nghiên cứu ban đầu về hành vi tiêu dùng
của tầng lớp trung lưu Việt Nam, góp phần vào việc xây dựng nền tảng cho những nghiên
cứu sâu hơn và tạo thêm cơ sở cho việc phân tích quyết định chính sách.
1.2. Phạm vi nghiên cứu.
Nhóm tiến hành nghiên cứu về tầng lớp trung lưu từ năm 1986, là năm nước ta bắt
đầu công cuộc đổi mới theo Nghị quyết Đại hội Đảng khóa VI và dự báo đến năm 2015.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài giới hạn trong việc tìm hiểu vai trò của tầng lớp trung
lưu đối với tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam thông qua hành vi tiêu dùng. Tầng lớp trung
lưu cũng được xem xét và phân tích theo định nghĩa riêng của nhóm thực hiện đề tài.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu về vai trò của tầng lớp trung lưu Việt
Nam đối với tăng trưởng kinh tế thông qua hành vi tiêu dùng. Do đó, câu hỏi nghiên cứu ở
đây là “Hành vi tiêu dùng của tầng lớp trung lưu Việt Nam có vai trò như thế nào đối
với tăng trưởng kinh tế ?”.
Để trả lời câu hỏi đó, nhóm đặt ra những câu hỏi phụ sau:
Tiêu dùng tư nhân có tác động như thế nào đến tăng trưởng kinh tế? trường hợp cụ thể
của Việt Nam là như thế nào?
Hiểu như thế nào về khái niệm “Tầng lớp trung lưu” tại Việt Nam ?
4 Ngân hàng Thế giới Worlbank, 2007
5 Nghiên cứu của ngân hàng Deusche Bank, 21/08/2009
6 Victor T. King, (12/2008), Đại học Leeds, Anh quốc.
7 PGS.TS Nguyễn Đình Tuấn (2007), Viện kinh điển Mac-Lenin,
8 GS.Nguyễn Đình Tấn , Học viện chính trị - hành chính quốc gia Hồ Chí Minh
3
Quy mô dân số thuộc tầng lớp trung lưu Việt Nam giai đoạn 1986-2015 là bao nhiêu?
khối lượng tiêu dùng của họ thay đổi như thế nào ?
Hành vi tiêu dùng của tầng lớp trung lưu Việt Nam ra sao ?
Chi tiêu tiêu dùng của tầng lớp trung lưu Việt Nam có tác động đến tăng trưởng kinh tế
như thế nào ?
1.4. Phương pháp và số liệu nghiên cứu.
Tầng lớp trung lưu được tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau: xã hội học, kinh tế
học, triết học…Với bài nghiên cứu này, tầng lớp trung lưu sẽ được tìm hiểu thuần dưới góc
độ của kinh tế học. Theo đó, ở cách tiếp cận của kinh tế vĩ mô, tầng lớp trung lưu sẽ được
khảo sát thông qua khối lượng tiêu dùng tư nhân - một thành phần quan trọng trong tổng
cầu của nền kinh tế (theo trường phái Keynes). Còn với cách tiếp cận vi mô, tầng lớp trung
lưu sẽ được đánh giá qua những tín hiệu mà họ đưa ra thị trường thông qua hành vi tiêu
dùng. Để phục vụ cho hai hướng tiếp cận này, chúng tôi sử dụng “Phương pháp nghiên
cứu định lượng”, dựa trên một định nghĩa rõ ràng về “tầng lớp trung lưu tại Việt Nam”
được xây dựng trên cơ sở phân tích các luồng quan điểm về tầng lớp này hiện nay. Cụ thể,
nhóm nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy kinh tế lượng, với hàm Cobb Douglas, hàm
Lorenz toàn phương và phần mềm EVIEW để ước lượng quy mô dân số của tầng lớp trung
lưu. Sau đó, chúng tôi sử dụng phương pháp thống kê tổng hợp đa biến với sự trợ giúp của
phần mềm STATA, để đi sâu phân tích hàn