Đề tài Hệ thống chăm sóc sức khỏe ở Thụy Điển

Thụy Điển được coi là một trong những nước có hệ thống chăm sóc sức khỏe toàn diện nhất trên thế giới xét cả về cơ cấu tổ chức, nguồn tài chính, phương thức thanh toán, các dịch vụ chăm sóc y tế Mặc dù đã phát triển cao nhưng nhìn chung hệ thống chăm sóc sức khỏe vẫn còn tồn tại một số hạn chế. Trong thời gian qua Thụy Điển đã có những cải cách quan trọng nhằm hoàn thiện hơn nữa hệ thống chăm sóc sức khỏe của mình. Nghiên cứu về hệ thống chăm sóc sức khỏe của Thụy Điển giúp chúng ta thấy được những bước đi của Thụy Điển từ đó cũng thấy được những mặt đạt được, chưa đạt được của hệ thống chăm sóc sức khỏe tại Thụy Điển, tìm ra giải pháp. Để tìm hiểu về hệ thống chăm sóc y tế của Thụy Điển chúng tôi đã nghiên cứu từng nội dung cụ thể của toàn hệ thống trong mối liên hệ với những nội dung khác để từ đó thấy rõ được Thụy Điển đã làm như thế nào để xây dựng, hoàn thiện hệ thống chăm sóc y tế như hiện nay. Hệ thống chăm sóc y tế của Thụy Điển được tổ chức trên ba cấp độ : Quốc gia, khu vực và địa phương. Ở mỗi cấp độ có quyền hạn chức năng và nhiệm vụ riêng được phân chia cụ thể. Về tài chính, hệ thống chăm sóc y tế của Thụy Điển chủ yếu được tài trợ thông qua thuế. Ngoài nguồn thu từ thuế thì còn có nguồn bổ sung bởi sự tài trợ của nhà nước, hệ thống bảo hiểm xã hội trong trường hợp bện tật và khuyết tật. Công dân của Thụy Điển thường phải trả tiền cho các dịch vụ y tế nhưng với mức thấp hơn một mức trần do chính phủ quy định kể cả khi có cơ chế đồng thanh toán. Các bệnh nhân là trẻ em và thanh thiếu niên dưới 20 tuổi thường được chăm sóc miễn phí khi sử dụng các dịch vụ y tế. Các dịch vụ y tế được cung cấp trong hệ thống chăm sóc sức khỏe của Thụy Điển được coi là đầy đủ đáp ứng được nhu cầu của mọi tầng lớp dân cư. Các dịch vụ đó bao gồm: y tế công cộng, phương thức để người bệnh tiếp cận với bác sĩ, chăm sóc chính và chăm sóc ban đầu, chăm sóc bệnh nhân nội trú, hệ cung cấp thuốc, trung tâm phục hồi chức năng, chăm sóc dài hạn dành cho người cao tuổi người mắc bệnh tâm thần và người khuyết tật, dịch vụ cho người chăm sóc chính thức, chăm sóc giảm nhẹ, chăm sóc sức khỏe tâm thần, chăm sóc sức khỏe răng miệng, chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em, thay thế bổ sung thuốc và chăm sóc dân cư cụ thể.

doc24 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2339 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hệ thống chăm sóc sức khỏe ở Thụy Điển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục Trang I. Tựa đề II. Tóm tắt …………………………………………………………………… 2 III. Giới thiệu…………………………………………………………. …….. 4 IV. Nội dung 4.1 Cơ cấu tổ chức……………………………………………………........... 5 4.1.1. Cấp quốc gia………………………………………………………...... 6 4.1.2. Cấp khu vực…………………………………………………………… 7 4.2. Tài chính BHYT…………………………………………………….. … 8 4.3.Cơ chế thanh toán……………………………………………………….. 8 4.4. Các dịch vụ được cung cấp…………………………………………....... 9 4.4.1. Y tế công cộng………………………………………………………. .... 9 4.4.2 Phương thức chăm sóc bệnh nhân…………………………………. .. 10 4.4.3 Chăm sóc sức khỏe ban đầu…………………………………………... 10 4.4.4. Chăm sóc bệnh nhân nội trú ………………………………………… 11 4.4.5. Hệ thống phân phối thuốc……………………………………………. 11 4.4.6. Trung tâm phục hồi chức năng………………………………………. 12 4.4.7.Chăm sóc dài hạn…………………………………………………….. ...13 4.4.8. Chăm sóc sức khỏe răng miệng …………………………………….....14 4.4.9. Chăm sóc giảm nhẹ …………………………………………………....15 4.4.10. Chăm sóc sức khỏe tâm thần ………………………………………....15 4.4.11. Chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em……………………………........16 4.4.12. Chăm sóc dân cư cụ thể……………………………………………......17 4.5.Những cải cách chính của hệ thống chăm sóc sức khỏe của Thụy Điển..17 V. Kết quả……………………………………………………….....19 5.1. Những mặt đạt được……………………………………………………....19 5.2. Một số hạn chế và giải pháp………………………………………………24 VI. Lời cảm ơn…………………………………………………………………..24 I. Tựa đề Hệ thống chăm sóc sức khỏe ở Thụy Điển Nhóm 13-Lớp Đ3 BH2: Đặng Thị Thúy Lê Minh Trang Doãn Thị Tuyết Phạm Thị Hải Yến Email: phamhaiyen227@gmail.com II. Tóm tắt Thụy Điển được coi là một trong những nước có hệ thống chăm sóc sức khỏe toàn diện nhất trên thế giới xét cả về cơ cấu tổ chức, nguồn tài chính, phương thức thanh toán, các dịch vụ chăm sóc y tế… Mặc dù đã phát triển cao nhưng nhìn chung hệ thống chăm sóc sức khỏe vẫn còn tồn tại một số hạn chế. Trong thời gian qua Thụy Điển đã có những cải cách quan trọng nhằm hoàn thiện hơn nữa hệ thống chăm sóc sức khỏe của mình. Nghiên cứu về hệ thống chăm sóc sức khỏe của Thụy Điển giúp chúng ta thấy được những bước đi của Thụy Điển từ đó cũng thấy được những mặt đạt được, chưa đạt được của hệ thống chăm sóc sức khỏe tại Thụy Điển, tìm ra giải pháp. Để tìm hiểu về hệ thống chăm sóc y tế của Thụy Điển chúng tôi đã nghiên cứu từng nội dung cụ thể của toàn hệ thống trong mối liên hệ với những nội dung khác để từ đó thấy rõ được Thụy Điển đã làm như thế nào để xây dựng, hoàn thiện hệ thống chăm sóc y tế như hiện nay. Hệ thống chăm sóc y tế của Thụy Điển được tổ chức trên ba cấp độ : Quốc gia, khu vực và địa phương. Ở mỗi cấp độ có quyền hạn chức năng và nhiệm vụ riêng được phân chia cụ thể. Về tài chính, hệ thống chăm sóc y tế của Thụy Điển chủ yếu được tài trợ thông qua thuế. Ngoài nguồn thu từ thuế thì còn có nguồn bổ sung bởi sự tài trợ của nhà nước, hệ thống bảo hiểm xã hội trong trường hợp bện tật và khuyết tật. Công dân của Thụy Điển thường phải trả tiền cho các dịch vụ y tế nhưng với mức thấp hơn một mức trần do chính phủ quy định kể cả khi có cơ chế đồng thanh toán. Các bệnh nhân là trẻ em và thanh thiếu niên dưới 20 tuổi thường được chăm sóc miễn phí khi sử dụng các dịch vụ y tế. Các dịch vụ y tế được cung cấp trong hệ thống chăm sóc sức khỏe của Thụy Điển được coi là đầy đủ đáp ứng được nhu cầu của mọi tầng lớp dân cư. Các dịch vụ đó bao gồm: y tế công cộng, phương thức để người bệnh tiếp cận với bác sĩ, chăm sóc chính và chăm sóc ban đầu, chăm sóc bệnh nhân nội trú, hệ cung cấp thuốc, trung tâm phục hồi chức năng, chăm sóc dài hạn dành cho người cao tuổi người mắc bệnh tâm thần và người khuyết tật, dịch vụ cho người chăm sóc chính thức, chăm sóc giảm nhẹ, chăm sóc sức khỏe tâm thần, chăm sóc sức khỏe răng miệng, chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em, thay thế bổ sung thuốc và chăm sóc dân cư cụ thể. Để thực hiện tốt hệ thống chăm sóc y tế, trong thời gian qua Thụy Điển đã có những cải cách lớn đó là các cải cách năm 1982 đảm bảo sự công bằng về quyền lợi của người dân trong chăm sóc sức khỏe y tế. Cải cách Dagmar năm 1985 về chuyển trách nhiệm chi phí chăm sóc sức khỏe của hai khu vực công khai và tư nhân ngoại chẩn sang cơ quan bảo hiểm xã hội Thụy Điển. Cải cáh Adel năm 1992 với mục đích là chuyển giao trách nhiệm cung cấp dài hạn cho người già và người tàn tật từ hội đồng quận đến các đô thị của địa phương. Cải cách năm 1995 về cải thiện chất lượng cuộc sống cho những người mắc bệnh tâm thần. Cải cách thuốc năm 1998 tại đây các hội đồng được trao trách nhiệm hoàn toàn về chi phí dược phẩm theo quy định. Năm 2002 cải cách răng miệng với đề án chi phí chăm sóc cao đối với các bệnh nhân trên 64 tuổi được thực hiện. Hệ thống chăm sóc y tế của Thụy Điển trong những năm qua đã thực hiện nhiều cải cách. Nhìn chung những cải cách đó đã có tác động đến hệ thống chăm sóc y tế và tập trung vào ba lĩnh vực quan trọng đó là: trách nhiệm của người cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, các quyền lợi ưu tiên của bệnh nhân trong chăm sóc sức khỏe và chi phí chăm sóc sức khỏe. Những thách thức còn lại bao gồm hạn chế về chi phí, sự bất bình đẳng về chăm sóc sức khỏe. Nhìn chung hệ thống chăm sóc sức khỏe của Thụy Điển đã phát triển toàn diện và xứng đáng là một trong những nước có chính sách an sinh xã hội hàng đầu thế giới trong đó có cả chính sách về chăm sóc sức khỏe. III. Giới thiệu Tăng trưởng kinh tế, chăm sóc sức khỏe, giáo dục đào tạo, bảo vệ môi trường là mấy vấn đề cốt lõi trong việc phát triển đất nước. Một đất nước mà người dân không có sức khoẻ tốt thì đất nước đó khó có tương lai, không thể phát triển. Mặt khác, ngành chăm sóc sức khoẻ ngày càng được coi là ngành kỹ thuật cao, chiếm vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Chính vì vậy việc cải cách nó cần tiến hành cẩn trọng, vì nếu được chuẩn bị chu đáo, có cơ sở và tiến hành tốt sẽ có tác động vô cùng to lớn đến sự phát triển của đất nước; ngược lại nếu sai có thể gây ra những hậu quả khôn lường, rất khó khắc phục. Chính vì thế bất cứ một tham vọng nào để cải cách toàn diện, triệt để, theo một “kế hoạch tổng thế” rất có thể sẽ thất bại. Nên tạo ra nhữn khuyến khích, những thử nghiệm và để cho bản than các thành phần của hệ thống tự phát triển, tự điều chỉnh, qua đó hoàn thiện dần, điều chỉnh dần các khuyến khích để hướng các hệ thống phát triển theo các mục tiêu đặt ra. Nói đến hệ thống chăm sóc sức khoẻ chúng ta không thể không nói tới Thụy Điển. Là một quốc gia có diện tích lớn thứ 5 châu âu, với hơn 9 triệu dân. Ngay từ thập kỷ 70, 80 của thế kỷ XX, Thụy Điển đã được ghi nhận là một “mô hình” xã hội tiên tiến với chế độ phúc lợi xã hội cao…. Hệ thống chăm sóc sức khỏe của Thụy Điển đã hướng tới toàn dân đi sâu vào chăm sóc từng đối tượng cụ thể. Thụy Điển thường xuyên đứng đầu bảng xếp hạng thế giới trong chăm sóc sức khỏe tốt nhất. Hệ thống y tế của Thụy Điển là phổ quát và miễn phí cho tất cả. Bên cạnh đó hệ thống cũng còn một số hạn chế. Để hệ thống chăm sóc sức khỏe ngày càng hoàn thiện, phát triển và tiến bộ hơn Thụy Điển đã có nhiều cải cách trong hệ thống chăm sóc sức khỏe của mình. Để tìm hiểu sâu hơn về hệ thống chăm sóc sức khỏe được đánh giá là “mô hình mơ ước” cho các quốc gia khác, chúng tôi đã thực hiện đề tài nghiên cứu tổng quan về hệ thống chăm sóc sức khỏe của Thụy Điển cũng như những cải cách về hệ thống chăm sóc sức khỏe y tế đã thực hiện. Từ đó thấy được những kết quả mang lại của mô hình cho đời sống sức khỏe người dân, và bên cạnh đó cũng còn một số những hạn chế cần đưa ra những hướng khắc phục trong tương lai. IV. Nội dung 4.1 Cơ cấu tổ chức Hệ thống chăm sóc sức khỏe của Thụy Điển được chia thành ba cấp độ là: Quốc gia, vùng và địa phương. Ở mỗi cấp độ có trách nhiệm và quyền hạn riêng và được phân cấp rõ ràng. 4.1.1. Cấp quốc gia Quốc gia chịu trách nhiệm chính trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và có sự phối hợp với các cơ quan, bộ và hội đồng với sự phân chia trách nhiệm nghĩa vụ cụ thể của từng hội đồng như sau. Bộ y tế và xã hội chịu trách nhiệm chuẩn bị nội dung và những giao dịch kinh doanh, những vấn đề về chính sách pháp luật đối với việc chăm sóc sức khỏe,các dịch vụ phúc lợi xã hội. Ngoài ra còn hỗ trợ tài chính và giám sát hoạt động của cơ quan cấp dưới. Hội đồng y tế và phúc lợi quốc gia là cơ quan của chính phủ có chức năng giám sát các hội đồng quận và giám sát trung tâm tư vấn cho các dịch vụ y tế và xã hội. Hội đồng giám sát thực hiện các vấn đề chính sách công, pháp luật về chăm sóc sức khỏe và các dịch vụ phúc lợi xã hội. Nhiệm vụ quan trọng nhất là để theo dõi và đánh giá các dịch vụ cung cấp để xem chúng có tương ứng với các mục tiêu đặt ra của Chính phủ hay không. Ngoài ra nó còn có chức năng giữ số liệu thống kê chính thức về sức khỏe và chăm sóc sức khỏe. Giám sát các nhân viên chăm sóc sức khỏe và cấp giấy phép cho các bác sĩ, nha sĩ và nhân viên y tế khác. Hội đồng bao gồm các Trung tâm “Dịch tễ học” có mục tiêu là mô tả, phân tích và báo cáo về sự phân bố và phát triển của sức khỏe và bệnh tật. Hội đồng quản trị là cơ quan được chỉ định theo sự chỉ thị Cộng đồng Châu Âu có nhiệm vụ công nhận về văn bằng, chứng chỉ liên quan đến các ngành nghề y tế. Hội đồng trách nhiệm y tế là một cơ quan chính phủ quyết định về các biện pháp kỷ luật trong trường hợp khiếu nại hoặc sơ suất có thể xảy ra. Hội đồng quản trị lợi ích dược phẩm là một cơ quan độc lập với Chính phủ, bắt đầu hoạt động từ ngày mùng 1 tháng 10 năm 2002, có nhiệm vụ là quyết định chương trình trợ cấp dược phẩm bao gồm những sản phẩm thuốc nào và để xác định giá. Hội đồng thụy điển về khoa học công nghệ trong chăm sóc sức khỏe có nhiệm vụ là thúc đẩy việc sử dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào chăm sóc y tế. Viện Y tế công cộng là một cơ quan nhà nước trực thuộc Bộ Y tế và Xã hội có nhiệm vụ nâng c sao sức khỏe và ngăn ngừa bệnh tật. Tổng công ty thuốc quốc gia Thụy Điển là công ty nhà nước độc quyền sở hữu tất cả các hiệu thuốc và do đó duy trì một hệ thống phân phối trên toàn quốc. Ngoài ra, có trách nhiệm cung cấp cho công chúng và các bác sĩ về các thong tin quan trọng khác. Cơ quan Bảo hiểm xã hội Thụy Điển là cơ quan ban hành các loại bảo hiểm và tạo nên lợi ích bảo hiểm xã hội tại Thụy Điển. Ngoài ra, nhiệm vụ của Cơ quan này cũng bao gồm việc thiết kế để ngăn ngừa và giảm bệnh tật. 4.1.2. Cấp khu vực Các hội đồng tỉnh có trách nhiệm tổng thể cho tất cả các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và có thẩm quyền về cơ cấu các bệnh viện. Ban điều hành của hội đồng quận, hoặc bệnh viện do hội đồng quản trị bầu, quyết định làm thế nào để tổ chức quản lý. Điều hành viên của hội đồng quản trị đảm bảo hoạt động chăm sóc sức khỏe đạt hiệu quả. Ở cấp độ khu vực, hội đồng quận và chính quyền trung ương thông qua các hình thức của hệ thống chăm sóc sức khỏe tại cơ sở. Các hội đồng quận quy hoạch phát triển và tổ chức chăm sóc sức khỏe theo nhu cầu của cư dân của họ. Trách nhiệm lập kế hoạch của họ cũng bao gồm các dịch vụ y tế được cung cấp bởi các nhà tài trợ khác chẳng hạn như nhân viên tư vấn và bác sĩ trong ngành y học 4.2. Tài chính BHYT Kinh phí của hệ thống chăm sóc y tế ở Thụy Điển chủ yếu là từ thuế. Cả hội đồng quận và thành phố đều có quyền đánh thuế thu nhập theo tỉ lệ dân số của họ. Cơ quan bảo hiểm xã hội Thụy Điển đảm bảo về mặt tài chính trong các trường hợp bệnh tật và khuyết tật. Đa số bảo hiểm y tế quốc gia được tài trợ bởi các khoản đóng góp từ người sử dụng lao động phần còn lại được tài trợ bởi khoản thanh toán chuyển giao cụ thể từ chính quyền trung ương. 4.3. Cơ chế thanh toán Bệnh nhân ở Thụy Điển phải trả phí khám chữa bệnh do hội đồng quận quy định; Quốc hội đặt ra mức chi trả cao nhất mà người dân phải trả tại bất kỳ thời điểm nào trong vòng 12 tháng. Điều này có nghĩa là bệnh nhân chỉ phải trả một số tiền không vượt quá một mức tối đa nào đó cho việc chăm sóc sức khỏe trong vòng 12 tháng. Sau khi đã đạt tới mức phí trần (tính cả chăm sóc bệnh nhân nội trú). Sau khi đã đạt tới mức phí trần bệnh nhân không trả thêm các chi phí cho những phần còn lại trong thời gian 12 tháng. Khoảng thời gian 12 tháng được tính từ việc khám bệnh đầu tiên cho bệnh nhân của bác sĩ. Trong hầu hết các hội đồng quận thì bệnh nhân là trẻ em và thanh thiếu niên (dưới 20 tuổi) được miến phí. Chỉ có một số ít quận có thu phí nhưng mức phí cũng thấp. Trẻ em và thanh thiếu niên dưới 20 tuổi cũng được cung cấp miễn phí trong chăm sóc sức khỏe răng miệng. Riêng đối với người lớn thì nhận được sự trợ cấp tài chính từ hệ thống bảo hiểm quốc gia nha khoa để chăm sóc cơ bản về răng miệng. 4.4. Các dịch vụ được cung cấp 4.4.1. Y tế công cộng Mục đích của việc thực hiện y tế công cộng của Thụy Điển là cố gắng cải thiện y tế công cộng và làm giảm sự khác biệt về sức khỏe cho các nhóm dân số khác nhau, các khu vực địa lý khác nhau. Mọi người đều có cơ hội như nhau để có sức khỏe tốt không phân biệt giới tính, học vấn, tầng lớp xã hội hay người khuyết tật. Nội dung của y tế công cộng tại Thụy Điển là tổ chức công khai toàn diện các dịch vụ y tế cộng cộng, chẳng hạn như chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em, y tế học đường, tiêm phòng và kiểm tra sức khỏe, chương trình kiểm tra và ngăn ngừa những tác hại của rượu, lạm dụng ma túy, thuốc lá và nghiện cờ bạc, và thúc đẩy các hoạt động cơ học như thói quen ăn uống lành mạnh và sức khỏe tình dục và sinh sản. Hơn nữa, kiểm soát bệnh truyền nhiễm, chẳng hạn như công tác phòng chống HIV/ AIDS. Công tác dự phòng và chăm sóc sức khỏe được thực hiện trên phạm vi toàn dân. Cụ thể như việc tiến hành đo huyết áp, máu và chất béo...tại các trung tâm y tế. Đặc biệt các chương trình giáo dục sức khỏe về sử dụng rượu, thuốc chế độ ăn uống và là tất cả chức năng thường được thực hiện bởi các học viên nói chung. Tất cả các học viên đều tham gia cung cấp một số dịch vụ chẩn đoán trong tiêm chủng và giám sát sức khỏe trẻ em. Một số chương trình, đặc biệt như đối với sức khỏe của phụ nữ (cổ tử cung ung thư và ung thư vú) được tổ chức tập trung bởi các các kế hoạch của hội đồng tỉnh. Bên cạnh đó nữ hộ sinh, y tá và bác sĩ đa khoa huyện cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình. Ngoài ra trong hoạt động y tế công cộng còn có sự giúp đỡ và hỗ trợ của các nhân viên công tác xã hội trong việc tuyên truyền, giúp đỡ và hỗ trợ hoàn thành mục tiêu của y tế công cộng. Như giúp người dân hiểu được tác hại của rượu, thuốc lá, và các chất kích thích khác, thực hành các hoạt động y tế công cộng diễn ra ở cấp địa phương, trong lĩnh vực chăm sóc trẻ em, trong các trường học và ở nơi làm việc. Y tế học đường và giáo viên cho giáo dục sức khỏe nói chung. 4.4.2 Phương thức chăm sóc bệnh nhân. Mục tiêu của Chính sách chăm sóc sức khỏe của Thụy Điển trong suốt 25 năm qua đã tập trung quyền lợi của các bênh nhân của mình bằng các ưu tiên cho bệnh nhân có nhu cầu rất lớn về Nghe Đọc ngữ âm dịch vụ chăm sóc sức khỏe, mở rộng thêm cơ hội cho bệnh nhân để lựa chọn người chăm sóc sức khỏe, và đảm bảo sức khỏe được cải thiện. 4.4.3 Chăm sóc sức khỏe ban đầu Chăm sóc sức khỏe ban đầu là những chăm sóc sức khỏe thiết yếu, dựa trên những phương pháp và kỹ thuật thực hành, đưa đến tận cá nhân và từng gia đình trong cộng đồng, được mọi người chấp nhận thông qua sự tham gia đầy đủ của họ, với giá thành mà họ có thể chấp nhận được nhằm đạt được mức sức khỏe cao nhất có thể được. Chăm sóc sức khỏe ban đầu nhấn mạnh đến những vấn đề sức khỏe chủ yếu của cộng đồng, đến tăng cường sức khỏe, phòng bệnh, chữa bệnh và phục hồi sức khỏe. Mục đích của lĩnh vực chăm sóc sức khỏe ban đầu là để cải thiện sức khỏe chung của dân số và để điều trị bệnh và thương tích mà không cần phải nhập viện. Các dịch vụ chăm sóc ban đầu bao gồm cả chăm sóc cơ bản và dự phòng bệnh, các dịch vụ chữa bênh được phân phối thông qua các trung tâm chăm sóc y tế địa phương. Nội dung: Hướng dẫn các cấp thực hiên công tác chăm sóc ban đầu như sau: toàn diện, sự gần gũi và khả năng tiếp cận, liên tục, chất lượng và an toàn. dịch vụ chăm sóc ban đầu bao gồm: giáo dục sức khỏe nhằm thay đổi lối sống và thói quen không lành mạnh, cung cấp đầy đủ thực phẩm và dinh dưỡng hợp lý, cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường, Chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em trong đó có kế hoạch hóa gia đình, tiêm chủng phòng chống 6 bệnh nhiễm trùng phổ biến ở trẻ em, phòng chống các bệnh dịch lưu hành phổ biến ở địa phương, cung cấp các loại thuốc thiết yếu… các chương trình tiêm chủng cho trẻ em, kiểm tra khi mà đang mang thai, kiểm tra sức khỏe và tư vấn, cũng như một số các loại hình điều trị. Mỗi hội đồng tỉnh quyết định làm thế nào để cung cấp chăm sóc ban đầu cho dân số mà tỉnh chịu trách nhiệm. Ngay cả khi chăm sóc chủ yếu là công khai cung cấp, cũng có nhà cung cấp tư nhân ở cấp độ này. Ngoài y tế địa phương các trung tâm và gia đình, bác sĩ phẫu thuật, bác sĩ tư nhân và vật lý trị liệu, y tá bệnh viện huyện và bệnh viện cho trẻ em và chăm sóc sức khỏe thai sản cung cấp chăm sóc. trung tâm y tế tư nhân và các học viên là tương đối phổ biến ở các ở các thành phố lớn và ở các vùng đô thị. 4.4.4. Chăm sóc bệnh nhân nội trú Chăm sóc bệnh nhân nội trú là việc chăm sóc bệnh nhân trong các trường hợp đòi hỏi phải nhập viện. Những tiến bộ trong y học hiện đại và sự ra đời của các phòng khám ngoại trú đảm bảo rằng bệnh nhân chỉ được nhận vào bệnh viện khi họ đang trong tình trạng nguy kịch, gặp phải tai nạn hay chấn thương nghiêm trọng. Các trung tâm dịch vụ được cung cấp bởi các chuyên gia y tế người thường không có liên hệ trước với các bệnh nhân, ví dụ, tim mạch, tiết niệu và các bác sĩ da liễu. Nội dung với các điều kiện cần điều trị bệnh viện, được cung cấp dịch vụ y tế tại huyện và bệnh viện khu vực. Tại Thụy Điển, một tỷ lệ tương đối lớn của nguồn lực sẵn có cho các dịch vụ y tế đã được phân bổ cho việc cung cấp chăm sóc và điều trị tại bệnh viện. Các bệnh viện ở Thụy Điển được chia thành các bệnh viện quận, Đối huyện, trung tâm bệnh viện huyện và bệnh viện khu vực, phụ thuộc vào kích thước và mức độ ít nhất bốn chuyên ngành: nội y học, phẫu thuật, X quang, và gây mê. 4.4.5. Hệ thống phân phối thuốc Ngay từ thế kỷ XVII việc phân phối thuốc đã trở thành một phần của hệ thống chăm sóc sức khỏe ở Thụy Điển. Đến năm 2003 tất cả các hiệu thuốc của Thụy Điển thuộc sở hữu của nhà nước và quản lý bởi các công ty thuốc quốc gia Thụy Điển. Tất cả dược phẩm ở Thụy Điển được phân phối và bán cho công chúng phụ thuộc hoàn toàn vào bởi Tổng công ty thuốc quốc gia, nhà thuốc bệnh viện hoạt động theo hợp đồng một năm với các hội đồng quận. Từ năm 2009, việc độc quyền nhà nước trong lĩnh vực này đã được bãi bỏ và thị trường mở cửa cho đối thủ cạnh tranh khác. Trước khi thuốc mới hoặc sản phẩm y tế mới có thể được bán ra, nó phải được phê duyệt và đăng ký với Cơ quan y tế - một cơ quan quốc gia chịu trách nhiệm quy định và giám sát phát triển, sản xuất và bán các loại thuốc và các sản phẩm thuốc khác. Dược phẩm sử dụng trong các bệnh viện được mua sắm trực tiếp bởi các hội đồng quận nên chi phí thường thấp hơn so với ngoài thị trường. Để cho một loại thuốc được đưa vào thử nghiệm lâm sàng và ứng dụng như là một phần của Đề án Trợ cấp Dược phẩm quốc gia, phải đươc Tổ chức thử nghiệm lâm sàng phê chuẩn. Tuy nhiên, nếu tổ chức này bác bỏ một loại thuốc ở cấp quốc gia, một hội đồng tỉnh có thể quyết định để tài trợ cho nó, miễn là các tiêu chí cụ thể được đáp ứng (ví dụ nếu một loại thuốc có hiệu quả nhưng chỉ đáp ứng cho số ít nguời cần, trong một bệnh nghiêm trọng, nơi có chỉ một số ít bệnh nhân đã lựa chọn không điều trị). Hơn nữa, bệnh nhân có thể mua thuốc ở các hiệu thuốc tư nhân nhưng sẽ không được hoàn lại các chi phí dịch vụ y tế của quốc gia. Cơ quan sản phẩm y tế quốc gia chịu trách nhiệm quy định và giám sát sự phát triển, sản xuất, và bán các sản phẩm thuốc. Như vậy việc quản lý thuốc và chế biến dược phẩm đươc nhà nước quản lý khá nghiêm ngặt từ việc quản lý sản xuất thuốc, định giá dựoc phẩm và đến tận khâu phân phối đó là hệ thống các của hàng . 4.4.6. Trung tâm phục hồi chức năng Hầu hết bệnh nhân xuất viện có nhu cầu rất lớn về việc tiếp tục chăm sóc từ khu vực chăm sóc ban đầu. Để đáp ứng nhu cầu đó thì đa số các bệnh viện đã giúp bệnh nhân liên