Đề tài Hệ thống giáo dục đại học ngoài công lập đứng trước thời cơ và thách thức

Ngày 15 tháng 06 năm 2007, Đại học Mởbán công TP. HCM vừa tròn 17 tuổi, là cơsởGiáo dục Đại học ngoài công lập đầu tiên thực hiện chính sách mởtrong Giáo dục của Đảng và nhà nước là mô hình xã hội hóa Giáo dục Đại học được thực hiện có hiệu quả, được xã hội chấp nhận. Hiện nay, các trường Đại học ngoài công lập đã trởthành hệthống, có trên 20 trường với hàng chục vạn sinh viên đang theo học ởcác trường này với nhiều ngành nghềkhác nhau, hàng vạn sinh viên đã tốt nghiệp đang tham gia vào các hoạt động phát triển kinh tế– xã hội, nhiều người trong sốhọ đã thành đạt và giữnhững vịtrí quan trọng trong các hoạt động đời sống của đất nước. Sựthành công của các trường Đại học ngoài công lập trong hơn thập niên qua minh chứng tính đúng đắn chủtrưởng của Đảng và nhà nước thực hiện chính sách xã hội hóa Giáo dục. Tuy nhiên các trường ngoài công lập đang đứng trước những thời cơvà thách thức, các trường rất cần tựhoàn thiện xây dựng cho mình một thương hiệu để đón nhận nền giáo dục Mở– Quốc tếhóa. I. Thời cơvà thách thức:

pdf214 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2109 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hệ thống giáo dục đại học ngoài công lập đứng trước thời cơ và thách thức, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 HỆ THỐNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC NGOÀI CÔNG LẬP ĐỨNG TRƯỚC THỜI CƠ VÀ THÁCH THỨC TSKH. Cao Văn Phường Nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Mở bán công TP. HCM Chủ tịch HĐQT- Hiệu trưởng Trường Đại học Bình Dương Ngày 15 tháng 06 năm 2007, Đại học Mở bán công TP. HCM vừa tròn 17 tuổi, là cơ sở Giáo dục Đại học ngoài công lập đầu tiên thực hiện chính sách mở trong Giáo dục của Đảng và nhà nước là mô hình xã hội hóa Giáo dục Đại học được thực hiện có hiệu quả, được xã hội chấp nhận. Hiện nay, các trường Đại học ngoài công lập đã trở thành hệ thống, có trên 20 trường với hàng chục vạn sinh viên đang theo học ở các trường này với nhiều ngành nghề khác nhau, hàng vạn sinh viên đã tốt nghiệp đang tham gia vào các hoạt động phát triển kinh tế – xã hội, nhiều người trong số họ đã thành đạt và giữ những vị trí quan trọng trong các hoạt động đời sống của đất nước. Sự thành công của các trường Đại học ngoài công lập trong hơn thập niên qua minh chứng tính đúng đắn chủ trưởng của Đảng và nhà nước thực hiện chính sách xã hội hóa Giáo dục. Tuy nhiên các trường ngoài công lập đang đứng trước những thời cơ và thách thức, các trường rất cần tự hoàn thiện xây dựng cho mình một thương hiệu để đón nhận nền giáo dục Mở – Quốc tế hóa. I. Thời cơ và thách thức: a. Thời cơ: Thời cơ đối với Đại học Việt Nam đặc biệt đối với hệ thống Đại học ngoài công lập đó là: • Xu thế hội nhập quốc tế là quy luật tất yếu, những tiến bộ khoa học công nghệ, công nghệ thông tin tạo nên động lực phát triển kinh tế xã hội đặc biệt là Giáo dục. • Môi trường xã hội Việt Nam đã và đang chuyển biến tích cực. Vị thế Giáo dục đã được khẳng định trong báo cáo chính trị Đại hội Đảng lần thứ IX: “……Phát triển Giáo dục và Đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa – Hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng cường kinh tế nhanh và bền vững”. • Môi trường Giáo dục phát triển đa dạng. Hiện nay vấn đề đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực đang trở nên sôi động. Hệ thống Giáo dục ngày càng đa dạng với nhiều loại hình trường lớp, nhiều hình thức đào tạo linh hoạt, nhiều nước phát triển đang mở rộng và thực hiện thương mại hóa Giáo dục tại các nước đang phát triển đây vừa là cơ hội để Đại học 2 Việt Nam tiếp cận với chương trình, nội dung, phương pháp và công tác tổ chức quản lý Đại học các nước. Tuy nhiên đây cũng là thách thức đối với các Đại học Việt Nam. Sự cạnh tranh về chất lượng là không tránh khỏi. • Môi trường kinh tế nước ta ngày càng phát triển tăng trưởng hàng năm không dưới 7% nhờ đó đời sống nhân dân phần lớn được cải thiện, nhu cầu học tập của nhân dân ngày càng gia tăng trở thành áp lực. b. Những thách thức: Hệ thống Đại học ngoài công lập đang có những thời cơ mà những thời cơ đó các Đại học công lập điều có, thậm chí còn có những điều kiện vượt trội. Những thách thức mà các trường Đại học ngoài công lập gặp phải là rất lớn, đó là: • Mặc dù đường lối chủ trương của Đảng và nhà nước về xã hội hóa Giáo dục khẳng định sự tồn tại của hệ thống Giáo dục ngoài công lập. Tuy nhiên đến nay về mặt luật pháp và cơ chế chính sách cho loại hình này còn nhiều bất cập, chưa phù hợp, chưa tạo được thế chủ động cho các cơ sở. • Môi trường xã hội còn nhiều hạn chế. Đất nước ta trải qua thời gian dài vận hành theo cơ chế nền kinh tế hoạch định, bao cấp. Vì vậy, tâm tư, suy nghĩ của không ít người vẫn theo nếp cũ, ỷ lại trong chờ vào nhà nước đầu tư, chu cấp, còn nghi ngờ mô hình ngoài công lập. • Các trường Đại học ngoài công lập mới ra đời hơn thập kỷ qua, tổ chức, hoạt động của các trường chưa ổn định, cơ sở vật chất còn quá eo hẹp, phần lớn các trường đến nay vẫn còn phải thuê mướn phòng ốc. Đây cũng chính là nguyên nhân làm cho xã hội chưa yên tâm. • Đại học các nước phát triển ngày càng xâm nhập vào Việt Nam, coi Việt Nam là thị trường Giáo dục đầy tiềm năng. Trong khi đó các chuyên gia hoạch định chiến lược của chúng ta đang loay hoay bàn tính có nên xem Giáo dục là thị trường hay không, hết tranh cải này đến tranh cải khác, hết Hội thảo này đến Hội thảo khác, để rồi cuối cùng thực hiện công thức quản lý thời thượng “ Trói, mở – Mở, trói……” trong quản lý. • Các trường Đại học, Cao đẳng ngoài công lập được coi như doanh nghiệp để tính thuế là bất hợp lý, tạo thêm cho các trường nhiều khó khăn. II. Những giải pháp tổng quát: Trước những cơ hội thách thức vừa nêu trên, các trường Đại học ngoài công lập trong điều kiện cụ thể của mình có thể có những giải pháp riêng. Xin nêu ra một số công việc rất cần được quan tâm trong khi xây dựng các Đại học, đặc biệt các Đại học ngoài công lập: 1. Phải luôn luôn hoàn thiện mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp Giáo dục, phải xác định rõ vị thế của mình trong hệ thống đại học. 3 Việc làm này sẽ giúp cho hoạt động đào tạo của nhà trường gắn với các hoạt động kinh tế xã hội, làm cho công tác đào tạo nguồn nhân lực cung cấp cho xã hội đáp ứng yêu cầu của thực tiễn đặt ra. Làm tốt việc này sẽ tạo vị thế của nhà trường trong xã hội. 2. Hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý đào tạo tinh gọn có hiệu quả: • Xây dựng đội ngũ cán bộ giảng dạy cơ hữu, hệ thống cộng tác viên với tỷ lệ % nhất định không nhất thiết phải có 100% giáo viên cơ hữu. 3. Xây dựng cơ sở vật tư kỹ thuật: • Từng bước hoàn thiện cơ sở vật tư kỹ thuật đủ đảm bảo cho các hoạt động giáo dục toàn diện cho sinh viên thông qua con đường xã hội hóa giáo dục, xây dựng mối liên kết trong các hoạt động đặc biệt với các cơ sở Thể dục thể thao, bãi tập, nhà thi đấu, cơ sở hoạt động văn hóa. 4. Xây dựng hệ thống cung cấp thông tin đủ, kịp thời, đảm bảo cho các hoạt động giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học cho cán bộ và sinh viên. 5. Hoàn thiện chế độ chính sách cho người lao động đặc biệt là đội ngũ cán bộ khoa học cơ hữu, chính sách thu hút lực lượng cộng tác viên có trình độ cao… 6. xây dựng môi trường văn hóa trong nhà trường. Các Đại học ngoài công lập muốn xây dựng thương hiệu cho mình không thể không tạo dựng môi trường văn hóa trong trường của mình. Giáo dục là quá trình tiến hóa có kế thừa chọn lọc, vì vậy xây dựng môi trường văn hóa trong trường Đại học phải được bắt đầu từ những người Lãnh đạo cấp cao trong nhà trường, Hội đòng quản trị, Ban Giám hiệu, Lãnh đạo các Khoa, Phòng ban, đội ngũ cán bộ nhân viên. Mục tiêu cần đạt được là tạo nên môi trường Giáo dục lành mạnh, trong sạch, kỹ cương, nề nếp, mọi người phải biết tôn trọng lao đọng sáng tạo của người khác, phải xây dựng truyền thống của nhà trường. Làm gì có thương hiệu nếu người Lãnh đạo mới cứ phê phán, phủ nhận công sức kết quả của người truyền nhiệm, nội bộ luôn tranh chấp vì những lợi ích cá nhân. Muốn xây dựng môi trường văn hóa trong trường chúng ta không có cách nào khác phải thực hiện dân chủ và trách nhiệm, trách nhiệm và dân chủ mọi người phải luôn luôn học hỏi vươn lên. Đây là cơ sở để các tổ chức, các thành viên trong nhà trường tạo nên mối quan hệ lành mạnh, đoàn kết trên nhiệm vụ công tác vì mục tiêu xây dựng phát triển nhà trường. 7. Mở rộng mối quan hệ hợp tác với các đơn vị bạn trong và ngoài nước, đặc biệt là các Viện nghiên cứu. Các Viện nghiên cứu là nơi tập hợp rất đông cán bộ có trình độ khoa học cao, nhiều ý tưởng thông mới khoa học công nghệ luôn được cập nhật, vì vậy nếu các trường ngoài công lập biết khai thác thì đây chính là thế mạnh giúp cho các trường tháo gỡ nhiều vấn đề về đội ngũ mà quy chế ngoài công lập đặt ra. Các Đại học ngoài Công lập đang đứng trước thời cơ và thách thức, các trường đang rất cần một cơ chế thông thoáng để tự khẳng định mình thông qua xây dựng cho mình một thương hiệu - Chuẩn mực chất lượng. 4 Chuẩn mực đó sẽ được xã hội đánh giá bằng sự chấp nhận hay không chấp nhận các sản phẩm do các trường tạo nên . Nếu được xã hội chấp nhận nhà trường sẽ tồn tại và phát triển, ngược lại các trường tự mình phải đóng cửa. Đó là quy luật của nền kinh tế mở – Kinh tế thị trường. Chúng tôi hy vọng Nhà nước sớm nghiên cứu điều chỉnh các chính sách đặc biệt là chính sách về thuế, tạo nên cơ sở pháp lý giúp cho các cơ sở Giáo dục đặc biệt là các trường Đại học ngoài Công lập vượt qua được những thách thức, tiếp nhận những thời cơ làm cho nhà trường phát triển, hòa nhập vào nền Giáo dục mở – Quốc tế hóa. 5 PHƯƠNG PHÁP SƯ PHẠM TƯƠNG TÁC VÀ HÌNH THỨC ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ. ThS. Cao Xuân Liễu Khoa Sư phạm – Trường đại học Đà Lạt Theo lộ trình đổi mới, cải cách giáo dục đại học Việt Nam thì tới năm 2010 các trường đại học trong cả nước sẽ áp dụng hình thức đào tạo theo tín chỉ thay vì hình thức đào tạo theo niên chế như hiện nay (theo đề án đổi mới giáo dục đại học Việt Nam). Đây là vấn đề mà nhiều nhà nghiên cứu giáo dục, các trường đại học quan tâm, lo lắng vì nó liên quan đến sự tồn tại của cơ sở giáo dục đào tạo trong bối cảnh có sự canh tranh gay gắt về giáo dục đại học trên thế giới và Việt Nam. Cùng với sự thay đổi hình thức đào tạo theo học chế tín chỉ, các lĩnh vực, khía cạnh khác của giáo dục đại học cũng buộc phải thay đổi, chuyển mình để vận hành cho phù hợp với hình thức này. Trong đó, đặc biệt phải kể đến các yếu tố quan hệ mật thiết, chặt chẽ với nhau trong phương pháp dạy - học ở trường đại học. Vì thế, ở bài viết này, chúng tôi muốn đề cập tới vấn đề khai thác phương pháp sư phạm tương tác trong hình thức đào tạo theo học chế tín chỉ nhằm phát huy ưu điểm của loại hình thức này đồng thời có tính đến vai trò của các yếu tố trong cấu trúc của phương pháp sư phạm tương tác. Trước hết, tín chỉ là đại lượng dùng để đo khối lượng tri thức, kỹ năng của một môn học mà người học cần phải tích lũy trong một khoảng thời gian nhất định thông qua các hình thức: (1) học tập trên lớp, (2) học tập trong phòng thí nghiệm, thực tập hoặc làm các phần việc khác (có sự hướng dẫn của giáo viên), (3) tự học ở lớp như đọc sách, nghiên cứu, giải quyết vấn đề hoặc chuẩn bị bài. Tín chỉ còn được hiểu là khối lượng lao động của người học trong một thời gian nhất định trong những điều kiện học tập tiêu chuẩn. Hình thức đào tạo theo học chế tín chỉ là hình thức đào tạo cho các sinh viên đạt được văn bằng đại học qua việc tích lũy các loại kiến thức giáo dục khác nhau được đo bằng một đơn vị xác định căn cứ trên khối lượng lao động học tập trung bình của một sinh viên. Theo hình thức đào tạo theo học chế tín chỉ, vai trò của người học được phát huy tích cực tối đa dựa trên sự trợ giúp của người giáo viên và ảnh hưởng của môi trường xung quanh chi phối. Mối quan hệ: Người học – Giáo viên – Môi trường là nhân tố tác động sâu sắc tới quá trình chủ động sáng tạo và học tập của sinh viên. Phương pháp sư phạm tương tác cơ bản cũng dựa trên mối quan hệ tương hỗ giữa ba tác nhân (Người học – Giáo viên – Môi trường). Ba tác nhân này luôn quan hệ với nhau sao cho mỗi một tác nhân hoạt động và phản ứng dưới ảnh hưởng của hai tác nhân kia. Theo bản chất, ưu điểm của đào tạo theo học chế tín chỉ và bản chất của phương pháp sư phạm tương tác, người dạy đóng vai trò cố vấn cho quá trình học tập, người tham gia vào quá trình học tập và nhà nghiên cứu. Với tư cách là cố vấn cho quá trình học tập, người dạy giúp cho người học thể hiện rõ hơn những ý định của họ để qua đó có thể phát huy được vai trò chủ động, sáng tạo và nguồn lực của chính họ để học tốt môn học; giúp cho chính người dạy hiểu được những gì người học cần trong quá 6 trình học tập và những gì người học có thể tự làm được để có thể chuyển giao những nhiệm vụ này cho họ thông qua hướng dẫn và giám sát. Đồng thời, người dạy hướng sự tham gia tích cực của người học vào những mục tiêu thực tế nhất của giáo dục hiện đại: học gắn với hành. Với tư cách là người tham gia vào quá trình dạy – học, người dạy hoạt động như một thành viên tham gia vào quá trình học tập ở trên lớp với các nhóm người học. Với tư cách vừa là cố vấn, vừa là người tham gia vào quá trình học tập, người dạy còn có thêm vai trò bổ sung là nguồn tham khảo có giá trị cho người học, giúp người học tháo gỡ những khó khăn trong quá trình học tập và nghiên cứu. Với tư cách là người học và người nghiên cứu, người dạy là một thành viên tham gia học tập ở trên lớp và ở một chừng mực nào đấy họ có điều kiện trở lại vị trí của người học, hiểu và chia sẻ những khó khăn, trách nhiệm học tập với họ. Có thực hiện được vai trò của người học thì người dạy mới có thể phát huy được vai trò tích cực của người học, lựa chọn được phương pháp và kỹ năng giảng dạy thích hợp. Mặt khác, với tư cách là nhà nghiên cứu, người dạy có khả năng đóng góp khả năng và kiến thức của mình vào việc tìm hiểu bản chất của quá trình dạy học, những yếu tố tâm lý xã hội ảnh hưởng đến quá trình dạy học, hiểu được đây là nhiệm vụ liên nhân: người dạy và người học đều có trách nhiệm tham gia trong đó người học có vai trò trung tâm, người dạy có vai trò hỗ trợ. Tương tác với người dạy trong quá trình dạy – học, trong phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ, người học phải cố gắng và phải được tạo điều kiện để thực sự trở thành người đàm phán tích cực và có hiệu quả với chính mình trong quá trình học tập, với mục tiêu học tập, với thành viên trong lớp học và với chính người dạy. Vì dạy học theo trường lớp là một quá trình cộng sinh nên ngoài những vai trò đã kể trên, người học trong phương thức đào tạo theo tín chỉ còn phải đảm nhiệm thêm một vai trò quan trọng nữa là: người tham gia vào môi trường cộng tác dạy học. Họ đóng vai trò vừa là thành phần hợp pháp của quá trình dạy học vừa là cộng sự với người dạy trong việc lựa chọn nội dung, phương pháp vừa là người cung cấp thông tin phản hồi cho người dạy. Người học và người dạy không thể tách rời môi trường bao quanh. Đó là môi trường tự nhiên sinh vật, đặc biệt là sự ảnh hưởng, tác động của môi trường văn hóa, xã hội, chính trị, kinh tế. Tất cả các yếu tố này, bên trong cũng như bên ngoài tạo thành môi trường bao quanh người dạy và người học. Tác nhân này đóng một vai trò có ý nghĩa cao vì nó ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới quá trình dạy – học. Từ những phân tích trên ta thấy rằng: hình thức đào tạo theo học chế tín chỉ phát huy tính tích cực của ba nhân tố trong phương pháp sư phạm tương tác, đặc biệt là người học ở vị trí trung tâm. Sơ đồ sau thể hiện tính tương tác và vai trò của người dạy – người học và môi trường: Người học Môi trường Người dạy 7 Phương pháp sư phạm tương tác đặc biệt làm tăng giá trị các mối quan hệ tác động qua lại tồn tại giữa người dạy, người học và môi trường. Hình vẽ trên, tam giác mũi tên tượng trưng cho tất cả sự liên hệ năng động giữa ba tác nhân. Các đường thẳng chỉ ra mối quan hệ giữa các tác nhân, trong khi hai đầu của các đường thẳng dưới hình thức các mũi tên minh họa sự trao đổi qua lại giữa chúng. Điều này cũng thể hiện ưu điểm nổi trội của hình thức đào tạo theo hình thức tín chỉ, đặc biệt là phát huy vai trò tích cực, chủ động sáng tạo của người học. Đào tạo theo hình thức học chế tín chỉ ở các trường đại học Việt Nam là phù hợp với xu thế hội nhập, giao lưu với đại học thế giới trong bối cảnh hiện nay. Tuy nhiên, để phát huy được tối đa các ưu điểm của loại hình đào tạo này thì chúng ta cần thiết phải hiểu được bản chất của chúng và mối quan hệ mật thiết giữa ba nhân tố không thể thiếu được trong quá trình dạy học là Người học - Người dạy – Môi trường như đã phân tích ở trên./. Tài liệu tham khảo: 1. Hoàng Văn Vân – Phương thức đào tạo theo tín chỉ: lịch sử, bản chất và những hàm ý cho phương pháp giảng dạy bậc đại học – www.Vnexpress.vn 2. Hoàng Văn Vân - Về việc áp dụng học chế tín chỉ trên thế giới và ở VN – www.Vnexpress.vn 3. Jean – Marc Denomme và Madeleine Roy – Tiến tới một phương pháp sư phạm tương tác – NXb Thanh niên 2003. 8 ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC TẠI ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN SANG ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ. Đại học luật TP Hồ Chí Minh I. Những thách thức trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy khi chuyển sang đào tạo theo học chế tín chỉ. Những thách thức trong quá trình chuyển đổi sang đào tạo theo học chế tín chỉ tại Đại học luật thành phố Hồ Chí Minh cũng là những thách thức chung mà các trường Đại học trong cả nước phải trải qua trong quá trình chuyển đổi. Thực tế cho thấy mặc dù về nhận thức, chúng ta thừa nhận chuyển đổi việc Đào tạo theo học chế tín chỉ là xu thế có tính tất yếu và từ năm 1988, theo chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhiều trường Đại học Việt Nam đã áp dụng những tiêu chuẩn của học chế tín chỉ một cách mềm dẻo, kết hợp niên chế theo học phần-đơn vị học trình. Nhưng đến nay, những khó khăn vẫn còn rất nhiều ở phía trước với các trường đang quyết tâm chuyển đổi. Có thể thấy, mặc dù ĐH Bách khoa Tp Hồ Chí Minh từ năm học 1993- 1994, trường ĐH Đà Lạt từ năm học 1994-1995 và một số khá đông các trường ĐH khác ở cả ba miền đã bắt đầu áp dụng học chế học phần-đơn vị học trình một cách triệt để hơn, gần với hệ thống tín chỉ hơn, nhưng cho đến nay, thực chất vẫn chưa có trường nào xây dựng được mô hình hoàn thiện về đào tạo theo tín chỉ mà mới đang ở mức “tiệm cận”. Có rất nhiều lý do để chúng ta chưa có được học chế tín chỉ theo đúng nghĩa mà chỉ “ na ná” tín chỉ, hay nói như một chuyên gia nhận xét: “Về cơ bản học chế của giáo dục đại học Việt Nam (GDĐH VN) đang áp dụng nhiều yếu tố của hệ thống tín chỉ (credit system) của GDĐH thế giới”- nghĩa là “tín chỉ” của các trường đang áp dụng hiện nay chưa thực sự hoàn chỉnh. Nguyên nhân thì rất nhiều, đó có thể là do: sự chần chừ của các cấp lãnh đạo, sự thiếu thốn cơ sở vật chất, thậm chí là sự thiếu chủ động cả về phía SV lẫn giáo viên… Những khó khăn có tính tổng thể đó cũng chính là những thách thức mà Đại học luật Thành phố Hồ Chí Minh phải vượt qua trong giai đoạn chuyển đổi sang đào tạo theo hệ tín chỉ. Trong phạm vi tham luận này, chúng tôi tập trung vào vấn đề đổi mới phương pháp dạy và học- đó là một trong những thách thức căn bản nhưng cũng là chìa khóa mở cửa để chuyển sang đào tạo theo hệ tín chỉ. 1.1. Thách thức đối với người dạy trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy khi chuyển sang đào tạo theo HCTC. 9 Để chuyển đổi sang học chế tín chỉ, yêu cầu hàng đầu là phải đổi mới phương pháp dạy, học theo “ 3C: Giáo viên chỉ hướng dẫn SV cách học, tăng cường hơn nữa quyền chủ động của SV và khai thác tối đa ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào nhà trường”. Với nhiều trường đại học, yêu cầu này của học chế tín chỉ (HCTC) là một thách thức lớn đối với người dạy vì không ít giáo viên lâu nay vẫn giảng dạy theo phương pháp truyền thống là thuyết trình, không quen với công nghệ thông tin, không biết cách làm lớp học trở nên sinh động và không động viên được người học. Chuyển sang HCTC, một bộ phận không nhỏ giáo viên phải bắt đầu cập nhật những kiến thức căn bản về sử dụng các phương pháp giảng dạy hiện đại như sử dụng thuần thục hệ thống đèn chiếu, hệ thống âm thanh, ánh sáng cho lớp học, sử dụng công nghệ thông tin để xử lý phim, hình có tính minh họa cho các bài giảng luật…đây là trở ngại đầu tiên đối với người dạy. Theo HCTC, thời lượng giảng dạy rút ngắn, chỉ có 1/3 thời gian lên lớp được giáo viên hướng dẫn, còn lại 2/3 thời gian SV phải tự học, tự nghiên cứu tại nhà. Giáo viên phải làm quen với việc gói gọn bài giảng của mình trong 1/3 thời gian lên lớp và phải tăng cường độ làm việc để chỉ dẫn cho sinh viên tài liệu để sinh viên có thể tự đọc ở nhà. Việc này nếu không phải là người có chuyên môn giỏi, không dễ gì làm được. Đó là khó khăn thứ 2 với người dạy. Thêm nữa, khi chuyển sang hệ tín chỉ, một điều đương nhiên là giảng viên phải sẵn sàng “ đương đầu” với những câu hỏi hóc búa của sinh v
Luận văn liên quan