Dạy học là một quá trình chịu tác động biện chứng của tất cả các yếu tố
khách quan và chủ quan: Điều kiện tự nhiên, xã hội, cơ sở vật chất, thiết bị, sự
phân tán tư tưởng, thiếu tập trung của học sinh. đối với quá trình dạy học.
Trong quá trình dạy học Vật lý ở trường Phổ thông tôi nhận thấy một
trong những yếu tố đáng quan tâm là quan niệm riêng của học sinh: sự hiểu biết
những khái niệm, hiện tượng, quá trình vật lý mà học sinh đã có sẵn trước khi
nghiên cứu chúng trong giờ học. Nó mang tính cá biệt khá cao. Nếu những quan
niệm này hình thành tự phát và mang yếu tố chủ quan của cá nhân thường thiếu
khách quan không phản ánh đúng bản chất vật lý trở thành quan niệm sai lệch.
20 trang |
Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 3241 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Khắc phục một số sai lầm của học sinh thông qua bài tập nghịch lí và ngụy biện chương “Động học chất điểm” và “Động lực học chất điểm”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Dạy học là một quá trình chịu tác động biện chứng của tất cả các yếu tố
khách quan và chủ quan: Điều kiện tự nhiên, xã hội, cơ sở vật chất, thiết bị, sự
phân tán tư tưởng, thiếu tập trung của học sinh...... đối với quá trình dạy học.
Trong quá trình dạy học Vật lý ở trường Phổ thông tôi nhận thấy một
trong những yếu tố đáng quan tâm là quan niệm riêng của học sinh: sự hiểu biết
những khái niệm, hiện tượng, quá trình vật lý mà học sinh đã có sẵn trước khi
nghiên cứu chúng trong giờ học. Nó mang tính cá biệt khá cao. Nếu những quan
niệm này hình thành tự phát và mang yếu tố chủ quan của cá nhân thường thiếu
khách quan không phản ánh đúng bản chất vật lý trở thành quan niệm sai lệch.
Quan niệm thường bắt nguồn từ kinh nghiệm sống cũng có thể bắt nguồn
từ sự phong phú ngôn ngữ trong đời sống. Thực tế, quan niệm riêng của học
sinh đối với các sự vật hiện tượng trong đời sống là đa dạng, phong phú và ăn
sâu vào tiềm thức của mỗi người. Vì vậy những quan niệm đó thường bền vững
và bảo thủ. Rất nhiều quan niệm sai lệch về bản chất không phù hợp với bản
chất của khoa học. Do đó thường gây ra nhiều khó khăn trong quá trình dạy học
vật lý. Quan niệm sai lệch như những vật cản trên con đường nhận thức sự vật
hiện tượng vật lý.
Do đó, mặc dù giáo viên giới thiệu một vấn đề rất kỹ song học sinh vẫn
mắc sai lầm khi vận dụng những hiểu biết của mình vào giải bài tập cụ thể.
Khắc phục một số sai lầm của các em trong khi giải bài tập, để học sinh
hiểu đúng vấn đề, để việc dạy – học mang lại hiệu quả cao hơn là vấn đề rất
quan trọng
Xuất phát từ các lý do trên, tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Khắc phục một
số sai lầm của học sinh thông qua bài tập nghịch lí và ngụy biện chương
“Động học chất điểm” và “Động lực học chất điểm””.
2
2. Mục đích nghiên cứu
Khắc phục một số sai lầm của học sinh thông qua bài tập nghịch lí và
ngụy biện chương “Động học chất điểm” và "Động lực học chất điểm" Vật lý 10
nâng cao nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học Vật lý.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng: Vận dụng ở quá trình dạy học Vật lí ở trường THPT Đông
Sơn 1.
Phạm vi nghiên cứu: Chương“Động học chất điểm” và "Động lực học
chất điểm" Vật lý 10 nâng cao.
4. Giả thuyết khoa học
Có thể thực hiện lồng ghép đặt vấn đề, ôn tập, củng cố, khắc sâu kiến thức
hay kiểm tra kiến thức học sinh một cách thuận tiện trong một số tiết học ở
chương “Động học chất điểm” và "Động lực học chất điểm" Vật lý 10 nâng cao
của trường THPT đảm bảo các yêu cầu về tính khoa học, sư phạm, khả thi; từ đó
góp phần nâng cao chất lượng dạy học vật lý.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Phương pháp điều tra và quan sát
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm
- Phương pháp phân tích, đánh giá
6. Cấu trúc của đề tài
Phần1. Mở đầu (2 trang).
Phần 2. Nội dung (17 trang).
Phần 3. Kết luận (1 trang).
3
PHẦN 2. NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận
1.1. Cơ sở tâm lý học
Theo Vưgotsky sự tiến bộ của các cấu trúc nhận thức của HS là từ từ, nó
được nảy sinh và phát triển thông qua sự tác động với môi trường. Ông cũng cho
rằng trong DH cần quan tâm đến những khía cạnh khác nhau của việc học: nhận
thức, xã hội, văn hoá.
1.2. Cơ sở triết học
Học sinh phải chủ động, tích cực, sáng tạo để vận dụng kiến thức giải
quyết những vấn đề học tập của mình. Trong quá trình làm bài tập, HS được
tương tác với nhau và với GV, được tự do đưa ra ý kiến cá nhân và được bảo vệ
ý kiến của mình, được các bạn và GV đưa ra các bằng chứng khoa học để chứng
minh cho vấn đề còn thắc mắc. Từ đó kiến thức mà người học nắm được sẽ được
thử thách, vận dụng. Vì vậy người học sẽ nắm vững kiến thức và đam mê khoa
học hơn.
1.3. Bài tập nghịch lí và ngụy biện
Đây là những bài tập chứa đựng nhiều yếu tố trái ngược hoặc không phù
hợp với các khái niệm, định luật vật lý. Nếu chỉ nhìn nhận một cách hình thức
thì có thể nhầm tưởng chúng phù hợp với các khái niệm, định luật vật lý và lô
gic thông thường. Song xem xét cặn kẽ có luận chứng khoa học... thì mới nhận
ra sự nghịch lý và nguỵ biện trong bài tập. Do đó giải bài toán này học sinh sẽ
nắm vững được nội dung và phạm vi ứng dụng của định luật.
Với bài toán loại này học sinh thường phạm phải những sai lầm có tính
chất tinh vi, đôi khi khó nhận thấy được, có thể là do không chú ý tới tất cả các
dữ kiện của bài toán hay áp dụng một cách không đúng các công thức hay định
luật.
Việc phân tích nó thường trở thành cuộc thảo luận hứng thú, kích thích
thôi thúc các em tìm lời giải đáp. Qua sự hướng dẫn của giáo viên, các em nhận
thức được tính đúng đắn của vấn đề, các em sẽ tự bỏ đi quan niệm sai lệch trước
đây.
4
1.4. Vai trò của giáo viên và học sinh trong việc khắc phục một số sai lầm cho
học sinh thông qua bài tập nghịch lí và ngụy biện
1.4.1. Vai trò của giáo viên
- Tạo không khí dạy học.
- Tạo điều kiện để HS bộc lộ quan niệm riêng.
- Tổ chức cho HS tranh luận về những quan niệm của mình.
- Là trọng tài điều khiển HS tranh luận ý kiến.
- Tạo điều kiện và giúp HS nhận ra các quan niệm sai của mình và khắc
phục chúng.
- Tổ chức cho HS vận dụng kiến thức khoa học đã thu nhận được.
1.4.2. Vai trò của học sinh
- HS chủ động bộc lộ những quan điểm của mình trong một số bài tập.
- HS chủ động, tích cực thảo luận, trao đổi thông tin với bạn học với GV
để giải quyết một số bài tập từ đó tự điều chỉnh các kiến thức của bản thân.
2. Thực trạng quá trình giải một số bài tập chương“Động học chất điểm” và
"Động lực học chất điểm" vật lí lớp 10 nâng cao
2.1. Đối với giáo viên
Đa số giáo viên đều giới thiệu và hướng dẫn HS các bài tập đúng mà rất ít
quan tâm đến bài tập nghịch lí và ngụy biện để học sinh có điều kiện bộc lộ quan
niệm riêng.
2.2. Đối với học sinh
- Một số HS chưa nắm chắc kiến thức lí thuyết mà thầy cô giáo đã giới
thiệu ở phần lí thuyết.
- Trước khi làm một bài tập, một số HS đã có những quan niệm về kiến
thức đó tuy nhiên những quan niệm này thường chưa đầy đủ hoặc sai lầm.
- Rất nhiều HS ngại hoạt động, hỏi, tranh luận.
Từ một số lý do trên mà quan niệm sẵn có của HS (đa số là quan niệm sai
và chưa đầy đủ) chưa được bộc lộ. Trong khi HS thường giải bài tập dựa trên
những quan niệm đó, do đó một số bài tập mà học sinh làm còn sai lầm, hạn chế.
5
2.3. Điều tra quan niệm của học sinh trước khi học chương “Động học chất
điểm” và “Động lực học chất điểm”
Chúng tôi tiến hành khảo sát học sinh các lớp 10A5, 10A6 trường THPT
Đông Sơn 1 năm học 2012-2013, kết quả thu được có một số quan niệm sai của
HS gây khó khăn cho việc giải các bài tập. Ví dụ: bài tập về tính vận tốc trung
bình có 65% nhầm với tính giá trị trung bình của các vận tốc, chuyển động ném
vật theo phương thẳng đứng 45% quan niệm chưa đầy đủ về các yếu tố trong
quá trình vật chuyển độngnhững quan niệm này phần lớn xuất phát từ thực tế,
do quá trình học tâp kiến thức mà HS thu nhận được chưa đầy đủ hoặc do logic
nhận thức của HS những quan niệm này thường chưa đầy đủ hoặc sai lầm.
Tuy nhiên nếu tôn trọng những quan niệm sẵn có của HS và có thái độ
đúng đắn với quan niệm sai thì nó lại chính là điểm tựa cho việc lĩnh hội kiến
thức khoa học Vì vậy vấn đề đặt ra là GV khi tổ chức quá trình dạy học cần
giúp HS thay đổi quan niệm sai, thúc đẩy nỗ lực tư duy để giải quyết những vấn
đề học tập.
3. Chuẩn bị một số bài tập nghịch lí và ngụy biện
3.1.Các đơn vị kiến thức có bài tập nghịch lí và ngụy biện
Qua thực tế dạy học và điều tra học sinh trước khi học chương “Động học
chất điểm” và “Động lực học chất điểm” tôi xác định được một số đơn vị kiến
thức chứa đựng bài toán nghịch lí và ngụy biện.
1.Vận tốc trung bình, nhiều học sinh quan niệm là giá trị trung bình của
các vận tốc.
2. Chuyển động biến đổi đều, nhiều học sinh quan niệm chưa đầy đủ về
các yếu tố trong chuyển động này và cách sử dụng công cụ toán học.
3. Chuyển động của vật ném lên thẳng đứng, nhiều HS quan niệm chưa
đầy đủ về quá trình đi lên và đi xuống của vật.
4. Định luật I Niu tơn, nhiều học sinh quan niệm chưa đúng về hệ quy
chiếu quán tính và hệ quy chiếu phi quán tính
5. Định luật II Niu tơn, nhiều học sinh quan niệm sai về giải thích độ lớn
gia tốc rơi tự do.
6
6. Định luật III Niu tơn, nhiều học sinh quan niệm sai về cặp lực trực đối
và cặp lực cân bằng.
7. Lực ma sát, nhiều học sinh quan niệm chưa đày đủ về ma sát trượt và
ma sát lăn.
3.2. Ví dụ
Ví dụ 1:
Một ô tô chuyển động thẳng đều từ A đến B với vận tộc 20 km/h, sau đó
từ B về A với vận tốc 30 km/h. Xác định vận tốc trung bình của chuyển động cả
đi và về.
- GV: Giải bài toán này như thế nào?
Học sinh A: Theo quy tắc tìm giá trị trung bình chung ta được:
1 2 20 30 25 /
2 2
tb
v v
v km h
Học sinh B: Theo công thức xác định vận tốc trung bình tb
s
v
t
Ta có: 1 2
1 2 1 2
1 2
22 2 2.20.30
24 /
20 30
tb
v vs s
v km h
s st t v v
v v
Cách giải của bạn nào đúng?
Nếu không đồng ý với A hoặc B hãy đưa ra ý kiến của em
.....................
Giáo viên có thể hướng dẫn các em:
- GV: Vận tốc trung bình xác định như thế nào?
- HS: vận tốc trung bình tb
s
v
t
- GV : Nếu chuyển động gồm nhiều chuyển động đều với các vận tốc
khác nhau vận tốc trung bình xác định như thế nào?
- HS :...............
- GV : 1 1 2 2
1 2
...
...
n n
tb
n
v t v t v t
v
t t t
Nếu những khoảng thời gian trong đó vật chuyển động với vận tốc
1 2, ,...., nv v v bằng nhau( 1 2 ... nt t t ) thì
1 2 1 2( ... ) ...n n
tb
v v v t v v v
v
nt n
7
Kết luận : Công thức 1 2
2
tb
v v
v
sẽ đúng nếu thời gian chuyển động lúc đi
từ A đến B và từ B về A bằng nhau, giả thiết bài toán này không cho. Vậy học
sinh B có cách giải đúng.
Ví dụ 2:
Một chiếc xe đang chuyển động với vận tốc 10 m/s thì người lái xe bắt
đầu hãm phanh cho xe chuyển động chậm dần đều đến khi dừng lại sau khi đi
được đoạn đường 8m trong thời gian 2 s. Xác định gia tốc của xe ?
- GV: Giải bài toán này như thế nào?
Học sinh A : Theo công thức 2 20
1
6 /
2
s v t at a m s
Học sinh B : Theo công thức 20 5 /
v v
a a m s
t
Học sinh C : Theo công thức
2 2
2 2 20
0 2 6,25 /
2
v v
v v as a m s
s
- GV : Cách giải của bạn nào đúng?
Nếu không đồng ý với A hoặc B hãy đưa ra ý kiến của em ......................
Giáo viên có thể hướng dẫn các em:
- HS :....
- GV: Bài toán đã nêu không có ý nghĩa, điều kiện bài toán không phù
hợp với chuyển động chậm dần đều:
2 20 0
0 0
1 1
2 2 2
v v v v
s v t at s v t t t
t
Thay số
10
8 .2 10
2
m m
Kết luận : Không có gia tốc nào thỏa mãn điều kiện bài toán. Trước mỗi
bài toán phải xét các dữ kiện và điều kiện bài toán cho và yêu cầu của bài tập.
Ví dụ 3:
Một chuyển động nhanh dần đều : Nếu 0 0v ta có .v a t và 2v as
Nếu 0 0v ta có 0 .v v a t , thay .a t bằng giá trị 2as ta có 0 2v v as
8
Tuy nhiên học sinh đều biết công thức vật lí 2 20 2v v as và công thức đại số
2 2 2x a b x a b . Sai lầm xuất hiện ở điểm nào ?
- GV: Các em hãy xét xem sai lầm từ đâu ?
Kết luận : Từ việc thay .a t bằng giá trị 2as . Điều này chỉ thực hiện được khi
thỏa mãn điều kiện 0 0v .
Ví dụ 4:
Một quả cầu được ném lên cao theo phương thẳng đứng trong chân
không. Cần ném vật với vận tốc ban đầu là bao nhiêu để nó đạt độ cao 29,4m
sau 6s và sau 3 s. Cho g = 10 m/s
2
.
- GV: Xác định v0 ?
- Một học sinh đã giải như sau :
Áp dụng công thức : 2
0
1
2
h v t gt
Với t = 6 s 0 34,3 /v m s
Với t = 3 s 0 24,5 /v m s
- GV: Để đưa một vật lên cùng một độ cao, tại sao khi vận tốc lớn lại cần
một thời gian lâu hơn ? Giải quyết mâu thuẫn trên như thế nào ?
Chúng ta giải bài toán ngược lại : Tính thời gian cần thiết để hòn đá lên
được độ cao 29,4 m khi cung cấp cho nó vận tốc ban đầu 34,3 m/s và 24,5 m/s.
Yêu cầu HS thảo luận, lên bảng trình bày bài làm.
- HS : Áp dụng công thức : 20
1
2
h v t gt
Khi 0 34,3 /v m s ta được: t1 = 1s, t2 = 6s hay quả cầu ở độ cao 29,4 m
lúc t1 = 1s khi vật đi lên và lúc t2 = 6s khi vật đi xuống.
Khi 0 24,5 /v m s ta được: t1 = 2s, t2 = 3s hay quả cầu ở độ cao 29,4 m
lúc t1 = 2s khi vật đi lên và lúc t2 = 3s khi vật đi xuống.
Kết luận : Vậy khi vật đi lên đến độ cao 29,4m vận tốc ban đầu nhỏ hơn sẽ mất
thời gian lớn hơn, còn ở thời điểm sau 6s hay 3s là khi vật rơi xuống.
Ví dụ 5:
9
Một HS khẳng định, định luật III Niu tơn là không đúng vì nếu như lực
tác dụng bằng phản lực thì không thể xảy ra bất kì một chuyển động nào. Vì lực
đặt vào vật bằng bao nhiêu thì cũng gây ra một lực cản cân bằng với nó. Sai lầm
của học sinh này là ở đâu?
Sai lầm của HS là : Theo định luật III Niu tơn lực tác dụng và phản lực tác dụng
là cặp lực trực đối : cùng giá, ngược chiều, cùng độ lớn và đặt vào hai vật khác
nhau, chúng không thể cân bằng lẫn nhau được.
Ví dụ 6:
Cho sợi dây một đầu buộc cố định, sợi dây mềm chưa bị kéo căng, nếu tác
dụng lực F vào đầu dây còn lại. Xác định lực tác dụng lên toàn bộ sợi dây ?
- GV : Yêu cầu HS trả lời.
- Học sinh A : Lực tác dụng lên toàn bộ sợi dây là F
- Học sinh B : Lực căng tại mỗi điểm của sợi dây là F, mà sợi dây gồm vô
số điểm nên lực đặt vào toàn bộ sợi dây là vô cùng lớn.
- GV: Câu trả lời nào đúng ?
- HS : Câu trả lời của HS A.
- GV: Hãy giải thích sai lầm trong suy luận của học sinh B ?
Ở đây HS B chưa chú ý đến định luật III Niu tơn. Theo định luật III Niu
tơn, tại mỗi cặp điểm liền nhau của sợi dây có xuất hiện cặp lực và phản lực. Do
đó hai điểm lân cận sẽ tác dụng lên mỗi điểm của sợi dây những lực bằng nhau
về độ lớn, cùng giá, ngược chiều. Như vậy, tất cả các lực đặt vào các điểm của
sợi dây cân bằng nhau. Tại hai đầu của sợi dây có tác dụng lực F và phản lực
của vật mà sợi dây được buộc chặt vào, lực này có độ lớn bằng F và ngược
hướng với F.
Ví dụ 7:
Theo định luật II Niu tơn, gia tốc tỉ lệ với lực. Trọng lực càng lớn gia tốc
rơi tự do phải càng lớn. Tuy nhiên gia tốc rơi tự do đối với tất cả các vật tại cùng
một vị trí là như nhau. Giải quyết điều mâu thuẫn này như thế nào ?
- GV : Yêu cầu HS thảo luận, trả lời.
10
- HS : Trọng lực tỉ lệ thuận với khối lượng. Do đó khối lượng tăng lên bao
nhiêu lần thì trọng lực tăng lên bấy nhiêu lần, vì vậy tỉ số giữa chúng (chính là
gia tốc rơi tự do) vẫn là đại lượng không đổi.
Ví dụ 8:
Bôi dầu lên các bề mặt làm giảm ma sát. Nhưng tại sao giữ cán rìu bằng
tay người ta lại làm tay ướt đi ?
- GV: Hãy giải thích hiện tượng ?
- HS: Gỗ bị dính ướt với nước nên những thớ gỗ trên mặt cán rìu nở ra,
phồng lên làm tăng ma sát giữa cán rìu và tay. Vì vậy nước không đóng vai trò
của dầu bôi trơn.
3.3. Thiết kế tiến trình dạy học
Tiết 9 : BÀI TẬP VỀ CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU
I. MỤC TIÊU HỌC SINH CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
- Nắm được các công thức trong chuyển động thẳng biến đổi đều.
- Nắm được phương pháp giải bài tập về động học chất điểm.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện óc phân tích, tổng hợp và tư duy logic.
- Biết cách vận dụng giải được một số bài tập trong chương trình.
3. Tình cảm, thái độ:
- Rèn thái độ nghiêm túc, tích cực, tự lực và sáng tạo trong quá trình giải
bài tập.
- Có niềm tin vào tri thức khoa học.
- Có tinh thần hợp tác, trao đổi trong học tập.
II. CHUẨN BỊ CHO GIỜ DẠY HỌC
1. Chuẩn bị của GV:
- Thiết bị dạy học:
+ Một số bài tập(gồm BT SGK, BT nghịch lí và ngụy biện).
+ Biên soạn câu hỏi kiểm tra các công thức của chuyển động thẳng
biến đổi đều dưới dạng trắc nghiệm.
+ Biên soạn sơ đồ các bước cơ bản để giải một bài tập.
2. Chuẩn bị của HS:
- Chuẩn bị về kiến thức, bài tập:
+ Tìm hiểu cách chọn hệ quy chiếu.
+ Xem lại kiến thức toán học giải phương trình bậc hai.
II.TIẾN TRÌNH GIỜ HỌC
Hoạt động 1: (5 phút)Kiểm tra bài cũ.
Hoạt động của HS Hoạt động của GV
-Viết phương trình của chuyển động
thẳng biến đổi đều? Công thức tính vận
-Đặt câu hỏi cho HS.
11
tốc?
-Dạng đồ thị của phương trình tọa độ
theo thời gian? vận tốc theo thời gian?
-Nhận xét câu trả lời của bạn.
-Yêu cầu 1 HS lên bảng vẽ dạng đồ
thị.
-Nhận xét các câu trả lời. Làm rõ
cách chọn trục tọa độ, gốc thời gian.
Hoạt động 2: (10 phút) Tìm hiểu bài tập 1 SGK.
Hoạt động của HS Hoạt động của GV
-Đọc đề bài trong SGK.
-Làm việc cá nhân:
Tóm tắt các thông tin từ bài toán.
Tìm hiểu các kiến thức, các kĩ năng liên
quan đến bài toán yêu cầu.
-Thảo luận nêu các bước giải bài toán.
-Chọn hệ quy chiếu.
-Lập phương trình chuyển động, công
thức tính vận tốc theo hệ quy chiếu đã
chọn.
-Lập bảng biến thiên (chú ý các vị trí
cắt trục tung và trục hoành); vẽ đồ thị
tọa độ, đồ thị vận tốc (H 7.1).
-Hoạt động nhóm: căn cứ vào đồ thị,
mô tả chuyển động của vật: Từ đó ném
đến khi vật đến độ cao nhất và rơi
xuống.
-Cho 1 HS đọc bài toán SGK.
-Gợi ý, đặt câu hỏi cho HS làm việc
cá nhân thảo luận theo nhóm.
-Nhận xét đáp án, đưa ra các bước
giải bài toán.
-Hướng dẫn HS, cùng HS chọn hệ
quy chiếu, lập phương trình và vẽ đồ
thị.
-Đặt các câu hỏi cho HS tính toán và
lập bảng biến thiên.
Yêu cầu HS trình bày kết quả dạng
đồ thị của nhóm.
-Gợi ý cho HS phân tích kết quả rút
ra kết luận.
-Mô phỏng chuyển động của vật.
Hoạt động 3: (10 phút)Tìm hiểu bài tập 2(BT nghịch lí và ngụy biện)
Hoạt động của HS Hoạt động của GV
- HS : Áp dụng công thức :
20
1
2
h v t gt
- Khi 0 34,3 /v m s ta được: t1 = 1s, t2
= 6s hay quả cầu ở độ cao 29,4 m lúc t1
= 1s khi vật đi lên và lúc t2 = 6s khi vật
đi xuống.
- Khi 0 24,5 /v m s ta được: t1 = 2s, t2
Một quả cầu được ném lên cao
theo phương thẳng đứng trong chân
không. Cần ném vật với vận tốc ban
đầu là bao nhiêu để nó đạt độ cao
29,4m sau 6s và sau 3 s. Cho g = 10
m/s
2
.
- GV: Xác định v0 ?
- Một học sinh đã giải như sau :
Áp dụng công thức : 20
1
2
h v t gt
Với t = 6 s 0 34,3 /v m s
Với t = 3 s 0 24,5 /v m s
- GV: Để đưa một vật lên cùng một
12
= 3s hay quả cầu ở độ cao 29,4 m lúc t1
= 2s khi vật đi lên và lúc t2 = 3s khi vật
đi xuống.
Kết luận : Vậy khi vật đi lên đến độ cao
29,4m vận tốc ban đầu nhỏ hơn sẽ mất
thời gian lớn hơn, còn ở thời điểm sau
6s hay 3s là khi vật rơi xuống.
độ cao, tại sao khi vận tốc lớn lại cần
một thời gian lâu hơn ? Giải quyết
mâu thuẫn trên như thế nào ?
Chúng ta giải bài toán ngược
lại : Tính thời gian cần thiết để hòn
đá lên được độ cao 29,4 m khi cung
cấp cho nó vận tốc ban đầu 34,3 m/s
và 24,5 m/s.
- Yêu cầu HS thảo luận, lên bảng
trình bày bài làm.
- Kết luận như thế nào?
Hoạt động 4: (10 phút) Tìm hiểu đề bài 2 SGK.
Hoạt động của HS Hoạt động của GV
-Đọc đề bài 2 SGK, xem H 6.4 SGK.
-Xem nhanh lời giải, trình bày cách tính
hiệu các độ dời?
- Cách đo gia tốc theo H 6.4 như thế
nào?
-Cho HS đề bài 2 SGK, xem H 6.4.
-Hướng dẫn HS cách tính.
-Nêu ý nghĩa của cách đo gia tốc.
Cho HS về nhà giải bài tập này.
Hoạt động 5: (8 phút)củng cố bài giảng.
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
-Thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi trắc
nghiệm nội dung đã chuẩn bị.
-Trình bày các bước cơ bản để giải một
bài toán?
Mô phỏng lại chuyển động của vật
trong bài?
Ghi nhận: Các bước giải, cách khảo sát
một chuyển động thẳng biến đổi đều.
-Nêu câu hỏi. Nhận xét câu trả lời
của các nhóm.
-Yêu cầu: HS xem đồ thị, trình bày
đáp án.
-Đành giá nhận xét kết quả giờ dạy.
Hoạt động 6: (2 phút)Hướng dẫn về nhà.
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
-Ghi câu hỏi và bài tập về nhà.
-Những chuẩn bị bài sau.
-Nêu câu hỏi và bài tập về nhà.
-Yêu cầu:HS chuẩn bị bài sau.
IV. RÚT KINH NGHIỆM SAU GIỜ DẠY:
.............................................................................................