Đông Hà là một thành phố trẻ, là hạt nhân thúc đẩy cho quá trình đô thị hoá của tỉnh Quảng Trị.Trong những năm gần đây, thành phố Đông Hà đã đạt được những thành tựu khá quan trọng, kinh tế phát triển tương đối nhanh và ổn định. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát huy lợi thế từng ngành; phù hợp với tính chất kinh tế đô thị, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp - thuỷ sản.
Ở nước ta, vấn đề lập quy hoạch BVMT được quy định trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2005, việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án quy hoạch lãnh thổ và đô thị cũng được quy định trong Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006. Nhưng cho đến nay mới có một số thành phố, tỉnh và vùng đã và đang nghiên cứu quy hoạch BVMT bao gồm: TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Quảng Ngãi, TP. Hạ Long (Quảng Ninh), tỉnh An Giang, tỉnh Hậu Giang, TP. Vinh (Nghệ An), tỉnh Quảng Trị.
Chính vì thế, để đảm bảo sự phát triển bền vững, thành phố Đông Hà cần phải có những hoạch định chiến lược về bảo vệ môi trường. Đặc biệt, trong tình hình hiện nay, Đông Hà mới lên thành phố việc xây dựng quy hoạch bảo vệ môi trường thành phố Đông Hà trong giai đoạn này là rất cần thiết nhằm đánh giá hiện trạng, dự báo xu thế biến đổi và đề xuất các phương án BVMT cũng như khai thác hợp lý tài nguyên, góp phần điều chỉnh quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội hợp lý hơn, phù hợp hơn, thúc đẩy phát triển kinh tế một cách bền vững.
Vì vậy, việc nghiên cứu: Hiện trạng môi trường tự nhiên và đề xuất quy hoạch bảo vệ môi trưởng thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị là một yêu cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.
50 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2359 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hiện trạng môi trường tự nhiên và đề xuất quy hoạch bảo vệ môi trưởng thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Đông Hà là một thành phố trẻ, là hạt nhân thúc đẩy cho quá trình đô thị hoá của tỉnh Quảng Trị.Trong những năm gần đây, thành phố Đông Hà đã đạt được những thành tựu khá quan trọng, kinh tế phát triển tương đối nhanh và ổn định. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát huy lợi thế từng ngành; phù hợp với tính chất kinh tế đô thị, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp - thuỷ sản.
Ở nước ta, vấn đề lập quy hoạch BVMT được quy định trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2005, việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án quy hoạch lãnh thổ và đô thị cũng được quy định trong Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006. Nhưng cho đến nay mới có một số thành phố, tỉnh và vùng đã và đang nghiên cứu quy hoạch BVMT bao gồm: TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Quảng Ngãi, TP. Hạ Long (Quảng Ninh), tỉnh An Giang, tỉnh Hậu Giang, TP. Vinh (Nghệ An), tỉnh Quảng Trị...
Chính vì thế, để đảm bảo sự phát triển bền vững, thành phố Đông Hà cần phải có những hoạch định chiến lược về bảo vệ môi trường. Đặc biệt, trong tình hình hiện nay, Đông Hà mới lên thành phố việc xây dựng quy hoạch bảo vệ môi trường thành phố Đông Hà trong giai đoạn này là rất cần thiết nhằm đánh giá hiện trạng, dự báo xu thế biến đổi và đề xuất các phương án BVMT cũng như khai thác hợp lý tài nguyên, góp phần điều chỉnh quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội hợp lý hơn, phù hợp hơn, thúc đẩy phát triển kinh tế một cách bền vững.
Vì vậy, việc nghiên cứu: Hiện trạng môi trường tự nhiên và đề xuất quy hoạch bảo vệ môi trưởng thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị là một yêu cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.
2.MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
a. Mục tiêu
Xây dựng cơ sở khoa học cho việc quy hoạch BVMT tự nhiên thành phố Đông Hà giai đoạn 2010 - 2020 theo hướng bền vững trên cơ sở phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng môi trường tự nhiên, hiện trạng môi trường tự nhiên của thành phố.
Các phương án quy hoạch được lồng ghép vào quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội nhằm khai thác, sử dụng hợp lý, bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững, đồng thời góp phần điều chỉnh quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội phù hợp hơn.
b. Nhiệm vụ
- Thu thập, nghiên cứu các tài liệu liên quan bao gồm: Điều kiện tự nhiên; tài nguyên thiên nhiên; hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội; hiện trạng về môi trường; định hướng phát triển kinh tế - xã hội. (Trang thông tin điện tử của tỉnh Quảng Trị: quangtri.gov.com; Niên giám thống kê 2009).
- Thu thập tổng hợp các tài liệu, số liệu của các đề tài, dự án về môi trường.
- Phân tích các yếu tố có ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên ở khu vực nghiên cứu.
- Phân tích về hiện trạng môi trường tự nhiên của thành phố Đông Hà.
- Đề xuất các phương án quy hoạch bảo vệ môi trường tự nhiên ở thành phố Đông Hà giai đoạn 2010 – 2020.
- Đề xuất các giải pháp thực hiện.
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Việc nghiên cứu, quy hoạch bảo vệ môi trường cho một lãnh thổ liên quan đến rất nhiều các hợp phần: tự nhiên, kinh tế - xã hội, môi trường... Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu những vấn đề chính sau:
- Hiện trạng môi trường tự nhiên của thành phố Đông Hà: môi trường nước, môi trường khí, chất thải rắn.
- Quy hoạch bảo vệ môi trường: hệ thống thoát nước, hệ thống xử lý nước thải, hệ thống thu gom và xử lý chất thải rắn, hệ thống công trình vệ sinh công cộng và hệ thống cây xanh đô thị.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp thu thập, kế thừa các thông tin có liên quan đến phát triển kinh tê - xã hội. Kế thừa các kết quả nghiên cứu của các đề tài, dự án có liên quan đến đề tài.
- Phương pháp thống kê và xử lý dữ liệu:tổng hợp, phân tích các số liệu thu thập được.
- Phương pháp bản đồ: dựa trên bản đồ hành chính và bản đồ đia hình của thành phố Đông Hà để từ đó xây dựng bản đồ quy hoạch cho thành phố.
5. CẤU TRÚC NIÊN LUẬN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung chính của đề tài được trình bày trong 03 chương:
Chương 1: Khái quát các yếu tố tự nhiên và kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên ở thành phố Đông Hà
Chương 2: Hiện trạng môi trường tự nhiên ở thành phố Đông Hà
Chương 3: Đề xuất quy hoạch bảo vệ môi trường ở thành phố Đông Hà giai đoạn 2010 – 2020 CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT CÁC YẾU TỐ TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN Ở THÀNH PHỐ ĐÔNG HÀ
1.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ
Đông Hà là thành phố tỉnh lỵ, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của tỉnh Quảng Trị, nằm ở toạ độ địa lý 16040’53’’ - 16052’22’’. Vĩ độ Bắc và 107004’24’’- 107007’24’’ Kinh độ Đông, cách thành phố Đồng Hới 93km về phía Nam, cách thành phố Huế 70km về phía Bắc, cách cửa khẩu Lao Bảo 85km về phía Đông, cách cảng biển Cửa Việt 16km về phía Tây.
Ranh giới Thành phố được xác định:
- Phía Bắc giáp huyện Cam Lộ và Gio Linh.
- Phía Nam giáp huyện Triệu Phong.
- Phía Đông giáp huyện Gio Linh và huyện Triệu Phong.
- Phía Tây giáp huyện Cam Lộ.
Đông Hà là giao điểm của các tuyến giao thông Bắc Nam và Đông Tây. Đường quốc lộ 1A (nối Hà Nội - Tp. Hồ Chí Minh) và đường sắt Bắc Nam chạy qua, là đầu mối của đường Quốc lộ 9 (trong hệ thống đường Xuyên Á) đi Lào, Đông Bắc Thái Lan; là điểm khởi đầu ở phía Đông của trục hành lang kinh tế Đông - Tây, nối với đất nước Lào và Thái Lan, Myanma... qua cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo và các nước trong khu vực biển Đông qua cảng Cửa Việt.
Từ thuận lợi về giao lưu đối ngoại, Đông Hà có khả năng thu hút đầu tư để phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội và trở thành trung tâm của các mối quan hệ kinh tế trong nước, khu vực và quốc tế.
1.2. CÁC YẾU TỐ TỰ NHIÊN
1.2.1. Địa hình - Địa mạo
a. Địa hình:
Lãnh thổ thành phố Đông Hà có hai dạng địa hình cơ bản sau:
- Địa hình gò đồi: có dạng bát úp ở phía Tây và Tây Nam, có diện tích 319,1ha; chiếm 44,1% diện tích tự nhiên; có độ cao trung bình 10m so với mực nước biển, nghiêng dần về phía Đông, với độ dốc trung bình 5-10º, chổ cao nhất là +42m ở phường Đông Thanh, chổ thấp nhất là +2,5m nằm ở khu vực chợ Đông Hà và phía Đông Quốc lộ 1A.
- Địa hình đồng bằng: có độ cao trung bình 3m so với mực nước biển, chiếm 55,9% diện tích tự nhiên, được phủ lên trên mặt lớp phù sa thuận lợi cho phát triển nông nghiệp (trồng lúa nuớc, hoa màu, rau hoa và cây cảnh...). Địa hình này tập trung ở các phường: 2, 3, Đông Thanh, Đông Giang, Đông Lễ. Do địa hình thấp trũng, nên thường hay bị ngập lụt về mùa mưa bão; hạn hán, thiếu nước về mùa hè làm ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống.
b. Địa mạo:
Do hoạt động kiến tạo xảy ra mạnh mẽ, đặc biệt là hoạt động tân kiến tạo, kết hợp với quá trình ngoại sinh đã tạo nên 2 vùng địa mạo cơ bản cho thành phố Đông Hà là: vùng bóc mòn và vùng tích tụ.
- Vùng bóc mòn phân bố chủ yếu ở phía Tây - Tây Nam đường Quốc lộ 1A, có độ cao dao động từ 5m đến xấp xỉ 30m, là vùng hoàn toàn thoát khỏi tác động của lũ lụt hàng năm, ở đây hoạt động phong hoá xâm thực - bóc mòn là cơ bản, vùng này có nền móng tốt thuận lợi cho xây dựng các công trình, định cư và trồng cây công nghiệp, lâm nghiệp.
- Vùng tích tụ có cấu tạo địa hình phức tạp, độ cao biến động từ 0-5m; nhiều nơi bị ngập lũ hàng năm, có nơi sâu đến 2m như vùng Đông Thanh, Đông Giang, Đông Lễ, Đông Lương. Đó là vùng sản xuất lúa nước, nuôi trồng thuỷ sản, lũ lụt hàng năm đã gây ra nhiều thiệt hại cho cư dân và sản xuất nông nghiệp.
1.2.2. Khí hậu
Đông Hà nằm trong vùng khí hậu Bắc Trung Bộ, mang đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa và có những biểu hiện đặc thù so với các vùng khí hậu khu vực phía Đông Trường Sơn. Chế độ khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô nóng.
- Mùa mưa: do chịu ảnh hưởng của không khí lạnh cực đới tràn về tới đèo Hải Vân, nên khu vực Đông Hà tương đối lạnh so với các vùng phía Nam miền Trung. Chênh lệch nhiệt độ trung bình giữa tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất từ 9-100C. Đây cũng là khu vực có lượng mưa tương đối lớn. Lượng mưa trung bình năm đạt 2.300mm, nhưng 80% lượng mưa lại tập trung chủ yếu trong 3 tháng (từ tháng IX đến tháng XI). Tuy nhiên, số ngày mưa phân bố không đều, trong các tháng cao điểm trung bình mỗi tháng có từ 17 - 20 ngày mưa làm ảnh hưởng đến bố trí thời vụ một số loại cây trồng và ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra, khu vực Đông Hà còn chịu ảnh hưởng của bão, thường tập trung từ tháng IX - XI. Các cơn bão đổ bộ vào đất liền thường tập trung vào các cơn bão số 7, 8, 9, 10. Năm nhiều nhất có tới 4 cơn bão, bão thường kèm theo mưa to kết hợp nước biển dâng cao và lượng mưa từ trên nguồn đổ về gây lũ lụt và ngập úng trên diện rộng làm thiệt hại đến cơ sở hạ tầng và phá hoại mùa màng.
- Mùa khô nóng: kéo dài từ tháng III đến tháng VIII, gần như liên tục nắng nóng kèm theo gió phơn Tây - Tây Nam khô nóng, có sức gió cấp 6, cấp 7 và do cấu tạo địa hình của phía triền dốc Đông Trường Sơn nên gió qua đèo Lao Bảo về Đông Hà tạo thành những cơn bão nhỏ, khô nóng có thời gian kéo dài trong nhiều tháng.
Đông Hà chịu ảnh hưởng sâu sắc của 2 loại gió mùa: Gió mùa Đông Bắc hoạt động từ tháng XI đến tháng III năm sau và gió mùa Tây Nam hoạt động từ tháng IV đến tháng IX. Gió mùa Tây Nam ở đây thường hoạt động sớm và kết thúc muộn hơn các khu vực khác.
Khí hậu của khu vực có nhiều nét biến động mạnh, thể hiện qua sự biến động mùa: mùa Đông và mùa Hè, mùa mưa và mùa khô. Thời tiết của Đông Hà thường gây úng vào đầu vụ đối với vụ Đông Xuân; hạn đầu vụ và úng cuối vụ Hè Thu.
1.2.3. Thuỷ văn
Thành phố Đông Hà có 3 con sông chính là sông Hiếu, sông Thạch Hãn, sông Vĩnh Phước.
- Sông Hiếu là sông lớn nhất chảy qua Thành phố bắt nguồn từ sườn Đông dãy Trường Sơn cao độ trên 1.000m chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam qua các xã Hướng Sơn, Hướng Hiệp chảy về qua địa phận huyện Cam Lộ đi về Đông Hà (bắt đầu từ Nhà máy xi măng Đông Hà đến ngã ba Gia Độ) và nhập vào sông Thạch Hãn ở ngã ba Gia Độ. Sông Hiếu có chiều dài 70km, diện tích lưu vực 465km2, đoạn chảy qua Thành phố có chiều dài 8km, với chiều rộng trung bình khoảng 150-200m. Khu vực hạ lưu sông Hiếu chịu sự chi phối của thuỷ triều từ biển vào nên có chế độ dòng chảy khá phức tạp. Về mùa khô dòng chảy ở thượng lưu nhỏ nên mặn xâm nhập sâu, biên độ mặn lớn với lưu lượng thấp nhất là 2,83m3/s, nhưng về mùa lũ nước thường dâng cao gây ngập lụt.
- Sông Thạch Hãn bắt nguồn từ sông Đakrông, chảy qua Ba Lòng rồi về xuôi. Sông có chiều dài 145km, đoạn chảy qua ven phía Đông Thành phố có độ dài 5km từ ngã ba sông Vĩnh Phước (phường Đông Lương) và hợp lưu với sông Hiếu (phường Đông Lễ) tại ngã ba Gia Độ.
- Sông Vĩnh Phước bắt nguồn từ vùng đồi cao 300 - 400m thuộc xã Cam Nghĩa, Cam Chính (huyện Cam Lộ) chảy qua phía Nam thành phố Đông Hà ở phường Đông Lương rồi đổ vào sông Thạch Hãn tại km5 đường sông, tính từ ngã ba Gia Độ ở xã Triệu Giang (huyện Triệu Phong). Sông có diện tích lưu vực 183km2; có chiều dài 45km, chiều rộng trung bình 50 - 70m, lưu lượng trung bình 9,56m3/s, mùa kiệt 1,79m3/s. Đây là con sông cung cấp nguồn nước sinh hoạt cho thành phố Đông Hà.
- Ngoài các con sông chính trên địa bàn Thành phố còn có các hồ như: hồ Khe Mây, hồ Trung Chỉ, hồ KM6, hồ Đại An... với mạng lưới phân bố đều khắp trên địa bàn Thành phố và tạo cảnh quan thiên nhiên, cải thiện vi khí hậu tiểu vùng và phát triển du lịch sinh thái cho Thành phố.
1.2.4. Thực vật
Theo số liệu thống kê đầu năm 2009, trên địa bàn thành phố Đông Hà có 33/75 tuyến đường có trồng các loại cây xanh như: Phượng, Sữa, Lát, Xà cừ, Me, Bằng Lăng, Chẹo, Sấu, Nhội, Sến, Sao Đen, M.Bò, Gõ, Bàng, Đào, Trứng cá, Xưa, Bồ Đề, Mưng, Cọ dầu… Tổng cộng có 6.432 cây các loại. Diện tích cây xanh đường phố đạt khoảng 9,2ha. Với dân số 85.044 người, như vậy, mật độ cây xanh đường phố đạt 1,08m2/người
Theo số liệu của Chi cục Kiểm lâm Quảng Trị tính đến ngày 29/6/2009, trên địa bàn thành phố Đông Hà có 37ha đất rừng tự nhiên phòng hộ; 393,10ha đất rừng trồng phòng hộ; 1.619,2ha đất rừng trồng sản xuất và đất không rừng quy hoạch cho lâm nghiệp (bao gồm cỏ, lau lác, cây bụi có gỗ rải rác) 62,4ha. Diện tích cây xanh này tập trung chủ yếu là phường 3, phường Đông Lương, phường 4, phường Đông Lễ.
1.3. CÁC YẾU TỐ KINH TẾ - XÃ HỘI
1.3.1. Dân cư và nguồn lao động
Dân số trung bình toàn Thành phố năm 2008 là 85.044 người, tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên là 1,39%.
Nguồn lao động Thành phố năm 2008 có 45.994 người trong độ tuổi lao động, chiếm 54,1% tổng dân số. Hàng năm Thành phố giải quyết được việc làm cho khoảng 1.000 - 1.100 lao động. Nhìn chung chất lượng nguồn lao động chưa cao, thiếu đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, lực lượng lao động chất lượng cao, công nhân lành nghề.
1.3.2. Giáo dục và y tế
a. Giáo dục:
- Giáo dục phổ thông: Đến năm 2007 - 2008, trên địa bàn Thành phố có:
+ Bậc mầm non: Tổng số có 17 trường, trong đó có 56% số trường, lớp được kiên cố hoá.
+ Bậc tiểu học: Gồm 15 trường công lập và một trường bán công. Có 93,3%, trường học được kiên cố hoá.
+ Bậc trung học cơ sở: Có 9 trường, trong đó có 88,8% trường được kiên cố hoá, 2 trường đạt tiêu chuẩn Quốc gia (đạt 23%).
+ Bậc trung học phổ thông: Có 4 trường, trong đó có 3 trường công lập (1 trường chuyên) và một trường bán công. .
- Đào tạo chuyên nghiệp, dạy nghề:
Trên địa bàn Thành phố có trường Cao đẳng sư phạm, phân hiệu đại học Huế, trường chính trị Lê Duẩn, trường trung cấp y tế, trường dạy nghề đa ngành, 2 trung tâm giáo dục thường xuyên, 2 trung tâm kỹ thuật hướng nghiệp dạy nghề, trường trung cấp nghề.
b. Y tế:
Trên địa bàn Thành phố hiện nay có 01 bệnh viện Tỉnh với quy mô 500 giường bệnh; 01 bệnh viện Thành phố với quy mô 50 giường bệnh; 09 trạm y tế trên địa bàn 09 phường; 01 trung tâm y tế dự phòng tỉnh; 01 trung tâm y tế dự phòng Thành phố; 45 phòng khám tư nhân lớn, nhỏ. Ngoài ra, còn có trạm xá của các ngành khác nhau như: Bệnh xá công An, Bệnh xá Bộ đội (20A của BCH quân sự tỉnh), Bệnh xá Đông Trường Sơn...
1.3.3. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỷ thuật
Đông Hà là trung tâm tỉnh lỵ nên cơ sở hạ tầng của thành phố được thu hút đầu tư rất lớn.Vì vậy hệ thống cơ sở hạ tầng cơ sở vật chất kỷ thuật của thành phố tương đối hoàn thiện so với các địa phương khác trong tỉnh. Mạng lưới giao thông, bưu chính viễn thông, tài chính ngân hàng được chú trọng mở rộng, hiện đại hoá; hệ thống điện, cấp thoát nước được nâng cấp cải tạo, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển sản xuất và thu hút đầu tư. Đông Hà còn là nơi tập trung các công trình hạ tầng xã hội mang ý nghĩa toàn tỉnh như Nhà văn hoá trung tâm, bảo tàng, các khu công viên, văn hoá, thể thao, du lịch…
1.3.4. Sự phát triển các ngành kinh tế
a. Thương mại - dịch vụ và du lịch:
Thương mại - dịch vụ:
Hoạt động thương mại - dịch vụ phát triển khá, cơ sở hạ tầng được cũng cố và tăng cường đầu tư mở rộng, phương thức kinh doanh đa dạng. Khối lượng hàng hoá bán lẽ và buôn bán đều tăng. Tổng mức bán lẽ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tăng bình quân 22%/năm thời kỳ 2001 - 2005. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ trên địa bàn ước thực hiện năm 2009 đạt 4.780 tỷ đồng. Tổng số cơ sở kinh doanh dịch vụ, khách sạn, nhà hàng là 6.263 cơ sở.
Trên địa bàn thành phố có 5 siêu thị và Trung tâm dịch vụ thương mại đang hoạt động. Có 13 chợ, trong đó 5 chợ được xây dựng kiên cố, 8 chợ bán kiên cố với khoảng 6.000 hộ kinh doanh. Chợ Đông Hà là chợ lớn nhất của tỉnh với quy mô 2.500 quầy hàng. Hoạt động kinh doanh ở chợ Đông Hà và các chợ đầu mối ngày càng phát triển, thu hút nhiều doanh nghiệp, tiểu thương vào buôn bán.
Các ngành dịch vụ phát triển với tốc độ khá nhanh, đa dạng hoá các loại hình dịch vụ: Hoạt động tín dụng, ngân hàng, bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin, vận tải, nhà hàng, vui chơi giải trí... ngày càng phát triển và hoạt động đem lại hiệu quả.
Du lịch:
Đến nay, trên địa bàn thành phố Đông Hà có 43 khách sạn và nhà nghỉ với trên 870 phòng ngủ. Trong đó có 2 khách sạn 3 sao, 8 khách sạn 2 sao, 3 khách sạn 1 sao, 19 khách sạn đạt tiêu chuẩn tối thiểu và 11 nhà nghỉ chưa được xếp hạng. Hàng năm thu hút khoảng 15.000 lượt khách nội địa và Quốc tế đến nghỉ ngơi, tham quan các di tích lịch sử cách mạng và các danh lam thắng cảnh ở các vùng lân cận Thành phố như: Cồn Tiên, Dốc Miếu, nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn, bãi tắm Cửa Tùng, Cửa Việt, địa đạo Vĩnh Mốc...Dịch vụ vận chuyển lữ hành phát triển nhanh, đặc biệt là vận tải đưa đón khách bằng taxi và dịch vụ khai thác các tour “Du lịch hoài niệm chiến trường xưa và đồng đội”, khai thác hành lang Đông - Tây. Trên địa bàn có 3 trung tâm lữ hành, 8 đơn vị kinh doanh dịch vụ vận chuyển với trên 100 đầu xe. Ngoài ra còn nhiều dịch vụ cho thuê xe của tư nhân...
Quy hoạch quỹ đất để phát triển kinh doanh thương mại và du lịch còn hạn chế. Đầu tư xây dựng các điểm vui chơi giải trí các hồ trên địa bàn như hồ Khe Mây, hồ Trung Chỉ, hồ Km6 thực hiện đang còn chậm do ngân sách Thành phố còn khó khăn, chưa có giải pháp huy động nguồn từ xã hội để đầu tư phát triển một cách có hiệu quả.
b. Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp:
Ngành CN - TTCN trên địa bàn Thành phố đạt mức tăng trưởng khá, giá trị sản xuất CN - TTCN thời kỳ 2001 - 2005 tăng bình quân 14,8%. Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn năm 2009 ước đạt 542,39 tỷ đồng, đạt 98,6% kế hoạch năm (560 tỷ đồng) và tăng 12,3% so với cùng kỳ năm trước.
Số cơ sở sản xuất trên địa bàn hiện có 988 cơ sở, tăng 29 cơ sở so với năm 2008. Trong đó ngoài quốc doanh có 983 cơ sở, quốc doanh có 05 đơn vị.
Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh đã tập trung cải tạo nâng cấp nhà xưởng, tăng cường thiết bị máy móc, vốn lưu động, nâng cao năng lực sản xuất, cải tiến mẫu mã, chất lượng sản phẩm, thu hút thêm lao động trên một số ngành hàng: cơ khí gia công, mộc mỹ nghệ, mộc cao cấp, chế biến gỗ...
Tại KCN Nam Đông Hà hiện có 19 dự án đăng ký đầu tư, với tổng số vốn đăng ký là 1.044 tỷ đồng, có 3 dự án đi vào hoạt động, thu hút gần 1.400 lao động. Tại CCN Đông Lễ, hiện có 17 dự án đăng ký đầu tư kinh doanh và được giao đất thực địa, trong đó có 04 dự án đã đi vào hoạt động sản xuất, 04 dự án đang hoàn thành lắp đặt dây chuyền thiết bị công nghệ, 07 dự án đang xây dựng nhà xưỡng.
Tuy nhiên, sản xuất CN-TTCN vẫn chưa có bước đột phá, cơ sở sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ, công nghệ thiết bị còn lạc hậu, chuyển giao công nghệ, du nhập sản phẩm mới còn chậm, hiệu quả chưa rõ nét.
c. Sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản:
Kinh tế nông nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu kinh tế nhưng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp lương thực, thực phẩm, rau xanh cho Thành phố. Hàng năm đất nông nghiệp bị thu hẹp do tốc độ đô thị hoá tăng nhanh. Tuy nhiên sản xuất nông nghiệp có những bước tiến bộ đáng kể, phát triển theo hướng thâm canh chiều sâu, hình thành vùng chuyên canh và đạt tốc độ tăng trưởng cao. Bước đầu đầu tư hình thành các vùng sản xuất chuyên canh cây lương thực, thực phẩm, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản.
Năm 2008, tổng diện tích gieo trồng 2.590ha. Trong đó diện tích lúa đạt 2092,5ha; Năng suất lúa bình quân cả năm đạt 46,4ha. Tổng sản lượng lương thực có hạt 9.840 tấn.
Trong năm 2009, đã trồng mới được 76,0ha rừng sản xuất theo chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng của Chính phủ và 42.857 cây phân tán, 300 cây bóng mát các loại.
CHƯƠNG 2
HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN Ở THÀNH PHỐ ĐÔNG HÀ
2.1. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ
2.1.1. Các nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí
Thành phố Đông Hà trong những năm gần đây đã có những đổi mới rất đáng kể, được đầu tư xây dựng nhiều mặt, đời sống người dân không ngừng được cải thiện. Song song với quá trình trên thì chất lượng không khí ngày càng bị giảm sút.Có nhiều nguyên nhân làm cho môi trường không khí ở thàmh phố Đông Hà bị ô nhiểm như:
- Hoạt động giao thông vận tải đô thị: Các phương tiện giao thông đã sinh ra các chất ô nhiễm như: Bụi, CO2, SO2, CO, NOx, hơi xăng, dầu, tiếng ồn và chấn động. Theo thống kê tháng 06 năm 2009, thành phố Đông Hà có 35.416 xe máy, 2.669 xe tải các loại; 1.516 ôtô các loại với tổng tải lượng các chất ô