Vấn đề quản lý chất thải nguy hại nói chung và xử lý chất thải nguy hại nói riêng hiện đang là vấn đề hết sức bức xúc đối với công tác bảo vệ môi trường của các nước trên Thế giới cũng như của Việt Nam.Cùng với sự phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, các đô thị, các ngành sản xuất, kinh doanh và dịch vụ được mở rộng và phát triển nhanh chóng, một phần đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế của đất nước, mặt khác tạo ra một số lượng lớn chất thải rắn bao gồm: chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải y tế, chất thải nông nghiệp, chất thải xây dựng. trong đó có một lượng đáng kể chất thải nguy hại đã và đang là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, từ quy mô nhỏ, đến ảnh hưởng trên quy mô rộng lớn và tác động xấu tới sức khoẻ, đời sống con người và chất lượng môi trường chung.Vì vậy, một trong những vấn đề cấp bách của công tác bảo vệ môi trường ở nước ta nói riêng và thế giới nói chung hiện nay là quản lý chất thải, đặc biệt là chất thải nguy hại.
35 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 5864 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hiện trạng quản lý chất thải nguy hại trên thế giới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
Vấn đề quản lý chất thải nguy hại nói chung và xử lý chất thải nguy hại nói riêng hiện đang là vấn đề hết sức bức xúc đối với công tác bảo vệ môi trường của các nước trên Thế giới cũng như của Việt Nam.Cùng với sự phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, các đô thị, các ngành sản xuất, kinh doanh và dịch vụ được mở rộng và phát triển nhanh chóng, một phần đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế của đất nước, mặt khác tạo ra một số lượng lớn chất thải rắn bao gồm: chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải y tế, chất thải nông nghiệp, chất thải xây dựng... trong đó có một lượng đáng kể chất thải nguy hại đã và đang là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, từ quy mô nhỏ, đến ảnh hưởng trên quy mô rộng lớn và tác động xấu tới sức khoẻ, đời sống con người và chất lượng môi trường chung.Vì vậy, một trong những vấn đề cấp bách của công tác bảo vệ môi trường ở nước ta nói riêng và thế giới nói chung hiện nay là quản lý chất thải, đặc biệt là chất thải nguy hại.
CHƯƠNG 1:MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ
CHẤT THẢI NGUY HẠI
1.Khái niệm về chất thải nguy hại.
Khái niệm về thuật ngữ “chất thải nguy hại” lần đầu tiên xuất hiện vào thập niên 70 của thế kỷ trước tại các nước Âu – Mỹ, sau đó mở rộng ra nhiều quốc gia khác . sau một thời gian nghiên cứu phát triển , tuỳ thuộc vào sự phát triển khoa học kỹ thuật và xã hội cũng như quan điểm của mỗi nước mà hiện nay trên thế giới có nhiều cách định nghĩakhác nhau về chất thải nguy hại trong luật và các văn bản dưới luật về môi trường .Chẳng hạn như:
Chất thải nguy hại là những chất có độc tính , ăn mòn , gây kích thích, hoạt tính , có thể cháy , nổ mà gây nguy hiểm cho con người và động vật (định nghĩa của Philipine)
Chất thải nguy hại là những chất mà do bản chất và tính chất của chúng có khả năng gây nguy hại đến sức khoẻ con người hoặc môi trường , và tính chất này yêu cầu các kỹ thuật xử lý đặc biệt để loại bỏ hoặc giảm đặc tính nguy hại của nó (định nghĩa của Canada).
Trong Đạo luật RCRA(Đạo luật về thu hồi và bảo tồn tài nguyên của Mỹ):chất thải (ở các dạng rắn , lỏng , bán rắn và các bình khí) có thể được coi là chất thải nguy hại khi:
Nằm trong danh mục chất thải nguy hại do Cục Bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (EPA) đưa ra.
Có một trong 4 đặc tính (khi phân tích) do EPA đưa ra gồm cháy nổ , ăn mòn , phản ứng và độc tính . Các phân tích để thử nghiệm này cũng do EPA quy định.
Được chủ nguồn thải (hay nhà sản xuất) tự công bố là chất thải nguy hại.
Chất thải nguy hại là chất thải chứa các chất hoặc hợp chất có một trong những đặc tính gây nguy hại trực tiếp (dễ cháy, dễ nổ, làm ngộ độc, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm và các đặc tính gây nguy hại khác), hoặc tương tác với những chất khác gây nguy hại cho môi trường và cho sức khoẻ con người (Quy chế quản, lý chất thải nguy hại kèm theo Quyết định số 155/1999/QĐ-TTg ngày 16/7/1999 của Thủ tướng Chính phủ). Danh mục các chất thải nguy hại được ghi trong phụ lục kèm theo của Quy chế quản lý chất thải nguy hại nêu trên. Bên cạnh khái niệm trên về chất thải nguy hại còn có một số khái niệm khác, như: Chất thải nguy hại là chất thải có một trong 5 đặc tính sau: dễ phản ứng, dễ bốc cháy, ăn mòn, độc hại và phóng xạ.
Qua các định nghĩa được nêu ở trên cho thấy hầu hết các định nghĩa đều đề cập đến đặc tính (cháy – nổ,ăn mòn , hoạt tính và độc tính ) của chất thải nguy hại . Có định nghĩa đề cập đến trạng thái của chất thải (rắn , lỏng , bán rắn , khí), gây tác hại do bản thân chúng ta khi tương tác với các chất khác , có định nghĩa thì không đề cập . Nhìn chung , nội dung của các định nghĩa thường sẽ phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng phát triển khoa học – xã hội của mỗi nước. Trong các định nghĩa nêu trên có thể thấy rằng định nghĩa về chất thải nguy hại của Mỹ là rõ ràng nhất và có nội dung rộng nhất.Việc này sẽ giúp cho công tác quản lý chất thải nguy hại được dễ dàng hơn.
2.Nguồn gốc phát sinh và phân loại chất thải nguy hại.
2.1. Nguồn gốc phát sinh chất thải nguy hại.
Do tính đa dạng của các loại hình công nghiệp , các hoạt động thương mại tiêu dùng , các hoạt động trong cuộc sống hay các hoạt động công nghiệp mà chất thải nguy hại có thể phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau. Việc phát thải có thể do bản chất của công nghệ , hay trình độ dân trí dẫn đến việc thải chất thải có thể là vô tình hay cố ý . Tuỳ theo cách nhìn nhận mà có thể phân thành các nguồn thải khác nhau, nhìn chung có thể chia các nguồn phát sinh chất thải nguy hại thành 4 nguồn chính như sau:
Từ các hoạt động công nghiệp (ví dụ khi sản xuất thuốc kháng sinh sử dụng dung môi metyl clỏua, xi mạ sử dụng xyanit, sản xuất thuốc trừ sâu sử dụng dung môi là toluen hay xylen…).
Từ hoạt động nộng nghiệp (ví dụ sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật độc hại).
Thương mại (quá trình nhập – xuất các hàng độc hại không đạt yêu cầu cho sản xuất hay hàng quá hạn sử dụng )
Từ việc tiêu dùng trong dân dụng (ví dụ việc sử dụng pin, hoạt động nghiên cứu khoa học ở các phòng thí nghiệm , sử dụng dầu nhớt bôi trơn, ắc quy các loại…).
Trong các nguồn thải nêu trên thì hoạt động công nghiệp là nguồn phát sinh chất thải nguy hại lớn nhất và phụ thuộc rất nhiều vào loại ngành công nghiệp . So với các nguồn thải khác , đây cũng là nguồn thải mang tính thường xuyên và ổn định nhất . Các nguồn thải từ dân dụng hay từ thương mại chủ yếu không nhiều , lượng chất thải tương đối nhỏ , mang tính sự cố hoặc do trình độ nhận thức và dân trí của người dân . Các nguồn thải từ các hoạt động nông nghiệp mang tính chất phát tans diện rộng, đây là nguồn rất khó kiểm soát và thu gom , lượng thải này phụ thuộc rất nhiều vào khả năng nhận thức cũng như trình độ dân trí của người dẩnn trong khu vực.
2.2.phân loại chất thải nguy hại.
Phân loại theo tính chất nguy hại
Phân loại theo mức độ độc hại
Phân loại theo loại hình công nghiệp
Phân loại theo khả năng quản lý và xử lý
CHƯƠNG 2:HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI
2.1.TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI
2.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển của quản lý chất thải nguy hại
Trên thế giới việc quản lý chất thải nguy hại đã hình thành và có những thay đổi mạnh mẽ trong thập niên 60 và đã trở thành một vấn đề môi trường được quan tâm hàng đầu trong thập niên 80 của thế kỷ XX.Điều này có thể thấy đây là hệ quả của cuộc cách mạng khao học kỹ thuật và sự phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia trên toàn cầu.
Sự phát triển của các loại hình công nghiệp ,sự gia tăng nhu cầu tiêu dùng , hưởng thụ vật chất …đã dẫn đến một lượng lớn chất thải ra môi trường trong số đó có các chất thải nguy hại và độc hại.Ngoài ra bên cạnh đó các cuộc chiến tranh nhằm giải quyết các mâu thuẩn khu vực hay các cuộc nội chiến cũng góp phần đưa một lượng lớnchất độc hại vào môi trường.Từ các nguyên nhân trên làm phát sinh sự gia tăng của các loại hình chất thải nguy hại có thể kể đến như : sự phát triển của khoa học kỹ thuật ( khoa học phân tích , y học ,độc chất học…), nhận thức của chủ thải và cộng đồng , hành vi cố tình , sự yếu kém của của bộ máy quản lý…đã dẫn đến các hậu quả bi thảm do chất thải nguy hại gây ra như : thuỷ ngân, PCB (polyclorinated biphenyl), PBB (polybrominated biphenyl), Cd, DDT(gây ung thư)…
Từ những thực tế như vậy , trên thế giới các quốc gia đặc biệt là các nước tiên tiến như Châu Âu, Mỹ ,Nhật ,Úc …ngày càng hoàn thiện bộ Luật bảo vệ môi trường của mình, và trong đó các quy chế quản lý các chất thải nguy hại là các thành phần không thể thiếu được của bộ Luật.Mặc dù vẫn còn nhiều khác biệt trong nội dung các điều khoản của các bộ Luật giữa những quốc gia khác nhau, nhưng nhìn chung các bộ Luật điều đã chỉ rõ được mối quan tâm của nhà nước đối với công tác quản lý chất thải nguy hại . Vượt ra ngoài biên giới quốc gia, những công ước quốc tế có liên quan đến việc quản lý chất thải nguy hại cũng đã lần lượt ra đời , nói lên được sự cảnh báo cùng các mối quan tâm sâu sắc của toàn nhân loại đối với các chất thải nguy hiểm đang tồn tại và đe doạ cuộc sống xung quanh chúng ta và cần phải có sự phối hợp hành động của nhiều quốc gia trong việc quản lý các chất thải nguy hiểm này.
Vấn đề quản lý chất thải nói chung và quản lý chất thải nguy hại nói riêng ở nước ta và một số nước trên thế giới là vấn đề rất nhạy cảm. Bởi vì chất thải sinh ra ngày càng nhiều , trong đó lượng chất thải nguy hại là đáng kể . Các hoá chất độc hại tồn lưu trong chiến tranh , các loại thuốc bảo vệ thực vật không còn giá tri sử dụng hiện còn tồn đọng khá nhiều buộc chúng ta phải xử lý , trong khi đó năng lực quản lý chất thải nguy hại nói chung và xử lý chất thải nguy hại nói riêng của chúng ta còn quá yếu.
Ngoài ra, chúng ta còn thiếu những văn bản cần thiết về mặt pháp luật và chính sách.Chúng ta cần có thêm nhiều những văn bản cụ thể hơn nữa cho từng khâu trong quản lý chất thải nguy hại từ việc phân loại tại nguồn thu gom, lưu trữ , vận chuyển, tái sử dụng , tái chế cho đến khâu xử lý cuối cùng . Mặt khác chúng ta chưa có tiêu chuẩn cụ thể để xác định thế nào là chất thải rắn nguy hại , vấn đề này rất quan trọng bởi vì chi phí cho xử lý chất thải nguy hại tốn kém hơn nhiều so với xử lý chất thải thông thường , cho nên phải xác định một cách chính xác chất thải nguy hại để xử lý. Trong tiêu chuẩn về chất thải nguy hại , nồng độ chất nguy hại giữ vai trò then chốt , nếu quy định nồng độ quá thấp thì có khi gây thiệt hại lớn về kinh tế , ngược lại, nếu quy định nồng độ quá cao thi sẽ bỏ lọt nhiều loại chất thải nguy hại không được xử lý theo yêu cầu và sẽ là nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng .Về mặt cơ chế , chính sách , chúng ta hoàn toàn chưa có gì cụ thể để khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư, tham gia vào việc quản lý chất thải nguy hại.
2.1.2.Các thành phần của hệ thống quản lý chất thải nguy hại.
Một hệ thống quản lý chất thải nguy hại thành công phải bao gồm 4 thành phần cơ bản như sau :
Luật pháp (pháp lý): đây là thành phần cơ bản quan trọng , là nền tảng quan trọng chi phối các thành phần còn lại.
Triển khai và cưỡng chế : nếu chỉ có bộ khung pháp lý cho việc quản lý chất thải nguy hại không thì chưa đủ mà còn cần phải có các quy chế , hướng dẫn và quy định thực hiện ban hành kèm. Trong khi triển khai cần phải có các giải pháp cưỡng chế thi hành luật trước khi có các biện pháp kiểm soát cụ thể nào đó.
Thiết bị (phương tiện) : là các phương tiện , thiết bị cần thiết , phù hợp để có thể quản lý thích hợp chất thải nguy hại.
Dịch vụ trợ giúp : muốn kiểm soát chất thải nguy hại hiệu quả cần phải có một cơ sở hạ tầng về mặt kỹ thuật tốt. Cần phải có một năng lực nhất định về phòng thí nghiệm , các thông tin kỹ thuật và tư vấn các kế hoạch đào tạo để cung cấp.
Qua đó thấy rằng hệ thống quản lý chất thải nguy hại là sự tổ hợp của các nhân tố với nhau và hình thành nên một hệ thống bao gồm hai phần chính : hệ thống quản lý hành chính pháp luật và một hệ thống kỹ thuật bảo trợ. Nhìn chung tương tự như quản lý chất thải rắn ,có thể phân chia hệ thống chất thải nguy hại thành một hệ thống quản lý hành chính và một hệ thống quản lý kỹ thuật . Hai hệ thống này luôn bổ sung và hổ trợ nhau trong việc quản lý chất thải nguy hại . Tuỳ thuộc vào khoa học kỹ thuật , kinh tế và xã hội mà hệ thống quản lý hành chính là tiền đề cho sự phát triển của hệ thống quản lý kỹ thuật hay ngược lại.Nhìn chung mối quan hệ của hai hệ thống này là quan hệ tương hổ và liên kết chặt chẽ với nhau.
2.2. Hệ thống quản lý chất thải nguy hại.
2.2.1.Hệ thống quản lý hành chính chất thải nguy hại
Hệ thống quản lý hành chính chất thải nguy hại bao gồm các công tác về hoạch định chính sách , kế hoạch chiến lược trong công tác quản lý, hoạch định các chương trình giáo dục , giảm thiểu chất thải nguy hại , quản lý các văn bản giấy tờ liên quan đến loại hìnhn thải , chủ thải , vận chuyển, lưu trữ và xử lý …Tóm lại một yêu cầu quan trọng đối với hệ thống này là quản lý chặt chẽ được lượng chất thải nguy hại ntừ nơi phát sinh đến công đoạn xử lý sau cùng và phải đảm bảo phù hợp với cơ chế quản lý chung của nhà nước và các văn bản quy chế pháp luật.
Ngoài ra trong một phạm vi nhỏ (áp dụng cho chủ thải) , thì việc quản lý cũng bao gồm các công tác triển khai những chương trình giảm thải , kê khai các văn bản giấy tờ liên quan đến chất thải nguy hại theo quy định , phân loại , dán nhãn chất thải như quy định và xây dựng các chương trình ứng cứu khi có sự cố xảy ra.
2.2.2.Hệ thống quản lý kỹ thuật chất thải nguy hại
Trong một hệ thống quản lý kỹ thuật chất thải nguy hại, nhất là hệ thống cần áp dụng cho nước ta và các nước trên thế giới cũng phải bao gồm các khâu liên quan từ nguồn phát sinh đến các kỹ thuật xử lý sau cùng . Về cơ bản có thể chia hệ thống quản lý thành 5 giai đoạn:
Giai đoạn 1:là giai đoạn phát sinh chất thải từ các nguồn , trong phần này để giảm lượng thải doanh nghiệp có thể áp dụng các biện pháp giảm thiểu tại nguồn khác nhau.
Giai đoạn 2: là giai đoạn bao gồm các công tác thu gom và vận chuyển trong nội vi công ty và vận chuyển ra ngoài.
Giai đoạn 3: là giai đoạn gồm các công tác xử lý thu hồi .
Giai đoạn 4: là giai đoạn vận chuyển cặn , tro sau xử lý.
Giai đoạn 5: là giai đoạn chôn lấp chất thải.
2.3. Lợi ích trong quản lý chất thải nguy hại.
2.3.1.Lợi ích trong ngăn ngừa phát sinh chất thải nguy hại
Lợi ích kinh tế
Giảm bớt chi phí cho công tác quản lý chất thải nguy hại
Giảm chi phí về nguyên vật liệu và năng lượng do sử dụng có hiệu quả hơn.
Tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường :cải thiện hình ảnh doanh nghiệp.
Lợi ích môi trường và xã hội
Giảm rủi ro đối với công nhân ,cộng đồng và các thế hệ sau.
Góp phần đáp ứng tiêu chuẩn môi trường hiện hành , giúp bảo vệ môi trường tốt hơn .
Góp phần bảo tồn tài nguyên và năng lượng.
Cải thiện mối quan hệ với cộng đồng xung quanh khu vực nhà máy.
2.3.2.Lợi ích trong tái sinh tái chế chất thải nguy hại
Lợi ích kinh tế
Đem lại thu nhập cho người lao động .
Tiết kiệm chi phí mua nguyên liệu , khai thác tài nguyên thiên nhiên.
Giảm chi phí xử lý chất thải nguy hại.
Lợi ích môi trường và xã hội
Giảm lượng chất thải nguy hại thải ra môi trường phải xử lý.
Giảm khai thác tài nguyên quá mức .
Giải quyết công ăn việc làm cho người lao động .
Giảm rủi ro đối với môi trường và sức khoẻ cộng đồng vì giảm lượng phát sinh chất thải nguy hại.
2.3.3.Lợi ích trong tổng hợp chất thải nguy hại
Lợi ích kinh tế
Chiến lược quản lý phù hợp làm giảm đáng kể chi phí cho hệ thống quản lý .
Hệ thống quản lý chất thải nguy hại phải tiếp cân theo cách ngăn ngừa sự phát sinh.
Hạn chế sự thất thoát nguyên vật liệu , năng lựợng trong san xuất.
Giảm chi phí cho quản lý chất thải nguy hại tại cơ sở .Giảm chi phí trong đổ bỏ , phát thải vào môi trường (phí môi trường), giảm tiền nạp thuế, phí chất thải nguy hại.
Lợi ích môi trường và xã hội
Tránh được ô nhiễm và suy thoái môi trường.
Bảo tồn tài nguyên thiên nhiên.
Giảm rủi ro đối với môi trường và sức khoẻ cộng đồng.
Góp phần đẩy mạnh công tác xã hội hoá việc thu gom, vận chuyển , tái chế , xử lý , tiêu huỷ chất thải nguy hại.
Tạo công ăn việc làm thu hút đầu tư từ nhiều nguồn khác nhau.
CHƯƠNG 3:CÁC NGUYÊN TẮC CHUNG VÀ QUY TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI
3.1.Các nguyên tắc chung.
Trong công tác kiểm soát ô nhiễm môi trường: Phòng ngừa ô nhiễm là nguyên tắc chủ đạo, khắc phục và phục hồi là quan trọng. Đồng thời, trong bất kỳ một lĩnh vực, đối tượng nào cũng cần tuân thủ những nguyên tắc sau:
Đảm bảo sự phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững.
Đảm bảo tính lồng ghép: Phối hợp liên ngành; Lồng ghép các khu vực, các ngành, các đối tượng kiểm soát.
Giảm lượng và độ độc của chất thải nguy hại tại nguồn thải
Xử lý chất thải:
Tách các chất thải nguy hại
Biến đổi hoá tính, sinh học nhằm phá huỷ các chất thải nguy hại hoặc biến thành các chất ít nguy hại hơn.
Thải bỏ các chất thải nguy hại theo đúng kỹ thuật để không gây tác hại tới môi trường và sức khoẻ cộng đồng.
3.2.Quy trình quản lý chất thải nguy hại.
Kiểm soát có hiệu quả quá trình phát sinh, lưu giữ xử lý, tái chế và tái sử dụng, chuyên chở, thu hồi và chôn lấp các chất thải nguy hại có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, nhằm bảo vệ sức khỏe và môi trường chuẩn mực, cũng như quản lý tài nguyên thiên nhiên và phát triển bền vững. Do chất thải nguy hại có thể tồn lưu những độc tính trong một thời gian dài, có khi hàng thế kỷ, nên cần sớm giảm thiểu lượng chất thải nguy hại được thải bỏ. Việc giảm thiểu lượng thất thải nguy hại có thể được thực hiện thông qua các biện pháp giảm lượng chất thải phát sinh tại nguồn, xử lý, tái chế hoặc tái sử dụng chất thải. Cần phải xử lý chất thải trước khi thải bỏ nhằm hạn chế tới mức thấp nhất những ảnh hưởng của chúng tới môi trường. Việc xử lý này có thể thực hiện theo các phương pháp: Xử lý cơ học; phân huỷ nhiệt hoặc phương pháp hoá/lý/sinh học. Chất thải nguy hại sau xử lý (xử lý hoá/lý/sinh học hay xử lý nhiệt) sẽ được thải bỏ. Bước này sẽ được thực hiện bằngphương pháp chôn lấp an toàn.
Có 5 giai đoạn trong toàn bộ quy trình quản lý chất thải nguy hại bao gồm:
Giai đoạn 1 - Quản lý nguồn phát sinh chất thải
Giai đoạn 2 - Thu gom và vận chuyển
Giai đoạn 3 - Xử lý trung gian
Giai đoạn 4 - Chuyên chở chất thải nguy hại đến giai đoạn xử lý tiếp theo.
Giai đoạn 5 - Thải bỏ chất thải (chôn lấp cuối cùng).
Xử lý chất thải nguy hại được ưu tiên đối với phương pháp giảm, quay vòng và tái sử dụng. Tuy nhiên phương án xử lý này thường chỉ dùng đối với một số loại rác thải như rất độc, chất quý hiếm có giá trị cần tái chế... Bên cạnh đó phương án xử lý này có những hạn chế như: đầu tư kinh phí cao, cần có kỹ thuật, tính chất đa dạng của chất thải,... Do vậy, cần xem xét đến các phương án xử lý khác như chôn lấp, thiêu đất, bê tông hoá... Có nhiều quá trình xử lý chất thải nguy hại, nhưng có thể tóm lược lại thành 4 quá trình chính như sau:
Quá trình hoá lý: Tách chất thải nguy hại từ pha này sang pha khác, hoặc để tách pha nhằm giảm thể tích dòng thải chứa chất thải nguy hại.
Quá trình hoá học: Biến đổi hoá học các chất thải nguy hại thành chất không độc hại hoặc ít nguy hại.
Quá trình sinh học: Phân huỷ sinh học các chất thải độc hại hữu cơ. Các quá trình kỹ thuật khác loại bỏ chất thải nguy hại như: Đốt phế thải, giảm thể tích phế thải. Tuy nhiên, có một số loại phế thải không nên sử dụng bằng quá trình đốt như là chất phóng xạ, chất thải dễ nổ.
Thực tế cho thấy, không có một quá trình đơn lẻ nào có thể xử lý triệt để chất thải nguy hại mà dây chuyền xử lý bao gồm một tập hợp các quá trình xử lý trên hợp và bổ sung cho nhau để đạt hiệu quả xử lý tốt.
Giai đoạn 1 - Quản lý nguồn phát sinh chất thải
Các chất thải nguy hại thường phát sinh từ các nguồn thải khác nhau, chúng không có khả năng giảm thiểu, phục hồi, tái sinh và tái sử dụng cần được xử lý và thải bỏ theo một trình tự nhất định. Quản lý nguồn phát sinh cần phải nắm vững và quản lý các thông tin về nguồn phát sinh chất thải nguy hại: Trong địa phương có các nguồn phát thải nào? Lượng phát thải là bao nhiêu? Thành phần và tính chất độc hại của các chất thải đó. Ở nhiều nước đã tiến hành thủ tục đăng ký và cấp giấy phép đối với các nguồn thải chất thải nguy hại, nhất là đối với các ngành công nghiệp. Nhiều khi cơ quan quản lý môi trường tiến hành khảo sát, đo lường, phân tích các nguồn thải chất nguy hiểm cụ thể để đảm bảo các thông tin về nguồn thải chất nguy hại là chính xác, đồng thời cũng tiến hành kiểm tra sự tuân thủ luật lệ về quản lý chất thải nguy hại của các chủ nguồn thải, yêu cầu tất cả các chủ nguồn thải phân loại và tách các chất thải nguy hại với các chất thải thông thường, đôi khi người ta còn phân loại thành phần chất thải nguy hại và chất thải rất nguy hại. Để quản lý tốt các loại chất thải sinh hoạt nguy hại, cần tuyên truyền giáo dục xây dựng tập quán cho nhân dân tự giác tách riêng chất thải nguy hại và bỏ vào túi ni-lông đặc trưng. Cần phải truyền bá các thông tin về chất thải nguy hại, nâng cao hiểu biết về tác động nguy hại đối với sức khoẻ cộng đồng, làm sao cho mọi chủ nhân của các nguồn chất thải nguy hại ý thức hết trách nhiệm của mình và biết cách quản lý chất thải nguy hại ngay từ nguồn phát sinh, áp dụng các biện pháp giảm thiểu chất t