Chăn nuôi gà là nghề truyền thống lâu đời của nhân dân ta. Nó cung cấp cho chúng ta sản phẩm thịt và trứng, là nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao vì thế đòi hỏi nhu cầu cung cấp cho xã hội ngày càng nhiều. Nghề chăn nuôi gà từng bước mở rộng, từ mô hình sản xuất đơn giản với những giống gà ban đầu, trên cơ sở nghiên cứu phát triển của khoa học kỹ thuật ngày càng có nhiều giống gà nuôi theo nhiều mô hình khác nhau nhằm gia tăng sản phẩm cung cấp cho con người. Cùng với những tiến bộ trong các lĩnh vực di truyền, hóa sinh, dinh dưỡng đã góp phần phát triển nghề chăn nuôi gà, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi. Bên cạnh đó, là sự phát triển song song của dịch bệnh. Ngày càng có nhiều bệnh mới phát sinh đe dọa đàn gia cầm. Do tính chất ảnh hưởng rộng khắp và sự nguy hiểm của nó nên gọi là đại dịch cúm gia cầm. Đại dịch cúm đi qua để lại hậu quả thật nặng nề. Trước sự nguy hại của nó, các nhà khoa học ở các nước như Trung Quốc, Mỹ đang nghiên cứu về các loại văc-xin phòng ngừa để có thể ngăn chặn đại dịch cúm gia cầm bùng phát trong tương lai.
Đại dịch cúm gia cầm đang xảy ra hiện nay có tác động tiêu cực đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp trong nước, khu vực và thế giới. Riêng ở Việt Nam, Đồng bằng sông Cửu Long cũng bị thiệt hại nặng nề. Trong đó, tại huyện Châu Thành – tỉnh Tiền Giang nơi có hoạt động nuôi gà công nghiệp lấy trứng diễn ra sôi động đã gây thiệt hại to lớn cho nông hộ chăn nuôi, làm cho bà con nông dân gặp rất nhiều khó khăn về đời sống. Trong khi đó chính quyền địa phương và các nhà hoạch định chính sách chưa đưa ra được giải pháp hữu hiệu nhằm khắc phục hậu quả do dịch cúm gia cầm gây ra vì thiếu luận cứ khoa học kinh tế.
Vấn đề nghiên cứu về ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm đến hiệu quả chăn nuôi của nông hộ trở nên bức xúc và cần thiết. Bởi lẽ dịch cúm gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến người chăn nuôi và kinh tế - xã hội của huyện. Nghiên cứu về vấn đề này sẽ xác định được những thiệt hại, mất mát của người nông dân đồng thời tìm hiểu được tâm tư, nguyện vọng của họ để các cấp chính quyền có biện pháp hỗ trợ đúng đắn và hướng đi đúng để phát triển đàn gia cầm một cách bền vững, tăng thu nhập cho nông hộ, cải thiện đời sống người chăn nuôi đồng thời phát triển kinh tế - xã hội huyện.
63 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3573 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hiệu quả chăn nuôi gà công nghiệp lấy trứng của nông hộ tại huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu
1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu
Chăn nuôi gà là nghề truyền thống lâu đời của nhân dân ta. Nó cung cấp cho chúng ta sản phẩm thịt và trứng, là nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao vì thế đòi hỏi nhu cầu cung cấp cho xã hội ngày càng nhiều. Nghề chăn nuôi gà từng bước mở rộng, từ mô hình sản xuất đơn giản với những giống gà ban đầu, trên cơ sở nghiên cứu phát triển của khoa học kỹ thuật ngày càng có nhiều giống gà nuôi theo nhiều mô hình khác nhau nhằm gia tăng sản phẩm cung cấp cho con người. Cùng với những tiến bộ trong các lĩnh vực di truyền, hóa sinh, dinh dưỡng… đã góp phần phát triển nghề chăn nuôi gà, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi. Bên cạnh đó, là sự phát triển song song của dịch bệnh. Ngày càng có nhiều bệnh mới phát sinh đe dọa đàn gia cầm. Do tính chất ảnh hưởng rộng khắp và sự nguy hiểm của nó nên gọi là đại dịch cúm gia cầm. Đại dịch cúm đi qua để lại hậu quả thật nặng nề. Trước sự nguy hại của nó, các nhà khoa học ở các nước như Trung Quốc, Mỹ… đang nghiên cứu về các loại văc-xin phòng ngừa để có thể ngăn chặn đại dịch cúm gia cầm bùng phát trong tương lai.
Đại dịch cúm gia cầm đang xảy ra hiện nay có tác động tiêu cực đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp trong nước, khu vực và thế giới. Riêng ở Việt Nam, Đồng bằng sông Cửu Long cũng bị thiệt hại nặng nề. Trong đó, tại huyện Châu Thành – tỉnh Tiền Giang nơi có hoạt động nuôi gà công nghiệp lấy trứng diễn ra sôi động đã gây thiệt hại to lớn cho nông hộ chăn nuôi, làm cho bà con nông dân gặp rất nhiều khó khăn về đời sống. Trong khi đó chính quyền địa phương và các nhà hoạch định chính sách chưa đưa ra được giải pháp hữu hiệu nhằm khắc phục hậu quả do dịch cúm gia cầm gây ra vì thiếu luận cứ khoa học kinh tế.
Vấn đề nghiên cứu về ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm đến hiệu quả chăn nuôi của nông hộ trở nên bức xúc và cần thiết. Bởi lẽ dịch cúm gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến người chăn nuôi và kinh tế - xã hội của huyện. Nghiên cứu về vấn đề này sẽ xác định được những thiệt hại, mất mát của người nông dân đồng thời tìm hiểu được tâm tư, nguyện vọng của họ để các cấp chính quyền có biện pháp hỗ trợ đúng đắn và hướng đi đúng để phát triển đàn gia cầm một cách bền vững, tăng thu nhập cho nông hộ, cải thiện đời sống người chăn nuôi đồng thời phát triển kinh tế - xã hội huyện.
1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn
Gà là một trong những loại gia cầm được nhân dân ta chăn nuôi từ lâu đời theo phương thức thả tự do trong sân, vườn để tận dụng những thức ăn sẵn có trong thiên nhiên, và các sản phẩm dư thừa từ mùa màng, sinh hoạt. Về sau, tiếp thu cách nuôi công nghiệp từ các nước phương Tây, việc nuôi gà đã mang một diện mạo mới.
Ngày nay trong phạm vi xã hội và trong khuôn khổ từng gia đình, gà công nghiệp đã thực sự là một ngành sinh lợi. Trong điều kiện kinh tế chưa phát triển mạnh như nước ta, việc nuôi gà công nghiệp còn có ý nghĩa lớn nhằm góp phần tạo ra sự cân bằng trong cơ cấu kinh tế, tránh việc người nông dân chỉ độc canh cây lúa hoặc một loại cây trồng khác.
Với ưu thế của một ngành kinh tế kỹ thuật tiên tiến, sản phẩm gà công nghiệp nhanh chóng được người sản xuất và người tiêu dùng chấp nhận. Đặc biệt trong vài năm gần đây, gà công nghiệp đã trở thành một nghề sản xuất chính, sản xuất thịt trứng có hiệu quả kinh tế cao. Nhiều gia đình đã làm giàu một cách nhanh chóng từ nuôi gà công nghiệp.
Tại huyện Châu Thành – tỉnh Tiền Giang, hoạt động nuôi gà công nghiệp tại nông hộ rất phổ biến do hiệu quả kinh tế của nó mang lại. Kinh tế gia đình phát triển nhanh chóng từ việc nuôi gà công nghiệp, nhiều nông hộ chăn nuôi không ngừng mở rộng quy mô nuôi hiện tại. Nhiều nông hộ khác cũng bắt đầu xây dựng chuồng trại để chăn nuôi bởi vì việc nuôi khá dễ dàng. Đặc biệt, đa phần các hộ trong huyện nuôi gà công nghiệp chủ yếu nuôi lấy trứng vì tính hiệu quả của việc nuôi gà này so với các loại gà khác.
Tuy nhiên khi đại dịch cúm gia cầm xảy ra, người nuôi gà khắp nơi bị thiệt hại nặng nề và dĩ nhiên là những hộ chăn nuôi gà công nghiệp lấy trứng ở huyện Châu Thành cũng bị ảnh hưởng rất lớn. Nhiều nông hộ bị mất trắng và lâm vào tình trạng cùng cực. Trước những tổn thất nặng nề của dịch cúm gia cầm gây nên, do đó việc nghiên cứu “Hiệu quả chăn nuôi gà công nghiệp lấy trứng của nông hộ tại huyện Châu Thành – tỉnh Tiền Giang” để từ đó có thể đưa ra những giải pháp khả thi để phát triển đàn gà công nghiệp lấy trứng theo hướng bền vững là rất cần thiết.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm đến hiệu quả chăn nuôi gà công nghiệp lấy trứng của nông hộ tại huyện Châu Thành để nắm được mức độ thiệt hại đồng thời đưa ra giải pháp phát triển nghề chăn nuôi gà công nghiệp lấy trứng dựa trên cở sở khoa học và tính hiệu quả kinh tế qua thực tiễn nghiên cứu.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
● Thực trạng chăn nuôi gà công nghiệp lấy trứng tại huyện Châu Thành – tỉnh Tiền Giang cùng những thiệt hại trong chăn nuôi khi dịch cúm gia cầm xảy ra.
● Phân tích hiệu quả chăn nuôi gà công nghiệp lấy trứng của nông hộ trước và sau khi dịch cúm xảy ra.
● Phân tích cơ cấu thu nhập của nông hộ và hiệu quả sử dụng vốn trong chăn nuôi gà công nghiệp lấy trứng. Qua đó phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc tái đàn.
● Đề xuất giải pháp nhằm phát triển đàn gà trong tương lai, mang lại hiệu quả chăn nuôi cho người chăn nuôi gà công nghiệp lấy trứng.
1.3 Các câu hỏi nghiên cứu và các giả thuyết cần kiểm định
1.3.1 Câu hỏi nghiên cứu
( Đối với mục tiêu 1:
+ Tổng số hộ chăn nuôi gà công nghiệp lấy trứng tại địa bàn huyện.
+ Quy mô chăn nuôi của từng hộ trong huyện.
+ Kinh nghiệm chăn nuôi.
+ Cơ sở vật chất trong chăn nuôi.
+ Lao động cần thiết phục vụ cho chăn nuôi.
+ Đàn gà có bị ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm không?
( Đối với mục tiêu 2:
+ Chi phí đầu tư.
+ Doanh thu từ bán trứng gà.
+ Thu nhập từ chăn nuôi gà.
+ Chi phí cơ hội: tại sao nông hộ trong huyện Châu Thành quyết định nuôi gà công nghiệp lấy trứng mà không nuôi để lấy thịt hay không nuôi một loại gia cầm hay gia súc nào khác.
+ Hiệu quả chăn nuôi gà công nghiệp lấy trứng.
( Đối với mục tiêu 3:
+ Các hoạt động tạo ra thu nhập của nông hộ: bao gồm các hoạt động từ nông nghiệp và phi nông nghiệp.
+ Thu nhập từ nuôi gà công nghiệp lấy trứng chiếm bao nhiêu % trong cơ cấu thu nhập của gia đình.
+ Hiệu quả sử dụng vốn trong chăn nuôi so với các hoạt động sản xuất khác của nông hộ.
+ Tìm hiểu nguyên nhân không tái đàn ở một số hộ.
( Đối với mục tiêu 4:
Từ thực tế điều tra, nắm được thực trạng về tình hình thiệt hại của nông hộ cũng như những hỗ trợ trong thời gian qua của địa phương, qua đó tìm hiểu về mong muốn của người chăn nuôi để từ đó có thể đưa ra giải pháp để tái đàn trong tương lai.
1.3.2 Các giả thuyết cần kiểm định
► Giả thuyết 1: Khi dịch cúm gia cầm xảy ra đàn gà của nông hộ bị thiệt hại do chết hoặc tiêu hủy.
○ Kiểm định: Thực tế có đàn gà nào trong huyện không bị thiệt hại, không bị tiêu hủy khi có dịch không?
► Giả thuyết 2: Các đàn gia cầm bị tiêu hủy đều được hỗ trợ từ chính quyền địa phương.
○ Kiểm định: Thực tế có hộ nào không nhận được tiền hỗ trợ không?
► Giả thuyết 3: Người nông dân gặp khó khăn tài chính trong việc tái đàn.
○ Kiểm định: Ngoài nguyên nhân tài chính có nguyên nhân nào khác ảnh hưởng làm cho người nông dân không muốn tài đàn không?
1.4 Phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Không gian
- Các nông hộ nuôi gà công nghiệp lấy trứng thuộc các xã trong huyện Châu Thành – tỉnh Tiền Giang.
- Số liệu được sử dụng trong đề tài là các số liệu được thu thập tại các cơ quan ban ngành của tỉnh Tiền Giang gồm: Phòng Nông – Lâm – Ngư thuộc Sở Nông nghiệp – Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang, Chi cục thú y Tiền Giang, Trạm thú y huyện Châu Thành, Phòng Nông nghiệp huyện Châu Thành, Phòng Kinh tế huyện Châu Thành, Phòng Thống kê huyện Châu Thành.
Do tính chất của hoạt động nuôi gà công nghiệp thường chăn nuôi tập trung. Do đó các số liệu sơ cấp trong đề tài là các số liệu thu thập tại các hộ nuôi có quy mô tập trung từ 200 con trở lên.
1.4.2 Thời gian
- Đề tài được thực hiện trong thời gian từ tháng 2 năm 2007 đến tháng 6 năm 2007.
- Số liệu sử dụng trong đề tài là số liệu từ năm 2003 đến năm 2007.
+ Số liệu sơ cấp được thu thập trong tháng 4 và tháng 5 năm 2007.
+ Số liệu thứ cấp là các số liệu từ năm 2003 đến cuối năm 2006 và số kế hoạch năm 2007.
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu
- Hiệu quả sản xuất của việc nuôi gà công nghiệp lấy trứng của các nông hộ chăn nuôi tập trung dạng cơ sở chăn nuôi.
- Các nông hộ chăn nuôi gà công nghiệp lấy trứng tại huyện Châu Thành - tỉnh Tiền Giang.
1.5 Lược khảo tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
Hiệu quả sản xuất là vấn đề được nhiều người sản xuất đặc biệt quan tâm, vì nó thể hiện kết quả của quá trình lao động sản xuất. Qua đó có thể xác định những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất. Đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp cũng có một số đề tài nghiên cứu liên quan đến việc xác định hiệu quả sản xuất, cụ thể như sau:
Mai Văn Nam (2004); “Thị trường nông sản và các giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ nông sản hàng hóa ở đồng bằng sông Cửu Long”: Trường hợp sản phẩm heo ở Cần Thơ”, VNRP, chương trình nghiên cứu Việt Nam - Hà Lan; phương pháp phân tích SCP và mô hình Probit được sử dụng trong nghiên cứu; kết quả nghiên cứu cho thấy chăn nuôi heo ở qui mô nhỏ hộ gia đình có hiệu quả thấp hơn qui mô lớn tập trung và các yếu tố đầu vào như con giống, thức ăn, chế biến sản phẩm và các thể chế chính sách có ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.
Nguyễn Trung Cang (2004); “Giải pháp đưa kinh tế hộ trồng lúa Đồng Tháp Mười vươn lên giàu có”, VNRP, chương trình nghiên cứu Việt Nam - Hà lan; phương pháp phân tích chi phí - lợi ích (CBA) và so sánh kinh tế hộ theo qui mô diện tích được sử dụng trong nghiên cứu; kết quả nghiên cứu cho thấy thể chế chính sách đóng vai trò tích cực trong chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và tăng hiệu quả sản xuất, đặc biệt đối với trang trại và kinh tế hộ có qui mô diện tích lớn trên 03 hecta.
Nguyễn Thị Thanh Giang (2006); “Phân tích hiệu quả của các trại nuôi gà công nghiệp gia công tại tỉnh Hậu Giang và tỉnh Vĩnh Long”, luận văn tốt nghiệp khoá 28 khoa Kinh tế - QTKD trường đại học Cần Thơ; phương pháp thống kê, mô tả, so sánh, phương pháp phân tích lợi ích – chi phí; kết quả nghiên cứu cho thấy hình thức nuôi gia công có hiệu quả về mặt kinh tế và xã hội, đặc biệt các trại nuôi theo hình thức chuồng kín mang lại hiệu quả cao hơn so với các trại nuôi theo hình thức chuồng hở.
Tuy nhiên hiệu quả chăn nuôi gà công nghiệp lấy trứng của nông hộ do tác động của dịch cúm gia cầm tại huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang hiện chưa có nghiên cứu cụ thể. Cho nên tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu vấn đề này trong thời gian thực tập tốt nghiệp đại học của mình.
Chương 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Phương pháp luận
2.1.1 Một số khái niệm
2.1.1.1 Khái niệm về nông hộ
Nông hộ là những hộ nông dân làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và dịch vụ... hoặc làm kết hợp nhiều ngành nghề, sử dụng lao động, tiền vốn của gia đình là chủ yếu để sản xuất kinh doanh. Nông hộ tiến hành sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp để phục vụ cuộc sống và được gọi là kinh tế hộ gia đình.
Kinh tế hộ gia đình là loại hình sản xuất có hiệu quả nhất về kinh tế- xã hội, tồn tại và phát triển lâu dài và có vị trí quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá sản xuất nông nghiệp, nông thôn. Kinh tế hộ gia đình phát triển tạo ra sản lượng hàng hóa đa dạng, có chất lượng, có giá trị ngày càng cao, góp phần tăng thu nhập cho người nông dân, cải thiện mọi mặt đời sống, cung cấp sản phẩm cho công nghiệp và xuất khẩu. Đồng thời, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế được thực hiện ngay từ kinh tế nông hộ.
2.1.1.2 Khái quát về chăn nuôi
Chăn nuôi là một trong hai ngành sản xuất chủ yếu của nông nghiệp, chăn nuôi cung cấp nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế và giá trị dinh dưỡng cao. Một xu hướng tiêu dùng có quy luật là khi xã hội càng phát triển thì nhu cầu tiêu dùng về các sản phẩm chăn nuôi ngày càng tăng lên cả về số lượng và chủng loại. Chăn nuôi còn là ngành cung cấp nhiều sản phẩm là nguyên liệu quý cho công nghiệp chế biến. Phát triển chăn nuôi còn có mối quan hệ khắng khít thúc đẩy phát triển ngành trồng trọt, tạo nên một nền nông nghiệp cân đối bền vững.
Chăn nuôi là ngành sản xuất có đối tượng tác động là cơ thể sống đòi hỏi phải có đầu tư duy trì thường xuyên. Chăn nuôi có thể phát triển theo phương thức di động phân tán theo phương thức tự nhiên, song cũng có thể phát triển tập trung tĩnh tại theo phương thức công nghệp, sản phẩm của ngành chăn nuôi rất đa dạng có sản phẩm chính và sản phẩm phụ có giá trị kinh tế cao.
Chăn nuôi theo phương thức công nghiệp là phương thức chăn nuôi hoàn toàn đối lập với chăn nuôi theo phương thức tự nhiên. Phương châm cơ bản của chăn nuôi công nghiệp là tăng tối đa khả năng tiếp nhận thức ăn, giảm tối thiểu quá trình vận động để tiết kiệm hao phí năng lượng nhằm rút ngắn thời gian tích lũy năng lượng, tăng khối lượng và năng suất sản phẩm. Thức ăn cho chăn nuôi công nghiệp thức ăn chế biến sẵn theo phương thức công nghiệp có sử dụng các kích thích tố tăng trưởng để vật nuôi có thể cho năng suất sản phẩm cao nhất với chu kỳ nuôi ngắn nhất. Phương thức chăn nuôi công nghiệp đòi hỏi mức đầu tư thâm canh rất cao, không phụ thuộc vào các điều kiện tự nhiên nên năng suất sản phẩm cao và ổn định. Tuy nhiên, chất lượng kém hơn chăn nuôi chăn nuôi tự nhiên kể cả về giá trị dinh dưỡng hương vị và tính chất vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy vậy, chăn nuôi công nghiệp vẫn là một phương thức chăn nuôi đang được cả thế giới chấp nhận và phát triển vì nó tạo ra một sự thay đổi vượt bậc về năng suất và sản lượng sản phẩm chăn nuôi cho xã hội.
Mục tiêu phấn đấu của ngành chăn nuôi để đến năm 2010 sẽ có tổng đàn đạt 275 đến 280 triệu con, tốc độ tăng trưởng 6% đạt 42 đến 43 vạn tấn thịt, 5,5 đến 6 tỷ quả trứng.
Năng suất: trong chăn nuôi gà công nghiệp lấy trứng năng suất trong chăn nuôi chính là lượng trứng thu được ở mỗi con gà trong một lứa nuôi.
2.1.1.3 Chi phí
Trong các hoạt động sản xuất nông nói chung cũng như trong chăn nuôi gà công nghiệp nói riêng các nhà quản lý thường chia theo mức độ hoạt động kinh doanh, đó là cách ứng xử của chi phí. Trên quan điểm về cách ứng xử của chi phí người ta chia toàn bộ chi phí thành 3 loại:
a) Chi phí khả biến: là những chi phí mà giá trị của nó sẽ tăng lên, giảm theo sự tăng giảm về mức độ hoạt động. Tổng số của chi phí khả biến sẽ tăng khi mức độ hoạt động tăng và ngược lại. Tuy nhiên nếu tính trên một đơn vị của mức độ hoạt động thì chi phí khả biến lại không đổi trong phạm vi phù hợp. Chi phí khả biến chỉ phát sinh khi có hoạt động.
Trong nuôi gà công nghiệp chi phí khả biến bao gồm chi phí con giống, chi phí thức ăn, chi phí thuốc thú y, chi phí điện, chi phí nước và một số chi phí khác như chi phí gas…
b) Chi phí bất biến: là những chi phí có tổng số của nó không thay đổi khi có mức độ hoạt động thay đổi. Chi phí bất biến có thể chia thành hai loại: chi phí bất biến bắt buộc và chi phí bất biến không bắt buộc.
Trong chăn nuôi gà công nghiệp lấy trứng chi phí bất biến là các chi phí chuồng trại, chi phí lồng nuôi, chi phí công cụ dụng cụ, chi phí trang thiết bị và một số chi phí cố định khác… phục vụ cho chăn nuôi như thiết bị vận chuyển thức ăn, máng ăn, máng uống, dụng cụ làm vệ sinh, quạt, moteur dùng phun xịt nước cho gà khi trời nóng…
c) Chi phí hỗn hợp: là chi phí mà thành phần của nó bao gồm cả yếu tố bất biến và yếu tố khả biến.
d) Chi phí cơ hội:
Ngoài ra đối với các nhà kinh tế, một trong những chi phí quan trọng nhất là chi phí cơ hội. Chi phí cơ hội dựa trên cơ sở là: mọi đầu vào hay yếu tố sản xuất đều có một cách sử dụng thay thế ngay cả khi nó không được sử dụng. Khi một đầu vào được sử dụng cho mục đích cụ thể đó, thì nó không thể sẵn sàng để sử dụng cho bất kỳ phương án nào khác và thu nhập từ phương án thay thế này sẽ bị mất đi. Chi phí cơ hội có thể được định nghĩa theo hai cách:
Thứ nhất: chi phí cơ hội là giá trị của sản phẩm không được sản xuất vì một đầu vào đã được sử dụng cho một mục đích khác.
Thứ hai: chi phí cơ hội là thu nhập sẽ nhận được nếu nguồn lực đầu vào này được sử dụng cho phương án khác và đem lại lợi nhuận cao nhất.
2.1.1.4 Thu nhập
Hầu hết nông hộ dành phần lớn thời gian của hộ vào các hoạt động sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi nên thu nhập của họ cũng xuất phát từ các hoạt động chính này. Bên cạnh đó một số hộ có một số nguồn thu nhập từ các nguồn khác như từ các hoạt động phi nông nghiệp như buôn bán, tiền lương và các khoản trợ cấp…
2.1.1.5 Hiệu quả sản xuất
Trong sản xuất kinh doanh thường phải đối mặt với các giới hạn trong việc sử dụng nguồn lực sản xuất. Do đó họ cần phải xem xét và lựa chọn thứ tự ưu tiên các hoạt động cần thực hiện dựa vào các nguồn lực đó sao cho đạt kết quả cao nhất. Thuật ngữ mà chúng ta thường dùng để chỉ kết quả đạt được đó là hiệu quả. Hiệu quả là một thuật ngữ tương đối và luôn liên qua đến một vài chỉ tiêu cụ thể. Trong bất kỳ quá trình sản xuất nào khi tính đến hiệu quả sản xuất thì người ta thường đề cập đến ba nội dung cơ bản đó là:hiệu quả kinh tế, hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân phối.
a) Hiệu quả kinh tế: tiêu chí về hiệu quả kinh tế thực ra là giá trị. Có nghĩa là, khi sự thay đổi làm tăng giá trị thì sự thay đổi đó có hiệu quả và ngược lại sẽ không hiệu quả.
b) Hiệu quả kỹ thuật: đòi hỏi nhà sản xuất tạo ra một số lượng sản phẩm nhất định xuất phát từ việc sử dụng các nguồn lực đầu vào ít nhất. Thật ra hiệu quả kỹ thuật được xem chỉ là một thành phần của hiệu quả kinh tế. Trong trường hợp tối đa hóa lợi nhuận đòi hỏi nhà sản xuất phải sản xuất ra mức sản lượng tối đa tương ứng với mức nguồn lực đầu vào nhất định hay nói cách khác hiệu quả kỹ thuật dùng để chỉ kết hợp tối ưu các nguồn lực đầu vào để tạo ra mức sản lượng nhất định.
c) Hiệu quả phân phối: thể hiện mối quan hệ giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng. Có nghĩa là, nhà sản xuất phải cung cấp những sản phẩm và dịch vụ mà người tiêu dùng cần nhất hay nói các khác nguồn lực được phân phối sao cho lợi ích của người sử dụng nó đạt được cao nhất.
2.1.1.5 Các chỉ tiêu tài chính
+ Doanh thu = số lượng sản phẩm (chính, phụ) x giá bán tương ứng với loại sản phẩm đó.
+ Chi phí = chi phí cố định + chi phí lao động + chi phí biến đổi khác
Trong đó:
Chi phí cố định = chi phí chuồng trại + chi phí trang thiết bị + chi phí dụng cụ chăn nuôi + chi phí cố định khác.
Chi phí biến đổi = chi phí thức ăn + chi phí thuốc thú y + chi phí điện +chi phí nước + các loại chi phí biến đổi khác
Chi phí lao động = (số lao động nhà + số lao động thuê) x công nhật
+ Doanh thu/ chi phí đo lường tổng số tiền thu được khi bỏ ra 1 đồng chi phí đầu tư.
+ Lợi nhuận/ chi phí đo lường lợi nhuận của hộ thu được khi bỏ ra 1 đồng chi phí đầu tư.
+ Lợi nhuận/ doanh thu đo lường trong 1 đồng doanh thu có bao nhiêu đồng lợi nhuận.
2.1.2 Phương pháp phân tích lợi ích - chi phí
Phân tích chi phí - lợi ích là một phương pháp để đánh giá sự mong muốn tương đối giữa các phương án cạnh tranh nhau, khi sự lựa chọn được đo lường bằng giá trị kinh tế tạo ra cho toàn xã hội.
Phương pháp này tìm sự đánh đổi giữa các lợi ích thực mà xã hội có được từ một phương án cụ thể với các nguồn tài nguyên thực mà xã hội phải từ bỏ để đạt được lợi ích đó. Theo cách này đây là phương pháp ước lượng sự đánh đổi thực giữa các phương án, và nhờ đó giúp cho xã hội đạt được những lựa chọn ưu tiên kinh tế của mình.
Phân tích lợi ích - chi phí là một khuôn khổ nhằm tổ chức thông tin, liệt kê những thuận lợi và bất lợi của từng phương án, xác định các giá trị kinh tế có liên quan, và xếp hạng các phương án dựa vào các tiêu chí giá trị kinh tế. Vì thế phân tích lợi ích - chi phí là một phương thức để thực hiện sự lựa chọn chứ không chỉ là một phương pháp để đánh giá sự ưa thích.
2.1.3 Phương pháp p