Đề tài Hình tượng thơ và quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ Nguyễn Trọng Tạo

Ngạn ngữ Irắc có một câu rất hay: "Nếu không xây được tác phẩm bạn hãy xây được một trái tim". Nhà văn, nhà thơ Việt Nam không những xây dựng được những tác phẩm hay mà đã xây dựng trong đó những trái tim - những trái tim thực sự - những trái tim nóng bỏng. Có một nhà thơ trên hành trình đến với những sáng tạo mới đã tâm sự: "Tôi không làm thơ theo cách của bạn, cũng như bạn đừng làm thơ theo cách của tôi. Nhưng dẫu sao đi nữa, nhà thơ - người sáng tạo phải dấn bước tới tương lai - dù chỉ là một tương lai ảo. Đôi lúc ảo tưởng lại đưa tới cho ta những sáng tạo mới". Anh đã để lại những ấn tượng sâu sắc với chúng tôi qua những lời bộc bạch này. Gặp Nguyễn Trọng Tạo - một gã có "bộ mặt bông đùa dễ thương" - người đã đem vào thơ "nổi hoài nhớ yên lành", đã diễn giải những từ khúc riêng tư và những đa đoan cháy bỏng của cuộc đời bỗng đâu gieo vào người đọc những tình cảm yêu mến lạ lùng. Chúng tôi đến đây với lòng yêu quý và trân trọng đặc biệt dành cho văn học Việt Nam - nền văn học của quá khứ - hiện tại và tương lai, nền văn học lấp lánh và rực rỡ những ánh hào quang.! Nguyễn Trọng Tạo cũng như bao nhà thơ đương đại khác đã tô điểm cho những ánh hào quang đó. Anh là nhà thơ của "những cái chớp mắt ngàn năm trôi". Nếu đã đọc thơ Nguyễn Trọng Tạo, cảm được cái hồn thơ thân mật, hồn hậu với chất quê đầy mặn mà và sâu lắng đó, chắc chắn bạn sẽ cảm được hơi thở và nhịp đập của một trái tim giàu men say cuộc đời. Tôi nhớ tới một quan niệm: "Chúng ta cứ là chúng ta với tâm hồn và bản ngã thật của chúng ta."Và với Nguyễn Trọng Tạo, tuy thơ chưa xuất hiện nhiều trên văn đàn, cũng không hẳn đã đến với nhiều bạn đọc nhưng anh đã khơi dậy "tâm hồn và bản ngã thật" của con người. Nếu ai tin vào thơ anh, ấy là sẽ tìm thấy anh ở bất cứ đâu, không riêng ở Việt Nam mà ở Anh, Nga, Pháp hay Ba Lan. Chọn Nguyễn Trọng Tạo, tôi chọn cách để tiếp cận với thế giới nghệ thuật thơ mới mẻ trong dòng văn học đương đại đang chảy xiết. Khai thác tiếng lòng và những đặc trưng thẩm mỹ của một tâm hồn đa mang như Nguyễn Trọng Tạo đã gieo rắc trong tôi hứng thú và niềm say mê thực sự. Bởi nói một cách công bằng thì thơ Nguyễn Trọng Tạo còn là "một vùng đất mới", còn tiềm ẩn những "chất quặng" chưa được đào phá. Khai thác và tìm hiểu "nguồn thơ lạ" này còn thu hút tôi ở chỗ nó là quá trình phụ thuộc chủ yếu vào sự tiếp xúc trực tiếp với tác phẩm và những cảm nhận trực giác của bản thân. Bên cạnh đó xuất phát từ quan niệm của Thi pháp học cho rằng: "Hình thức nào cũng mang một nội dung nhất định và nội dung nào cũng tồn tại trong một hình thức cụ thể", người viết chọn hướng tiếp cận thơ ở phương diện thế giới nghệ thuật. Đồng thời, khai thác đề tài này với bản thân tôi là một cơ hội đào sâu, mở rộng, tìm hiểu thơ Nguyễn Trọng Tạo, từ đó làm nổi bật thế giới nghệ thuật, phong cách thơ anh. Và qua đây tôi muốn khẳng định một tiếng thơ mới, vừa lạ, vừa đầy tài năng và tâm hồn trong nền thơ Việt hiện nay.

doc59 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3561 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hình tượng thơ và quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ Nguyễn Trọng Tạo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A-Phần mở đầu I-Lý do chọn đề tài Ngạn ngữ Irắc có một câu rất hay: "Nếu không xây được tác phẩm bạn hãy xây được một trái tim". Nhà văn, nhà thơ Việt Nam không những xây dựng được những tác phẩm hay mà đã xây dựng trong đó những trái tim - những trái tim thực sự - những trái tim nóng bỏng... Có một nhà thơ trên hành trình đến với những sáng tạo mới đã tâm sự: "Tôi không làm thơ theo cách của bạn, cũng như bạn đừng làm thơ theo cách của tôi. Nhưng dẫu sao đi nữa, nhà thơ - người sáng tạo phải dấn bước tới tương lai - dù chỉ là một tương lai ảo. Đôi lúc ảo tưởng lại đưa tới cho ta những sáng tạo mới". Anh đã để lại những ấn tượng sâu sắc với chúng tôi qua những lời bộc bạch này. Gặp Nguyễn Trọng Tạo - một gã có "bộ mặt bông đùa dễ thương" - người đã đem vào thơ "nổi hoài nhớ yên lành", đã diễn giải những từ khúc riêng tư và những đa đoan cháy bỏng của cuộc đời bỗng đâu gieo vào người đọc những tình cảm yêu mến lạ lùng... Chúng tôi đến đây với lòng yêu quý và trân trọng đặc biệt dành cho văn học Việt Nam - nền văn học của quá khứ - hiện tại và tương lai, nền văn học lấp lánh và rực rỡ những ánh hào quang..! Nguyễn Trọng Tạo cũng như bao nhà thơ đương đại khác đã tô điểm cho những ánh hào quang đó. Anh là nhà thơ của "những cái chớp mắt ngàn năm trôi". Nếu đã đọc thơ Nguyễn Trọng Tạo, cảm được cái hồn thơ thân mật, hồn hậu với chất quê đầy mặn mà và sâu lắng đó, chắc chắn bạn sẽ cảm được hơi thở và nhịp đập của một trái tim giàu men say cuộc đời. Tôi nhớ tới một quan niệm: "Chúng ta cứ là chúng ta với tâm hồn và bản ngã thật của chúng ta..."Và với Nguyễn Trọng Tạo, tuy thơ chưa xuất hiện nhiều trên văn đàn, cũng không hẳn đã đến với nhiều bạn đọc nhưng anh đã khơi dậy "tâm hồn và bản ngã thật" của con người. Nếu ai tin vào thơ anh, ấy là sẽ tìm thấy anh ở bất cứ đâu, không riêng ở Việt Nam mà ở Anh, Nga, Pháp hay Ba Lan... Chọn Nguyễn Trọng Tạo, tôi chọn cách để tiếp cận với thế giới nghệ thuật thơ mới mẻ trong dòng văn học đương đại đang chảy xiết. Khai thác tiếng lòng và những đặc trưng thẩm mỹ của một tâm hồn đa mang như Nguyễn Trọng Tạo đã gieo rắc trong tôi hứng thú và niềm say mê thực sự. Bởi nói một cách công bằng thì thơ Nguyễn Trọng Tạo còn là "một vùng đất mới", còn tiềm ẩn những "chất quặng" chưa được đào phá. Khai thác và tìm hiểu "nguồn thơ lạ" này còn thu hút tôi ở chỗ nó là quá trình phụ thuộc chủ yếu vào sự tiếp xúc trực tiếp với tác phẩm và những cảm nhận trực giác của bản thân. Bên cạnh đó xuất phát từ quan niệm của Thi pháp học cho rằng: "Hình thức nào cũng mang một nội dung nhất định và nội dung nào cũng tồn tại trong một hình thức cụ thể", người viết chọn hướng tiếp cận thơ ở phương diện thế giới nghệ thuật. Đồng thời, khai thác đề tài này với bản thân tôi là một cơ hội đào sâu, mở rộng, tìm hiểu thơ Nguyễn Trọng Tạo, từ đó làm nổi bật thế giới nghệ thuật, phong cách thơ anh. Và qua đây tôi muốn khẳng định một tiếng thơ mới, vừa lạ, vừa đầy tài năng và tâm hồn trong nền thơ Việt hiện nay. II-Lịch sử đề tài Với riêng bản thân tôi, hành trình đến với thơ Nguyễn Trọng Tạo là hành trình tự tìm tòi, khám phá trên cơ sở trực tiếp từ tác phẩm và những nhìn nhận cá nhân. Sở dĩ tôi nói như vậy vì thơ Nguyễn Trọng Tạo còn là một "chân trời" mới, một "dư địa" rộng rãi chưa mấy ai khai phá cặn kẽ. Nói đến Nguyễn Trọng Tạo là nói đến một tâm hồn nghệ sĩ đa dạng. Anh đã bước vào nghệ thuật với nhiều phương diện: là một nhà thơ, một nhà phê bình và là một nhạc sĩ. Một khúc hát quan họ, một bài thơ tình, một trang văn hay một trang phê bình giúp bạn có những cảm xúc khác nhau về một Cẩm Ly, một Bảo Chi hay một Tào Ngu Tử...(các bút danh khác của Nguyễn Trọng Tạo). Với cách nhìn nhận công bằng, tôi thấy rằng mặc dù Nguyễn Trọng Tạo đã nhận được không ít lời khen tặng từ bạn đọc nhưng chưa thực sự nhận được sự quan tâm của giới nghiên cứu và phê bình. Quan tâm và viết lời bình cho thơ Nguyễn Trọng Tạo chỉ mới xuất hiện ở một số người, chủ yếu là bạn thơ và những người quen biết anh. Trong đó có thể kể đến Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Đăng Điệp, Hoàng Ngọc Hiến, Hoàng Cầm hay Thụy Khê...Và gần đây một số webside văn học đã đăng chuyển nhiều bài viết về anh và thơ anh. Tuy vậy những bài viết này thường thiên về cảm xúc hay ở dạng lời bạt, lời tựa. Như vậy có thể khẳng định thế giới thơ Nguyễn Trọng Tạo còn là một khoảng lặng đang nằm trong sự chờ đợi... Tôi đã mạo muội đến với thơ Nguyễn Trọng Tạo khi những thông tin về cuộc đời và thơ anh thật sự chưa có nhiều trên các phương tiện sách vở, báo chí hay thông tin đại chúng... Ngoài một số tạp chí địa phương, một số bài viết cũng như một số trang web và trên 130 bài thơ mà tôi đã đọc được thì tôi cũng chưa có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với nhà thơ. Nhưng với sự tự tin trên hành trình đi tìm cái đẹp, tin vào cái đẹp, vào niềm yêu thơ ca, tôi nghĩ mình đã thành công khi chọn đề tài này. Bởi chính anh đã đem đến đây một cảm hứng mới lạ - đầy chất trí tuệ và tâm hồn... III-Phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu - Để có thể khai thác sâu sắc và hoàn chỉnh đề tài này chúng tôi sẽ nghiên cứu và khảo sát ở các tập thơ là tập hợp sáng tác trong nhiều thời gian của Nguyễn Trọng Tạo, tiêu biểu có: +Đồng dao cho người lớn ( X .bản 1994) +Thơ với tuổi thơ ( X .bản2003) +Thơ trữ tình ( X .bản2002) - Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng một số tác phẩm của Nguyễn Trọng Tạo đăng rải rác trên các báo, tạp chí TW và địa phương như: “Chùm thơ đi Tây” (2004-2005) cùng một số tác phẩm thuộc thể loại khác như văn, trường ca, hay một số sáng tác âm nhạc... - Phương pháp nghiên cứu đề tài này áp dụng cơ bản ở các phương pháp như phưong pháp hệ thống, phương pháp phân tích - tổng hợp và phương pháp so sánh - đối chiếu... IV- Bố cục khóa luận A-Phần mở đầu I-Lý do chọn đề tài II-Lịch sử đề tài III-Phạm vi và phương pháp nghiên cứu đề tài IV-Bố cục khóa luận B-Phần nội dung Chương I- Hình tượng thơ và quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ Nguyễn Trọng Tạo I-Hình tượng thơ 1-Khái niệm hình tượng thơ 2-Một số hình tượng thơ biểu trưng trong thơ Nguyễn Trọng Tạo II-Quan niệm nghệ thuật về con người 1-Khái niệm quan niệm nghệ thuật về con ngươi 2-Quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ Nguyễn Trọng Tạo Chương II- Không gian và thời gian nghệ thật trong thơ Nguyễn Trọng Tạo I-Không gian nghệ thuật 1-Khái niệm không gian nghệ thuật 2-Không gian nghệ thuật trong thơ Nguyễn Trọng Tạo II- Thời gian nghệ thuật 1-Khái niệm thời gian nghệ thuật 2- Thời gian nghệ thuật trong thơ Nguyễn Trọng Tạo Chương III-Ngôn ngữ và giọng điệu thơ Nguyễn Trọng Tạo I-Ngôn ngữ 1-Khái niệm ngôn ngữ văn học 2- Ngôn ngữ thơ Nguyễn Trọng Tạo II-Giọng điệu 1-Khái niệm giọng điệu tác phẩm văn học 2-Giọng điệu thơ Nguyễn Trọng Tạo C-Phần kết luận D-Tài liệu tham khảo B-Phần nội dung Chương I Hình tượng thơ và quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ Nguyễn Trọng Tạo I-Hình tượng thơ 1-Khái niệm hình tượng thơ Chúng ta biết rằng hình tượng nghệ thuật là kết quả của quá trình tư duy nghệ thuật. "Hình tượng nghệ thuật chính là các khách thể đời sống được nghệ sĩ tái hiện một cách sáng tạo trong những tác phẩm nghệ thuật".[7,122] Hay nói cách khác: "Hình tượng văn học nghệ thuật là một bức tranh sống động nhất của cuộc sống được xây dựng bằng ngôn ngữ nhờ trí tưởng tượng, óc sáng tạo và cách đánh giá của người nghệ sĩ". [2,125] Thơ cũng là một loại hình của văn học nghệ thuật. Vậy hình tượng thơ là gì? Dựa trên những quy luật riêng của hoạt động ngôn ngữ, khác với quy luật hoạt động ngôn ngữ trên lĩnh vực văn xuôi ta nhận thấy: "Hình tượng thơ là một bức tranh sống động và tương đối hoàn chỉnh về cuộc sống được xây dựng bằng một hệ thống các đơn vị ngôn ngữ có tính chất vần cộng với trí tưởng tượng, sáng tạo và cách đánh giá của người nghệ sĩ".[1,127] Hiểu một cách đơn giản hình tượng thơ chính là mối quan hệ giữa các bộ phận của câu thơ để phản ánh đối tượng bằng những rung động tình cảm và cách đánh giá riêng của từng nhà thơ. Chính vì thế khi phân tích hình tượng thơ ta có thể đứng ở nhiều góc độ khác nhau. Điều quan trọng khi cảm nhận là phải chú ý ở khả năng tiềm tàng và ở khả năng hiện thực của ngôn ngữ để làm sáng tỏ nội dung và quan niệm của người sáng tác. 2-Một số hình tượng biểu trưng trong thơ Nguyễn Trọng Tạo Nếu như Hoàng Phủ Ngọc Tường là một người "trằm mình trong khuôn mặt cuộc đời cùng với sông nước Huế" thì Nguyễn Trọng Tạo lại là một tâm hồn lang thang, lưu lạc, phiêu du, tự do trước ngã ba cuộc đời. Gôgôn đã từng nói một cấu rất hay: "Hãy mang theo tất cả những cảm xúc của tâm hồn nhân loại. Đừng bỏ nó ở dọc đường rồi sau đó nhặt lên". Tôi không biết với Nguyễn Trọng Tạo, hành trình thơ có phải là hành trình lượm nhặt cảm xúc hay không nhưng chắc chắn rằng những gì mà anh đã đưa đến là những điều sâu lắng và cảm động nhất trong tâm hồn đa đoan của mình. Thế giới hình tượng trong thơ Nguyễn Trọng Tạo là một thế giới đa dạng và nó chính là một trong những biểu trưng cho mục đích nghệ thuật của tác giả. Tôi cho rằng khi xâm nhập vào thế giới đa hình, đa sắc này chúng ta sẽ có cảm giác về một bản lĩnh nghệ thuật mới, một hồn thơ đang tự tìm một điệu hoà vang từ trái tim mình tới trái tim bạn đọc. Thế giới hình tượng thơ Nguyễn Trọng Tạo khá phong phú, có thể là một cái thực, một cái ảo, một bóng hay một hình, có thể cả đời hay cả mộng nhưng tựu chung và nổi bật nhất qua sáng tác của anh tập trung ở hai hình tượng: * Hình tượng nhân vật trữ tình * Hình tượng thiên nhiên 2.1-Hình tượng nhân vật trữ tình Khi Nguyễn Trọng Tạo đến, không biết vô tình hay hữu ý đã tạo ấn tượng như một "con chim sơn ca" cất tiếng hót lảnh lót tự ru mình, ru đời. Nếu Nguyễn Trọng Tạo ví Hoàng Phủ Ngọc Tường là "con chim yến thi sĩ" thì tôi xin được mạo muội ví Nguyễn Trọng Tạo là một "con chim sơn ca" hát những khúc nhạc tình sống động. Nguyễn Trọng Tạo đã phơi bày lòng mình bằng việc ký hoạ nên hình ảnh bản thân ở nhiều góc độ khác nhau. Có thể đó là những vần thơ được hoài thai bằng những cảm xúc bề bộn giữa ý thức và vô thức, ảo và thực, yên lắng và quẫy động…Có thể đó là "tôi", là "anh", là "gã", hay là "em", thậm chí là một tiếng "ới ơi" nào đấy, đồng vọng không rõ. Thế giới nhân vật này không đi ra trực tiếp từ sân khấu rạng rỡ ánh đèn mà từ đời thực, mạnh bạo và tự tin hơn những gì chúng ta nghĩ. 2.1.1- Nổi bật và tiêu biểu cho hình ảnh nhân vật trữ tình trong thơ Nguyễn Trọng Tạo chính là hình tượng tác giả dưới các cách xưng hô khác nhau như "tôi", "ta", "anh"…Có khi là sự hoá thân, có khi là sự vay mượn một câu chuyện nhưng phần lớn "cái tôi" trữ tình này tự bộc bạch những cảm xúc, suy tư về tình yêu, cuộc đời, về con người, xã hội, về quá khứ, tương lai. "Cái tôi" là một hình tượng điển hình của thơ mà chúng ta đã gặp nhiều trong văn học. Đó là "cái tôi" trong Thơ mới: Tôi muốn tắt nắng đi Cho màu đừng nhạt mất ( Vội vàng – Xuân Diệu ) Hay là "cái tôi" trong thơ Cách Mạng: Tôi là con người của vạn nhà Là em của vạn kiếp phôi pha ( Từ ấy - Tố Hữu ) Hôm nay, chúng ta gặp ở đây một "cái tôi " không quá cũ mà cũng không quá mới nhưng mang cái táo bạo, ngông cuồng cùng trữ tình, sâu lắng khác người: tôi trở lại cơ quan gặp nụ cười ẩm mốc chuột quá nhiều chuột chẳng chịu giảm biên (Tái diễn) "Cái tôi"  trong thơ Nguyễn Trọng Tạo có cái khó hiểu, có cái ngất ngưỡng, có cái lưng chừng, khó tìm lối diễn đạt: còn Rock Rap hay còn đêm cổ điển điên cuồng ơi mơ mộng bỏ tôi đi (Đêm cổ điển) Nhiều lúc anh lặng lẽ đem bản thân mình ra làm đối tượng cho mình chiêm cảm, thổn thức cùng nổi đau của bản thân, nhặt nhạnh từng mảnh mình rơi vải. Anh không né tránh "cái tôi" thực của mình, tự tâm để nó bơi giữa dòng nước ngược, thoải mái thốt lên những điều đang dày vò, cắn xé nó với những cảm xúc lạ hay là những cảm xúc dồn nén, kìm kẹp giữa hai bờ trái tim nóng hổi: tôi về khép lại căn phòng thấy trong lồng ngực như không có gì... (Gửi) Nói "không có gì" mà lại như vỡ vụn, nát tan, sau mỗi lần như vậy "cái tôi" dường như can đảm hơn: trái tim đã bỏ tôi đi ai mà nhặt được gửi về dùm tôi (Gửi) Trong những mối quan hệ, trong chiều sâu tâm tưởng, cách quan sát và nhìn nhận của "cái tôi" về cuộc sống ngày càng thấu đáo hơn."Cái tôi" ấy biết nói tiếng nói tha thiết với bạn bè: bạn bè ơi, nếu mà không các bạn những lúc lang thang ta về đâu (Cõi nhớ) "Cái tôi" nhẹ nhàng và tinh tế trong thể hiện sự chiêm nghiệm bản thân: dẫu nhỏ nhoi tôi có một cái tên trong li ti lá thẩm khi ngập nước và khi ngập nắng hoa li vàng mùa hạ chính là tôi... (Hoa li vàng ) "Cái tôi" ấy khi thì buồn thơ thẩn, "đi lang thang", khi thì muốn "lưu lại cúi nhặt giữa mênh mông " một chiếc bóng mình, lại có khi say đắm, mê mải với cuộc đời, khi thu mình "tạ từ da trắng áo hồng" để "về tháp cổ rêu phong một đời"...Một "cái tôi" tự cảm thấy "chẳng hiện đại bao nhiêu so với sự bảo thủ của mình" nên bâng khuâng, mơ màng: tôi thoát khỏi có vần không có vần à ơi không à ơi hủ nút không hủ nút tôi tự do lơ lửng trời cao (Bài thơ bị lỗi ) Hay là "cái tôi" tự lục vấn, tự phán xét mình: Rồi có lúc ta buồn ta lục vấn chính ta Rồi có lúc câu thơ thay đổi chủ nhà (Điều bình thường lạ lẫm ) Đó còn là "cái tôi" nặng tình, nặng lòng với những điều xưa cũ, với hình bóng quê nhà, với tâm thức và ký ức: Tôi đi qua đêm dài đèn mờ vẫn đỏ những tòa thiên nhiên vẫn còn bày đó chợt nhớ lơ mơ hình bóng Thuý Kiều (Phố đỏ ) Một "cái tôi" ngại ngần trước thời gian, trước con người, và trước chính mình, ngại cả những điều bình thường nhất: tôi giờ ngại cả bóng tôi ý thơ chưa cạn, ngó lời đã khô (Ngại xuân) "Cái tôi" tự soi mình, tự soi vào chiếc bóng: thế mà hắn suốt đời kề sát tôi không xoá được tôi đành chào thua hắn tôi đã chào thua khối người như chiếc bóng (Bóng) Dù ở góc độ, bình diện nào đi nữa, dù là niềm vui hay nỗi buồn, dù yêu đời hay yêu người thì "cái tôi" trong thơ Nguyễn Trọng Tạo chính là sự phản chiếu rõ nhất hình tượng tác giả, là cái tôi thiết tha chia sẻ và đồng cảm với con người, cuộc đời. Anh tâm đắc xây dựng hình tượng nhân vật "tôi" một cách tự nhiên, thoải mái mà không sáo rỗng và đồng bóng. 2.1.2- Một hình tượng nhân vật khác mà chúng ta gặp trên suốt chặng đường thơ Trọng Tạo là cặp đôi nhân vật "anh và em". Anh đã thành công trong thi pháp xây dựng nhân vật cặp đôi "anh và em" với tình yêu, và thông qua tình yêu để thực hiện sự đồng điệu với cuộc sống, thể hiện quan niệm về thật - giả, về tan - hợp, ra đi - trở về trong cuộc đời mỗi con người: anh trót để ngôi sao bay khỏi cát biếc xanh em, mãi chớp sáng vòm trời điều Có thể đã hóa thành Không thể biển bạc đầu nông nổi tuổi hai mươi (Không đề ) "Anh" và "em" trong thơ Trọng Tạo là hai con người, hai thế giới, hai hình tượng song song có sức hút mãnh liệt dành cho nhau. "Em" là miền yêu, miền nhớ và cũng là miền đau, miền khắc khoải trong "anh". Dù là hai hình tượng vốn dĩ rất cân bằng về tâm hồn và thể xác song dường như do thiên chức và tâm lý của phái nam nên thơ anh thường là những dòng cảm xúc đơn phương, chủ động bày tỏ với em, với kỷ niệm tình yêu: thì ra tháng giêng nhớ em quá thể anh thấy em về giữa miền mộng mị và cái khung tranh chính là khung cửa (Bức tranh giêng ) Nhân vật "em" thường hiện lên qua trí tưởng tượng, niềm mong nhớ hay hoài niệm của nhân vật "anh". Có lẽ vì thế chăng mà "em" ở đây kiêu sa, ẩn hiện khiến cho người đọc cũng như có cảm giác chới với, tiếc nuối tình yêu. Nhân vật "anh" gắn chặt với một cõi nhớ, một cõi nhớ huyễn hoặc, mông lung, chới với, cảm thấy nỗi nhớ mong cứ tích tắc gặm nhấm mình: anh đứng anh ngồi anh thương anh nhớ anh ra anh vào nao nao mắt mở ( Người đang yêu ) Hay là niềm hạnh phúc khi có "em" bên đời thì mùa đông bỗng có nắng ấm, "lá chuối vườn thành bánh nếp thơm" và "anh" luôn tâm niệm một tình yêu chân thành, cao thượng: ta cầu nguyện cho những gì còn mất trên con đường vô định của tình yêu (Tình yêu qua) "Anh" cảm thấy tiếc nuối khi "em" ra đi, khi sự biệt ly đến, tràn ngập không gian là sự xa cách: tôi và em đứng trước biệt ly con chim xám bay về miền núi lạ lèn đá lung lay nổi buồn muôn thưở sau lưng ta hoang vắng nhón chân đi (Chân trời) Hình tượng nhân vật "anh và em" được tác giả đặc tả qua một phương tiện chính: tình yêu và nổi nhớ với nhiều biện pháp đậm - nhạt, xa - gần khác nhau. Nguyễn Trọng Tạo rất ít khi để nhân vật "em"  lên tiếng dù em là nhân vật trung tâm gợi cảm hứng cho thơ. "Em" trong thơ anh có khi là một "làn da", một "mái tóc", hoặc là Người Tiên giáng trần hoặc là một "cô gái mười chín đôi mươi", thậm chí là một "bà quả phụ trẻ"… Trải theo chiều dài của tình yêu, ở đây chủ yếu là những tâm tình của "anh" và "em", thổ lộ cùng em niềm yêu, niềm tha thiết, hay nỗi cô đơn, đau đớn… Hình như tâm hồn Nguyễn Trọng Tạo rất nhạy cảm trong câu chuyện giữa "anh" và "em", dù là ở truyện, ở thơ hay ở nhạc: "Lặng nghe người lính hát về loài hoa - mang tên người con gái rất dịu hiền - anh đã yêu, anh đã hẹn, anh đã chờ - anh hẹn anh chờ anh thương màu hoa ấy". (Bài hát 'Hoa cúc biển" - Sáng tác: Nguyễn Trọng Tạo ) Nhân vật "anh và em" hiện hữu trong thơ Trọng Tạo gắn với cảm xúc và mạch thơ anh, đồng thời gắn chặt với một cõi tâm linh đó là "Cõi nhớ". Cõi nhớ chính là sự hòa quyện đậm đặc giữa hoài niệm và cô đơn. Có thể thấy dù ở bình diện nào, trong thực hay trong mộng thơ anh đều bị chi phối bởi "Cõi nhớ"- một cõi tâm u hoài, mê mải và sóng sánh, bởi nếu: không nơi để Nhớ - nghèo biết mấy ta như sao lạc giữa ban ngày (Cõi nhớ) Hình tượng cặp đôi "anh và em" là một hình tượng kép rất quen mà chúng ta đã gặp nhiều trong thơ ca, đặc biệt là Thơ mới. Nhưng theo tôi khi đánh giá bình diện này ở Nguyễn Trọng Tạo thì không nên xếp hình thức đó vào một bậc thềm nào nhất định. Bởi tất cả đều rất lung linh, sóng sánh vẻ hoang dại, có khi mơ hồ: cái đêm trăng ấy bỏ buồn bỏ men thương nhớ bỏ hương ái tình bỏ ta tỉnh dậy một mình bỏ em lạc chốn bùng binh sương mờ (Tặng mối tình cuối của Goethe) Với thế giới hình tượng nhân vật trên đây, Nguyễn Trọng Tạo đã dành phần lớn trữ lượng tâm hồn để xây dựng nên. Bởi thế nên mang cái tâm linh thăm thẳm của hồn người, hình tượng nhân vật trữ tình trong thơ anh đã đem theo tiếng lòng về một trời thế sự. Chúng ta đã bắt gặp qua đây những tâm sự về tình yêu, tình quê, tình người và một cuộc sống hiện thực đạt đến mức sinh động, cô đúc. Đồng thời chúng ta cũng ghi nhận sự quả cảm, chân thành của người có "cái chớp mắt ngàn năm trôi" ấy. 2-2 Hình tượng thiên nhiên Đối với con người thi sĩ phương Đông, thiên nhiên là "không gian sống - không gian tư tưởng - không gian văn hoá", bởi thế nên nó có một vị trí đặc biệt trong thơ ca. Với Nguyễn Trọng Tạo, thiên nhiên đã là một người bạn tâm giao gắn bó nên anh luôn cố gắng xây đắp nên những hình tượng thiên nhiên vừa hoang dại, vừa gần gũi, thân yêu. Thiên nhiên trong thơ anh tràn đầy màu sắc và rộn ràng âm thanh - một hình tượng huyền ảo, dịu dàng và đầy tâm trạng như một phần tác giả đã hoá thân vào đó. Thông qua mối quan hệ biện chứng giữa cái đẹp của khách thể và tính thẩm mỹ cảm xúc, thiên nhiên được tái tạo không chỉ mang tính nghệ thuật đơn thuần mà còn thể hiện được thế giới quan của nhà thơ. Xét một cách tổng quan, hình tượng thiên nhiên mà Nguyễn Trọng Tạo cảm nhận tập trung ở một số mô típ hình ảnh tiêu biểu, trong đó nổi bật nhất là môtíp cây cỏ hoa lá, môtíp gió và môtíp trăng. Thiên nhiên đã xuất hiện như một bến đỗ để tác giả tìm cho mình chút bình an trong tâm tưởng: trong giấc ngủ ta thấy ta lang thang xa vời những xanh hồng xanh tím ôi thiên nhiên (Mộng du) 2.2.1- Lướt một vòng qua các trang thơ Nguyễn Trọng Tạo, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp ở bất cứ đâu một nhành cây, một ngọn cỏ hay một bông hoa. Ba đối tượng đồng dạng này dường như là một biểu thức quen dùng khi anh diễn đạt một cái gì rất xanh non, tươi thắm mà cũng dễ tàn úa, héo khô: anh nhận cảm bầu trời qua sáu ngón rùng mình mùa xuân tua tủa cỏ non (Cái đẹp sáu ngón) Nhà thơ cảm cái xanh, hồng, tím, đỏ của cây cỏ hoa lá bằng trái tim khác người, cũng giống như "bàn tay sáu ngón" được xem là đẹp vậ