Đề tài Hòa hợp cấu trúc và kiểm soát chiến lược cấp kinh doanh của công ty sản xuất và thương mại Sơn Kim

1. Khái niệm Chiến lược cấp kinh doanh là chiến lược mà công ty vận dụng để làm tối đa hóa lợi thế cạnh tranh và lợi nhuận của mình và đạt được các mục tiêu chiến lược đã đề ra 2. Chọn lựa chiến lược cấp kinh doanh 2.1 Chiến lược dẫn dắt chi phí Là chiến lựơc tạo lợi thế cạnh tranh bằng cách định giá sản phẩm thấp hơn các đối thủ cạnh tranh trong ngành nhằm thu hút những khách hàng mục tiêu nhạy cảm với giá thấp và chiếm được thị phần lớn. Ví dụ: - Metro Cash & Carry - Hàng không Jetstar 2.2 Chiến lược khác biệt hoá sản phẩm Là chiến lựơc tạo lợi thế cạnh tranh bằng cách tạo ra sản phẩm được xem là duy nhất, độc đáo đối với khách hàng, thỏa mãn nhu cầu khách hàng bằng cách thức mà các đối thủ cạnh tranh không thể. Ví dụ: - Cà phêTrung Nguyên 2.3 Chiến lược tập trung Các đơn vị kinh doanh tập trung sự chú ý của mình vào một phân khúc hẹp trên toàn bộ thị trường. Các phân khúc này có thể xác định theo: khu vực địa lý, sản phẩm,

doc15 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1947 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Hòa hợp cấu trúc và kiểm soát chiến lược cấp kinh doanh của công ty sản xuất và thương mại Sơn Kim, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NỘI DUNG BÀI THUYẾT TRÌNH PHẦN 1. LÝ THUYẾT – CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN 2 I. CHIẾN LƯỢC CẤP KINH DOANH 2 1. Khái niệm 2 2. Chọn lựa chiến lược cấp kinh doanh 2 2.1 Chiến lược dẫn dắt chi phí 2 2.2 Chiến lược khác biệt hoá sản phẩm 2 2.3 Chiến lược tập trung 2 II. HÒA HỢP CƠ CẤU TỔ CHỨC 2 1. Cơ cấu tổ chức quản trị 2 2. Các mô hình cơ cấu tổ chức cơ bản 2 2.1 Cơ cấu tổ chức đơn giản: 2 2.2 Cơ cấu tổ chức chức năng: 3 2.3 Cơ cấu tổ chức theo sản phẩm: 3 2.4 Cơ cấu tổ chức đa bộ phận: 5 2.5 Cơ cấu tổ chức theo ma trận: 5 2.6 Cơ cấu tổ chức theo địa lý: 6 III. KIỂM SOÁT CHIẾN LƯỢC LÀ GÌ? 7 1. Khái niệm về kiểm soát chiến lược: 7 2. Các hệ thống kiểm soát chiến lược 7 PHẦN 2. HÒA HỢP CẤU TRÚC VÀ KIỂM SOÁT CHIẾN LƯỢC CẤP KINH DOANH TẠI CÔNG TY SX – TM KIM SƠN (SON KIM MANUFACTURING & TRADING CORP). 8 I. Giới thiệu về Công ty SX-TM Sơn Kim và các lĩnh vực hoạt động 8 1. Giới thiệu về Tập đoàn Đầu tư- Phát triển Sơn Kim 8 2. Giới thiệu về công ty SX&TM Sơn Kim – Son kim Manufacturing & Trading corp. (SKMT) 9 2.1 Thành lập 9 Năm 1993, là một bộ phận của Sonkim Investment & Development Corp 9 2.2 Mục tiêu chính 9 2.3 Sản phẩm chính: 9 II. PHÂN TÍCH 9 1. Giới thiệu về chiến lược của Cty SX –TM Sơn Kim (SKMT) 9 2. Nhận định tổng quan 10 3. Cấu trúc công ty 10 4. Hòa hợp cấu trúc với chiến lược cấp kinh doanh 11 4.1 Chiến lược: “Khác biệt hóa” 11 4.2 Cơ chế phối hợp: “Xoay quanh R&D và Marketing” 12 Về mặt R&D 12 5. Kiểm soát 13 5.1 Các bước xây dựng hệ thống kiểm soát 13 5.2 Kiểm soát ngân sách: 13 6. Kết luận – Đánh giá 15 PHẦN 1. LÝ THUYẾT – CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN I. CHIẾN LƯỢC CẤP KINH DOANH 1. Khái niệm Chiến lược cấp kinh doanh là chiến lược mà công ty vận dụng để làm tối đa hóa lợi thế cạnh tranh và lợi nhuận của mình và đạt được các mục tiêu chiến lược đã đề ra 2. Chọn lựa chiến lược cấp kinh doanh 2.1 Chiến lược dẫn dắt chi phí Là chiến lựơc tạo lợi thế cạnh tranh bằng cách định giá sản phẩm thấp hơn các đối thủ cạnh tranh trong ngành nhằm thu hút những khách hàng mục tiêu nhạy cảm với giá thấp và chiếm được thị phần lớn. Ví dụ: - Metro Cash & Carry - Hàng không Jetstar 2.2 Chiến lược khác biệt hoá sản phẩm Là chiến lựơc tạo lợi thế cạnh tranh bằng cách tạo ra sản phẩm được xem là duy nhất, độc đáo đối với khách hàng, thỏa mãn nhu cầu khách hàng bằng cách thức mà các đối thủ cạnh tranh không thể. Ví dụ: - Cà phêTrung Nguyên 2.3 Chiến lược tập trung Các đơn vị kinh doanh tập trung sự chú ý của mình vào một phân khúc hẹp trên toàn bộ thị trường. Các phân khúc này có thể xác định theo: khu vực địa lý, sản phẩm,… II. HÒA HỢP CƠ CẤU TỔ CHỨC 1. Cơ cấu tổ chức quản trị Là một chỉnh thể các khâu, các bộ phận khác nhau, được chuyên môn hóa và có những trách nhiệm, quyền hạn nhất định, có mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau và được bố trí theo các cấp quản trị nhằm thực hiện các chức năng quản trị và mục tiêu chung của tổ chức 2. Các mô hình cơ cấu tổ chức cơ bản 2.1 Cơ cấu tổ chức đơn giản: Người lãnh đạo trực tiếp quản trị tất cả các thành viên của tổ chức  2.2 Cơ cấu tổ chức chức năng: Hình thành các bộ phận được chuyên môn hóa gọi là các chức năng (phòng ban), các chức năng này có quyền tác động đến các bộ phận hoạt động theo các chức năng chuyên môn. Người lãnh đạo thông qua các chức năng chuyên môn này để điều hành hoạt động của tổ chức  2.3 Cơ cấu tổ chức theo sản phẩm: Loại cơ cấu này lấy cơ sở là các dãy sản phẩm hay lĩnh vực hoạt động để thành lập các bộ phận hoạt động. Bộ phận phụ trách sản phẩm có trách nhiệm hoạt động trên nhiều thị trường khác nhau về sản phẩm đó  2.4 Cơ cấu tổ chức đa bộ phận:  2.5 Cơ cấu tổ chức theo ma trận: Cơ cấu ma trận cho phép cùng lúc thực hiện nhiều dự án Sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau Mỗi thành viên của bộ phận trực tuyến và bộ phận chức năng được gắn liền với việc thực hiện một đồ án trên một khu vực nhất định   2.6 Cơ cấu tổ chức theo địa lý: Cơ sở chủ yếu của mô hình này là phân chia hoạt động theo từng vùng địa lý hay khu vực lãnh thổ tùy theo đặc điểm của vùng địa lý Mục đích: khuyến khích sự tham gia của địa phương, khai thác những ưu thế trong các hoạt động của địa phương III. KIỂM SOÁT CHIẾN LƯỢC LÀ GÌ? 1. Khái niệm về kiểm soát chiến lược: Kiểm soát là quá trình đo lường kết quả thực tế và so sánh với những tiêu chuẩn nhằm phát hiện sự sai lệch và nguyên nhân sự sai lệch trên cơ sở đó đưa ra biện pháp chấn chỉnh kịp thời, qua đó đảm bảo việc hoàn thành mục tiêu xác định trước của tổ chức.  2. Các hệ thống kiểm soát chiến lược Kiểm soát Tài chính  Kiểm soát đầu ra  Kiểm soát động thái  Văn hóa công   Giá chứng khoán  Các mục tiêu bộ phân  Ngân sách  Các quy tắc   Hoàn vốn đầu tư  Các mục tiêu chức năng  Tiêu chuẩn hóa  Các giá trị   Thị phần  Các mục tiêu cá nhân  Luật lệ và giải pháp  Tính xã hội hóa   Tóm lại: Việc kiểm soát chiến lược phải được thưc hiện xuyên suốt quá trình thực hiện kế hoạch, trước, trong và sau khi thực hiện kế hoạch  PHẦN 2. HÒA HỢP CẤU TRÚC VÀ KIỂM SOÁT CHIẾN LƯỢC CẤP KINH DOANH TẠI CÔNG TY SX – TM KIM SƠN (SON KIM MANUFACTURING & TRADING CORP). I. Giới thiệu về Công ty SX-TM Sơn Kim và các lĩnh vực hoạt động Công ty SX-TM Sơn Kim là một bộ phận của Tập đoàn Đầu Tư –Phát Triển Sơn Kim, sau đây chung tôi xin giới thiệu sơ về mô hình của Tâp đoàn này: 1. Giới thiệu về Tập đoàn Đầu tư- Phát triển Sơn Kim Tên tiếng anh là: SONKIM INVESTMENT & DEVELOPMENT CORPORATION SỨ MẠNG : Sơn Kim mong muốn đem lại sự thịnh vượng và hạnh phúc đến tất cả mọi người, một cuộc sống thoải mái với các sản phẩm và dịch vụ tốt nhất CHIẾN LƯỢC Nắm bắt các cơ hội tiềm năng của Việt Nam trong các lĩnh vực, trong sự hợp tác và hợp nhất của các khu vực kinh tế, Sơn Kim sẽ lựa chọn và đồng hành cùng những đối tác chiến lược để xây dựng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp với văn hóa công ty cao 2. Giới thiệu về công ty SX&TM Sơn Kim – Son kim Manufacturing & Trading corp. (SKMT) Trong bài chỉ phân tích Công ty SX-TM Sơn Kim (SKMT), không đề cập nhiều đến công ty mẹ và các thành viên khác của Tập đoàn Đâu Tư – Phát triển Sơn Kim (SONKIM INVESTMENT & DEVELOPMENT CORPORATION) 2.1 Thành lập Năm 1993, là một bộ phận của Sonkim Investment & Development Corp 2.2 Mục tiêu chính Sản xuất và cung cấp sản phẩm may mặc cho thị trường Việt Nam và các nước trong khối Asian 2.3 Sản phẩm chính: Đồ thể thao, đồ mặc nhà, đồ ngủ, đồ lót danh cho nam và nữ là các mặt hàng chiến lược mà nhà máy của Sơn Kim với hơn 20 xưởng may đã hoạt động hết công suất nhưng vẫn không đủ cung cấp cho các dòng thương hiệu chính: WOW, VERA, JOCKEY… SKMT đang xây dựng trung tâm nghiên cứu và phát triển đẳng cấp quốc tế nhằm phục vụ cho việc thiết kế, nâng cao chất lượng sản phẩm, chất lượng nguyên phụ liệu, chất lượng của sợi và nhuộm…đặt dưới sự quản lý và điều hành của các chuyên gia nước ngoài với mục tiêu: Sơn Kim trở thành một hệ thống chuyên nghiệp nhất Việt Nam II. PHÂN TÍCH 1. Giới thiệu về chiến lược của Cty SX –TM Sơn Kim (SKMT) Để khách hàng không lẫn lộn sản phẩm của công ty với các sản phẩm cùng loại khác trên thị trường, SKMT luôn luôn lựa chọn chiến lược khác biệt hóa cho các sản phẩm của mình. Dù rằng mỗi dòng sản phẩm đều có chiến lược khác biệt hóa không giống nhau nhưng điểm nổi bật của các sản phẩm này là: Được thiết kế độc đáo, Khác biệt trên nền chất liệu duy nhất mà không một đối thủ cạnh tranh nào có thể làm được Năm 1995: Xây dựng thương hiệu thời trang gia đình “WOW” Năm 1997: Xây dựng thương hiệu VERA – chuyên về đồ lót và đồ ngủ dành cho nữ Năm 2000: Hợp tác JOCKEY USA – thương hiệu đồ thể thao & đồ lót thể thao số 1 tại Mỹ theo hình thức nhượng quyền thương hiệu để phát triển tại Việt Nam thương hiệu JOCKEY 2. Nhận định tổng quan Nhận định tổng quan về chiến lược – Hòa hơp cơ cấu tổ chức và kiểm soát của Cty SX – TM Sơn Kim: Chiến lược  Khác biệt hóa   Khối cạnh tranh  Hiệu quả ưu việt, đáp ứng khách hàng ưu việt   Cấu trúc phù hợp  Cấu trúc ma trận (hay nhóm sản phẩm)   Cơ chế phối hợp  Xoay quanh R&D và Marketing   Kiểm soát đầu ra  Dùng vừa   Kiểm soát văn phòng  Dùng nhiều   Văn hóa công ty  Dùng nhiều   3. Cấu trúc công ty Trên cơ sở đã, đang và sẽ xây dựng nhiều dòng sản phẩm với nhiều thương hiệu khác nhau. Do đó, cấu trúc ma trận là một lựa chọn mang tính chiến lược của các nhà quản trị công ty Sơn Kim  4. Hòa hợp cấu trúc với chiến lược cấp kinh doanh 4.1 Chiến lược: “Khác biệt hóa” Bộ phận Bán hàng & Tiếp thị: đã đăng ký bản quyền thương hiệu & logo phù hợp với tinh thần của từng dòng sản phẩm VERA: đỏ làm chủ đạo - ấn tượng – quyến rũ WOW : hình bướm màu xanh – dễ thương, tươi trẻ JOCKEY: hình chong chóng - đơn giản mà lịch lãm Hệ thống cửa hàng: được thiết kế tuân theo tiêu chuẩn về phong cách của từng dòng sản phẩm Tiêu chuẩn  VERA  WOW  JOCKEY   Màu sắc chủ đạo  Màu nóng: đò, cam…  Màu nhẹ nhàng, tạo cảm giác mát mẻ, dễ chịu: hồng, xanh ngọc, vàng nhạt…  Màu tương phản: trắng, đen…   Trang trí cửa hàng  Sang trọng, lãng mạn  Giản dị, tươi trẻ  Lịch lãm, sang trọng   Đồng phục nhân viên bán hàng  Đỏ phối đen  Hồng  Trắng phồi đen   Thiết kế các bảng hiệu quảng cáo đẹp, ấn tượng, phù hợp với từng dòng sản phẩm Thiết kế bao bì cũng không kém phần quan trọng → bao bì đẹp, lịch sự sẽ làm tăng giá trị sản phẩm Bộ phận Tiếp thị & Quan hệ khách hàng được thiết kế chuyên nghiệp cùng đội ngũ nhân viên năng động, nhiệt huyết Hợp tác chương trình FTV → quảng bá thương hiệu trên phạm vi quốc tế Tổ chức sự kiện: Ngày hội “PHỤ NỮ KHỎE & ĐẸP” chào mừng ngày quốc tế phụ nữ 8/3 hàng năm, thu hút hơn 5000 phụ nữ đủ mọi lúa tuổi tham gia chương trình → quảng bá thương hiệu VERA Tài trợ cho chương trình ca nhạc - thời trang “ĐÊM PHONG CÁCH” do báo PHONG CÁCH – TIẾP THỊ GIA ĐÌNH tổ chức → quảng bá thương hiệu VERA Nhân cuộc thi HHHV 2008 lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam, công ty đã tổ chức buổi lễ chào đón các HHHV, với sự tham gia chụp hình quảng cáo, kí tặng trên sản phẩm công ty của hơn 20 hoa hậu các nươc trên thế giới → quảng bá thương hiệu trên phạm vi quốc tế Thông qua chương trình “CHÀO NGÀY MỚI” – VISION 21 – HTV7 → quảng bá hình ảnh, sản phẩm và những thông tin mới nhất về công ty Cập nhật thông tin, hình ảnh mới nhất về sản phẩm, các đợt khuyến mãi hấp dẫn tại trang web công ty, các website chuyên về thời trang…Trang wed của SKMT Cung cấp thông tin về thời trang trong nước và quốc tế Cung cấp một loạt các tư vấn cho cá nhân và bí quyết phục trang đẹp, giới thiệu các sản phẩm mới và thông tin về giá cả Cung cấp thông tin các cửa hàng, đại lý, hệ thống phân phối và địa điểm Cung cấp hệ thống size/cỡ số để khách hàng có thể tự xác định cỡ số của mình → tạo sự thuận tiện khi mua hàng qua mạng Hoạt động báo chí khá hiệu quả →hình ảnh quảng cáo về thương hiệu xuất hiện thường xuyên trên các tờ báo có uy tín trong nước: WOW – VERA: Báo PHỤ NỮ, THẾ GIỚI PHỤ NỮ, THỜI TRANG TRẺ… JOCKEY: THỂ THAO, DOANH NHÂN,… Lựa chọn và mời người mẫu đại diện cho từng dòng sản phẩm cũng không kém phần quan trọng với các tiêu chuẩn lựa chọn: có hình thể và phong cách hiện đại phù hợp phong cách của sản phẩm mà mình đại diện, người mẫu có tên tuổi thường là lựa chọn hàng đầu của công ty cho những chiến dịch Marketing lớn, có tính quyết định. Tài trợ trang phục cho các phim truyền hình, đặc biệt là những phim được được phát sóng vào giờ “vàng” của Đài truyền hình TP.HCM. 4.2 Cơ chế phối hợp: “Xoay quanh R&D và Marketing” Về mặt R&D Đội ngũ thiết kế được đào tạo chuyên nghiệp để đảm bảo đưa ra những sản phẩm độc đáo, khác biệt nhưng vẫn đảm bảo phù hợp với mục tiêu. Vị trí chủ chốt thường được đảm nhiệm bởi các nhà thiết kế tên tuổi trong nước và nước ngoài Bộ phận thiết kế mẫu thường xuyên cập nhật xu hướng thời trang quốc tế kết hợp nghiên cứu thị trường thời trang Việt Nam để từ đó đã đưa ra những mẫu thiết kế theo xu hướng thời trang quốc tế nhưng vẫn phù hợp với văn hóa Việt Nam. Mỗi bộ sưu tập đều hội đủ các tiêu chuẩn đã đặt ra nhằm đáp ứng mục tiêu chiến lược khác biệt hóa sản phẩm mà công ty đã đề ra Làm việc với các nhà cung ứng (cung ứng vải, ren, nút,…)nhằm đảm bảo nguyên phụ liệu cung cấp cho công ty là sản phẩm tốt nhất, khác biệt nhất mà không đối thủ cạnh tranh nào có thể làm được, chúng được thiết kế riêng biệt cho từng bộ sưu tập, không có sự trùng lắp, được đặt sản xuất tại các công ty hàng đầu Việt Nam và tại các nước có nền công nghiệp dệt may phát triển như: Nhật, Hong Kong… WOW - JOCKEY Chất liệu thun 100% Cotton nhập từ nước ngoài, có tính năng hút ẩm, co giãn cực tốt VERA: satin, ren, ruy băng được nhập từ Nhật → đem lại cho người mặc vẽ ngoài đặc biệt quyến rũ Để tạo thêm sự khác biệt cho sản phẩm, bộ phận thiết kế còn chú trọng: Kiểu dáng: các kiểu dáng thiết kế đơn giản, trẻ trung, tiện dụng nhưng không kém phần sang trọng theo định hướng thời trang quốc tế nhưng phải phù hợp văn hóa Việt Nam Màu sắc: Phù hợp cho từng dòng sản phẩm, sắc đỏ chủ đạo của VERA, sắc vàng, xanh, hồng… dịu mát của WOW, đen-trắng mạnh mẽ, thanh lịch của JOCKEY Họa tiết in thêu: WOW: dễ thương, tươi tắn → Họa tiết thường sử dụng: bướm, hoa nhỏ, tim, chuồn chuồn… VERA: sang trọng, quyến rũ → Hoa lan, hoa hồng, hạt đá,,, JOCKEY: đơn giản → logo và tên thương hiệu Mỗi bộ sưu tập được được giới thiệu đều để lại một dấu ấn riêng biệt, không trùng lấp. 5. Kiểm soát Nhằm đảm bảo kiểm soát chiến lược đạt hiệu quả. Ban quản trị công ty Sơn Kim đã thành lập BAN KIỂM SOÁT Mục đích: Kiểm soát và đánh giá qui trình thực hiện chiến lược, cho phép công ty có những biện pháp điều chỉnh kịp thời Cơ sở đánh giá: Các tiêu chuẩn đánh giá được Ban kiểm soát xây dựng nên, được Ban quản trị thông qua 5.1 Các bước xây dựng hệ thống kiểm soát Xây dựng các tiêu chuẩn và mục tiêu     Tạo ra các hệ thống đánh giá và giám sát     So sánh điều hành thực tế với các mục tiêu đã xây dựng     Đánh giá kết quả và các hành động cụ thể   5.2 Kiểm soát ngân sách: Ngân sách sẽ diễn giải kế hoạch thành những chi phí ước tính và lợi nhuận dự kiến trong một khoảng thời gian nhất định. Một ngân sách hiệu quả sẽ tạo sự khác biệt giữa thành công và thất bại của doanh nghiệp Thông qua kết quả đạt được trên thực tế và kết quả dự kiến → BAN KIỂM SOÁT có sự phản hồi, kiểm soát và đánh giá qui trình → cho phép công ty có những biện pháp điều chỉnh kịp thời Báo cáo ngân sách dự án hàng tháng: tháng 7/2007 (Đơn vị tính: Đồng) Các khoản chi tiêu của dự án  Kết quả thực tế  Số tiền dự kiến  Phương sai   Quảng cáo  680.000.000  500.000.000  - 180.000.000 bất lợi   Tiếp thị  450.000.000  500.000.000  + 50.000.000 có lợi   Quan hệ công chúng  850.000.000  700.000.000  - 150.000.000 bất lợi   Nghiên cứu và phát triển  360.000.000  300.000.000  - 60.000.000 bất lợi   Nhìn vào bảng báo cáo trên, ta thấy rằng: Các hoạt động quảng cáo, Quan hệ công chúng, Nghiên cứu & Phát triển đã vượt chỉ tiêu ngân sách→Báo cáo lên Ban quản trị để có những biện pháp điều chỉnh kịp thời. 5.3 Kiểm soát đầu ra Các mục tiêu bộ phận: Ban lãnh được đặt ra những tiêu chuẩn về doanh số, năng suất, đà tăng trưởng, các mục tiêu thị phần, theo đó hiệu quả hoạt động của bộ phận sẽ được kiểm định Các mục tiêu chức năng: bằng cách đặt ra mục tiêu cho mỗi chức năng, Ban kiểm soát sẽ biết được mức độ đạt muc tiêu của tổ chức Các mục tiêu cá nhân: bằng cách kiểm soát sản lượng, kiểm soát hiệu quả hoạt động Kiểm soát chất lượng sản phẩm: Chất lượng sản phẩm được đảm bảo và khẳng định qua các khâu từ nguyên liệu đầu vào, quy trình thiết kế, sản xuất đã áp ụng theo tiêu chuẩn.Nếu sản phẩm bị lỗi ở bất kỳ khâu nào đều loại khỏi quy trình nên sản phẩm tạo ra với chất lượng đồng nhất theo từng chủng loại. 5.4 Văn hóa công ty: Là một hệ thống giá trị, quan niệm, niềm tin, truyền thống và các chuẩn mực hành vi được chia sẽ một cách tập thể trong doanh nghiệp Giá trị: là những giá trị trung tâm của văn hóa tổ chức, phản ánh những giá trị liên quan đến môi trường mà trong đó tổ chức đang hoạt động Công ty Sơn Kim thường xuyên thiết kế các khóa đào tạo về kỹ năng giao tiếp, kỹ năng bán hàng cho nhân viên với mong muốn tất cả nhân viên của mình đều phải thật thân thiện với khách hàng dù trong bất cứ hoàn cảnh nào. Chính yếu tố này đã góp phần không nhỏ vào thành công của công ty… Chuẩn mực: là những qui tắc không chính thức về những hành vi ứng xử được các thành viên trong tổ chức chia sẻ và bị ràng buộc phải tuân theo: không được ăn uống trong giờ làm việc, không làm ồn, không nói chuyện điện thoại ngoài công việc… Những nghi thức tập thể: Hội nghị khen thưởng hàng năm của công ty, tuyên dương những cá nhân và tập thể xuất sắc… Những điều cấm kỵ: cấm hút thuốc, cấm mặc đồ jean vào công ty Nếu nhân viên sai phạm công ty có các hình thức xử lý cụ thể: Ví dụ: Lần đầu được nhắt nhở, lần 2: cảnh cáo, lần 3: sẽ kỹ luật phạt tiền, trừ vào lương. Và có các tiêu chí để đánh giá bình bầu xếp hạng thi đua vào cuối năm. 6. Kết luận – Đánh giá Cơ cấu tổ chức và hệ thống kiểm soát ở Công ty SX - TM Sơn Kim mặc dù còn một số hạn chế nhưng nhìn chung khá hiệu quả. Chính sự hòa hợp này cùng với chiến lược của công ty đã giúp cho Công ty SX-TM Sơn Kim ngày càng khẳng định vị thế của mình ở thị trường trong nước và quốc tế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBai thuyet trinh nhom 5.doc
  • pptBAI BAO CAO NHOM 5.ppt
  • docbia.doc
  • docloi cam on.doc
Luận văn liên quan