Đề tài Hoạch định và thực thi chính sách công - Vấn đề lợi ích nhóm ở Việt Nam - Nguyên nhân và giải pháp khắc phục

Bất cứ quốc gia nào trên thế giới, trong xã hội đều có sự xuất hiện của lợi ích nhóm - đây là tất yếu khách quan, nó ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống xã hội. Không nằm ngoài quy luật chung đó, vấn đề lợi ích nhóm ở nước ta đã và đang trở thành một yếu tố ảnh hưởng đến công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam chủ nghĩa xã hội. Về bản chất, lợi ích nhóm là sự phản ánh lợi ích chung của nhiều chủ thể đang có nhu cầu tìm kiếm những phương tiện, điều kiện thực hiện những lợi ích cá nhân. Lợi ích nhóm có cả tác động tích cực và tác động tiêu cực đến đời sống kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội. Lợi ích nhóm tích cực là lợi ích của nhóm phù hợp với lợi ích của cộng đồng, xã hội. Lợi ích nhóm ảnh hưởng tích cực sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo môi trường dân chủ, công bằng, nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thì việc chấp nhận hoạt động của các nhóm lợi ích chính đáng và kịp thời ngăn chặn sự lũng đoạn của các nhóm lợi ích tiêu cực sẽ góp phần xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Lợi ích nhóm tiêu cực là lợi ích của một cộng đồng, có tổ chức hoặc tự phát của những người có cùng chung một số mục đích, cùng chung lợi ích; họ tìm mọi cách tác động đến cơ quan, người có quyền theo hướng có lợi cho nhóm của mình; kết quả mà họ đạt được thường xâm hại tới lợi ích chung của toàn xã hội, làm tha hóa cán bộ, gây mất lòng tin của nhân dân và làm tăng nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa. Có thể nhận thấy, lợi ích nhóm tiêu cực những năm gần đây ngày càng gia tăng và phát triển sâu rộng, quy mô lớn hơn nhiều, có cả những dấu hiệu cho thấy nó đang tác động vào quá trình hoạch định chính sách dẫn đến "tham nhũng chính sách". Đảng ta đã chỉ ra, một số cản trở cơ bản trong phát triển đất nước, trong đó khẳng định ba cản trở lớn nhất là lợi ích nhóm, tư duy nhiệm kỳ và tính cục bộ. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, vấn đề phòng chống lợi ích nhóm tiêu cực nhằm xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh cũng đã được đặt ra. Vi mong muốn tìm hiểu thêm về lợi ích nhóm ở Việt Nam, qua những kiến thức được tiếp thu và nghiên cứu học phần Hoạch định và thực thi hính sách công, em xin lựa chọn nội dung "Vấn đề lợi ích nhóm ở Việt Nam - Nguyên nhân và giải pháp khắc phục" làm tiểu luận môn học.

doc16 trang | Chia sẻ: tuantu31 | Lượt xem: 662 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Hoạch định và thực thi chính sách công - Vấn đề lợi ích nhóm ở Việt Nam - Nguyên nhân và giải pháp khắc phục, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU --- Bất cứ quốc gia nào trên thế giới, trong xã hội đều có sự xuất hiện của lợi ích nhóm - đây là tất yếu khách quan, nó ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống xã hội. Không nằm ngoài quy luật chung đó, vấn đề lợi ích nhóm ở nước ta đã và đang trở thành một yếu tố ảnh hưởng đến công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam chủ nghĩa xã hội. Về bản chất, lợi ích nhóm là sự phản ánh lợi ích chung của nhiều chủ thể đang có nhu cầu tìm kiếm những phương tiện, điều kiện thực hiện những lợi ích cá nhân. Lợi ích nhóm có cả tác động tích cực và tác động tiêu cực đến đời sống kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội. Lợi ích nhóm tích cực là lợi ích của nhóm phù hợp với lợi ích của cộng đồng, xã hội. Lợi ích nhóm ảnh hưởng tích cực sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo môi trường dân chủ, công bằng, nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thì việc chấp nhận hoạt động của các nhóm lợi ích chính đáng và kịp thời ngăn chặn sự lũng đoạn của các nhóm lợi ích tiêu cực sẽ góp phần xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Lợi ích nhóm tiêu cực là lợi ích của một cộng đồng, có tổ chức hoặc tự phát của những người có cùng chung một số mục đích, cùng chung lợi ích; họ tìm mọi cách tác động đến cơ quan, người có quyền theo hướng có lợi cho nhóm của mình; kết quả mà họ đạt được thường xâm hại tới lợi ích chung của toàn xã hội, làm tha hóa cán bộ, gây mất lòng tin của nhân dân và làm tăng nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa. Có thể nhận thấy, lợi ích nhóm tiêu cực những năm gần đây ngày càng gia tăng và phát triển sâu rộng, quy mô lớn hơn nhiều, có cả những dấu hiệu cho thấy nó đang tác động vào quá trình hoạch định chính sách dẫn đến "tham nhũng chính sách". Đảng ta đã chỉ ra, một số cản trở cơ bản trong phát triển đất nước, trong đó khẳng định ba cản trở lớn nhất là lợi ích nhóm, tư duy nhiệm kỳ và tính cục bộ. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, vấn đề phòng chống lợi ích nhóm tiêu cực nhằm xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh cũng đã được đặt ra. Vi mong muốn tìm hiểu thêm về lợi ích nhóm ở Việt Nam, qua những kiến thức được tiếp thu và nghiên cứu học phần Hoạch định và thực thi hính sách công, em xin lựa chọn nội dung "Vấn đề lợi ích nhóm ở Việt Nam - Nguyên nhân và giải pháp khắc phục" làm tiểu luận môn học. NỘI DUNG --- I- MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ LỢI ÍCH NHÓM 1. Khái niệm và vai trò của lợi ích 1.1- Khái niệm lợi ích Lợi ích theo Từ điển Tiếng Việt, là “điều có lợi, có ích cho một đối tượng nào đó, trong mối quan hệ với đối tượng ấy”. C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ rõ lợi ích chính là sản phẩm hoạt động của con người, là sự kết tinh, đối tượng hoá bản chất con người, tính người. Nó vừa tồn tại dưới hình thái vật thể, vừa là quan hệ xã hội. Nhưng cái sản phẩm ấy chỉ trở thành lợi ích khi nó thuộc về sở hữu của người nào đó, liên quan và có thể thoả mãn nhu cầu nào đó, được đặt trong quan hệ giữa con người với nhau. Người ta quan hệ với nhau, trao đổi tính người cho nhau chính là thông qua sản xuất và trao đổi sản phẩm của quá trình sản xuất ấy. Do đó, lợi ích không phải là bản thân quan hệ xã hội, mà là cái mang quan hệ xã hội. Theo đạo đức học Mác - Lênin, “lợi ích là những điều kiện vật chất, tinh thần có tính khách quan đối với sự tồn tại và phát triển bình thường của các cá nhân, các cộng đồng người, các giai cấp và của xã hội nói chung”. Như vậy, lợi ích, xét đến cùng, chính là mục tiêu, động lực, phương thức để thực hiện nhu cầu trong hoạt động thực tiễn, nhất là trong quan hệ xã hội, trong đấu tranh xã hội. 1.2- Vai trò của lợi ích đối với sự phát triển xã hội Lợi ích có vai trò là động lực để phát triển xã hội, lợi ích là động lực thúc đẩy sự phát triển theo hướng xã hội hóa và quá trình giải quyết những mâu thuẫn lợi ích thông qua nhiều biện pháp trong đó có cách mạng xã hội là động lực thúc đẩy lịch sử phát triển. 2- Khái niệm, nguồn gốc, phân loại lợi ích nhóm và ảnh hưởng của lợi ích nhóm đến đời sống kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội 2.1- Khái niệm lợi ích nhóm Lợi ích nhóm là lợi ích của một nhóm người gắn kết với nhau, hỗ trợ, móc ngoặc với  nhau, giúp đỡ lẫn nhau để cùng nhau có lợi ích và bảo vệ lợi ích đó. Nói cách khác, lợi ích nhóm là sự phản ánh lợi ích chung của nhiều chủ thể có nhu cầu tương đồng, họ tìm kiếm những phương tiện, điều kiện thực hiện những lợi ích riêng, song lại có những điểm gần gũi hoặc tương đồng với nhau. Nói tóm lại, Lợi ích nhóm được dùng để đề cập đến khía cạnh đối tượng thỏa mãn những nhu cầu của ít nhất hai chủ thể trở lên. 2.2- Nguồn gốc hình thành lợi ích nhóm Trước hết, tạo lập nhóm là một xu thế của xã hội, xuất phát từ nhu cầu của con người, sự xuất hiện của lợi ích nhóm do tác động của thể chế và có thể tác động tới thể chế. Trong xã hội ngày nay, chúng ta có thể nhận thấy rằng: có bao nhiêu tổ chức hay đoàn, hội được thành lập thì có bấy nhiêu nhóm lợi ích; sự hình thành lợi ích nhóm là một tất yếu khách quan, nhất là trong xã hội có sở hữu khác nhau, giai cấp khác nhau, vị thế và quan niệm khác nhau. 2.3- Phân loại lợi ích nhóm Có nhiều cách phân loại lợi ích nhóm. Có thể kể đến một số cách phân loại lợi ích nhóm của một số nhà nghiên cứu như: lợi ích nhóm công và lợi ích nhóm tư; lợi ích nhóm chính thức và lợi ích nhóm phi chính thức; lợi ích nhóm tự phát và lợi ích nhóm tự giác Tuy nhiên, xét trên phương diện mục đích và tính chất, lợi ích nhóm có thể phân chia thành hai loạilà lợi ích nhóm tích cực và lợi ích nhóm tiêu cực. 2.4- Ảnh hưởng của lợi ích nhóm đến kinh tế, chính trị, xã hội Ảnh hưởng tích cực là giúp cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân đến được với chính quyền, đặc biệt là cơ quan lập pháp một cách rõ ràng, chính xác và nhanh chóng; lợi ích nhóm góp phần thúc đẩy quá trình dân chủ hóa xã hội và góp phần cung cấp thông tin cho nhà nước trong quá trình hoạch định chính sách có chất lượng, phù hợp với yêu cầu thực tiễn, có được nguồn lực để thực hiện các chính sách và chia sẻ lợi ích trong xã hội. Ảnh hưởng tiêu cực là lợi ích nhóm sẽ tạo ra sự bất công trong xã hội một cách phi pháp, thúc đẩy sự tha hóa quan chức, làm tăng môi trường cho tham nhũng, hối lộ phát triển và có thể gây nguy cơ bế tắc trong xây dựng hoặc triển khai chính sách của quốc gia. 3- Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng Cộng sản Việt Nam về lợi ích nhóm 3.1- Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về lợi ích nhóm C.Mác, Ph.Ăngghen đã đề cập đến vấn đề lợi ích nhóm thông qua việc bàn đến lợi ích giai cấp. Giai cấp tư sản dùng mọi phương thức để bảo vệ lợi ích của mình còn giai cấp công nhân thông qua đấu tranh giai cấp, cách mạng xã hội để giành lấy lợi ích chính đáng của mình từ tay giai cấp tư sản. Lợi ích của giai cấp công nhân đối lập với lợi ích của giai cấp tư sản nhưng lại có chung lợi ích với toàn thể nhân dân lao động. Chính vì lợi ích của giai cấp công nhân phù hợp với lợi ích của toàn xã hội, nên việc giai cấp công nhân giành được chính quyền, xây dựng chủ nghĩa xã hội đảm bảo cho sự công bằng, hài hòa về lợi ích giữa các giai tầng. Đồng thời, C.Mác và Ph.Ăngghen cũng chỉ ra những lợi ích nhóm tiêu cực ảnh hưởng đến phong trào công nhân, đến quá trình đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân trong việc thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình. Đó là lợi ích nhóm của những người tiểu tư hữu bao gồm tiểu nông, tiểu chủ, tiểu thương. Kế thừa và phát triển quan điểm của C.Mac và Ph.ăngghen, V.I.Lênin khi nghiên cứu về lợi ích các giai cấp, đã chỉ ra các nhóm lợi ích đặc quyền, đặc lợi và công cụ bảo vệ sự đặc quyền, đặc lợi đó của chúng trong xã hội tư bản. Khi giai cấp công nhân giành chính quyền, Đảng Cộng sản cầm quyền lại đứng trước nguy cơ quan liêu, chủ nghĩa cơ hội và tệ hối lộ, chủ nghĩa bè phái, cục bộ và chủ nghĩa cá nhân. Người chỉ rõ, giai cấp công nhân phải nhận thức đầy đủ về vấn đề trên và có trách nhiệm chống lại khuynh hướng đặt lợi ích của cá nhân, của nhóm lên trên lợi ích chung của xã hội. 3.2- Tư tưởng Hồ Chí Minh về lợi ích nhóm Kế thừa và phát triển các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh vấn đề phải đặt lợi ích cách mạng, lợi ích của Đảng lên trên hết. Bởi vì, Đảng chính là người lãnh đạo, dẫn dắt toàn dân thực hiện lợi ích của dân tộc, của Tổ quốc, của nhân dân, “ngoài lợi ích của dân tộc, của Tổ quốc, thì Đảng không có lợi ích khác Vì vậy, mỗi người trong Đảng phải hiểu rằng: lợi ích của cá nhân nhất định phải phục tùng lợi ích của Đảng. Lợi ích của mỗi bộ phận nhất định phải phục tùng lợi ích của toàn thể. Lợi ích tạm thời nhất định phải phục tùng lợi ích lâu dài”. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định, Đảng ta đại biểu cho lợi ích chung của giai cấp công nhân, của toàn thể nhân dân lao động, chứ không phải mưu cầu lợi ích riêng của một nhóm người nào, của cá nhân nào. Như vậy, mặc dù Chủ tịch Hồ Chí Minh chưa sử dụng khái niệm “lợi ích nhóm” nhưng nội hàm của nó đã được thể hiện, trong đó, lợi ích nhóm được hiểu là lợi ích bộ phận, tư tưởng “địa phương chủ nghĩa”, chỉ biết đến lợi ích của địa phương mình, bộ phận mình; “Óc bè phái”, là chủ nghĩa cá nhân,  “ích kỷ, hủ hóa”, thích ăn ngon mặc đẹp, xa hoa, chỉ lo danh lợi của bản thân mình 3.3- Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về lợi ích nhóm Trước đây, vấn đề lợi ích nhóm tiêu cực chưa được đề cập đến nhưng các biểu hiện cụ thể của nó đã được Đảng ta bàn đến trong một số văn bản, nghị quyết, văn kiện có nội dung thể hiện nội hàm của lợi ích nhóm như tính cục bộ địa phương, tham nhũng, chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa cơ hội. Ở nước ta hiện nay, lợi ích nhóm thường được nhìn dưới góc độ tiêu cực. Với nghĩa đó, lợi ích nhóm ở đây được hiểu là lợi ích của một nhóm người được hình thành trên cơ sở lợi ích cá nhân, cấu kết kiếm lợi từ cái chung cho riêng mình, xâm hại đến lợi ích Nhà nước và lợi ích tập thể. Để đạt được lợi ích nhóm theo nghĩa này, con người phải lợi dụng quyền lực, lợi dụng quan hệ để móc nối kiếm lợi, chà đạp lên đạo đức, luật pháp và danh dự để cầu lợi cho mình, cho nhóm mình; nói cách khác, lợi ích nhóm là một nhóm có quyền lực và vị thế nhất định câu kết với nhau để mưu cầu lợi ích cho các thành viên trong nhóm, nhưng lợi ích này đi ngược lại với lợi ích quốc gia, ảnh hưởng không tốt đến lợi ích chính đáng của đại đa số người dân. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII cũng đã chỉ rõ quan điểm về các biểu hiện của lợi ích nhóm, như: “tranh thủ bổ nhiệm người thân, người quen, người nhà dù không đủ tiêu chuẩn, điều kiện giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc bố trí, sắp xếp vào vị trí có nhiều lợi ích Lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn được giao để dung túng, bao che, tiếp tay cho tham nhũng, tiêu cực. Thao túng trong công tác cán bộ; chạy chức, chạy quyền, chạy chỗ, chạy luân chuyển, chạy bằng cấp, chạy tội... Sử dụng quyền lực được giao để phục vụ lợi ích cá nhân hoặc để người thân, người quen lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để trục lợi”. 4- Lợi ích nhóm trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Lợi ích nhóm tồn tại khách quan và cần được thừa nhận, định hướng điều tiết trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, lợi ích nhóm vẫn tồn tại khách quan trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và cả trong chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa xã hội thừa nhận sự khác biệt về lợi ích và tạo điều kiện cho sự vận động lịch sử - tự nhiên của những lợi ích không trái với lợi ích chung của cộng đồng, quốc gia, dân tộc. Chủ nghĩa xã hội tạo cơ sở cho xu hướng cộng đồng về lợi ích ngày càng phát triển nhưng không chấp nhận sự khác biệt tới mức xung đột về lợi ích giữa các nhóm để từ đó tạo ra xung đột giai cấp, gây mất ổn định chính trị - xã hội. Xây dựng chủ nghĩa xã hội là cơ sở định hướng cho việc thực hiện các lợi ích nhóm tích cực. Định hướng xã hội chủ nghĩa thực chất là thực hiện hài hòa các nhóm lợi ích. Ngược lại, vấn đề lợi ích, lợi ích nhóm cũng có tác động đến chủ nghĩa xã hội. Lợi ích nhóm phù hợp với lợi ích cộng đồng sẽ góp phần thúc đẩy quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam và cần đến vai trò thúc đẩy hỗ trợ của Đảng và Nhà nước. Lợi ích nhóm không phù hợp với lợi ích chung sẽ trở thành lực cản trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. II- NHẬN DIỆN LỢI ÍCH NHÓM Ở VIỆT NAM VÀ THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG CỦA LỢI ÍCH NHÓM ĐẾN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 1- Nhận diện lợi ích nhóm ở Việt Nam 1.1- Các lợi ích nhóm chính thức Ở Việt Nam Có thể xem lợi ích nhóm chính thức là các tổ chức chính trị - xã hội và một số tổ chức xã hội, trung thành với lợi ích chung của dân tộc, gắn bó với mục tiêu “độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội”, được pháp luật thừa nhận và đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Các hội đoàn có vai trò quan trọng trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, các tổ chức này là bộ phận hữu cơ của hệ thống chính trị hoặc là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - đây là sự thừa nhận sự tồn tại của các lợi ích nhóm chính thức ở nước ta hiện nay. 1.2- Các lợi ích nhóm phi chính thức Lợi ích nhóm phi chính thức thường được hình thành một cách tự phát, tập hợp lại khi lợi ích chung của họ bị ảnh hưởng hoặc khi cùng mong muốn giành được một số quyền lợi nào đó. Đó cũng có thể là các nhóm lợi ích hoạt động ngầm, bất hợp pháp. Ở nước ta chưa có hành lang pháp lý cho các lợi ích nhóm phi chính thức hoạt động, tuy nhiên, không phải tất cả các nhóm này đều trái pháp luật và có ý nghĩa xấu. Nhưng do những điều kiện khách quan và chủ quan nên sự hình thành và hoạt động của các lợi ích nhóm phi chính thức ở Việt Nam gần đây thường được gắn với ý nghĩa tiêu cực. 2- Ảnh hưởng tích cực của lợi ích nhóm đến chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay Hoạt động của lợi ích nhóm tích cực là một kênh quan trọng để đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo, nâng cao năng lực cầm quyền của Đảng, góp phần quan trọng trong việc giám sát cán bộ, đảng viên, đặc biệt là những người giữ cương vị, trọng trách trong hệ thống chính trị; lợi ích nhóm tích cực còn là một kênh quan trọng để thực hiện các hoạt động phản biện xã hội trong việc ban hành chính sách, tạo nên sức mạnh đồng thuận để bảo vệ lợi ích chung, có vai trò tích cực trong việc hoạch định đường lối, chủ trương của Đảng và trong việc đảm bảo để đưa đường lối, chủ trương của Đảng vào thực tiễn cuộc sống. Lợi ích nhóm góp phần vào việc hình thành nên các chính sách góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội thông qua việc kiến nghị nhiều chính sách quan trọng. Lợi ích nhóm còn góp phần cải thiện chất lượng thực thi chính sách, hoàn thiện hệ thống pháp luật của Nhà nước, là cầu nối để cung cấp thông tin cho các nhà hoạch định chính sách. Nhờ đó, các chủ trương, chính sách phản ánh chính xác hơn nhu cầu của cuộc sống, mang lại lợi ích chung cho xã hội. Dựa vào thông tin đa chiều từ lợi ích nhóm nên những chính sách đưa ra thể hiện được lợi ích của đa số người dân hơn, góp phần nâng cao tính công bằng, đúng đắn trong quyết sách của Đảng, Nhà nước. Bằng những hoạt động của mình, lợi ích nhóm còn thúc đẩy sự phát triển dân chủ ở các cấp, đặc biệt là thúc đẩy sự cạnh tranh công bằng giữa các nhóm lợi ích, qua đó, góp phần nâng cao sự hiểu biết của dân chúng trong việc tham gia quản lý nhà nước. Bên cạnh đó, lợi ích nhóm góp phần thúc đẩy sự công bằng xã hội; nhiều nhóm lợi ích đại diện và bảo vệ lợi ích của nhân dân lao động, góp phần thúc đẩy sự công bằng xã hội. Chẳng hạn như công nhân, nông dân họ tham gia những tổ chức lợi ích nhóm chính thức như Công đoàn, Hội Nông dân giúp cho người công nhân, nông dân có chỗ dựa, có tiếng nói và nguyện vọng của họ được đề đạt và đến được với các nhà hoạch định chính sách một cách dễ dàng hơn. Các lợi ích nhóm tích cực giúp giải phóng sức sản xuất. Thông qua giai đoạn từ “khoán chui” đến phá rào “khoán 10” ở nước ta trước thời kỳ đổi mới cho thấy, lợi ích nhóm của nông dân góp phần thúc đẩy phát triển nông nghiệp, cải thiện đời sống người nông dân. Kể từ khi đổi mới, với chủ trương xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần, đội ngũ doanh nhân được coi trọng, đã có những đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế của đất nước. 3- Ảnh hưởng tiêu cực của lợi ích nhóm đến chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay Hiện nay, ở nước ta, lợi ích nhóm tiêu cực phát triển khá phổ biến, hiện diện ở tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Nhưng, phổ biến nhất, tác hại và nguy hiểm nhất là lợi ích nhóm trong quá trình thực hiện chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội và được thể hiện dưới các dạng sau đây: Tạo quan hệ với cấp trên, với cơ quan có thẩm quyền, khi cần thiết có thể “hối lộ” dưới mọi hình thức để giành được kinh phí, đề tài, dự án cho đơn vị, địa phương, trong khi có thể bố trí kinh phí, đề tài, dự án cho đơn vị, địa phương khác sẽ có lợi và hiệu quả hơn; tạo quan hệ, móc ngoặc với những người có chức, có quyền quyết định để được bố trí vào các chức vụ mong muốn cho bản thân hoặc cho người thân trong gia đình, trong khi năng lực, phẩm chất không đáp ứng được yêu cầu của vị trí công tác đó; nhà đầu tư, doanh nghiệp tạo quan hệ móc nối với cơ quan, người có thẩm quyền quyết định, hình thành nhóm lợi ích để xây dựng các dự án, chủ trương đầu tư hoặc giành được các dự án “phát triển kinh tế - xã hội” nhằm mục đích kiếm lợi, rút ruột công trình, dự án để chi phần trăm cao cho chủ đầu tư, không tính đến hiệu quả đầu tư hoặc hiệu quả thấp, miễn là “có việc” là “có ăn”, người có chức quyền, thoái hóa, biến chất, chỉ chăm lo thu vén lợi ích cá nhân, chỉ phê duyệt cho đơn vị, cá nhân nào biết quan hệ, biết điều, chi phần trăm đậm hơn; các doanh nghiệp là “sân sau”, đồ đệ trung thành của những người có chức, có quyền hình thành nhóm lợi ích, cố kết với nhau để cùng nhau có lợi ích, bảo vệ lợi ích cho nhau. Doanh nghiệp và các đồ đệ trung thành phải chăm lo lợi ích của “sếp” tạo dựng uy tín, lo lót để che chắn khuyết điểm của “sếp”, để “sếp” được vào những vị trí công tác mong muốn Đến lượt “sếp” phải trả ơn, chăm lo lợi ích của các doanh nghiệp, đồ đệ của mình, phê duyệt cho họ những dự án “béo bở”, cất nhắc họ vào những vị trí làm việc hứa hẹn nhiều bổng, lộc ...; một bộ phận cán bộ, công chức thoái hóa, biến chất trong các cơ quan có chức năng thanh tra, kiểm tra, giám sát, cơ quan điều tra cũng bị móc nối và vì lợi ích vị kỷ của mình hình thành nhóm lợi ích với các cơ quan, cán bộ, công chức là đối tượng thanh tra, kiểm tra, điều tra để che chắn khuyết điểm, thậm chí làm nhẹ tội cho các đối tượng này. Lợi ích nhóm tiêu cực có những đặc điểm: một là, lúc đầu là lợi ích cục bộ của đơn vị, địa phương không được kiểm soát ngăn chặn phát triển thành lợi ích nhóm tiêu cực của những nhóm ít hơn cấu kết với nhau để cùng hưởng lợi ích bất chính; hai là, sự cấu kết của một bộ phận cán bộ, công chức có chức, có quyền, thoái hóa, biến chất với các đơn vị kinh tế, các thành phần ngoài xã hội hỗ trợ nhau nhằm trục lợi, thu vén lợi ích cá nhân; ba là, luôn gắn với hành vi tham nhũng của những người có chức, có quyền. Điều đó có nghĩa là lợi ích nhóm tiêu cực gắn với quyền lực nhà nước tạo nên nhóm lợi ích tiêu cực ở cấp độ cao hơn, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt hơn, chi phối các cá nhân có thẩm quyền, ảnh hưởng đến cả các chủ trương, chính sách, quyết định của chính quyền, tính chất nguy hiểm đối với xã hội càng cao hơn; bốn là, cấu kết, lôi kéo những người có chức, có quyền bằng vật chất ngày càng chặt chẽ, khép kín, đủ sức lũng đoạn từ tập thể nhỏ đến tập thể lớn từ kinh tế đến chính trị; năm là, lợi dụng chính sách, pháp luật; nhân danh lợi ích xã hội, nhân danh quy định của pháp luật để trục lợi. Dưới danh nghĩa lợi ích tập thể, lợi ích quốc gia để giành giật, chiếm đoạt lợi ích vật chất, danh tiếng, quyền lực cho bản thân và gia đình mà không thèm đếm xỉa đến lợi ích của nhân dân, của quốc gia, dân tộc; sáu là, được tổ chức chặt chẽ, thủ tục hợp pháp, rất khó phát hiện. Lợi ích nhóm tiêu cực có ảnh hưởng xấu vô cùng lớn, ảnh hưởng tới sự hưng thịnh của qu
Luận văn liên quan