Nhìn chung, các công ty đều muốn thu tiền ngay hơn là bán hàng tín dụng, tuy nhiên, áp lực cạnh tranh buộc phải đưa ra chính sách tín dụng, nhờ thế mới có thể tiêu thụ được hàng hóa, giảm tồn kho mặt khác bán hàng tín dụng cũng làm tăng khối lượng công việc cũng như chi phí cho bán hàng, quản lý khoản phải thu, thu nợ.
- Xuất phát từ nhu cầu ổn định và lành mạnh hoá môi trường tài chính của công ty, góp phần hoàn thiện các nhận biết và vận dụng chính sách tín dụng vào trong Công ty, việc nghiên cứu và hoàn thiện chính sách tín dụng đối với công ty là yêu cầu có tính thời sự và cấp bách cần được giải quyết.
- Chính sách tín dụng thương mại được coi là một công cụ cạnh tranh sắc bén của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.”bán hàng tín dụng là một vũ khí cạnh tranh không bằng giá”
- “Việc bán hàng tín dụng làm tăng lượng bán và làm tăng tốc độ chuyển hóa hàng tồn kho, tăng cường mối quan hệ với khách hàng”.
- Trong quá trình hoạt động công ty không ngừng quan tâm đến vấn đề củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng. Tuy nhiên, do nhiều nhân tố khách quan và chủ quan mà chất lượng tín dụng vẫn chưa hoàn toàn được đảm bảo, còn có những vấn đề tồn tại, vướng mắc như sự dây dưa công nợ của khách hàng, sự thiếu cân nhắc khi cấp tín dụng, cần tiếp tục được nghiên cứu tìm ra giải pháp giải quyết hữu hiệu để đem lại chất lượng và hiệu quả tốt nhất.
- Hệ quả của công tác thẩm định, cấp tín dụng thiếu chính xác dẫn đến công nợ tăng nhanh.
Chính vì vậy trong thời gian thực tập tại công ty cổ phần Kim Khí Miền Trung, em chọn đề tài “Hoàn thiện chính sách tín dụng” để nghiên cứu về tình hình tài chính, tình hình thu nợ tại công ty.
Mục đích thực hiện đề tài này của em là (1) Tìm hiểu cơ sở lý luận về chính sách tín dụng và khoản phải thu, (2) xác định các nhân tố của tổ chức ảnh hưởng đến chính sách tín dụng, (3) trên cơ sở nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chính sách tín dụng tại công ty Cổ Phần Kim Khí Miền Trung.
101 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2955 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện chính sách tín dụng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
GIỚI THIỆU 4
LỜI CẢM ƠN 5
PHẦN I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ KHOẢN PHẢI THU 6
1.1. Cơ sở lý luận về tín dụng 6
1.1.1. Định nghĩa tín dụng 6
1.1.2. Bản chất của tín dụng 6
1.1.3. Chức năng của tín dụng 7
a. Chức năng tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ theo nguyên tắc hoàn trả 7
b. Chức năng tiết kiệm tiền mặt và chi phí lưu thông cho xã hội 8
C. Chức năng phản ánh một cách tổng hợp và kiểm soát quá trình hoạt động của nền kinh tế 8
1.1.4. Các hình thức tín dụng 9
a. Tín dụng thương mại 9
b. Tín dụng ngân hàng 10
1.1.5. Chính sách tín dụng 11
1.1.5.1. Tiêu chuẩn tín dụng 11
1.1.5.2. Thời hạn tín dụng 12
1.1.5.3. Chiết khấu tiền mặt 14
1.1.5.4. Chính sách thu hồi nợ 16
1.1.6. Tối đa hóa việc cấp tín dụng 18
1.1.6.1. Phân biệt giữa những khách hàng "tốt" và những khách hàng "xấu" 18
1.1.6.2. Quyết định cấp tín dụng 21
1.1.6.3. Xác định thời hạn thanh toán tín dụng 21
1.2. Khoản phải thu 23
1.2.1. Khái niệm 23
1.2.2. Vai trò của khoản phải thu 23
a. Đối với người bán tín dụng 23
b. Đối với người hưởng tín dụng 24
1.2.3. Theo dõi khoản phải thu 24
a. Kỳ thu tiền bình quân 24
b. Phân tích thời gian của các khoản phải thu 25
c. Ma trận chuyển hóa tiền mặt 25
PHẦN II : TÓM TẮT VỀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KIM KHÍ MIỀN TRUNG 26
2.1. Tổng quan về công ty cổ phần kim khí Miền Trung. 26
2.1.1. Giới thiệu về công ty Cổ Phần Kim Khí Miền Trung. 26
a. giới thiệu về công ty 27
b. lịch sử hình thành công ty 27
2.1.2. Quá trình phát triển của công ty. 28
2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Công ty. 28
a. chức năng của công ty. 28
b. Nhiệm vụ của Công ty. 29
c. Quyền hạn của Công ty. 29
2.1.4. Các ngành nghề kinh doanh. 29
2.1.5. Cơ cấu tổ chức công ty. 31
a. Sơ đồ tổ chức Công ty 31
b. Chức năng quyền hạn nhiệm vụ và mối quan hệ của các phòng ban. 32
2.2. Môi trường tác nghiệp của Công ty 36
2.2.1. Khách hàng. 36
2.2.2. Nhà cung cấp. 37
2.2.3. Đối thủ cạnh tranh. 37
2.2.4. Các trung gian. 38
2.3. Phân tích tình hình hoạt động của công ty Cổ phần Kim khí Miền Trung: 39
2.3.1. Các mặt hàng kinh doanh của công ty và đặc điểm của nó: 39
2.3.2. Tình hình thực hiện kinh doanh sản xuất năm 2009: 40
2.3.2.1. Công tác kinh doanh: 40
2.3.3. Tình hình nguồn lực của công ty: 43
2.3.3.1. Tình hình sử dụng nguồn nhân lực: 43
2.3.3.2. Tình hình tài chính của Công ty qua các năm: 46
2.4. Thực trạng chính sách bán hàng tín dụng tại công ty cổ phần Kim Khí Miền Trung 49
2.4.1. Tiêu chuẩn tín dụng 49
2.4.2. Thời hạn tín dụng 50
2.4.3. Chính sách chiết khấu 51
2.4.4. Chính sách thu hồi nợ 52
Những nguyên nhân làm tăng công nợ 55
PHẦN III : HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KIM KHÍ MIỀN TRUNG 56
3.1. Các tiền đề nhằm hoàn thiện chính sách tín dụng: 56
3.1.1. Mục tiêu, chiến lược kinh doanh của công ty: 56
3.1.2. Mục tiêu của chính sách tín dụng: 56
3.1.3. Phương pháp thực hiện: 57
3.3. Hoàn thiện chính sách tín dụng tại công ty: 57
3.3.1. Mục tiêu của chính sách tín dụng: 57
3.3.2. Xây dựng chính sách tín dụng và quyết định về khách hàng tín dụng: 58
3.3.2.1. Xác định tiêu chuẩn tín dụng và lựa chọn khách hàng: 58
3.3.2.2. Quyết định thời hạn tín dụng: 68
3.3.2.3. Xác định chính sách chiết khấu cho các nhóm khách hàng: 75
3.3.2.4. Chính sách thu nợ: 82
3.3.2.4. Tổ chức thực hiện: 87
KẾT LUẬN. 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO: 89
PHỤ LỤC 90
Phụ lục 1: Bảng cân đối kế toán công ty qua các năm: 90
Phụ lục 2: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 91
Phụ lục 3: Danh sách các nhóm khách hàng. 92
Phụ lục 4: Các thông số tài chính qua các năm 93
Phụ lục 5: Chi phí cơ hội vốn của khách hàng. 94
Phụ lục 6: Kết quả thu nợ khó đòi năm 2009. 95
Phụ lục 7: Giá trị doanh số mua của khách hàng tại Công ty năm 2009 97
GIỚI THIỆU
Nhìn chung, các công ty đều muốn thu tiền ngay hơn là bán hàng tín dụng, tuy nhiên, áp lực cạnh tranh buộc phải đưa ra chính sách tín dụng, nhờ thế mới có thể tiêu thụ được hàng hóa, giảm tồn kho mặt khác bán hàng tín dụng cũng làm tăng khối lượng công việc cũng như chi phí cho bán hàng, quản lý khoản phải thu, thu nợ.
- Xuất phát từ nhu cầu ổn định và lành mạnh hoá môi trường tài chính của công ty, góp phần hoàn thiện các nhận biết và vận dụng chính sách tín dụng vào trong Công ty, việc nghiên cứu và hoàn thiện chính sách tín dụng đối với công ty là yêu cầu có tính thời sự và cấp bách cần được giải quyết.
- Chính sách tín dụng thương mại được coi là một công cụ cạnh tranh sắc bén của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.”bán hàng tín dụng là một vũ khí cạnh tranh không bằng giá”
- “Việc bán hàng tín dụng làm tăng lượng bán và làm tăng tốc độ chuyển hóa hàng tồn kho, tăng cường mối quan hệ với khách hàng”.
- Trong quá trình hoạt động công ty không ngừng quan tâm đến vấn đề củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng. Tuy nhiên, do nhiều nhân tố khách quan và chủ quan mà chất lượng tín dụng vẫn chưa hoàn toàn được đảm bảo, còn có những vấn đề tồn tại, vướng mắc như sự dây dưa công nợ của khách hàng, sự thiếu cân nhắc khi cấp tín dụng, cần tiếp tục được nghiên cứu tìm ra giải pháp giải quyết hữu hiệu để đem lại chất lượng và hiệu quả tốt nhất.
- Hệ quả của công tác thẩm định, cấp tín dụng thiếu chính xác dẫn đến công nợ tăng nhanh.
Chính vì vậy trong thời gian thực tập tại công ty cổ phần Kim Khí Miền Trung, em chọn đề tài “Hoàn thiện chính sách tín dụng” để nghiên cứu về tình hình tài chính, tình hình thu nợ tại công ty.
Mục đích thực hiện đề tài này của em là (1) Tìm hiểu cơ sở lý luận về chính sách tín dụng và khoản phải thu, (2) xác định các nhân tố của tổ chức ảnh hưởng đến chính sách tín dụng, (3) trên cơ sở nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chính sách tín dụng tại công ty Cổ Phần Kim Khí Miền Trung.
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt bài luận văn tốt nghiệp này em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới quý thầy cô trong khoa quản trị kinh doanh, trường Đại học kinh tế Đà Nẵng đã tận tình giảng dạy và cung cấp cho em những kiến thức quý báu trong quá trình thực tập. Đặc biệt là cô, Th.S Đoàn Thị Liên Hương, người đã trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo tận tình cho em trong quá trình thực tập, nghiên cứu, cũng như cung cấp cho em những tài liệu liên quan quý giá cho đến khi hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này..
Em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo Công ty Cổ Phần Kim Khí Miền Trung, và trực tiếp là các anh chị trong phòng kinh doanh và toàn thể các anh chị em công nhân viên trong công ty đã tạo điều kiện giúp đỡ, cung cấp số liệu, những thông tin cần thiết cho em nghiên cứu và những kinh nghiệm thực tế để em hoàn thành tốt đề tài của mình.
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn cho phép em được gửi tới cô và tất cả các anh (chị) lời chúc sức khoẻ, thành công và hạnh phúc!
Xin chân thành cảm ơn!
PHẦN I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ KHOẢN PHẢI THU
1.1. Cơ sở lý luận về tín dụng
1.1.1. Định nghĩa tín dụng
“Tín dụng là quan hệ vay mượn, quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa người đi vay và người cho vay dự trên nguyên tắc hoàn trả”.
Tín dụng được biểu hiện qua sơ đồ sau:
Cho vay vốn
Chủ thể cho vay Chủ thể đi vay.
(Lender) Hoàn trả vốn và lãi (Borrower)
Tín dụng là một phạm trù của kinh tế hàng hóa, có quá trình ra đời, tồn tại và phát triển cùng với sự phát triển của kinh tế hàng hóa. Tín dụng có một số tính chất sau:
- Tín dụng trước hết là sự chuyển giao quyền sử dụng một số tiền hoặc tài sản từ chủ thể này sang chủ thể khác, chứ không thay đổi quyền sở hữu chúng.
- Tín dụng bao giờ cũng có thời hạn và phải được hoàn trả.
- Giá trị của tín dụng không những được bảo tồn mà còn được nâng cao nhờ lợi tức tín dụng.
1.1.2. Bản chất của tín dụng
Tín dụng là quan hệ kinh tế giữa người cho vay và người đi vay, giữa họ có mối quan hệ với nhau thông qua vận động giá trị vốn tín dụng được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hoặc hàng hoá. Quá trình vận động qua ba giai đoạn sau :
- Giai đoạn 1: Phân phối tín dụng dưới hình thái cho vay. ở giai đoạn này, vốn tiền tệ hoặc giá trị vật tư hàng hoá được chuyển từ người cho vay sang người đi vay. Như vậy khi cho vay giá trị vốn tín dụng được chuyển sang người đi vay, đây là đặc điểm cơ bản khác với người mua hàng hoá thông thường. Bởi vì trong quan hệ mua bán hàng hoá thì giá trị chỉ thay đổi hình thái tồn tại. Trong việc cho vay chỉ có một bên nhận được giá trị và cũng chỉ một bên nhượng đi giá trị mà thôi
- Giai đoạn 2: Sử dụng vốn tín dụng trong quá trình tái sản xuất. Sau khi nhận được giá trị vốn tín dụng, người đi vay được quyền sử dụng giá trị đó để thoả mãn một mục đích nhất định. ở giai đoạn này vay vốn được sử dụng trực tiếp nếu vay bằng hàng hoá, hoặc vay vốn để sử dụng mua hàng hoá , nếu vay vốn bằng tiền để thoả mãn nhu cầu sản xuất hoặc tiêu dùng của người đi vay. Tuy nhiên người đi vay không có quyền sở hữu giá trị đó , mà chỉ có quyền sử dụng trong một thời gian nhất định .
- Giai đoạn 3: Sự hoàn trả của tín dụng, đây là giai đoạn kết thúc một vòng tuần hoàn của tín dụng. Sau khi vốn dụng đã hoàn thành một chu kỳ sản xuất để trở về hình thái tiền tệ thì vốn dụng được người đi vay hoàn trả lại cho người vay .
Như vậy, sự hoàn trả của tín dụng là đặc trưng thuộc về bản chất của tín dụng, là dấu ấn phân biệt phạm trù tín dụng với phạm trù kinh tế khác. Mặt khác sự hoàn trả là quá trình quay trở về của giá trị. Hình thái vật chất của sự hoàn trả là sự vận động dưới hình thái hàng hoá hoặc giá trị. Tuy nhiên sự vận động đó không phải với tư cách là phương tiện lưu thông, mà tư cách là một lượng giá trị được vận động. Chính vì thế sự hoàn trả luôn luôn được bảo tồn về giá trị và có phần tăng thêm dưới hình thức lợi tức .
Vậy bản chất của tín dụng được thể hiện là hình thức vận động của vốn tiền tệ trong xã hội theo nguyên tắc có hoàn trả nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, tăng trưởng kinh tế và nâng cao mức sống cho dân chúng .
1.1.3. Chức năng của tín dụng
a. Chức năng tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ theo nguyên tắc hoàn trả
Đây là chức năng quan trọng nhất của tín dụng, nhờ chức năng này mà các nguồn vốn trong xã hội được điều hòa từ nơi thừa sang nơi thiếu nhằm phát triển nền kinh tế. Tín dụng thu hút đại bộ phận tiền tệ nhàn rỗi của nền kinh tế và phân phối lại vốn đó dưới hình thức cho vay để bổ sung vốn cho doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu về vốn nhằm phục vụ cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng.
Ở mặt tập trung vốn tiền tệ: nhờ sự hoạt động của hệ thống tín dụng mà các nguồn tiền nhàn rỗi được tập trung lại, bao gồm tiền nhàn rỗi của dân chúng, vốn bằng tiền của các doanh nghiệp, vốn bằng tiền của các tổ chức xã hội.
Ở mặt phân phối lại vốn tiền tệ, vốn tiền tệ dưới hình thức tín dụng được thực hiện bằng hai cách : phân phối trực tiếp và phân phối gián tiếp. Phân phối trực tiếp là việc phân phối từ chủ thể có vốn tạm thời nhàn rỗi chưa sử dụng sang chủ thể trực tiếp sử dụng, nó được thực hiện trong tín dụng thương mại và việc phát hành trái phiếu của công ty. Phân phối gián tiếp là việc phân phối được thực hiện thông qua tổ chức tài chính trung gian như: Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng, công ty tài chính.
Cả hai mặt tập trung và phân phối lại vốn đều được thực hiện theo nguyên tắc hoàn trả vì vậy tín dụng có ưu thế rõ rệt, nó kích thích mặt tập trung vốn, nó thúc đẩy việc sử dụng vốn có hiệu quả.
b. Chức năng tiết kiệm tiền mặt và chi phí lưu thông cho xã hội
Nhờ hoạt động của tín dụng mà nó có thể phát huy chức năng tiết kiệm tiền mặt và chi phí lưu thông cho xã hội điều này thể hiện qua các mặt sau đây:
- Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động tín dụng ngày càng mở rộng và phát triển đa dạng, tạo điều kiện cho sự ra đời của các công cụ lưu thông tín dụng như thương phiếu, kỳ phiếu, các loại séc, các phương tiện thanh toán hiện đại như thẻ tín dụng, thẻ thanh toán... Điều này làm giảm được khối lượng giấy bạc trong lưu thông, làm giảm chi phí liên quan đến việc in tiền, đúc tiền, vận chuyển, bảo quản tiền…
- Hoạt động của tín dụng đã mở ra một khả năng lớn trong việc mở tài khoản và giao dịch thanh toán thông qua ngân hàng dưới các hình thức chuyển khoản hoặc bù trừ cho nhau.
- Nhờ hoạt động của tín dụng mà các hoạt động trong xã hội được huy động để sử dụng cho các nhu cầu sản xuất và lưu thông hàng hóa sẽ tăng tốc trong phạm vi toàn xã hội. Đồng thời hoạt động tín dụng cho phép Nhà nước điều tiết một cách linh hoạt khối lượng tiền tệ nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu tiền tệ cho sản xuất và lưu thông hàng hoá phát triển.
c. Chức năng phản ánh một cách tổng hợp và kiểm soát quá trình hoạt động của nền kinh tế
Trong việc thực hiện chức năng tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ nhằm phục vụ yêu cầu tái sản xuất, tín dụng có khả năng phản ánh một cách tổng hợp và nhạy bén tình hình hoạt động của nền kinh tế, do đó tín dụng còn được coi là một trong những công cụ quan trọng của Nhà nước để kiểm soát, thúc đẩy quá trình thực hiện các chiến lược hoạch định phát triển kinh tế .
Mặt khác, trong khi thực hiện chức năng tiết kiệm, gắn liền với phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh, tín dụng có thể phản ánh và kiểm soát quá trình phân phối sản phẩm quốc dân trong nền kinh tế .
1.1.4. Các hình thức tín dụng
Dựa vào chủ thể của quan hệ tín dụng trong nền kinh tế tồn tại các hình thức tín dụng sau:
a. Tín dụng thương mại
Khái niệm tín dụng thương mại
“Tín dụng thương mại là quan hệ tín dụng giữa các công ty, xí nghiệp, các tổ chức kinh tế với nhau, được thực hiện dưới hình thức mua bán chịu hàng hóa cho nhau”.
Tín dụng thương mại là một hình thức nợ ngắn hạn, phát sinh từ doanh thu tín dụng và được coi là một khoản phải thu của người bán và khoản phải trả của người mua. Thực chất của tín dụng thương mại là một nguồn tài trợ ngắn hạn không do vay mượn, là nguồn ngân quỹ phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Tín dụng thương mại là phương tiện đơn giản hóa việc thanh toán nhiều hơn làm công cụ cho vay. Khách hàng thường thấy các thuận lợi khi được trì hoãn việc thanh toán cho đến khi các khoản mua bán hay giao hàng đã được thực hiện.
Đặc điểm của tín dụng thương mại
- Tín dụng thương mại là hình thức tín dụng phát triển rộng rãi nhưng không phải là một loại hình tín dụng chuyên nghiệp. Sự tồn tại và phát triển của nó dựa trên sự tín nhiệm cũng như mối quan hệ về cung cấp hàng hóa dịch vụ giữa những người sản xuất kinh doanh.
- Đối tượng của tín dụng thương mại là hàng hóa chứ không phải tiền tệ.
- Sự vận động và phát triển của tín dụng thương mại bao giờ cũng phù hợp với sự phát triển của nền sản xuất và trao đổi hàng hóa.
Các lý do thực hiện chính sách tín dụng thương mại
Tín dụng thương mại là một công cụ có sức mạnh tạo thuận lợi cho việc bán hàng. Việc thực hiện một chính sách tín dụng thương mại có thể mang lại những thuận lợi hoặc bất lợi cho các bên và nó có thể dẫn đến vấn đề đôi bên cùng có lợi trong việc thỏa thuận thực hiện một chính sách tín dụng với những lý do sau:
C1 . Đối với người được hưởng tín dụng thương mại:
Thứ nhất: Người mua tận dụng việc mua chịu như là một nguồn tài trợ ngắn hạn, họ có thể hưởng lợi từ khoản chiết khấu ( nếu chấp nhận trả sớm ) hoặc có thể chiếm dụng được một khoản vốn trong một thời hạn cho phép với một chi phí hợp lý.
Thứ hai: Gia tăng năng lực sản xuất kinh doanh trong điều kiện hạn chế về vốn (trong quá trình kinh doanh nhu cầu về vốn gia tăng nên việc đáp ứng nhu cầu đòi hỏi phải có một nguồn vốn tích lũy. Do đó vịêc thực hiện chính sách tín dụng như là một cơ hội để họ tận dụng gia tăng năng lực sản xuất kinh doanh của mình).
Thứ ba: Nó không gây ảnh hưởng bất lợi đối với các hệ số kinh doanh của doanh nghiệp giúp doanh nghiệp không bị ứ đọng vốn.
Thứ tư: Thủ tục đơn giản, không rắc rối bởi vì tín dụng thương mại mang tính sẵn sàng và mềm dẽo, nó không cần một nghi thức chính thức nào để thực hiện việc tài trợ. Doanh nghiệp không phải ký nợ, thế chấp hoặc gắn với các cam kết chặt chẽ
Về thời gian. Sự quá hạn trong tín dụng thương mại được xem nhẹ nhàng hơn so với trễ hạn trong các khoản vay nợ.
c.2. Đối với người cấp tín dụng:
Thứ nhất: Ở một khía cạnh nào đó tín dụng thương mại nó trở thành công cụ khuyến mại của người bán, có nhiều trường hợp ngành sản xuất chế biến hầu như tài trợ hoàn toàn cho các doanh nghiệp mới bằng cách bán chịu với thời hạn thật dài.
Thứ hai: Có khả năng kích cầu gia tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ.
Thứ ba: Cải thiện được mối quan hệ với khách hàng, tạo được hình ảnh, ấn tượng với khách hàng.
Thứ tư: Tín dụng thương mại là hình thức tài trợ bằng hiện vật nên hạn chế được ảnh hưởng của lạm phát, không làm teo dần vốn tài trợ.
b. Tín dụng ngân hàng
Khái niệm về tín dụng ngân hàng
Tín dụng Ngân hàng là quan hệ Tín dụng giữa một bên là Ngân hàng với một bên là tất cả các tổ chức, cá nhân trong xã hội trong đó Ngân hàng giữ vai trò vừa là người đi vay vừa là người cho vay.
Tín dụng ngân hàng là hình thức tín dụng chủ yếu chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế. Tín dụng ngân hàng ra đời và phát triển cùng với sự ra đời và phát triển của hệ thống ngân hàng. Khác với tin dụng thương mại, tín dụng ngân hàng là hình thức tín dụng chuyên nghiệp, hoạt động của nó hết sức đa dạng và phong phú.
Đặc điểm của tín dụng ngân hàng
- Đối tượng của tín dụng ngân hàng là vốn tiền tệ, nghĩa là ngân hàng huy động vốn và cho vay bằng tiền.
- Trong tín dụng ngân hàng, các chủ thể được xác định một cách rõ ràng, trong đó ngân hàng là người cho vay, còn các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế là người đi vay.
- Tín dụng ngân hàng vừa là tín dụng mang tính chất sản xuất kinh doanh gắn với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vừa là tín dụng tiêu dùng, không gắn với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Vì vậy quá trình vận động và phát triển của tín dụng ngân hàng không hoàn toàn phù hợp với quá trình phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hóa.
Tín dụng nhà nước
Tín dụng nhà nước là quan hệ tín dụng giữa nhà nước (bao gồm chính phủ , chính quyền địa phương…) với các đơn vị và cá nhân trong xã hội. Trong đó chủ yếu nhà nước đứng ra huy động vốn của các tổ chức và cá nhân bằng cách phát hành trái phiếu để sử dụng vì mục đích và lợi ích chung của toàn xã hội.
1.1.5. Chính sách tín dụng
Giá bán, chất lượng sản phẩm, danh tiếng của Công ty, quảng cáo, phạm vi bảo đảm, thoả thuận giao nhận và dịch vụ hậu mại là yếu tố quyết định mức cầu đối với sản phẩm mà ban lãnh đạo Công ty có thể kiểm soát được. Trong khi đó, chính sách tín dụng là một yếu tố quyết định quan trọng khác liên quan đến mức độ chất lượng và rủi ro doanh thu bán hàng.
Do vậy, chính sách tín dụng của Công ty được thức hiện thông qua việc kiểm soát 4 yếu tố sau:
1.1.5.1. Tiêu chuẩn tín dụng
Là nguyên tắc chỉ đạo định rõ sức mạnh tài chính tối thiểu và có thể chấp nhận của những khách hàng mua chịu. Theo nguyên tắc này những khách hàng nào có sức mạnh tài chính hay vị thế tín dụng thấp hơn những tiêu chuẩn có thể chấp nhận được sẽ bị từ chối cấp tín dụng theo thể thức tín dụng thương mại. Về mặt lý luận, tiêu chuẩn tín dụng có thể hạ thấp đến mức mà tính sinh lời của lượng bán tăng thêm vượt quá chi phí cho khoản phải thu tăng thêm.
Chi phí tăng thêm khi hạ thấp tiêu chuẩn tín dụng:
Qui mô bộ phận tín dụng tăng lên
Công việc hành chính nhiều và phức tạp hơn
Chi phí quản lý khoản phải thu tăng
Mất mát tăng thêm
Chi phí cơ hội vốn tăng thêm.
Để đánh giá những thay đổi trong chính sách tín dụng có thể bằng cách thay đổi những tiêu chuẩn tín dụng. Một doanh nghiệp có thể tác động lên doanh số bán của họ khi tiêu chuẩn tăng lên ở mức cao hơn, doanh số bán sẽ giảm và ngược lại, khi các tiêu chuẩn tín dụng được hạ thấp thì doanh số bán sẽ tăng lên. Thông thường, khi các tiêu chuẩn tín dụng được hạ thấp sẽ thu hút được nhiều khách hàng có tiềm lực tài chính yếu hơn. Hơn nữa, khi kỳ thu tiền bình quân tăng lên thì k