Đề tài Hoàn thiện chính sách tỷ giá hối đoái, lãi suất, lạm phát để tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam

Trong hai năm trở lại đây, có thể thấy những đề tài nghiên cứu khủng hoảng tài chính toàn cầu và vấn đề nợ công thường xuyên được các nhà nghiên cứu chọn lựa. Bởi lẽ, cuộc khủng hoảng kinh tế bắt nguồn ở Mỹ không chỉ nguy hại vì mức độ lan rộng của nó mà nó ảnh hưởng lớn đến thị trường tài chính toàn cầu, tác động trên nhiều lĩnh vực như ngoại thương, công nghiệp, ngân hàng và đặc biệt là dòng vốn đầu tư. Với việc chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới, hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế toàn cầu, cuộc khủng tài chính 2008 cũng đã gây ra cho Việt Nam nhiều vấn đề khó khăn, phức tạp. Trước tình hình này, hầu hết các nhà nghiên cứu kinh tế Việt Nam bắt đầu đi vào nghiên cứu nguyên nhân khủng hoảng, tình trạng nợ công, sự thâm hụt ngày càng lớn của cán cân thương mại hay vấn đề về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm làm rõ tình hình và đề ra những giải pháp giúp nền kinh tế nước ta vượt qua khủng hoảng hiện tại. Tuy nhiên, trong các công trình ấy, chúng ta chưa thấy những nghiên cứu đánh giá tác động của khủng hoảng đến lượng vốn đầu tư vào thị trường chứng khoán- một kênh thu hút vốn đầu tư quan trọng của hầu hết các nước trong đó có Việt Nam. Dòng vốn đầu tư vào TTCK, đặc biệt là dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài thực sự có một vai trò rất cần thiết. Bởi vì, nó không những cung cấp lượng vốn lớn cho nền kinh tế mà còn góp phần điều tiết, đa dạng hóa thị trường tài chính, phát triển thị trường chứng khoán, tăng trưởng kinh tế vĩ mô. Tuy vậy, kể từ sau khủng hoảng, khả năng duy trì và thu hút vốn ngoại của Việt Nam đã giảm xúc rất nhiều, thị trường chứng khoán mất điểm, dòng vốn ngoại đang tăng trưởng liên tiếp sụt giảm và đảo chiều. Chính vì thế, trong bài nghiên cứu của mình, chúng tôi quyết định xem xét vai trò của dòng vốn ngoại trên thị trường chứng khoán Việt Nam với tăng trưởng kinh tế và những biến đổi sau khủng hoảng. Thêm vào đó, chúng tôi tiến hành phân tích tác động của ba nhân tố thị trường: lạm phát, lãi suất, tỷ giá đến dòng vốn gián tiếp nước ngoài vào TTCK để có những điều chỉnh chính sách thích hợp. Bằng cách vận dụng các lý thuyết được học, các mô hình kiểm định để xét mối tương quan giữa ba biến số trên và lượng FPI, chúng tôi cố gắng đưa ra những kết luận xác đáng về vấn đề này. Trên cơ sở những kết luận rút ra, cùng với những đặc điểm kinh tế vĩ mô hiện tại, chúng tôi có một vài đề xuất ổn định lại nền kinh tế thông qua các nhân tố trên để tăng cường thu hút vốn FPI vào nước ta. Nội dung bài nghiên cứu gồm 3 chương: Chương 1: Lý luận chung về thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam. Chương 2: Tác động của các nhân tố thị trường trong việc thu hút vốn đầu tư vào thị trường chứng khoán. Chương 3: Một vài kiến nghị hoàn thiện chính sách tỷ giá hối đoái, lãi suất, lạm phát để tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam.

pdf121 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2619 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện chính sách tỷ giá hối đoái, lãi suất, lạm phát để tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU ......................................................................................... i DANH MỤC HÌNH VẼ ............................................................................................. ii DANH MỤC VIẾT TẮT .......................................................................................... iii LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................................................5 CHƯƠNG 1 Lý luận chung về thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam. .........................................................................................................7 1.1. Sự cần thiết khách quan thu hút nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường chứng khoán................................................................................................................7 1.1.1. Vai trò của thị trường chứng khoán đối với nền kinh tế Việt Nam. ............7 1.1.2. Sự cần thiết khách quan thu hút nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường chứng khoán. ................................................................................................. 11 1.2. Vài nét về nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam. ................................................................................................................. 14 1.2.1. Khái niệm đầu tư gián tiếp nước ngoài và các hình thức đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam. ................................................................................. 14 1.2.2. Đặc điểm của vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài. ..................................... 16 1.2.3. Các giai đoạn thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam từ năm 1990 đến nay. .................................................................................................... 17 1.2.4. Một vài tác động tiêu cực của vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài. ............ 18 1.3. Những nhân tố tác động đến việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán.............................................................................................................. 22 1.3.1. Bối cảnh chính trị, hệ thống pháp luật. .................................................. 23 2 1.3.2. Tiềm năng thị trường, trung gian tài chính. ........................................... 24 1.3.3. Chất lượng thông tin. ............................................................................ 24 1.3.4. Biện pháp kiểm soát dòng vốn. ............................................................. 24 1.3.5. Chính sách tỷ giá hối đoái. .................................................................... 25 1.3.6. Lạm phát- lãi suất. ................................................................................ 25 1.4. Một số nghiên cứu trên thế giới về tác động của nhân tố thị trường tới lượng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào thị trường chứng khoán. ................................... 26 1.4.1. Các bài nghiên cứu dùng nhân tố chất lượng thông tin để đánh giá tác động. ............................................................................................................. 26 1.4.2. Các bài nghiên cứu dùng nhân tố kiểm soát vốn làm trung tâm. ............ 28 1.4.3. Các bài nghiên cứu với nhân tố chính là Tỷ giá hối đoái và Lạm phát. .. 30 Kết luận chương 1 ..................................................................................................... 31 CHƯƠNG 2 Tác động của các nhân tố thị trường trong việc thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào thị trường chứng khoán. ............................................................ 32 2.1. Thực trạng thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào thị tường chứng khoán Việt Nam. ................................................................................................................. 32 2.1.1. Giai đoạn từ 1991-1997. ....................................................................... 32 2.1.2. Giai đoạn từ 1997-2000. ....................................................................... 33 2.1.3. Giai đoạn từ 2000-2007. ....................................................................... 34 2.1.4. Giai đoạn từ năm 2007 đến nay ............................................................. 44 2.2. Kiểm định mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái, lãi suất và mức độ đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam. ........................................ 48 2.2.1. Vai trò của vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài thông qua thị trường chứng khoán với tăng trưởng kinh tế vĩ mô Việt Nam.......................................................... 49 3 2.2.2. Kiểm định tác động của các nhân tố thị trường: Tỷ giá hối đoái, Lãi suất, Chỉ số giá tiêu dùng đến lượng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam. ....................................................................................................... 53 Kết luận chương 2 ..................................................................................................... 63 CHƯƠNG 3 Một vài kiến nghị hoàn thiện chính sách tỷ giá hối đoái, lãi suất, lạm phát để tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam. ........................................................................................................... 65 3.1. Bài học thu hút và quản lý vốn đầu tư gián tiếp của các nước........................ 65 3.1.1. Bài học từ Ấn Độ. .................................................................................... 65 3.1.2. Bài học từ Trung Quốc. ........................................................................... 69 3.2. Tiềm năng phát triển và những khó khăn thách thức của dòng vốn FPI trên thị trường chứng khoán trong thời gian gần đây. ............................................................ 71 3.2.1. Tiềm năng phát triển của dòng vốn FPI trên thị trường chứng khoán. ...... 71 3.2.2. Những khó khăn còn tồn tại trên thị trường chứng khoán. ........................ 73 3.3. Một số kiến nghị về chính sách ổn định kinh tế vĩ mô và thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam. ..................................... 74 3.3.1. Một số đề xuất cho 3 nhân tố mục tiêu. .................................................... 74 3.3.2. Những giải pháp bổ trợ khác. ................................................................... 77 Kết luận chương 3 ..................................................................................................... 81 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 82 PHỤ LỤC ................................................................................................................. 83 PHỤ LỤC 1 .............................................................................................................. 83 PHỤ LỤC 2 .............................................................................................................. 89 4 PHỤ LỤC 3 ............................................................................................................ 113 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 119 5 LỜI MỞ ĐẦU Trong hai năm trở lại đây, có thể thấy những đề tài nghiên cứu khủng hoảng tài chính toàn cầu và vấn đề nợ công thường xuyên được các nhà nghiên cứu chọn lựa. Bởi lẽ, cuộc khủng hoảng kinh tế bắt nguồn ở Mỹ không chỉ nguy hại vì mức độ lan rộng của nó mà nó ảnh hưởng lớn đến thị trường tài chính toàn cầu, tác động trên nhiều lĩnh vực như ngoại thương, công nghiệp, ngân hàng và đặc biệt là dòng vốn đầu tư. Với việc chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới, hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế toàn cầu, cuộc khủng tài chính 2008 cũng đã gây ra cho Việt Nam nhiều vấn đề khó khăn, phức tạp. Trước tình hình này, hầu hết các nhà nghiên cứu kinh tế Việt Nam bắt đầu đi vào nghiên cứu nguyên nhân khủng hoảng, tình trạng nợ công, sự thâm hụt ngày càng lớn của cán cân thương mại hay vấn đề về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài…nhằm làm rõ tình hình và đề ra những giải pháp giúp nền kinh tế nước ta vượt qua khủng hoảng hiện tại. Tuy nhiên, trong các công trình ấy, chúng ta chưa thấy những nghiên cứu đánh giá tác động của khủng hoảng đến lượng vốn đầu tư vào thị trường chứng khoán- một kênh thu hút vốn đầu tư quan trọng của hầu hết các nước trong đó có Việt Nam. Dòng vốn đầu tư vào TTCK, đặc biệt là dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài thực sự có một vai trò rất cần thiết. Bởi vì, nó không những cung cấp lượng vốn lớn cho nền kinh tế mà còn góp phần điều tiết, đa dạng hóa thị trường tài chính, phát triển thị trường chứng khoán, tăng trưởng kinh tế vĩ mô. Tuy vậy, kể từ sau khủng hoảng, khả năng duy trì và thu hút vốn ngoại của Việt Nam đã giảm xúc rất nhiều, thị trường chứng khoán mất điểm, dòng vốn ngoại đang tăng trưởng liên tiếp sụt giảm và đảo chiều. Chính vì thế, trong bài nghiên cứu của mình, chúng tôi quyết định xem xét vai trò của dòng vốn ngoại trên thị trường chứng khoán Việt Nam với tăng trưởng kinh tế và những biến đổi sau khủng hoảng. 6 Thêm vào đó, chúng tôi tiến hành phân tích tác động của ba nhân tố thị trường: lạm phát, lãi suất, tỷ giá đến dòng vốn gián tiếp nước ngoài vào TTCK để có những điều chỉnh chính sách thích hợp. Bằng cách vận dụng các lý thuyết được học, các mô hình kiểm định để xét mối tương quan giữa ba biến số trên và lượng FPI, chúng tôi cố gắng đưa ra những kết luận xác đáng về vấn đề này. Trên cơ sở những kết luận rút ra, cùng với những đặc điểm kinh tế vĩ mô hiện tại, chúng tôi có một vài đề xuất ổn định lại nền kinh tế thông qua các nhân tố trên để tăng cường thu hút vốn FPI vào nước ta. Nội dung bài nghiên cứu gồm 3 chương: Chương 1: Lý luận chung về thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam. Chương 2: Tác động của các nhân tố thị trường trong việc thu hút vốn đầu tư vào thị trường chứng khoán. Chương 3: Một vài kiến nghị hoàn thiện chính sách tỷ giá hối đoái, lãi suất, lạm phát để tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam. 7 CHƯƠNG 1 Lý luận chung về thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam. 1.1. Sự cần thiết khách quan thu hút nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường chứng khoán. 1.1.1. Vai trò của thị trường chứng khoán đối với nền kinh tế Việt Nam. Tạo lập và phát triển TTCK có ý nghĩa rất quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế của hầu hết các nước trên thế giới. Nó là kênh bổ sung các nguồn vốn trung và dài hạn cho Nhà nước và doanh nghiệp. Nó như là một yếu tố hạ tầng thiết yếu, một công cụ có rất nhiều tác dụng. Chính vì vậy, ở các nước trong khu vực nói chung và Việt Nam nói riêng đang cố gắng xây dựng và phát triển cho mình một TTCK thực thụ nhằm phát huy hết tiềm lực kinh tế của mình. Mặc dù hiện tại nguồn vốn tín dụng cho nền kinh tế Việt Nam chủ yếu xuất phát từ hệ thống ngân hàng. Nhưng TTCK Việt Nam vẫn được kỳ vọng sẽ cung cấp lượng tài chính đầy đủ và kịp thời đáp ứng nhu cầu đầu tư ngày càng lớn của đất nước bởi những đóng góp to lớn của nó cho nền kinh tế quốc gia. 1.1.1.1. Tạo vốn cho sự phát triển kinh tế. Trong cơ chế kinh tế thị trường hiện nay, quan hệ cung cầu không chỉ nói đến hàng hóa truyền thống, mà đã xuất hiện và ngày càng phát triển quan hệ về tiền và vốn. Quan hệ này tất yếu sẽ dẫn đến nhu cầu vận động vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu. Tuy nhiên, yêu cầu vận động của tiền vốn là hết sức phức tạp, đa dạng và phong phú. Để thoả mãn nhu cầu này, phải có một hệ thống các tổ chức tài chính ứng với các công cụ thuận lợi nhất để thực hiện giao lưu vốn nói trên, phải có một thị trường vốn chính thống. Và thị trường vốn đỉnh cao là TTCK, là nơi tạo ra môi trường thuận lợi để dung hoà các lợi ích kinh tế khác nhau của các thành viên thông qua một cơ chế hoạt động hợp pháp nhằm hạn chế những rủi ro. 8 TTCK như một trung tâm huy động nguồn vốn tiết tiệm lớn nhỏ của từng hộ dân cư, như một nam châm cực mạnh thu hút nguồn vốn to lớn từ nước ngoài, thu hút nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi từ các doanh nghiệp, các tổ chức tài chính, chính phủ tạo thành một nguồn vốn khổng lồ tài trợ cho nền kinh tế, mà các phương thức khác không thể làm được. Nó tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp có vốn mở rộng sản xuất kinh doanh và thu được lợi nhuận nhiều hơn. Đồng thời nó góp phần quan trọng trong việc kích thích các doanh nghiệp làm ăn ngày càng có hiệu quả hơn bằng cách vừa sản xuất kinh doanh hàng hóa vừa mua bán chứng khoán tạo thêm lợi nhuận. Nó giúp nhà nước giải quyết vấn đề thiếu hụt ngân sách trên thị trường trái phiếu, có thêm vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng. Nó cũng trực tiếp cải thiện mức sống của người tiêu dùng bằng cách giúp họ chọn thời điểm cho việc mua sắm của họ tốt hơn. 1.1.1.2. Công cụ để thúc đẩy sự phát triển và ổn định nền kinh tế.  Giúp nhà nước thực hiện chương trình phát triển kinh tế. Như chúng ta đã biết nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước là thuế. Nhưng thông thường, thuế không đủ để cho chính phủ chi tiêu vì vậy cần thêm các khoản thu phụ khác đó là từ các kỳ phiếu, tín phiếu kho bạc. Nhà nước không phải thông qua NHTW để phát hành thêm tiền mặt mà phát hành kỳ phiếu vay vốn trong dân cư cho nên lượng tiền mặt trong lưu thông không tăng lên và không gây áp lực lạm phát. Hiện nay ở hầu hết các nước, nhà nước phát hành kỳ phiếu thông qua TTCK. Không có TTCK thì nhà nước vẫn phát hành được kỳ phiếu. Nhưng có TTCK thì nhà nước sẽ bán được một cách dễ dàng hơn do tính thanh khoản chứng khoán tăng lên. Vì vậy TTCK là một công cụ hữu hiệu giúp nhà nước trong việc huy động vốn để thực hiện các chương trình phát triển kinh tế xã hội.  Điều tiết vốn đầu tư. o TTCK là công cụ thu hút và kiểm soát vốn đầu tư nước ngoài. 9 TTCK là công cụ cho phép vừa thu hút, vừa kiểm soát vốn ĐTNN một cách tốt nhất, vì nó hoạt động theo nguyên tắc công khai. Nghĩa là mọi đối tượng tham gia mua bán chứng khoán phải công khai hóa và cập nhật hóa toàn bộ những thông tin liên quan đến giá trị chứng khoán, và công khai khả năng tài chính trong các giao dịch mua bán chứng khoán. Đó là ưu điểm cơ bản của phương thức thu hút vốn ĐTNN thông qua TTCK. Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với nhà nước trong việc ổn định nền kinh tế tránh sự lệ thuộc về kinh tế vào các nhà ĐTNN. o TTCK lưu động hóa mọi nguồn vốn trong nước. Với một TTCK hoạt động tốt, các nhà doanh nghiệp sẵn sàng bỏ vốn đầu tư phát triển kỹ nghệ, làm cho mọi nguồn vốn được lưu động hóa. Đối với những người có vốn tiết kiệm nhỏ cũng có thể mua được chứng khoán trên TTCK, mà không sợ bị kẹt tiền, vì khi cần họ có thể bán số chứng khoán đó ngay. Một khi việc đầu tư vào các doanh nghiệp có lợi đối với các tầng lớp dân chúng, thì qua TTCK các món tiền tiết kiệm lớn nhỏ đều sẵn sàng từ bỏ sự bất động hóa, chấp nhận tham gia vào quá trình đầu tư.  Khắc phục chu kỳ kinh doanh. o TTCK làm giảm áp lực lạm phát. Lạm phát luôn là nguy cơ đe doạ sự tăng trưởng ổn định của nền kinh tế. TTCK hỗ trợ cho hệ thống ngân hàng đặc biệt là Ngân hàng Trung Ương trong việc giảm áp lực lạm phát. Trên lý thuyết, khi xuất hiện hiện tượng lạm phát, NHTW có thể bán ra các loại kỳ phiếu trên TTCK với lãi suất cao để thu hút bớt số tiền đang lưu thông về và làm giảm áp lực lạm phát. TTCK cũng ngăn chặn việc chuyển hoá vốn quá mức trong nền kinh tế. Đó là khi các ngân hàng thương mại cho các công ty vay nhưng không thu hồi được do một số công ty làm ăn thua lỗ, số tiền này nằm lại trong lưu 10 thông làm tăng lượng vốn lưu hành. Do đó hệ thống ngân hàng thương mại sẽ hạn chế cho vay đối với những dự án có khả năng sinh lời thấp. Trong khi đó, TTCK sẽ bù vào khoản thiếu hụt này và gây áp lực để các dự án đầu tư đạt hiệu quả cao. o Khắc phục tình trạng suy thoái của nền kinh tế. Như chúng ta đã biết khi nền kinh tế đang trong tình trạng suy thoái, đó là tổng sản phẩm sản xuất ra trong nền kinh tế giảm đi. Nó ảnh hưởng một cách mạnh mẽ và trực tiếp đến đời sống kinh tế, ví dụ như khi sản phẩm sụt giảm thì để tìm được một việc làm tốt là rất khó khăn. Để khôi phục vấn đề này một trong những biện pháp hữu hiệu là mở rộng đầu tư sản xuất. Nói đến đầu tư mở rộng sản xuất phải nói đến vốn mà trong đó TTCK là một tổ chức tài chính huy động vốn có hiệu quả nhất. Thông qua TTCK các doanh nghiệp có thể huy động được vốn bằng cách phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu để mở rộng quá trình sản xuất kinh doanh.  Thúc đẩy hiệu quả kinh tế. Nếu một công ty làm ăn có lãi, thị giá chứng khoán của nó sẽ tăng và công ty có thể thuận lợi vay thêm vốn để mở rộng kinh doanh. Ngược lại, nếu một công ty làm ăn thua lỗ, giá chứng khoán của nó trên thị trường sẽ giảm vì tất cả những người sở hữu chứng khoán của công ty này sẽ muốn bán chứng khoán đó đi. Việc này làm cho tổng số vốn của công ty giảm sút, công ty không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn và dẫn tới phá sản. Do đó, TTCK gây áp lực rất lớn buộc các công ty có chứng khoán lưu hành trên thị trường phải làm ăn có lãi. Vì có như vậy các công ty mới có cơ hội để tồn tại và phát triển và từ đó toàn bộ nền kinh tế xã hội mới tốt hơn. Tóm lại, chúng ta thấy TTCK đóng một vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế. Nó là một công cụ kinh tế nhờ đó người ta có thể huy động được những nguồn 11 vốn khác nhau cho đầu tư, là một công cụ để phát triển và ổn định nền kinh tế mà trong đó bao gồm nhiều vai trò rất đa dạng. 1.1.2. Sự cần thiết khách quan thu hút nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường chứng khoán. Trong phần đầu, chúng ta vừa điểm qua những vai trò cốt lỏi của TTCK đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam. TTCK thực sự là một kênh huy động vốn rất quan trọng. Tuy nhiên, nếu muốn TTCK có thể phát huy được hết vai trò của nó thì nó phải thu hút được cả lượng vốn nhàn rỗi trong và ngoài nước. Vì sao lại như vậy? Đi sâu vào phân tích vấn đề, chúng ta nhận thấy rằng TTCK một nước phát triển mạnh mẽ khi nào nó thu hút được nhiều vốn và chất lượng nguồn vốn tốt. Trong những năm gần đây, khi mà nhu cầu về lượng vốn đầu tư của Việt Nam ngày càng lớn thì việc thu hút dòng vốn nước ngoài ngày càng trở nên bức thiết. Bởi vì, chúng ta không thể mở rộng sản xuất, phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế, cung ứng vốn theo nhu cầu của doanh nghiệp nếu chỉ thu hút được vốn của nhà đầu tư nội địa. Bên cạnh đó, xét về chất lượng nguồn vốn, dòng vốn FPI vào TTCK không chỉ mang lại vốn mà còn có vai trò quan trọng thúc đẩy thị trường tài chính phát triển theo hướng nâng cao hiệu quả hoạt động, mở rộng quy mô và tăng tính minh bạch; nâng cao chất lượng quản trị doanh nghiệp...Và một hiệu quả lớn nhất mà dòng vốn này tạo ra là tăng tính thanh khoản cho TTCK, góp phần kiến tạo một văn hóa đầu tư mới cho các nhà đầu tư trong nước còn chưa có nhiều kinh nghiệm. Cụ thể, chúng ta có thể nêu ra 4 lý do khiến Nhà nước phải quan tâm và có những biện pháp thu hút nhiều nguồn vốn FPI vào TTCK:  Thứ nhất, trực tiếp làm tăng tổng vốn đầu tư gián tiếp và gián tiếp làm tăng tổng vốn đầu tư trực tiếp của xã hội. Dòng vốn FPI khi đổ vào Việt Nam sẽ trực tiếp làm tăng lượng vốn đầu tư gián tiếp trên thị trường vốn trong nước như một phép cộng đương nhiên vào tổng số dòng 12 vốn này. Hơn nữa, khi vốn FPI gia tăng sẽ làm phát sinh hệ quả tích cực, gia tăng dây chuyền đến dòng vốn đầu tư trong nước. Nói cách khác, các nhà đầu tư trong nước sẽ “nhìn gương” các nhà đầu tư gián tiếp nước ngoài và tăng khả năng cung ứng vốn đầu tư gián tiếp của mình, kết quả tổng đầu tư gián tiếp xã hội sẽ tăng lên. Hơn nữa, khi dòng vốn FPI gia tăng sẽ là một bảo đảm và tạo độ