Đề tài Hoàn thiện công tác định mức kỹthuật lao động tại Nhà máy sản xuất ô tô 3-2

Trong điều kiện nền kinh tếthịtrường và gần đây là việc gia nhập tổchức thương mại quốc tế WTO của nước ta, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp sản xuất nói riêng ngày càng trởnên gay gắt. Việc tìm ra các biện pháp nhằm nâng cao năng suất lao động, tăng cường hiệu quảsản xuất cũng như đảm bảo phát triển người công nhân một các toàn diện chính là yếu tố quyết định giúp doanh nghiệp phát triển ổn định và tăng cường khảnăng cạnh tranh của mình. Tổchức lao động khoa học là môn khoa học nghiên cứu các biện pháp kết hợp tối ưu các yếu tốcơbản của quá trình sản xuất sẽgiúp cho doanh nghiệp đạt được điều đó. Định mức lao động chính là cơsởcủa tổchức lao động khoa học. Sản xuất càng phát triển, vai trò của định mức kỹthuật lao động ngày càng được khẳng định và nâng cao. Hệthống định mức kỹthuật lao động hiện nay đang được các giám đốc, các chủdoanh nghiệp chú trọng vận dụng nhưmột công cụsắc bén trong quản lý kinh tếxí nghiệp. Cũng nhưnhiều doanh nghiệp khác, Nhà máy sản xuất ô tô 3-2 đã ý thức được tầm quan trọng của công tác định mức lao động. Tuy nhiên, qua thời gian thực tập tại Nhà máy, em nhận thấy thực trạng công tác định mức lao động tại đây vẫn còn một sốhạn chếcần sớm khắc phục. Do đó, em đã lựa chọn đềtài “Hoàn thiện công tác định mức kỹthuật lao động tại Nhà máy sản xuất ô tô 3-2” cho luận văn tốt nghiệp của mình.

pdf117 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3052 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác định mức kỹthuật lao động tại Nhà máy sản xuất ô tô 3-2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 ---------- ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Đề tài: “Hoàn thiện công tác định mức kỹ thuật lao động tại Nhà máy sản xuất ô tô 3-2” 2 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 7 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỊNH MỨC VÀ ĐỊNH MỨC KỸ THUẬT LAO ĐỘNG ................................................................................................................. 10 1.1. Mức lao động ..................................................................................................... 10 1.1.1. Khái niệm lao động ................................................................................... 10 1.1.2. Khái niệm mức lao động ........................................................................... 10 1.1.3. Các dạng mức lao động ............................................................................. 10 1.2. Định mức lao động ............................................................................................ 11 1.2.1. Khái niệm định mức lao động ................................................................... 11 1.2.2. Nhiệm vụ và nội dung của định mức lao động ........................................ 12 1.2.3. Yêu cầu của mức và của định mức ........................................................... 13 1.2.3.1. Yêu cầu của mức ............................................................................ 13 1.2.3.2. Yêu cầu của định mức .................................................................... 14 1.2.4. Cở sở để định mức lao động ..................................................................... 15 1.2.4.1. Phân chia quá trình sản xuất thành các bộ phận hợp thành ............... 15 1.2.4.2. Phân loại hao phí thời gian làm việc................................................... 17 1.2.4.3. Các phương pháp khảo sát thời gian làm việc ................................... 19 1.2.5. Tiêu chuẩn để định mức kỹ thuật lao động .............................................. 20 1.3. Các phương pháp định mức kỹ thuật lao động ................................................ 21 1.3.1. Nhóm phương pháp tổng hợp ................................................................... 21 1.3.2. Nhóm phương pháp phân tích ................................................................... 23 1.3.2.1. Phương pháp phân tích tính toán (phương pháp tính mức kỹ thuật thời gian theo tiêu chuẩn) ................................................................................. 23 1.3.2.2. Phương pháp phân tích khảo sát (phương pháp điều tra phân tích)……… ........................................................................................................ 24 1.3.2.3. Phương pháp so sánh điển hình .......................................................... 25 1.4. Vai trò của định mức kỹ thuật lao động ........................................................... 26 3 1.4.1. Đối với công tác trả công .......................................................................... 26 1.4.2. Với tăng năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm .......................... 26 1.4.3. Định mức lao động với kế hoạch .............................................................. 27 1.4.4. Định mức lao động là cơ sở của tổ chức lao động khoa học .................. 27 1.5. Sự cần thiết của công tác định mức lao động ở Nhà máy sản xuất ô tô 3-2 ….. ...................................................................................................................... 29 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG TẠI NHÀ MÁY SẢN XUẤT Ô TÔ 3-2 THỜI GIAN QUA................................................................................................................... 30 2.1. Khái quát về Nhà máy sản xuất ô tô 3-2 .......................................................... 30 2.1.1. Giới thiệu chung ........................................................................................ 30 2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển ............................................................ 30 2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh .............................................. 34 2.1.4. Cơ cấu tổ chức ........................................................................................... 35 2.1.5. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong những năm gần đây........ 36 2.2. Những đặc điểm sản xuất kinh doanh của đơn vị ảnh hưởng đến hoạt động định mức .................................................................................................................... 39 2.2.1. Mặt bằng cơ sở vật chất, máy móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu ........ 39 2.2.1.1. Mặt bằng cơ sở vật chất ....................................................................... 39 2.2.1.2. Máy móc thiết bị .................................................................................. 40 2.2.1.3. Nguyên nhiên vật liệu .......................................................................... 42 2.2.2. Lao động ..................................................................................................... 43 2.2.3. Sản phẩm .................................................................................................... 45 2.2.4. Quy trình công nghệ .................................................................................. 45 2.2.5. Công tác tổ chức lao động ......................................................................... 47 2.2.6. Những thuận lợi khó khăn đối với công tác định mức ............................ 47 2.3. Phân tích, đánh giá thực trạng công tác định mức lao động tại đơn vị .......... 48 2.3.1. Bộ máy làm công tác định mức ................................................................ 48 2.3.2. Phương pháp và quy trình xây dựng mức ................................................ 50 4 2.3.3. Công tác áp dụng và tình hình thực hiện mức ......................................... 54 2.3.3.1. Công tác áp dụng .............................................................................. 54 2.3.3.2. Tình hình thực hiện mức .................................................................. 63 2.3.4. Nhận xét, đánh giá ..................................................................................... 73 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐỊNH MỨC KỸ THUẬT LAO ĐỘNG TẠI NHÀ MÁY SẢN XUẤT Ô TÔ 3-2 ...................................................................................................................... 75 3.1. Phương hướng sản xuất kinh doanh và dự kiến về định mức lao động của Nhà máy ..................................................................................................................... 75 3.1.1. Phương hướng sản xuất kinh doanh ......................................................... 75 3.1.1.1. Dự kiến một số chỉ tiêu cơ bản........................................................ 75 3.1.1.2. Các dự án đầu tư đến năm 2012 ...................................................... 76 3.1.1.3. Dự tính hiệu quả sản xuất kinh doanh năm 2008-2010 ................. 76 3.1.1.4. Những giải pháp thực hiện .............................................................. 77 3.1.2. Dự kiến về định mức lao động .................................................................. 78 3.2. Hoàn thiện bộ máy làm công tác định mức ..................................................... 80 3.2.1. Đào tạo cán bộ xây dựng mức .................................................................. 80 3.2.2. Tăng cường sự phối kết hợp giữa các phòng ban, bộ phận trong việc thực hiện công tác định mức ................................................................................. 82 3.3. Hoàn thiện phương pháp xây dựng mức .......................................................... 83 3.3.1. Hoàn thiện phương pháp phân tích khảo sát ............................................ 84 3.3.2. Xây dựng phương pháp so sánh điển hình ............................................... 85 3.3.2.1. Trình tự xây dựng ............................................................................. 85 3.3.2.2. Ưu, nhược điểm của phương pháp .................................................. 87 3.3.2.3. Biện pháp khắc phục ........................................................................ 88 3.4. Hoàn thiện công tác quản lý mức ..................................................................... 92 3.4.1. Đưa mức vào sản xuất ............................................................................... 92 3.4.2. Phân tích tình hình thực hiện mức ............................................................ 93 3.4.3. Xem lại và điều chỉnh mức ....................................................................... 94 5 3.5. Hoàn thiện tổ chức lao động, tổ chức sản xuất ................................................ 95 3.5.1. Nâng cao chất lượng đào tạo cho công nhân ........................................... 95 3.5.2. Hoàn thiện phân công, hợp tác lao động .................................................. 96 3.5.3. Hoàn thiện công tác phục vụ nơi làm việc ............................................... 97 KẾT LUẬN .................................................................................................................. 98 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 6 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU Sơ đồ 1.1: Sự phân chia quá trình sản xuất thành các bộ phận hợp thành ............... 17 Sơ đồ 1.2: Phân loại thời gian làm việc theo quá trình sản xuất ............................. 19 Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức Nhà máy sản xuất ô tô 3-2 ............................................ 35 Sơ đồ 2.2: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm ô tô ......................................... 46 Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh sản xuất kinh doanh giai đoạn 2003-2007 ............................................................................................................. 37 Bảng 2.2: Danh sách máy móc thiết bị chính tại Phân xưởng cơ khí 1 ................... 40 Bảng 2.3: Danh sách máy móc thiết bị tại Phân xưởng Cơ khí 2 ............................ 41 Bảng 2.4: Danh sách dây chuyền công nghệ tại phân xưởng ô tô 1, 2 .................... 42 Bảng 2.5: Thống kê lao động năm 2007................................................................. 43 Bảng 2.6: Thống kê bậc công nhân kỹ thuật của Nhà máy năm 2007 ..................... 44 Bảng 2.7: Bảng tổng hợp hao phí cần thiết để sản xuất Thanh cong đầu xe số 1 .... 53 Bảng 2.8 : Định mức giờ công các chi tiết và công đoạn trên xe Transinco Ba Hai AH B50 ................................................................................................................. 55 Bảng 2.9: Bảng tổng hợp tiền lương-thu nhập của công nhân ................................ 64 Bảng 2.10 : Bảng tổng hợp thời gian hao phí ......................................................... 65 Bảng 2.11: Bảng tổng hợp thời gian hao phí .......................................................... 66 Bảng 2.12: Bảng tổng hợp thời gian hao phí .......................................................... 67 Bảng 2.13: Bảng tổng hợp hao phí thời gian của nhân Vũ Minh kế trong 3 ngày quan sát ................................................................................................................. 68 Bảng 2.14: Bảng tổng hợp thời gian hao phí .......................................................... 69 Bảng 2.15: Bảng tổng hợp thời gian hao phí .......................................................... 70 Bảng 2.16: Bảng tổng hợp thời gian hao phí .......................................................... 71 Bảng 2.17: Bảng tổng hợp hao phí thời gian của Công nhân Phan Trọng Toàn trong 3 ngày quan sát ...................................................................................................... 72 Bảng 3.1: Bảng dự kiến sản lượng, doanh thu của Nhà máy trong giai đoạn 2008- 2010 ...................................................................................................................... 75 Bảng 3.2: Bảng các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế dự kiến giai đoạn 2008-2010 ............ 76 Bảng 3.3: Danh sách và quy trình công nghệ sản xuất các chi tiết rời trên xe AH B50 ................................................................................................................. 90 Bảng 3.4: Bảng quy cách các chi tiết rời trên xe AH B50 ...................................... 91 Bảng 3.5:Bảng hệ số đổi Ki .......................................................................................... 92 - 7 - 7 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong điều kiện nền kinh tế thị trường và gần đây là việc gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO của nước ta, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp sản xuất nói riêng ngày càng trở nên gay gắt. Việc tìm ra các biện pháp nhằm nâng cao năng suất lao động, tăng cường hiệu quả sản xuất cũng như đảm bảo phát triển người công nhân một các toàn diện chính là yếu tố quyết định giúp doanh nghiệp phát triển ổn định và tăng cường khả năng cạnh tranh của mình. Tổ chức lao động khoa học là môn khoa học nghiên cứu các biện pháp kết hợp tối ưu các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất sẽ giúp cho doanh nghiệp đạt được điều đó. Định mức lao động chính là cơ sở của tổ chức lao động khoa học. Sản xuất càng phát triển, vai trò của định mức kỹ thuật lao động ngày càng được khẳng định và nâng cao. Hệ thống định mức kỹ thuật lao động hiện nay đang được các giám đốc, các chủ doanh nghiệp chú trọng vận dụng như một công cụ sắc bén trong quản lý kinh tế xí nghiệp. Cũng như nhiều doanh nghiệp khác, Nhà máy sản xuất ô tô 3-2 đã ý thức được tầm quan trọng của công tác định mức lao động. Tuy nhiên, qua thời gian thực tập tại Nhà máy, em nhận thấy thực trạng công tác định mức lao động tại đây vẫn còn một số hạn chế cần sớm khắc phục. Do đó, em đã lựa chọn đề tài “Hoàn thiện công tác định mức kỹ thuật lao động tại Nhà máy sản xuất ô tô 3-2” cho luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Với tầm quan trọng của mình, công tác định mức lao động đã được nhiều cơ quan, tổ chức quan tâm nghiên cứu. Về mặt lý luận, có rất nhiều cuốn sách đã đề cập đến vấn đề này, như cuốn “Tổ chức lao động khoa học” (năm 1994) của trường Đại học kinh tế quốc dân hay cuốn “Định mức lao động (tập bài giảng)” (năm 2000) của trường Đại học Lao động- Xã hội. Trong thực tế, Nhà máy sản xuất ô tô 3-2 cũng đã ý thức được tầm quan trọng và rất quan tâm tới công tác này. Tuy nhiên, do nhận thức chưa hoàn toàn đầy đủ cũng như một số lý do khác nên tới nay vẫn chưa - 8 - 8 có đề tài nào nghiên cứu về vấn đề này. Với tư cách là đề tài đầu tiên viết về định mức lao động tại Nhà máy sản xuất ô tô 3-2, luận văn này có ý nghĩa khá lớn đối với những người làm công tác này tại Nhà máy. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích của đề tài là nhằm phân tích thực trạng công tác định mức lao động tại Nhà máy sản xuất ô tô 3-2 và trên cơ sở đó, đưa ra những giải pháp để hoàn thiện công tác này. Để thực hiện được mục đích đó, đề tài cần giải quyết những nhiệm vụ sau: - Lý luận khái quát về mức lao động và định mức lao động. - Nghiên cứu, phân tích thực trạng công tác định mức lao động tại nhà máy, đánh giá ưu nhược điểm, tìm ra các nguyên nhân gây hạn chế. - Đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện công tác định mức kỹ thuật lao động tại Nhà máy. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng đề tài là thực trạng công tác định mức kỹ thuật lao động tại Nhà máy sản xuất ô tô 3-2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là từ những năm 2000 trở lại đây. 5. Luận điểm Đề tài được nghiên cứu dựa trên ba luận điểm: - Công tác định mức lao động tại Nhà máy có ưu điểm và những kết quả mà nó đem lại là gì? - Công tác định mức lao động tại Nhà máy còn những hạn chế gì, tác động của chúng và nguyên nhân? - Để hoàn thiện công tác định mức kỹ thuật lao động, Nhà máy cần thực hiện những biện pháp gì? 6. Phương pháp nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu dựa trên một số phương pháp như: phương pháp phân tích, tổng hợp số liệu, phương pháp chụp ảnh thời gian làm việc, phương pháp đánh giá. - 9 - 9 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn bao gồm ba chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về định mức và định mức kỹ thuật lao động Chương 2: Phân tích, đánh giá thực trạng công tác định mức lao động tại nhà máy sản xuất ô tô 3-2 thời gian qua Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác định mức lao động tại Nhà máy sản xuất ô tô 3-2 Em xin chân thành cám ơn thầy giáo- PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quân đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành luận văn, chân thành cám ơn ban lãnh đạo Nhà máy sản xuất ô tô 3-2 đã tạo mọi điều kiện tốt nhất giúp đỡ em trong quá trình thực tập! - 10 - 10 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỊNH MỨC VÀ ĐỊNH MỨC KỸ THUẬT LAO ĐỘNG 1.1. Mức lao động 1.1.1. Khái niệm lao động Lao động là hoạt động có mục đích của con người, nhằm thỏa mãn những nhu cầu về đời sống của mình, là điều kiện tất yếu để tồn tại, phát triển của xã hội loài người. 1.1.2. Khái niệm mức lao động Mức lao động là lượng lao động hao phí được quy định để tiến hành sản xuất một đơn vị sản phẩm hoặc một khối lượng công việc đúng tiêu chuẩn chất lượng trong những điều kiện tổ chức kỹ thuật nhất định. “Lượng lao động hao phí” ở đây có thể là hao phí về người, về thời gian hay về lượng nhiên, nguyên vật liệu cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm hay một khối lượng công việc đúng tiêu chuẩn chất lượng song trong phạm vi tổ chức, khi nói đến quá trình lao động, ta chỉ nói đến hao phí lao động sống (hao phí lao động của con người). Tuy nhiên, các tiêu chuẩn chất lượng này không phải được áp dụng trong mọi điều kiện mà phải trong “những điều kiện tổ chức kỹ thuật nhất định”, cụ thể, vì với những điều kiện khác nhau sẽ đòi hỏi các tiêu chuẩn chất lượng khác nhau. 1.1.3. Các dạng mức lao động Trong thực tế sản xuất, có các dạng mức sau được áp dụng: * Mức thời gian (Mtg): Là lượng thời gian lao động hao phí được quy định cho một hay một nhóm người lao động có trình độ nghiệp vụ thích hợp để hoàn thành một đơn vị sản phẩm hay một khối lượng công việc đúng tiêu chuẩn chất lượng trong những điều kiện tổ chức kỹ thuật nhất định. Mức thời gian được tính theo công thức: Mtg= Thời gian hao phí/ Số lượng thành phẩm sản xuất trong thời gian đó - 11 - 11 * Mức sản lượng (Msl): Là số lượng đơn vị sản phẩm hay khối lượng công việc được quy định cho một hay một nhóm người lao động có trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhất định phải hoàn thành trong một thời gian tiêu chuẩn trong những điều kiện tổ chức kỹ thuật nhất định. Msl= T/ Mtg Trong đó, T là đơn vị thời gian tính cho Msl (ngày, ca, …) * Mức phục vụ (Mpv): Là số lượng máy móc thiết bị, số đầu con gia súc, số nguyên vật liệu quy định cho một hay một nhóm người lao động có trình độ nghiệp vụ thích hợp phải phục vụ trong những điều kiện tổ chức kỹ thuật nhất định, công việc phải ổn định, lặp lại có chu kỳ. * Mức biên chế (Mbc): là số lượng người lao động có trình độ nghiệp vụ thích hợp được quy định chặt chẽ để thực hiện một khối lượng công việc cụ thể trong một bộ máy quản lý nhất định. Ngoài 4 dạng mức lao động trên, còn có mức lao động tổng hợp: Là lượng lao động sống của những người tham gia để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm cụ thể (bao gồm lao động công nghệ, lao động phụ trợ, lao động quản lý) theo tiêu chuẩn chất lượng quy định trong những điều kiện cụ thể của kỳ kế hoạch. 1.2. Định mức lao động 1.2.1. Khái niệm định mức lao động Theo nghĩa hẹp, định mức lao động là việc xác định mức cho tất cả các loại công việc- biểu hiện chính là các chỉ tiêu. Các chỉ tiêu đó có thể là thống kê kinh nghiệm hoặc có căn cứ kỹ
Luận văn liên quan