Đề tài Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH sản xuất thương mại và dịch vụ Phạm Bảo

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế hiện nay, các doanh nghiệp muốn tồn tại và đứng vững thì luôn phải tự chủ trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Dù kinh doanh trong lĩnh vực nào, lợi nhuận luôn là mục tiêu mà các doanh nghiệp theo đuổi. Để đạt được mục tiêu này đòi hỏi phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các khâu từ tổ chức quản lý đến sản xuất kinh doanh và tiêu thụ. Do vậy, tổ chức quá trình sản xuất tiêu thụ hợp lý, hiệu quả đã và đang trở thành một vấn đề bao trùm toàn bộ hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Nhận được tầm quan trọng của vấn đề trên, qua thời gian thực tập tại Công ty TNHH sản xuất thương mại và dịch vụ Phạm Bảo, em đã tìm hiểu sâu về tổ chức kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh. Và em quyết định chọn đề tài: “ Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH sản xuất thƣơng mại và dịch vụ Phạm Bảo” làm khóa luận tốt nghiệp của mình. Nội dung của bài khóa luận ngoài lời mở đầu và phần kết luận gồm: Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH sản xuất thương mại và dịch vụ Phạm Bảo. Chương 3:Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán doanh thu bán hàng, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH sản xuất thương mại và dịch vụ Phạm Bảo.

pdf84 trang | Chia sẻ: thuychi21 | Lượt xem: 1461 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH sản xuất thương mại và dịch vụ Phạm Bảo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Dân lập Hải Phòng Sinh viên: Phạm Thị Nga - Lớp QTL 401K 1 LỜI NÓI ĐẦU Trong bối cảnh hội nhập kinh tế hiện nay, các doanh nghiệp muốn tồn tại và đứng vững thì luôn phải tự chủ trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Dù kinh doanh trong lĩnh vực nào, lợi nhuận luôn là mục tiêu mà các doanh nghiệp theo đuổi. Để đạt được mục tiêu này đòi hỏi phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các khâu từ tổ chức quản lý đến sản xuất kinh doanh và tiêu thụ. Do vậy, tổ chức quá trình sản xuất tiêu thụ hợp lý, hiệu quả đã và đang trở thành một vấn đề bao trùm toàn bộ hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Nhận được tầm quan trọng của vấn đề trên, qua thời gian thực tập tại Công ty TNHH sản xuất thương mại và dịch vụ Phạm Bảo, em đã tìm hiểu sâu về tổ chức kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh. Và em quyết định chọn đề tài: “ Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH sản xuất thƣơng mại và dịch vụ Phạm Bảo” làm khóa luận tốt nghiệp của mình. Nội dung của bài khóa luận ngoài lời mở đầu và phần kết luận gồm: Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH sản xuất thương mại và dịch vụ Phạm Bảo. Chương 3:Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán doanh thu bán hàng, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH sản xuất thương mại và dịch vụ Phạm Bảo. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa quản trị kinh doanh trường Đại học Dân lập Hải Phòng, đặc biệt là ThS. Nguyễn Thị Mai Linh. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của ban lãnh đạo công ty đã tạo điều kiện cho em hoàn thành bài khóa luận này. Do thời gian và trình độ có hạn nên bài khóa luận của em không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn để bài khóa luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Dân lập Hải Phòng Sinh viên: Phạm Thị Nga - Lớp QTL 401K 2 CHƢƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP. 1.1. Những vấn đề chung về doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp. 1.1.1 Sự cần thiết phải tổ chức công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp. Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng nguồn vốn chủ sở hữu. Chi phí là tổng giá trị làm giảm lợi ích kinh tế trong một thời kỳ dưới hình thức các khoản tiền đã chi ra, các khoản giảm trừ vào tài khoản hoặc phát sinh các khoản nợ làm giảm vốn chủ sở hữu. Kết quả kinh doanh là khâu cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác của doanh nghiệp sau một thời kỳ nhất định được biểu hiện bằng số tiền lãi hay lỗ. Doanh thu tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh là một công đoạn quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh, xác định kết quả kinh doanh có thể cho chúng ta thấy được tình hình hoạt động của doanh nghiệp phản ánh qua các chỉ tiêu như : Doanh thu, lợi nhuận khác và các khoản chi phí qua đó chúng ta cũng có thể biết được nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với nhà nước thông qua khoản mục thuế và các khoản phải nộp. Và hơn thế nữa đất nước ta đang ở trong giai đoạn hội nhập, đổi mới và phát triển không ngừng. Cùng với sự phát triển và đổi mới này, các doanh nghiệp phải cạnh tranh nhau để tồn tại. Muốn tồn tại và có vị trí vững mạnh thì quá trình kinh doanh của doanh nghiệp phải có lợi nhuận cao. Vấn đề hàng đầu là làm thế nào doanh nghiệp đạt được lợi nhuận tối ưu, để biết được điều này thì đòi hỏi bộ phận kế toán phải xác định được kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Mà để có thể xác định được điều đó thì tiêu thụ là một khâu vô cùng quan trọng thông qua đó doanh nghiệp có thể biết được cần Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Dân lập Hải Phòng Sinh viên: Phạm Thị Nga - Lớp QTL 401K 3 phát triển đẩy mạnh sản xuất mặt hàng nào. Từ đó căn cứ vào những số liệu cụ thể về doanh số bán hàng cùng các chỉ tiêu khác trong báo cáo kết quả kinh doanh mà nhà quản trị sẽ đưa ra được những quyết định ngắn hạn và dài hạn chính xác giúp doanh nghiệp đứng vững và phát triển trong nền kinh tế thị trường. 1.1.2. Các khái niệm cơ bản. 1.1.2.1. Doanh thu Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14 “ Doanh thu và thu nhập” ban hành theo quyết định 149 ngày 31/12/2001 của Bộ tài chính thì: Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng nguồn vốn chủ sở hữu. Doanh thu bao gồm: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ - Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn tất cả các điều kiện sau: *Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hoá cho người mua. *Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hoá như người sở hữu hàng hoá hoặc quyền kiểm soát hàng hoá. *Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn. *Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng. *Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng. Thời diểm ghi nhận doanh thu theo các phương thức bán hàng + Phương thức bán hàng trực tiếp: Theo phương thức này người mua đến nhận hàng tại kho của doanh nghiệp bán. Sau khi doanh nghiệp giao hàng, người mua ký vào chứng từ bán hàng, nếu hội đủ các điều kiện ghi nhận doanh thu, không kể người mua đó thanh toán hay mới chỉ chấp nhận thanh toán, số hàng chuyển giao được xác định tiêu thụ và ghi nhận doanh thu Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Dân lập Hải Phòng Sinh viên: Phạm Thị Nga - Lớp QTL 401K 4 + Phương thức gửi hàng: theo phương thức này, định kỳ doanh nghiệp gửi hàng cho khách hàng trên cơ sở thỏa thuận trên hợp đồng. Khi xuất kho, hàng gửi bán vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, chỉ khi nào khách hàng đó trả tiền hoặc chấp nhận thanh toán thì khi đó hàng mới được coi là tiêu thụ và được ghi nhận vào doanh thu bán hàng của doanh nghiệp. + Phương thức bán thông qua đại lý: Trong trường hợp này khi doanh nghiệp gửi hàng đi cho đại lý, hàng vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp chỉ hạch toán vào doanh thu bán hàng khi đại lý trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền cho số hàng gửi bán. + Phương thức bán hàng trả góp: Theo phương thức này, khi xuất giao hàng cho khách hàng, khách hàng sẽ thanh toán một phần tiền hàng, còn lại sẽ trả dần vào kỳ sau và chịu khoản lãi theo quyết định của hợp đồng. Hàng được xác định là tiêu thụ, doanh thu bán hàng được tính theo giá bán tại thời điểm thu tiền một lần, còn khoản lãi do bán trả góp được hạch toán vào doanh thu hoạt động tài chính. + Phương thức bán hàng trả chậm: Doanh nghiệp thuộc quyền sở hữu sản phẩm cho khách hàng và nhận lấy sự cam kết của khách hàng trong tương lai. Như vậy doanh thu bán hàng sẽ được xác định ở kỳ này nhưng đến kỳ sau mới có tiền nhập quỹ. + Phương thức bán hàng đổi hàng: Doanh thu được ghi nhận trên cơ sở trao đổi giữa doanh nghiệp và khách hàng. Khi doanh nghiệp xuất hàng thì nhận doanh thu bán hàng và thuế GTGT đầu ra. Khi nhận hàng của khách hàng, kế toán phải hạch toán nhập kho và thuế GTGT đầu ra. -Doanh thu cung cấp dịch vụ được ghi nhận khi kết quả giao dịch cung cấp dịch vụ được xác định một cách đáng tin cậy. Kết quả giao dịch cung cấp dịch vụ được xác định khi thỏa mãn tất cả 4 điều kiện sau: * Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn * Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó * Xác định được phần công việc đó hoàn thành vào ngày lập BCĐKT * Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Dân lập Hải Phòng Sinh viên: Phạm Thị Nga - Lớp QTL 401K 5 giao dịch cung cấp dịch vụ đó Doanh thu tiêu thụ nội bộ: Doanh thu tiêu thụ nội bộ là lợi ích kinh tế thu được từ việc bán hàng hóa, sản phẩm, cung cấp dịch vụ nội bộ giữa các đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc trong cùng một công ty, tổng công ty tính theo giá bán nội bộ. * Các khoản giảm trừ doanh thu Các khoản giảm trừ doanh thu như : Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế GTGT nộp theo phương pháp trực tiếp, được tính giảm trừ vào doanh thu ghi nhận ban đầu để xác định doanh thu thuần, làm cơ sở để tính kết quả kinh doanh trong kỳ kế toán. - Chiết khấu thương mại: Là khoản tiền mà doanh nghiệp đã giảm trừ hoặc đã thanh toán cho người mua hàng do việc người mua hàng đã mua hàng (sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ) với số lượng lớn theo thoả thuận về chiết khấu thương mại đã ghi trong hợp đồng kinh tế mua bán hoặc các cam kết mua, bán. - Giảm giá hàng bán: Là khoản giảm trừ được doanh nghiệp (bên bán) chấp thuận một cách đặc biệt trên giá đã thoả thuận trên hoá đơn, vì lý do hàng bán bị kém phẩm chất, không đúng quy cách, hoặc không đúng thời hạn ghi trong hợp đồng. - Hàng bán bị trả lại: Là số sản phẩm, hàng hoá doanh nghiệp đã xác định tiêu thụ, nhưng bị khách hàng trả lại do vi phạm các điều khoản đã cam kết trong hợp đồng kinh tế. Như hàng kém phẩm chất, sai quy cách, chủng loại. Hàng bán bị trả lại phải có văn bản đề nghị của người mua ghi rõ lý do trả lại hàng, số lượng hàng bị trả lại, giá trị hàng bị trả lại, đính kèm hoá đơn (nếu trả lại toàn bộ) hoặc bản sao hoá đơn (nếu trả lại một phần). -Thuế TTĐB, thuế XK, thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp là khoản thuế gián thu tính trên doanh thu bán hàng, các khoản thuế này tính cho các đối tượng tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ phải chịu, các cơ sở sản xuất, kinh Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Dân lập Hải Phòng Sinh viên: Phạm Thị Nga - Lớp QTL 401K 6 doanh chỉ là đơn vị thu nộp thuế thay cho người tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ đó. + Thuế TTĐB: Là khoản thuế doanh nghiệp phải nộp trong trường hợp doanh nghiệp tiêu thụ những hàng hoá đặc biệt thuộc danh mục vật tư, hàng hoá chịu thuế TTĐB. + Thuế XK: Là khoản thuế doanh nghiệp phải nộp khi xuất khẩu hàng hoá mà hàng hoá đó phải chịu thuế xuất khẩu. + Thuế GTGT trong trường hợp doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp trực tiếp: Là tính thuế GTGT phải nộp trực tiếp trên giá trị tăng thêm của hàng hóa dịch vụ. Doanh thu thuần: Là số chênh lệch giữa doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ với các khoản giảm trừ doanh thu. Doanh thu hoạt động tài chính: Doanh thu hoạt động tài chính là tổng giá trị các lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp thu được liên quan tới hoạt động tài chính hoặc kinh doanh về vốn trong kỳ kế toán. Doanh thu hoạt động tài chính bao gồm: tiền lãi từ tiền gửi ngân hàng, lãi do cho vay vốn, lãi bán hàng trả chậm, lãi từ hoạt động đầu tư chứng khoán ngắn hạn, dài hạn, cổ tức và lợi nhuận được chia, thu từ cho thuê quyền sở hữu, sử dụng tài sản, cho thuê cơ sở hạ tầng, thu từ hoạt động kinh doanh bất động sản, chiết khấu thanh toán được hưởng, thu nhập khác có liên quan đến hoạt động tài chính. Thu nhập khác: bao gồm các khoản thu nhập phát sinh từ các hoạt động ngoài. Các hoạt động tạo ra doanh thu như: thu từ thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, thu tiền phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng 1.1.2.2. Chi phí Theo chuẩn mực số 01 “ Chuẩn mực chung ” ban hành và công bố theo QĐ số 165/2002/QĐ/BTC ngày 31/12/2002 của Bộ trưởng Bộ tài chính thì: Chi phí là các khoản chi phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, cho các hoạt động khác mà các doanh nghiệp đó bỏ ra để thực hiện các hoạt động của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán nhất định. Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Dân lập Hải Phòng Sinh viên: Phạm Thị Nga - Lớp QTL 401K 7 Chi phí bao gồm: * Giá vốn hàng bán: Là giá thực tế xuất kho của số sản phẩm ( hoặc bao gồm cả chi phí mua hàng phân bổ cho hàng hóa bán ra trong kỳ- đối với doanh nghiệp thương mại), hoặc là giá thành thực tế lao vụ, dịch vụ hoàn thành và đã được xác định là tiêu thụ và các khoản khác được tính vào giá vốn để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ. *Chi phí bán hàng: Là toàn bộ các chi phí phát sinh trong quá trình bán sản phẩm, hàng hoá và cung cấp dịch vụ bao gồm: Chi phí nhân viên bán hàng; chi phí vật liệu, bao bì; chi phí dụng cụ đồ dùng; chi phí khấu hao TSCĐ; chi phí bảo hành sản phẩm; chi phí bằng tiền khác. Chi phí bán hàng thực tế phát sinh trong kỳ cần được phân loại rõ ràng và tổng hợp theo đúng nội dung quy định. Cuối kỳ kế toán cần phân bổ và kết chuyển chi phí bán hàng để xác định kết quả kinh doanh. Việc phân bổ và kết chuyển chi phí này tuỳ vào từng loại hình doanh nghiệp và đặc điểm sản xuất kinh doanh. - Đối với doanh nghiệp trong kỳ không có sản phẩm ,hàng hoá tiêu thụ thì toàn bộ chi phí bán hàng được kết chuyển sang theo dõi ở "chi phí chờ kết chuyển". - Đối với các doanh nghiệp sản xuất có chu kỳ sản xuất kinh doanh dài, trong kỳ có sản phẩm tiêu thụ ít hoặc đối với các doanh nghiệp thương mại kinh doanh hàng hoá có dự trữ và luân chuyển hàng hoá lớn (tốn nhiều, xuất bán nhiều) thì cuối kỳ cần phải phân bổ chi phí bán hàng cho hàng tồn kho cuối kỳ, tức là chuyển một phần chi phí bán hàng thành "chi phí chờ kết chuyển" và phần chi phí bán hàng còn lại phân bổ cho hàng đã được bán trong kỳ để xác định kết quả. *Chí phí quản lý doanh nghiệp: Chi phí quản lý doanh nghiệp là toàn bộ chi phí có liên quan đến hoạt động quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và quản lý điều hành chung toàn Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Dân lập Hải Phòng Sinh viên: Phạm Thị Nga - Lớp QTL 401K 8 doanh nghiệp bao gồm: Chi phí nhân viên quản lý; chi phí vật liệu quản lý; chi phí đồ dùng văn phòng; chi phí khấu hao TSCĐ; thuế phí, lệ phí; chi phí dự phòng; chi phí dịch vụ mua ngoài; chi phí bằng tiền khác. *Chi phí tài chính: Là toàn bộ các khoản chi phí và khoản lỗ liên quan đến hoạt động tài chính, chi phí cho vay và đi vay vốn, chi phí góp vốn liên doanh, liên kết chuyển nhượng chứng khoán ngắn hạn, chi phí giao dịch bán chứng khoán, các khoản dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán. *Chi phí khác: Là các khoản chi phí của hoạt động khác ngoài hoạt động SXKD tạo ra doanh thu của doanh nghiệp. Chi phí khác của doanh nghiệp bao gồm: + Chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ và giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý, nhượng bán TSCĐ (nếu có). + Chênh lệch lỗ do đánh giá lại vật tư, hàng hóa, TSCĐ đưa đi góp vốn liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư dài hạn khác. + Tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế + Bị phạt thuế truy nộp thuế + Các khoản chi phí khác. *Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế đánh trên thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp Thuế TNDN = Thu nhập chịu thuế * Thuế suất thuế TNDN Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh trong năm, là căn cứ xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp năm tài chính. 1.1.2.3. Xác định kết quả kinh doanh Kết quả hoạt động kinh doanh là kết quả cuối cùng từ hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường và các hoạt động khác trong doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định biểu hiện bằng số tiền lỗ hoặc lãi. Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, kết quả hoạt động tài chính, kết quả hoạt động khác. Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Dân lập Hải Phòng Sinh viên: Phạm Thị Nga - Lớp QTL 401K 9 Lợi nhuận trước Lợi nhuận thuần Lợi nhuận từ Lợi nhuận thuế của = từ hoạt động + hoạt động + từ hoạt động doanh nghiệp kinh doanh tài chính khác Trong đó: Lợi nhuận thuần Lợi nhuận gộp - Chi phí bán hàng từ hoạt động = và chi phí quản lý kinh doanh doanh nghiệp Lợi nhuận gộp = Doanh thu - Giá vốn hàng thuần bán Lợi nhuận từ Doanh thu _ Chi phí hoạt động = hoạt động hoạt động tài chính tài chính tài chính Lợi nhuận từ hoạt động khác = Thu nhập khác - Chi phí khác Lợi nhuận sau Tổng lợi Chi phí thuế thuế thu nhập = nhuận kế toán - thu nhập doanh nghiệp trước thuế doanh nghiệp 1.2. Nội dung công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp. 1.2.1 Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu nội bộ và các khoản giảm trừ doanh thu. 1.2.1.1 Chứng từ sử dụng - Hóa đơn bán hàng thông thường - HĐGTGT ( Mẫu số 01 GTKT – 3LL) đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. - Bảng thanh toán hàng đại lý, ký gửi (Mẫu số 14 – BH) - Thẻ quầy hàng (Mẫu số 15 – BH) - Các chứng từ thanh toán ( Phiếu thu, sộc chuyển khoản, sộc thanh toán, ủy nhiệm thu, giấy báo có ngân hàng) - Các chứng từ có liên quan khác như: phiếu xuất kho bán hàng, phiếu nhập Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Dân lập Hải Phòng Sinh viên: Phạm Thị Nga - Lớp QTL 401K 10 kho hàng trả lại, hóa đơn vận chuyển, bốc dỡ - Phiếu xuất kho và phiếu nhập kho hàng bán bị trả lại 1.2.1.2 Tài khoản sử dụng - Tài khoản 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Tài khoản này phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp trong một kỳ hạch toán của hoạt động sản xuất kinh doanh. * Kết cấu của TK 511: Bên nợ: - Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp. - Kết chuyển chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, doanh thu hàng bán trả lại. - Kết chuyển doanh thu thuần vào tài khoản xác định kết quả kinh doanh. Bên có: - Doanh thu bán sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ thực hiện trong kỳ. * Tài khoản 511 không có số dư, có 6 tài khoản cấp 2: - TK 5111 : doanh thu bán hàng hoá - TK 5112 : doanh thu bán các thành phẩm - TK 5113 : doanh thu cung cấp dịch vụ - TK 5114 : doanh thu trợ cấp, trợ giá - TK 5117 : doanh thu kinh doanh bất động sản - TK 5118 : doanh thu khác - Tài khoản 512 - Doanh thu bán hàng nội bộ Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu của sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ tiêu thụ giữa các đơn vị trực thuộc trong cùng một công ty. * Kết cấu TK 512: Bên nợ: - Thuế bán hàng đặc biệt phải nộp - Trị giá hàng bán bị trả lại, các khoản giảm giá, chiết khấu thương mại - Kết chuyển doanh thu thuần sang TK 911 để xác định kết quả kinh doanh Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Dân lập Hải Phòng Sinh viên: Phạm Thị Nga - Lớp QTL 401K 11 Bên có: - Tổng doanh thu nội bộ trong kỳ * Tài khoản 512 không có số dư, có 3 tài khoản cấp 2: - TK 5121: doanh thu bán hàng hoá - TK 5122: doanh thu bán thành phẩm - TK 5123: doanh thu cung cấp dịch vụ - Tài khoản 521 - Chiết khấu thƣơng mại. Tài khoản này phản ánh số tiền doanh nghiệp giảm giá cho khách hàng mua với số lượng lớn. * Kết cấu TK 521: Bên nợ: - Số chiết khấu thương mại đã chấp nhận thanh toán cho khách hàng Bên có: - Kết chuyển toàn bộ số chiết khấu thương mại sang TK 511 để xác định doanh thu thuần của kỳ hạch toán. * Tài khoản 521 không có số dư, có 3 tài khoẩn cấp 2: - TK 5211: chiết khấu hàng hoá - TK 5212: chiết khấu thành phẩm - TK 5213: chiết khấu dịch vụ - Tài khoản 531 - Hàng bán bị trả lại. Tài khoản này phản ánh doanh thu của số thành phẩm hàng bán đã tiêu thụ trong kỳ nhưng bị khách hàng trả lại do các nguyên nhân lỗi thuộc về doanh nghiệp. * Kết cấu TK 531: Bên nợ: - Trị giá hàng bán bị trả lại phát sinh trong kỳ Bên có: - Kết chuyển giá trị hàng bán bị trả lại sang TK 511 để xác định doanh thu thuần của kỳ hạch toán. *Tài kh
Luận văn liên quan