Đề tài Hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại Công ty cổ phần Âu Việt

Trong mọi công ty, doanh nghiệp hiện nay, vấn đề quản lý con người cũng đang là vấn đề quan trọng nhất, nó quyết định đến hiệu quả của mọi hoạt động khác. Một công ty tổ chức nào biết sử dụng khai thác triệt để, hiểu quả nguồn lực con người thì ở đó hoạt động sẽ đạt hiệu quả cao. Để làm được điều đó, người quản lý, người lãnh đạo phải biết khai thác những nguồn lực đó của con người, những nhu cầu, sở thích, ham mê, nhiệt tình của người lao động tất cả những điều đó tạo nên một động lực trong lao động. Hiện nay, trong chiến lược phát triển kinh tế của mình vấn đề về người lao động rất được công ty quan tâm, đặc biệt là về chất lượng hiệu quả thực hiện công việc của người lao động. Do vậy việc tạo động lực cho người lao động rất cần thiết hiện nay. Mặt khác, trong quá trình thực tập tại Công ty cổ phần Âu Việt, em nhận thấy công tác tạo động lực cho người lao động tại công ty có nhiều vấn đề cần quan tâm. Do vậy, trong quá trình thực tập tại công ty em đã chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại công ty cổ phần Âu Việt” để nghiên cứu với mục đích hoàn thiện hơn nữa công tác tạo động lực cho người lao động tại công ty, và tìm hiểu lợi ích của việc tạo động lực cho người lao động đến công tác quản lý lao động và chiến lược sản xuất kinh doanh của công ty, từ đó đưa ra những giải pháp. Ngoài Lời mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 3 chương: - Chương 1: Giới thiệu chung về Công ty cổ phần Âu Việt. - Chương 2: Thực trạng công tác tạo động lực cho người lao động tại Công ty cổ phần Âu Việt. - Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại Công ty cổ phần Âu Việt.

doc67 trang | Chia sẻ: tuantu31 | Lượt xem: 587 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại Công ty cổ phần Âu Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Đề tài: Hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại Công ty cổ phần Âu Việt. GVHD : Ths.Nguyễn Thị Hồng Thắm SVTH : Trần Thị Thanh Loan Lớp : QTKD tổng hợp 48C LỜI MỞ ĐẦU Trong mọi công ty, doanh nghiệp hiện nay, vấn đề quản lý con người cũng đang là vấn đề quan trọng nhất, nó quyết định đến hiệu quả của mọi hoạt động khác. Một công ty tổ chức nào biết sử dụng khai thác triệt để, hiểu quả nguồn lực con người thì ở đó hoạt động sẽ đạt hiệu quả cao. Để làm được điều đó, người quản lý, người lãnh đạo phải biết khai thác những nguồn lực đó của con người, những nhu cầu, sở thích, ham mê, nhiệt tình của người lao động tất cả những điều đó tạo nên một động lực trong lao động. Hiện nay, trong chiến lược phát triển kinh tế của mình vấn đề về người lao động rất được công ty quan tâm, đặc biệt là về chất lượng hiệu quả thực hiện công việc của người lao động. Do vậy việc tạo động lực cho người lao động rất cần thiết hiện nay. Mặt khác, trong quá trình thực tập tại Công ty cổ phần Âu Việt, em nhận thấy công tác tạo động lực cho người lao động tại công ty có nhiều vấn đề cần quan tâm. Do vậy, trong quá trình thực tập tại công ty em đã chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại công ty cổ phần Âu Việt” để nghiên cứu với mục đích hoàn thiện hơn nữa công tác tạo động lực cho người lao động tại công ty, và tìm hiểu lợi ích của việc tạo động lực cho người lao động đến công tác quản lý lao động và chiến lược sản xuất kinh doanh của công ty, từ đó đưa ra những giải pháp. Ngoài Lời mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 3 chương: - Chương 1: Giới thiệu chung về Công ty cổ phần Âu Việt. - Chương 2: Thực trạng công tác tạo động lực cho người lao động tại Công ty cổ phần Âu Việt. - Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại Công ty cổ phần Âu Việt. CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ÂU VIỆT 1.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY 1.1.1. Giới thiệu chung Tên công ty viết bằng tiếng Việt: Công Ty Cổ Phần Âu Việt Tên công ty viết bằng tiếng Anh: Au Viet Joint Stock Company Tên công ty viết tắt: Au Viet, JSC Địa chỉ trụ sở chính: Số 260 đường Trần Hưng Đạo, Phường Đại Phúc, thành phố Bắc Ninh, thành phố Bắc Ninh. Điện Thoại: 02413855819 Người đại diện theo pháp luật của công ty: Phạm Văn Khuê - Giám đốc. Ngành nghề kinh doanh: + Sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng (lĩnh vực kinh doanh chính). + Chăn nuôi gia súc, gia cầm, ba ba, cá sấu. + Tư vấn đầu tư, tư vấn xây dựng (Không bao gồm tư vấn thiết kế công trình, tư vấn tài chính). + Trang trí nội, ngoại thất các công trình. + Sản xuất kinh doanh các sản phẩm từ gỗ. + Trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, hoa cây cảnh. + Lắp đặt đồ gỗ trong xây dựng (ốp gỗ, sàn, cửa gỗ, nhà gỗ, khung gỗ). + Xây dựng công trình dân dụng, giao thông, thủy lợi, công nghiệp; xây dựng kết cấu công trình; xây dựng công trình điện đến 35 KV; xây dựng công trình bưu chính viễn thông; San lấp mặt bằng. + Cho thuê xe ô tô. + Dịch vụ tra dầu, mỡ rửa xe, sơn chống rỉ, xì dầu. + Mua bán, sửa chữa, bảo dưỡng ô tô, xe máy. + Mua bán đồ dùng cá nhân và gia đình. + Quảng cáo thương mại. + Mua bán máy móc thiết bị ngành công nghiệp, khai khoáng, lâm nghiệp, xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng. + Khảo sát lập dự án, dự toán công trình đo đạc bản đồ. Đo đạc công trình, đo đạc lập bản đồ địa hình, địa chính, bản đồ chuyên đề tỷ lệ 1/200 đến 1/5000; Kiểm tra chất lượng công trình, sản phẩm đo đạc và bản đồ. Vốn điều lệ: 20.000.000.000 VNĐ (hai mươi tỷ đồng) 1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 1.1.2.1. Quá trình hình thành của Công Ty Cổ Phần Âu Việt Công ty cổ phần Âu Việt được hình thành năm 2006 theo luật doanh nghiệp và được công nhận với tư cách pháp nhân kinh doanh, ban đầu đăng ký kinh doanh với nhiều lĩnh vực kinh doanh, nhưng công ty mới chỉ kinh doanh ở lĩnh vực: sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng (sản xuất, kinh doanh gạch block); chăn nuôi gia súc, gia cầm, ba ba, cá sấu; tư vấn thiết kế xây dựng). Công ty được thành lập ngày 28/01/2006 có văn phòng đại diện tại Số 260 đường Trần Hưng Đạo, Phường Đại Phúc, thành phố Bắc Ninh, thành phố Bắc Ninh. Có cở sở sản xuất gạch block tại cầu Ngà – Bắc Ninh, có trang trại chăn nuôi tại Từ sơn – Bắc Ninh, và tư vấn thiết kế xây dựng tại văn phòng của công ty. 1.1.2.2. Sự phát triển và thành tựu của công ty đạt được Trong giai đoạn đầu mới thành lập, công ty đã vấp phải nhiều khó khăn ban đầu công ty mới thành lập chỉ gồm 30 nhân viên toàn bộ công ty , tới nay công ty đã có tới 97 công nhân lao động trực tiếp và 20 nhân viên lao đọng gián tiếp, 1 chủ tịch, 1 giám đốc, 1 phó giám đốc. Cùng với sự phát triển của doanh nghiệp, doanh nghiệp đã tuyển thêm công nhân. Sản phẩm gạch block của công ty đã được khách hàng đánh giá và công nhận là sản phẩm đạt chất lượng cao. - Năm 2007 công ty đã mua sắm thêm thiết bị máy móc để sản xuất. Sau một thời gian hoạt động hoạt động công ty cổ phần Âu Việt đã cho thấy sự thành công trong hoạt động sản xuất kinh doanh: nó là sự phấn đấu nỗ lực của không chỉ ban giám đốc mà còn của tất cả những thành viên trong công ty, công ty cũng tạo việc làm cho công nhân tại tỉnh Bắc Ninh và lao động xung quanh tỉnh - Năm 2008, công ty đã đối mặt với nhiều thay đổi của thị trường, ngoài phải đối phó với những đối thủ cạnh tranh tại thị trường hiện tại, công ty còn phải tranh thủ thâm nhập vào các thị trường mới tiềm năng, trong lúc ấy cả thế giới và nhất là những doanh nghiệp vừa và nhỏ lại phải đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế xảy ra. Công ty tiếp tục mở trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, ba ba, cá sấu tại Từ Sơn – Bắc Ninh. - 02/2008, Công ty nhận được nhiều đơn đặt hàng từ các nhà phân phối lớn: Hà Nội, Bắc Giang, Hải Dương, Hà Đông. - 01/2009 Trên đà phát triển và thuận lợi giám đốc đã đề nghị lên hội đồng cổ đông tiếp tục đầu tư máy móc để sản xuất sản phẩm gạch block với nhiều khuôn mẫu, hình dáng khác nhau. Với nhiều máy mọc thiết bị để xử lý nguồn nguyên vật liệu làm gach block, công ty phải cử nhân viên đi học hỏi công nghệ từ các trường, các công ty khác để về vận hành máy móc sản xuất sản phẩm, cho tới nay thì sản phẩm gach block được tung ra thị trường với kiêu dáng rất độc đáo Với sự cách tân và phát triển không ngừng của công ty, công ty hầu hư đáp ứng được tất cả các yêu cầu dù là khó tính nhất của khách hàng. Hiện tại công ty hoàn toàn có thể phục vụ khách hang một cách chu đáo nhất về vật liệu xây dựng Phương châm của công ty khi sản xuất ra những vật liệu xây dựng để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng là: rẻ, bền, đẹp và tiện ích. Chính vì thế công ty luôn có mẫu thiết kế mới và sử dụng các chủng loại vật liệu rẻ nhưng chất lượng cao và sang trọng. Đối với công ty, yêu cầu về sự hoàn thiện không bao gìơ là kết thúc. Sự thành công của công ty mang lại thật nhiều tiện ích, niềm vui và sự hài lòng cho khách hàng. Trong quá trình hình thành và phát triển, công ty ngày càng phát triển mạnh, ngày càng đứng vững trên thị trường, từ một doanh nghiệp non nướt mới thành lập, ngày nay công ty có thể phát triển một cách vững mạnh, đứng vững cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng ngành, ngoài ra công ty ngày càng mở rộng lĩnh vực kinh doanh của mình, không những theo chiều rộng mà cả theo chiều sâu. 1.2. ĐÁNH GIÁ VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY Là một doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp đi vào hoạt động, cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp được tổ chức theo kiểu trực tuyến, mệnh lệnh đi theo một đường thẳng. Cơ cấu này tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện chế độ thủ trưởng, người lãnh đạo chịu hoàn toàn trách nhiệm về kết quả công việc của người dưới quyền. Theo cơ cấu tổ chức này sẽ không có sự mâu thuẫn về mệnh lệnh giữ các tổ chức, bộ phận của công ty, do mệnh lệnh do một người đưa ra và cấp dưới phải thực hiện theo, hệ thống quản trị kiểu này đảm báo tính thống nhất trong hoạt động quản trị, xoá bỏ việc một cấp (bộ phận) quản trị phải nhận nhiều mệnh lệnh quản trị khác nhau, nhưng mà theo hệ thống quản trị kiểu này thì đòi hỏi trưởng các cấp (bộ phận) phải có trình độ tổng hợp vì không sử dụng các chuyên gia trong hoạt động quản trị; đường ra quyết định quản trị dài và phức tạp nên hao phí lao động lớn. Đây cũng là kiểu cơ cấu tổ chức phổ biến ở Việt Nam hiện nay nhất là đối với những doanh nghiệp mới thành lập. Sơ đồ 1: Sơ đồ cơ cấu bộ máy Công ty cổ phần Âu Việt Đại hội cổ đông Hội đồng quản trị Giám đốc Phó giám đốc Bộ phận kinh doanh Bộ phận tài chính kế toán Bộ phận KH-VT Bộ phận sản xuất Chức năng của các bộ phận: - Đại hội cổ đông: Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của công ty, bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết của công ty. Đại hội cổ đông quyết định những vấn đề được pháp luật và điều lệ công ty quy định. Đặc biệt, đại hội cổ đông sẽ thông qua các báo cáo tài chính hàng năm của công ty và ngân sách tài chính năm tiếp theo, sẽ bầu hoặc bãi nhiệm hội đồng quản trị. - Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của đại hội cổ đông. Hội đồng quản trị do đại hội cổ đông bầu ra, là cơ quan đại diện cho đại hội cổ đông thực hiện giữa hai kỳ đại hội. Hội đồng quản trị gồm năm người, trong đó có một chủ tịch hội đồng quản trị, một phó chủ tịch hội đồng quản trị va ba uỷ viên hội đồng quản trị. Quyết định toàn bộ kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty, kế hoạch đầu tư, ngân sách, vay vốn pháp định. Chỉ định thay đổi giám đốc, kế toán trưởng, những phòng ban khác. Trong phòng hội đồng quản trị này cũng là nơi dành cho các nhân viên và ban giám đốc hội họp, liên hoan cũng như khen thưởng những cá nhân, phòng ban hoạt động tích cực, hiệu quả. - Ban giám đốc: Ban giám đốc của công ty gồm giám đốc điều hành chung, phụ trách bộ phận tài chính và kinh doanh, phó giám đốc phụ trách sản xuất và các phòng ban liên quan. Ban giám đốc phải chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về việc quản lý và điều hành công ty. Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty. Giám đốc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của công ty va chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị. - Bộ phận tài chính kế toán: Là phòng chức năng của công ty có nhiệm vụ phản ánh với giám đốc bằng tiền một cách toàn diện, liên tục và có hệ thống quá trình thực hiện chế độ hạch toán kinh tế, phát hiện và động viên mọi khả năng tiềm tàng phục vụ cho sản xuất kinh doanh của đơn vị, nâng cao hiệu quả vật tư, tiền vốn: + Chuẩn bị kế hoạch tổng hợp tài chính phù hợp với hoạt động của công ty; + Ghi chép toàn bộ các tài khoản phát sinh trước, trong và sau của quá trình sản xuất kinh doanh; + Thu thập và tổng hợp số liệu giúp cho việc lập báo cáo, phân tích kinh tế, giám đốc tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị. Giúp giám đốc theo dõi kiểm tra hoạt động công nợ, sản xuất kinh doanh, để xuất với giám đốc những chủ trương, biện pháp giải quyết khó khăn của công ty; + Trả lương cho công nhân, cán bộ và kê khai công tác trả thuế ủa doanh nghiệp. - Kế toán trưởng: Phụ trách việc lập dự án và quyết toán, phụ trách công tác chuyên môn kế toán và quản lý nhân viên kế toán. - Bộ phận kinh doanh: + Tham mưu giúp giám đốc về kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, nắm bắt nhu cầu thị trường, đề đạt lên giám đốc và thực hiện những chiến lược, chính sách quảng cáo, phát hiện thị trường mới, tổ chức tìm nhà phân phối, xúc tiến bán hàng. Đề xuất sản phẩm mới, cùng với các bộ phận khác hoàn thiện sản phẩm. + Phòng kinh doanh có nhiệm vụ theo dõi lượng hàng, đơn hàng mà các nhà phân phối yêu cầu, cung cấp số liệu cho phòng kế toán, phòng vận chuyển đảm báo đúng ố lượng xuất, số lượng nhập kho cung cấp cho nhà phân phối kịp thời. - Bộ phận sản xuất: Ở bộ phận sản xuất thì sản xuất chính là sản xuất gạch block, Phân xưởng được phân chia rõ ràng nhiệm vụ sản xuất. Mỗi máy quy định số người sản xuất. - Bộ phận KH-VT: + Kế hoạch hoá quá trình chu chuyển sản phẩm tới những nhà phân phối. + Phòng tổ chức vận chuyển có 4 xe ôtô tổ chức phân chia nhiệm vụ cho lái xe, phân phát sản phẩm. + Hàng tháng, hàng quý phòng có trách nhiệm phân bổ đúng, phân bổ đủ cũng như lượng hàng dự trữ cho các tỉnh thành phố. 1.3. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY Bảng 2: Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty qua các năm theo kế hoạch (Đơn vị tính: VNĐ) Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Lợi nhuận sau thuế 200.000.000 250.000.000 300.000.000 350.000.000 (Nguồn: Bộ phận kinh doanh) Bảng 3: Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty nghiệp qua các năm (Đơn vị tính: VNĐ) Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 1. Doanh thu thuần 12.345.567.403 16.728.876.177 25.688.177.642 30.477.848.123 2. Giá vốn hàng bán 10.954.857.100 15.381.751.880 24.266.633.280 28.856.396.310 3. Chi phí quản lý KD 1.067.533.753 920.356.761 1.098.867.177 1.088.763.234 4. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 323.176.544 426.767.532 322.677.188 532.688.576 5. Lãi khác 2.194.600 6.577.842 8.977.345 5.248.256 6. Tổng lợi nhuận kế toán 325.371.144 433.345.374 331.654.533 537.936.832 7. Tổng lợi nhuận chịu thuế TNDN 325.371.144 433.345.374 331.654.533 537.936.832 8. Thuế TNDN phải trả 91.103.920 121.336.705 92.863.269 150.622.313 9. Lợi nhuận sau thuế 234.267.224 312.008.669 238.791.264 387.314.519 10. Tăng/ giảm so với kế hoạch Tăng 17% so với kế hoạch Tăng 25% so với kế hoạch Giảm 20% so với kế hoạch Tăng 10,6% so với kế hoạch (Nguồn: Bộ phận tài chính kế toán) Lợi nhuận sau thuế của công ty qua các năm được thể hiện dưới biểu đồ sau: Biểu đồ 4: Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp Qua bảng số liệu trên cho thấy từ khi thành lập cho đến thời điểm hiện tại, doanh nghiệp luôn làm ăn có lãi, lợi nhuận sau thuế luôn dương, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp năm 2006 là: 234.267.224 VNĐ, năm 2007 là 312.008.669 VNĐ. Tăng 33% so với năm 2006 do vào năm 2007 do doanh nghiệp đã dần thích ứng với thị trường, đội ngũ nhân viên, quản lý dần có kinh nghiệm hơn; Mặt khác doanh nghiệp đã có những chiến lược đúng đắn như: Có chính sách bán hàng hợp lý, phục vụ khách hàng ngày càng chu đáo, các biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó doanh nghiệp đầu tư: mua thêm máy móc, tăng số lượng công nhân lên, ở đây chi phí đầu vào đã tăng lên, nhưng khi đầu vào tăng lên, thì đầu ra cũng tăng lên, mặt khác doanh nghiệp đã sử dụng những chiến lược hợp lý, đưa sản phảm của mình tới khách hàng, do vậy, doanh nghiệp đã mở rộng được quy mô của thị trường, khách hàng đã biết tới doanh nghiệp nhiều hơn nên đã tăng lượng mua, dẫn đến lợi nhuận tăng, năm 2008 lợi nhuận sau thuế giảm so với năm 2007, giảm 23% so với năm 2007 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế xảy ra vào cuối năm 2007, nhưng lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp vẫn dương, doanh nghiệp vẫn làm ăn có lãi, đến năm 2009 thì lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp là 387.314.519 VNĐ tăng 62% so với năm 2008, tăng 24% so với năm 2007, do kinh tế phục hồi, đội ngũ quản lý của doanh nghiệp đã trưởng thành hành rất nhiều sau khủng hoảng, họ đã áp dụng nhiều chiến lược mới, mẫu mã sản phẩm ngày càng đa dạng hơn, và doanh nghiệp tăng thêm các yếu tố đầu vào vào năm 2009 như: Lao động, máy móc, kết hợp tất cả những yếu tố đó, doanh nghiệp tăng thêm lượng sản phẩm đưa tới khách hàng, và được khách hàng đón nhận, bên cạnh đó doanh nghiệp, còn mở rộng thêm lĩnh vực kinh doanh của mình. Trước những thay đổi của doanh nghiệp như vậy, do đó: lợi nhuận đã tăng lên đáng kể như vây. So với kế hoạch thì ta thấy, từ năm 2006-2009 thì lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp, kế hoặch về lợi nhuận sau thuế của năm sau luôn tăng so với năm trước, mỗi năm tăng 50 triệu, năm 2006 , lợi nhuận sau thuế theo kế hoạch là 200 triệu, năm 2009 lợi nhuận sau thuế theo kế hoạch là 350 triệu, thực tiến so với kế hoặch luôn vượt mức, tuy có mỗi năm 2008 là thực tế không đạt so với kế hoạch đã đề ra, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế , năm 2006 thực tế tăng 17% so với kế hoạch, năm 2007 thực tế tăng 25% so với kế hoạch, năm 2008 thực tế giảm 20% so với kế hoạch, năm 2009 thực tế tăng 10,6% so với kế hoạch. Biểu đồ 5: Giá vốn của doanh nghiệp qua các năm Giá vốn hàng bán qua mỗi năm đều tăng lên, do các loại chi phí tăng như: chi phí nhân công trực tiếp, chi phí nhà xưởng, chi phí mua ngoài, chi phí NVL trực tiếp do số lượng công nhân tăng lên qua các năm, doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất. Chi phí quản lý doanh nghiệp không biến đổi mấy qua các năm, do bộ máy quản lý của doanh nghiệp qua các năm không thay đổi mấy. Ngoài lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh, ngoài ra qua các năm doanh nghiệp còn thu thêm các khoản lãi khác, tăng nguồn thu cho doanh nghiêp. Tóm lại: Qua các năm tình hình kinh doanh của doanh nghiệp rất khả quan, doanh nghiệp đều làm ăn có lãi, doanh nghiệp đang trên đà phát triển. 1.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY Động lực lao động là sự khát khao và tự nguyện của người lao động để tăng cường nỗ lực nhằm hướng tới việc đạt các mục tiêu của tổ chức. Động lực cá nhân là kết quả của rất nhiều nguồn lực hoạt động đồng thời trong con người và trong môi trường sống và làm việc của con người. Do đó, hành vi có động lực (hay hành vi được thúc đẩy, được khuyến khích) trong tổ chức là kết quả tổng hợp của sự kết hợp tác động của nhiều yếu tố như văn hoá tổ chức, kiểu lãnh đạo, cấu trúc của tổ chức và các chính sách về nhân lực cũng như sự thực hiện chính sách đó. Các yếu tố thuộc về cá nhân người lao động cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo động lực làm việc cho chính họ, chẳng hạn: nhu cầu, mục đích, các quan niệm về giá trị, v.v... Tạo động lực cho người lao động được hiểu là hệ thống các chính sách, biện pháp, thủ thuật quản lý tác động đến người lao động nhằm làm cho người lao động có động lực trong công việc. Công tác tạo động lực cho người lao động cực kì quan trọng đối với toàn bộ hoạt động quản trị kinh doanh. Công tác tạo động lực cho người lao động tại công ty cổ phần Âu Việt chịu ảnh hưởng của các nhân tố sau: 1.4.1. Nhân tố bên ngoài 1.4.1.1. Khung cảnh kinh tế Chu kỳ kinh tế và chu kỳ kinh doanh ảnh hưởng rất lớn đến công tác tạo động lực cho người lao động tại công ty. Trong giai đoạn kinh tế suy thoái, hoặc kinh tế bất ổn có chiều hướng đi xuống, khi đó công ty một mặt vẫn cần phải duy trì lực lượng lao động có tay nghề, một mặt phải giảm chi phí lao động, công ty phải quyết định giảm giờ làm việc, cho nhân viên tạm, hoặc cho nghỉ việc, hoặc giảm phúc lợi... Do đó sẽ ảnh hưởng tới công tác tạo động lực cho người lao động, làm cho công tác tạo động lực cho người lao động tại công ty không sẽ bị kém chú trọng, bên cạnh đó: trong khung cảnh đó người lao động phải lo lắng, họ không ổn định làm việc, dẫn đến công tác tạo động lực sẽ kém hiệu quả hơn trong giai đoạn kinh tế bình thường. Trong khung cảnh nền kinh tế suy thoái, mức cầu về lao động sẽ nhỏ hơn cung lao động rất nhiều, tâm lý của người lao động trong giai đoạn này chỉ là làm sao có được việc làm nhằm đảm bảo được cuộc sống ở mức trung bình, thậm trí là mức sống tối thiểu. Do đó quan niệm về sự thoả mãn của người lao động sẽ ở mức độ thấp hơn. Những chính sách tạo động lực trong giai đoạn này chỉ chủ yếu tập trung vào đãi ngộ tài chính, những kích thích về vật chất.Ngược lại, khi kinh tế phát triển và có chiều hướng ổn định, công ty lại có nhu cầu phát triển lao động mới để mở rộng sản xuất, tăng cường đào tạo huấn luyện nhân viên. Việc mở rộng sản xuất này đòi hỏi công ty phải tuyển thêm người có trình độ, đòi hỏi phải tăng lương để thu hút nhân tài, tăng phúc lợi, và cải thiện điều kiện làm việc, do đó công tác tạo động lực cho người lao động tại công ty sẽ đước chú trọng và được quan tâm để hiệu quả công việc được nâng cao, và nâng cao chất lượng đội ngũ lao động tại công ty. Trong thời ký kinh tế phát triển, quy mô sản xuất được mở rộng, nhu
Luận văn liên quan