Những năm gần đây chúng ta đã chứng kiến những sự phát triển vượt bậc của hoạt động du lịch thế giới trong đó có ngành du lịch của Việt Nam. Ngành du lịch Việt Nam đang trên đà phát triển với qui mô ngày càng to lớn hơn. Đối với một nước đang phát triển như Việt Nam thì sự đóng góp của ngành du lịch là rất quan trọng.
Khi mà chiến tranh đã lùi xa vào trong quá khứ, cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật thì năng xuất lao động của con người đã ngày càng tăng. Do đó cuộc sống của người dân càng ngày càng được cải thiện và nhu cầu du lịch xuất hiện là tất yếu. Nhưng cũng vì thế mà nhu cầu của con người ngày càng nâng cao hơn làm cho ngành kinh doanh khách sạn du lịch phát triển mạnh cả về chất và lượng.
Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì doanh nghiệp muốn tồn tại phát triển cần phải tự mình thay đổi, củng cố mình để có thể thích ứng với sự thay đổi của môi trường kinh doanh. Việc các doanh nghiệp phải luôn nghiên cứu thị trường, nắm bắt các thông tin về cung cầu du lịch là vô cùng quan trọng. Từ đó đưa ra các chiến lược sản phẩm cũng như chiến lược giá cả sao cho phù hợp nhất với tình hình thực tiễn. Để thực hiện được điều này thì yếu tố con người đóng vai trò quan trọng hơn cả.
92 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 5892 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác tuyển dụng, bố trí và sử dụng nhân sự tại công ty khách sạn du lịch Kim Liên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Những năm gần đây chúng ta đã chứng kiến những sự phát triển vượt bậc của hoạt động du lịch thế giới trong đó có ngành du lịch của Việt Nam. Ngành du lịch Việt Nam đang trên đà phát triển với qui mô ngày càng to lớn hơn. Đối với một nước đang phát triển như Việt Nam thì sự đóng góp của ngành du lịch là rất quan trọng.
Khi mà chiến tranh đã lùi xa vào trong quá khứ, cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật thì năng xuất lao động của con người đã ngày càng tăng. Do đó cuộc sống của người dân càng ngày càng được cải thiện và nhu cầu du lịch xuất hiện là tất yếu. Nhưng cũng vì thế mà nhu cầu của con người ngày càng nâng cao hơn làm cho ngành kinh doanh khách sạn du lịch phát triển mạnh cả về chất và lượng.
Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì doanh nghiệp muốn tồn tại phát triển cần phải tự mình thay đổi, củng cố mình để có thể thích ứng với sự thay đổi của môi trường kinh doanh. Việc các doanh nghiệp phải luôn nghiên cứu thị trường, nắm bắt các thông tin về cung cầu du lịch là vô cùng quan trọng. Từ đó đưa ra các chiến lược sản phẩm cũng như chiến lược giá cả sao cho phù hợp nhất với tình hình thực tiễn. Để thực hiện được điều này thì yếu tố con người đóng vai trò quan trọng hơn cả.
Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào thì việc tuyển chọn và sử dụng lao động cũng là một công việc rất quan trọng, nó cần được quan tâm đúng mức đặc biệt là các doanh nghiệp khách sạn du lịch. Hiện nay thị trường lao động là rất phong phú và đa dạng. Tuy nhiên để có thể tuyển dụng được những con người tốt phù hợp với doanh nghiệp mình là không phải đơn giản. Tình trạng thừa những lao động không có chuyên môn và thiếu những lao động có chuyên môn tốt, được đào tạo chính quy, thạo ngoại ngữ vẫn xảy ra thường xuyên. Chính vì vậy các doanh nghiệp khách sạn du lịch cần tuyển dụng kỹ càng và bố trí sử dụng hợp lí.
Bởi vậy nghiên cứu để tìm ra giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tuyển dụng, bố trí và sử dụng nhân sự không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn có ý nghĩa thực tiễn đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khách sạn du lịch. Qua thời gian thực tập nghiên cứu thực tiễn tại công ty khách sạn du lịch Kim Liên cùng với những kiến thức em đã học được trong trường đại học và sự giúp đỡ tận tình của Tiến sỹ Trần Thị Phùng em đã trọn đề tài “ Hoàn thiện công tác tuyển dụng, bố trí và sử dụng nhân sự tại công ty khách sạn du lịch Kim Liên ”.
Trên cơ sở những lý luận cơ bản về quản trị nhân sự trong doanh nghiệp khách sạn du lịch, luận văn đi sâu vào nghiên cứu công tác tuyển dụng, bố trí và sử dụng nhân sự tại công ty khách sạn du lịch Kim Liên . Từ đó phân tích và tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu, những thuận lợi, khó khăn của khách sạn trong công tác tuyển dụng, bố trí và sử dụng nhân sự. Đưa ra những ý kiến đề xuất, kiến nghị phù hợp với khách sạn để góp phần hoàn thiện công tác tuyển dụng, bố trí và sử dụng nhân sự tại công ty.
Luận văn có sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp quan sát, thống kê, phỏng vấn, phân tích và tổng hợp.
Kết cấu của luận văn gồm 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận chung về công tác tuyển dụng, bố trí và sử dụng nhân sự trong doanh nghiệp khách sạn.
Chương II: Thực trạng công tác tuyển dụng, bố trí và sử dụng nhân sự tại công ty khách sạn du lịch Kim Liên .
Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng, bố trí và sử dụng nhân sự tại công ty khách sạn du lịch Kim Liên .
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG, BỐ TRÍ VÀ SỬ DỤNG NHÂN SỰ TRONG DOANH NGHIỆP KHÁCH SẠN
Doanh nghiệp khách sạn và kinh doanh khách sạn
Khái niệm và đặc điểm
a. Khái niệm
Sự hình thành ngành khách sạn là kết quả của sự phát triển nhiều thế kỷ về văn minh xã hội của con người. Những thập kỷ trước thì khách sạn là nơi lưu trú phục vụ cho người giàu có, nhưng hiện nay cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, giao thông vận tải…cho nên du lịch và khách sạn trở nên phổ biến đại chúng. Hiện nay ngành kinh doanh khách sạn trở nên phổ biến và phát triển rất đa dạng với các hình thức khác nhau. Để có thể hiểu rõ hơn về khách sạn thì chúng ta có thể tìm hiểu một số khái niệm sau về khách sạn. Những khái niệm đó sẽ phân tích kỹ hơn về thuật ngữ khách sạn cũng như chức năng hoạt động của khách sạn.
“ Khách sạn được hiểu là một loại hình cơ sở phục vụ lưu trú phổ biến đối với khách du lịch. Đây là nơi sản xuất và cung ứng những dịch vụ hàng hoá nhằm đáp ứng thoả mãn các nhu cầu về ngủ, nghỉ ngơi, ăn uống, vui chơi giải trí và các dịch vụ cần thiết khác trong suốt thời gian khách ở tại khách sạn để phù hợp với động cơ và mục đích chuuyến đi.” (Bài giảng kinh tế Khách sạn – Du lịch I)
Hiện nay, nhu cầu của con người ngày càng được nâng cao cho nên kinh doanh khách sạn trở nên đa dạng phong phú, nó làm cho các dịch vụ trong khách sạn ngày càng đa dạng. Bên cạnh đó các khách sạn không những chỉ phát triển về mặt số lượng dịch vụ mà còn phát triển cả về chất lượng đó là không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, phục vụ chuyên nghiệp hơn, chuyên biệt hoá các hình thức phục vụ. Không những vậy các khách sạn cố gắng phát triển tốt các dịch vụ bổ sung để phục vụ khách, tạo cảm giác cho khách như là ở nhà họ vậy. Mức độ các dịch vụ bổ sung thì phụ thuộc vào thứ hạng của khách sạn. Tại Việt Nam theo cách phân hạng của Tổng cục du lịch, khách sạn được chia thành năm hạng sao đó là: Khách sạn một sao, khách sạn hai sao, khách sạn ba sao, khách sạn bốn sao, khách sạn năm sao. Chất lượng phục vụ tăng dần theo thứ tự sao, trong đó thì sang trọng nhất và qui mô lớn nhất là khách sạn năm sao, bên cạnh đó khách sạn năm sao sẽ đầy đủ các dịch vụ bổ sung như bể bơi, phòng massage, sân tenis…
Hospitality Industry: Khái niệm này được thừa nhận rộng rãi bao gồm hoạt động của tất cả các loại hình phục vụ lưu trú, ăn uống cho những người đi xa nhà. Nó còn có thể hiểu rộng hơn nữa đó là tất cả các hoạt động liên quan đến sự đón tiếp phục vụ khách từ nơi khác đến.
Kinh doanh khách sạn là một hoạt động kinh doanh dịch vụ mang tính tổng hợp nhất. Thường thì khi khách đến lưu trú tại khách sạn khách sẽ cần phải được đáp ứng một số dịch vụ khác ngoài dịch vụ lưu trú như là ăn uống, vui chơi, cắt tóc, giặt là, chữa bệnh…Đối tượng chủ yếu của khách sạn là khách du lịch. Tuy nhiên bên canh đó còn phục vụ một lượng khách vãng lai, khách địa phương. Lượng khách này cũng rất quan trọng cho nên ta phải kết hợp thu hút các loại khách này. Hiện nay ngành kinh doanh khách sạn được coi là ngành công nghiệp không khói, ngành kinh tế mũi nhọn hay “gà đẻ trứng vàng”, tuy vậy mức độ cạnh tranh trong ngành là rất lớn, rủi ro cao, phụ thuộc lớn vào điều kiện kinh tế chính trị, y tế, có tính thời vụ cao. Chính vì vậy các nhà quản trị cần nghiên cứu kĩ về thị trường khách để có những phương hướng, chiến lược kinh doanh phù hợp, làm thế nào để phát huy hết sức mạnh của mình và hạn chế được điểm yếu của mình. Đó là nền tảng của sự thành công trong kinh doanh khách sạn.
b. Đặc điểm
Sản phẩm kinh doanh khách sạn rất đa dạng và phong phú, nó không những mang tính vật chất mà nó còn mang tính phi vật chất. Sau đây là năm đặc điểm nổi bật của sản phẩm kinh doanh khách sạn:
Không hiện hữu: đây là đặc tính rất điển hình của sản phẩm khách sạn vì nó không thể xác định một cách cụ thể, mà nó chỉ mang tính vô hình chuyển giao dịch vụ cho khách hàng. Nó cũng giống với các hàng hoá thông thường khác, nó được kết hợp bởi ba yếu tố là công cụ lao động, đối tượng lao động và sức lao động. Nhưng nó lại mang tính vô hình mà khách hàng chỉ có thể cảm nhận được nó khi đã sử dụng.
Không xác định: chất lượng sản phẩm của khách sạn không được đo lường đánh giá bởi một tiêu chuẩn nào cả mà nó phụ thuộc vào trạng thái tâm lý khách hàng. Cho nên công tác kiểm soát chất lượng phải được thực hiện từ trước và sau khi cung cấp dịch vụ cho khách.
Không tách rời: trong kinh doanh khách sạn thì sản xuất và tiêu dùng diễn ra đồng thời cả về không gian và thời gian. Chính vì vậy cần thành lập các bộ phận trung gian hay thông qua các đại lý để có thể đưa dịch vụ đến với khách, sản phẩm không thể sản xuất trước cho nên không thể biết trước chất lượng thế nào và việc sửa chữa sai xót là rất khó khăn.
Không tồn ế: Do sản phẩm khách sạn sản xuất và tiêu dùng đồng thời cho nên nó không thể tồn kho hay dự trữ như hàng hoá thông thường được.
Mang tính tổng hợp và trọn gói: vì nhu cầu của khách là rất đa dạng và thường mang tính trọn gói, họ muốn các dịch vụ phải đầy đủ và tạo cảm giác như ở nhà họ. Họ không những chỉ cần có ăn uống, ngủ nghỉ mà còn có các dịch vụ khác như thể thao, âm nhạc, mua sắm, giặt là…
Ngoài những đặc điểm về sản phẩm thì kinh doanh khách sạn còn có một số đặc điểm đặc trưng sau:
Tính thời vụ: Do đặc điểm của khách đi du lịch là mang tính thời vụ, họ thường đi nhiều vào mùa hè hay khi họ được nghỉ phép…Tính thời vụ đó đã tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh của khách sạn, thường thì vào những vụ chính khách đông cho nên công suất phòng đạt tới 90-95% và phải thuê thêm lao động. Nhưng khi vào trái vụ thì lại không có khách, không thu nhập cho nên việc trả lương cho nhân viên là rất khó khăn, vì thế sử dụng lao động trong khách sạn cũng mang tính thời vụ.
Sử dụng tài nguyên du lịch: trong kinh doanh khách sạn thì tài nguyên du lịch là rất quan trọng vì nó tác động tới thứ hạng, qui mô và loại hình của khách sạn. Mặc dù khách sạn không sử dụng trực tiếp tài nguyên du lịch nhưng mà nó là nhân tố thu hút khách đến với khách sạn. Nếu như khách sạn gần một trung tâm du lịch có tài nguyên đẹp thì nó sẽ nâng cao hình ảnh khách sạn và sẽ là động lực chính để khách đến lưu trú tại khách sạn.
Dung lượng lao động trong kinh doanh khách sạn là rất lớn: Bởi nó là một trong những ngành dịch vụ cho nên sử dụng nhiều lao động trực tiếp, không thể áp dụng cơ khí hoá được hay tự động hoá vào quá trình kinh doanh được.
Cần một lượng vốn đầu tư ban đầu rất lớn: Đặc trưng của khách sạn là kinh doanh lưu trú cho nên vốn ban đầu lớn vì cần đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị, vốn lưu động để điều hành kinh doanh. Vốn là một yếu tố quan trọng vì nó là yếu tố cạnh tranh rất tốt cũng như có câu “Buôn tài không bằng dài vốn”, như vậy ngày xưa các nhà kinh doanh đã thấy vốn là yếu tố quyết định trong kinh doanh và đặc biệt là kinh doanh khách sạn.
Do đặc trưng của kinh doanh khách sạn là tạo ra các sản phẩm có tính tổng hợp cho nên trang thiết bị trong khách sạn đa dạng về chủng loại và chất lượng. Việc bảo trì và sửa chữa là rất phức tạp cho nên khách sạn cần có một bộ phận chuyên sửa chữa chúng.
Sự sẵn sàng đón tiếp khách trong mọi thời gian: Là do khách có thể đến khách sạn mọi lúc. Vì vậy mà khách sạn luôn sẵn sàng đón tiếp khách với chất lượng dịch vụ tốt nhất và đồng bộ. Cũng vì lí do này mà trong kinh doanh khách sạn lao động thường được chia thành các ca làm việc khác nhau. Thường được chia làm ba ca trong ngày và mở cửa phục vụ 24/24h, 365ngày/năm.
Đối tượng phục vụ của khách sạn là đa dạng về quốc tịch, giới tính, lứa tuổi cũng như tôn giáo cho nên cần phục vụ sao cho hợp lí và tránh tình trạng thiên vị trong phục vụ mà phải tạo sự công bằng với mọi khách.
Phân loại khách sạn
Phân loại theo thứ hạng của khách sạn gồm hai nhóm khách sạn là: Nhóm khách sạn được xếp hạng và nhóm khách sạn không được xếp hạng.
Nhóm khách sạn được xếp hạng: Khách sạn một sao, khách sạn hai sao, khách sạn ba sao, khách sạn bốn sao, khách sạn năm sao. Trong đó thì các khách sạn một hai sao là các khách sạn với qui mô nhỏ và có ít các dịch vụ bổ sung, giá cả thấp so với các khách sạn khác. Đối với khách sạn ba sao, khách sạn bốn sao thì có qui mô lớn hơn và đầy đủ hơn các dịch vụ bổ sung, tiêu chuẩn đối với các loại khách sạn này là phải có bể bơi, sân tenis, một số dịch vụ bổ sung khác nữa. Còn khách sạn năm sao là loại khách sạn sang trọng nhất và có qui mô rất lớn cũng như các dịch vụ là rất đầy đủ và tiện nghi. Giá cả tương đối cao cho nên tập khách của khách sạn năm sao là tập trung vào tầng lớp có thu nhập cao đặc biệt là các thương gia nước ngoài.
Nhóm khách sạn không được xếp hạng: đó là những khách sạn mini, các nhà nghỉ, nhà trọ…với qui mô nhỏ, kinh doanh theo tính chất mùa vụ, chủ yếu là kinh doanh dịch vụ lưu trú, không có nhiều các dịch vụ bổ sung, nó có thể là các khách sạn nghỉ biển, khách sạn nghỉ núi, các khu nghỉ dưỡng…
Phân loại theo quy mô:
Khách sạn có qui mô lớn: Đó là những khách sạn với lượng vốn đầu tư lớn, có hệ thống cơ sở vật chất đồ sộ và trang thiết bị sang trọng, cùng với đội ngũ nhân viên đông đảo. Đối với những loại khách sạn này thì chuyên phục vụ những loại khách có khả năng thanh toán cao với đầy đủ các loại dịch vụ bổ sung. Khách sạn từ bốn đến năm sao là những khách sạn có qui mô lớn.
Khách sạn có qui mô vừa: Là những khách sạn với lượng phòng vừa phải, cũng có các dịch vụ bổ sung nhưng không đầy đủ, lượng vốn đầu tư không lớn lắm, đội ngũ lao động không đông đảo.
Khách sạn có qui mô nhỏ: Là những khách sạn với lượng phòng rất ít, hầu như là không có các dịch vụ bổ sung, số lượng nhân viên ít. Khách sạn loại này thường là các dạng nhà nghỉ, khách sạn mini, motel…
Phân loại theo hình thức sở hữu:
Khách sạn nhà nước: Là loại khách sạn mà hình thức sở hữu thuộc Nhà nước, có vốn đầu tư của Nhà nước, mọi hoạt động kinh doanh dưới sự kiểm soát của Nhà nước. Ví dụ: khách sạn Kim Liên, khách sạn Thắng Lợi, khách sạn La Thành…
Khách sạn liên doanh: Là những khách sạn có vốn đầu tư của nước ngoài, thường thì khách sạn liên doanh là những khách sạn có qui mô lớn, có xếp hạng cao trong hệ thống khách sạn Việt Nam. Ví dụ: khách sạn Daewoo, khách sạn Horison, khách sạn Sofitel Plaza…
Khách sạn tư nhân: Là những khách sạn do một người bỏ vốn đầu tư, khách sạn chỉ có một chủ, khách sạn tư nhân là những khách sạn có qui mô nhỏ, chủ yếu phục vụ tập khách có khả năng thanh toán thấp.
Phân loại theo đối tượng khách:
Khách sạn truyền thống: Là loại khách sạn chỉ phục vụ riêng loại khách truyền thống của mình. Ví dụ: khách sạn Kim Liên II chỉ phục vụ khách du lịch công vụ nội địa.
Khách sạn hội nghị: Chuyên phục vụ tập khách hội nghị, hội thảo. Cũng phục vụ những tập khách khác nhưng với số lượng nhỏ.
Khách sạn nghỉ núi: Phục vụ tập khách đi du lịch mạo hiểm, leo núi, khám phá thiên nhiên, khách đi du lịch chữa bệnh…
Khách sạn nghỉ biển: Phục vụ tập khách đi du lịch nghỉ biển, lướt sóng, an dưỡng, khám phá đại dương…
Lao động trong doanh nghiệp khách sạn
Khái niệm, đặc điểm và phân loại lao động trong khách sạn
Khái niệm
Lao động được hiểu là nguồn nhân lực bao gồm trí lực, thể lực được sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh nhằm thoả mãn nhu cầu của con người và đồng thời phục vụ cho mục tiêu phát triển chung của cộng đồng.
Lao động trong khách sạn là gồm các nguồn nhân lực làm việc trong ngành kinh doanh khách sạn, gồm cả lao động gián tiếp và lao động trực tiếp. Họ làm việc bằng sức lực và trí lực của mình để tạo ra sản phẩm phục vụ khách, họ muốn có một mức lương ổn định để tái tạo sức lao động. Trong ngành kinh doanh khách sạn thì lao động chủ yếu là lao động trực tiếp cho nên yêu cầu trình độ chuyên môn cao.
Đặc điểm
Trong ngành kinh doanh dịch vụ yếu tố con người luôn giữ vai trò quan trọng. Đặc biệt trong kinh doanh khách sạn du lịch thì con người là yếu tố quyết định tới sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Do đó mà lao động trong kinh doanh khách sạn hình thành là một nhu cầu khách quan, nó là một bộ phận của lao động xã hội. Lao động trong kinh doanh khách sạn du lịch là những người đang tham gia vào quá trình tạo ra sản phẩm vật chất hay phi vật chất, tức là các dịch vụ trong hoạt động kinh doanh khách sạn du lịch.
Lao động trong khách sạn là một bộ phận của lao động xã hội cho nên nó mang mọi đặc điểm chung của lao động xã hội. Tuy nhiên nó còn mang một số đặc điểm riêng biệt do đặc điểm kinh doanh khách sạn du lịch tạo nên.
Sử dụng nhiều lao động sống: Kinh doanh khách sạn là một ngành dịch vụ mà đặc trưng của ngành này là máy móc không thể thay thế con người được, sản phẩm của nó mang tính đơn lẻ không thể dập khuôn. Trong suốt quá trình tạo ra sản phẩm cần phải có sự tiếp xúc trực tiếp của nhân viên với khách hàng. Do vậy mà rất khó có thể áp dụng khoa học kĩ thuật như là tự động hoá, cơ giới hoá…mà chủ yếu vẫn sử dụng lao động sống. Lao động sống là đặc thù của ngành kinh doanh khách sạn du lịch mà không thể thay thế được, chính vì vậy mà cần nâng cao kiến thức cũng như tay nghề cho nhân viên để có thể tạo ra chất lượng sản phẩm tốt. Bên cạnh đó để tạo ra một sản phẩm tốt còn phụ thuộc vào tâm sinh lý khách hàng vì chất lượng sản phẩm tỷ lệ thuận với tâm lý khách hàng. Nếu tâm lý khách hàng mà tốt thì chất lượng sản phẩm sẽ được nâng lên còn tâm lý khách mà không tốt như đang bực tức thì dù sản phẩm có tốt đến đâu khách hàng cũng không hài lòng.
Lao động có tính chuyên môn hoá cao: Do đặc tính của sản phẩm là tổng hợp và chọn gói cho nên yêu cầu của sự chuyên môn hoá là tất yếu. Để có thể đáp ứng tốt được các yêu cầu của khách hàng thì phải có sự chuyên môn hoá trong phục vụ. Nhờ có chuyên môn hoá mà năng suất lao động mới tăng lên, độ thuần thục của nhân viên cũng được phát huy, nhờ vậy mà chất lượng sản phẩm được nâng cao hơn. Mặc dù chuyên môn hoá là tốt nhưng do tính tổng hợp của sản phẩm mà các bộ phận cần phối hợp, liên kết với nhau để tạo ra sự phong phú cho sản phẩm. Sự đa dạng hóa sản phẩm là một yếu tố cần thiết để thu hút khách hàng.
Tuy nhiên cũng do chuyên môn hoá mà xảy ra tình trạng nhàm chán trong nhân viên. Sự luân chuyển lao động từ bộ phận này sang bộ phận khác là rất khó khăn, sự cứng nhắc trong bố trí và phân công lao động. Điều này đòi hỏi các nhà quản trị nên tuyển chọn, đào tạo, bố trí và sử dụng hợp lí.
Thời gian làm việc của lao động phụ thuộc vào đặc điểm của khách: do đặc tính của khách là có thể đến bất cứ lúc nào chính vì vậy mà thời gian làm việc của người lao động cũng phải liên tục trong ngày, trong tháng, trong năm để có thể luôn luôn sẵn sàng đón tiếp khách bất cứ khi nào. Trong kinh doanh khách sạn thì thời gian làm việc là 24/24h chính vì vậy mà thường là làm theo ca, do vậy mà việc phân công lao động rất khó khăn, tính lương cũng không đơn giản. Tính chất của công việc đòi hỏi nhân viên mất nhiều thời gian cho nên thường lao động không có thời gian tham gia các hoạt động khác. Các nhà quản lí nên có chế độ lương, thưởng hợp lí cho người lao động để họ yên tâm làm việc.
Người lao động trong khách sạn chịu áp lực tâm lý cao và môi trường làm việc phức tạp. Môi trường làm việc ở đây luôn mang bản chất giao tiếp cao, nhân viên thường xuyên phải tiếp xúc trực tiếp với khách hàng nên chịu sự chi phối của tâm lý. Hơn thế nữa là khối lượng công việc lớn và phức tạp làm cho nhân viên không kịp đáp ứng được yêu cầu của khách gây tâm lí căng thẳng, lo lắng và làm giảm hiệu suất công việc, có thể gây ra những sai xót không đáng có mà thông thường không mắc phải.
Lao động trong khách sạn đòi hỏi trình độ nghiệp vụ cao, biết ngoại ngữ, có ngoại hình khá, có khả năng giao tiếp tốt, nhanh nhẹn…Do đặc tính công việc là thường xuyên phải tiếp xúc với khách cho nên những kỹ năng giao tiếp, ngoại hình…là rất quan trọng, đặc biệt là nhân viên ở các bộ phận Lễ Tân, Buồng, Bàn, Bar.
Ngoài ra thì lao động trong ngành khách sạn còn có một số đặc điểm khác như là cơ cấu lao động chủ yếu là lao động sống và đặc biệt là lao động nữ chiếm tỉ trọng lớn. Thành phần lao động cũng đa dạng và rất khác nhau về trình độ, lao động trong ngành khách sạn thường có trình độ tương đối thấp đặc biệt là các cơ sở hoạt động theo mùa. Tuy nhiên yêu cầu đối với đội ngũ lao động đó phải có tay nghề cao, am hiểu về tình hình kinh tế, chính trị, biết ngoại ngữ, hiểu biết về tâm lý khách hàng…
Phân loại lao động trong khách sạn
Trong kinh doanh khách sạn du lịch thì việc phân loại lao động là rất cần thiết và nên làm triệt để. Việc phân loại lao động làm cho công tác quản lí nhân sự cũng như việc hoạt động kinh doanh diễn ra rễ ràng hơn, phân loại lao động để tạo n