Ngày nay, trong xu thế hội nhập với nền kinh tế quốc tế, nền kinh tế Việt Nam đang có những bước chuyển mỡnh mạnh mẽ. Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế hàng năm của Việt Nam là tỷ lệ tăng trưởng cao thế hai thế giới. Hoạt động ngoại thương, xuất nhập khẩu theo đó cú những chuyển biến rừ rệt, khụng ngừng mở rộng và phỏt triển, đóng góp một vai trũ lớn trong sự tăng trưởng kinh tế đất nước.
Với những thay đổi nhanh chóng của nền kinh tế đất nước cũng như trên thế giới, với sự gia nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, đặc biệt khi Việt Nam đó trở thành thành viờn chớnh thức của tổ chức thương mại thế giới, WTO, điều này đũi hỏi cụng tỏc kế toỏn lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu phải không ngừng được củng cố và hoàn thiện để phù hợp với những thay đổi nhanh chóng của thị trường cũng như phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế.
Tổng cụng ty phỏt triển phỏt thanh truyền hỡnh thụng tin EMICO là một tập đoàn lớn trực thuộc Đài tiếng núi Việt Nam, là doanh nghiệp tiờn phong trong lĩnh lực cung cấp cỏc thiết bị phục vụ cho ngành phỏt thanh, truyền hỡnh thụng tin. Với hoạt động trọng tâm là nhập khẩu các thiết bị vật tư phục vụ cho ngành phát thanh, truyền hỡnh, thụng tin, tổng công ty đó thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mỡnh, nhập khẩu cỏc thiết bị hiện đại đáp ứng cho nhu cầu sản xuất trong nước.
Gắn liền với nhiệm vụ trọng tõm này thỡ cụng tỏc kế toỏn lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu tại tổng công ty cũng có một vai trũ hết sức quan trọng, là phần hành kế toỏn chớnh trong toàn bộ cụng tỏc hạch toỏn kế toỏn của tổng cụng ty. Việc tổ chức kế toỏn lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu khoa học và hợp lý sẽ giỳp nõng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Sau một thời gian thực tập tại Tổng công ty, được sự giúp đỡ tận tỡnh của cỏc cỏn bộ phũng kế toỏn, với sự hướng dẫn của TS. Phạm Thị Bích Chi em đó hoàn thành được luận văn tại Tổng công ty phát triển phát thanh truyền hỡnh thụng tin EMICO với đề tài: “HOÀN THIỆN KẾ TOÁN LƯU CHUYỂN HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU TẠI TỔNG CÔNG TY PHÁT TRIỂN PHÁT THANH TRUYỀN HèNH THễNG TIN(EMICO.)”
Nội dung luận văn gồm 3 phần
PHẦN I: Lí LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN LƯU CHUYỂN HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU TRONG DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU
PHẦN II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN LƯU CHUYỂN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU TẠI TỔNG CÔNG TY EMICO
PHẦN III: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN LƯU CHUYỂN HÀNG NHẬP KHẨU TẠI TỔNG CÔNG TY EMICO
136 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2007 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện kế toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu tại tổng công ty phát triển phát thanh truyền hình thông tin(emico.), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt
NK
Nhập khẩu
TTĐB
Tiêu thụ đặc biệt
TSCĐ
Tài sản cố định
GTGT
Giá trị gia tăng
TK
Tài khoản
NKCT
Nhật ký chứng từ
KKTX
Kê khai thường xuyên
KKĐK
Kiểm kê định kỳ
DT
Doanh thu
GVHB
Giá vốn hàng bán
Danh mục các phụ lục
Phụ lục 1:
Báo cáo kết quả kinh doanh 2003-2005
Phụ lục 2:
Bảng cân đối kế toán 2003-2005
Phụ lục 3:
Hệ thống tài khoản của doanh nghiệp
Phụ lục 4:
Bộ chứng từ nhập khẩu
Phụ lục 5:
Hợp đồng nhập khẩu uỷ thác
Phụ lục 6:
Hợp đồng kinh tế
Danh mục sơ đồ, bảng biểu
Sơ đồ 1.1.Sơ đồ khái quát quá trình nhập khẩu trực tiếp theo phương pháp KKTX
Sơ đồ 1.2. Sơ đồ khái quát quá trình nhập khẩu trực tiếp theo phương pháp KKĐK
Sơ đồ 1.3: Sơ đồ khái quát nhập khẩu ủy thác bên giao ủy thác
Sơ đồ 1.4. Sơ đồ khái quát quá trình nhập khẩu ủy thác bên nhận ủy thác
Sơ đồ 1.5: Sơ đồ hạch toán nghiệp vụ bán trực tiếp qua kho hoặc gửi bán
Sơ đồ 1.6: Sơ đồ hạch toán bán hàng giao đại lý qua kho
Sơ đồ 1.7: Sơ đồ hạch toán phương thức tiêu thụ hàng đổi hàng
Sơ đồ 1.8: Sơ đồ hạch toán bán hàng trả góp
Sơ đồ 1.9: Sơ đồ hạch toán bán thẳng không qua kho
Sơ đồ 1.10: Hạch toán mua hàng theo phương pháp KKĐK
Sơ đồ 1.11:Hạch toán quá trình mua hàng theo phương pháp kê khai thường xuyên
Sơ đồ 1.13: Hạch toán quá trình mua hàng kế toán Pháp
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của Tổng Công ty EMICO
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ bộ máy Phòng kế toán tài chính Tổng công ty EMICO
Sơ đồ 2.3: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán nhật ký - chứng từ tại EMICO
22
23
25
26
29
29
30
31
32
35
37
39
50
53
58
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, trong xu thế hội nhập với nền kinh tế quốc tế, nền kinh tế Việt Nam đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ. Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế hàng năm của Việt Nam là tỷ lệ tăng trưởng cao thế hai thế giới. Hoạt động ngoại thương, xuất nhập khẩu theo đã có những chuyển biến rõ rệt, không ngừng mở rộng và phát triển, đóng góp một vai trò lớn trong sự tăng trưởng kinh tế đất nước.
Với những thay đổi nhanh chóng của nền kinh tế đất nước cũng như trên thế giới, với sự gia nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, đặc biệt khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới, WTO, điều này đòi hỏi công tác kế toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu phải không ngừng được củng cố và hoàn thiện để phù hợp với những thay đổi nhanh chóng của thị trường cũng như phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế.
Tổng công ty phát triển phát thanh truyền hình thông tin EMICO là một tập đoàn lớn trực thuộc Đài tiếng nói Việt Nam, là doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh lực cung cấp các thiết bị phục vụ cho ngành phát thanh, truyền hình thông tin. Với hoạt động trọng tâm là nhập khẩu các thiết bị vật tư phục vụ cho ngành phát thanh, truyền hình, thông tin, tổng công ty đã thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình, nhập khẩu các thiết bị hiện đại đáp ứng cho nhu cầu sản xuất trong nước.
Gắn liền với nhiệm vụ trọng tâm này thì công tác kế toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu tại tổng công ty cũng có một vai trò hết sức quan trọng, là phần hành kế toán chính trong toàn bộ công tác hạch toán kế toán của tổng công ty. Việc tổ chức kế toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu khoa học và hợp lý sẽ giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Sau một thời gian thực tập tại Tổng công ty, được sự giúp đỡ tận tình của các cán bộ phòng kế toán, với sự hướng dẫn của TS. Phạm Thị Bích Chi em đã hoàn thành được luận văn tại Tổng công ty phát triển phát thanh truyền hình thông tin EMICO với đề tài: “HOÀN THIỆN KẾ TOÁN LƯU CHUYỂN HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU TẠI TỔNG CÔNG TY PHÁT TRIỂN PHÁT THANH TRUYỀN HÌNH THÔNG TIN(EMICO.)”
Nội dung luận văn gồm 3 phần
PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN LƯU CHUYỂN HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU TRONG DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU
PHẦN II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN LƯU CHUYỂN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU TẠI TỔNG CÔNG TY EMICO
PHẦN III: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN LƯU CHUYỂN HÀNG NHẬP KHẨU TẠI TỔNG CÔNG TY EMICO
Mặc dù đã rất cố gắng song do thời gian, hiểu biết còn hạn chế nên luận văn này không tránh khỏi những sai sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp và sự giúp đỡ của các thầy cô để luận văn được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.
PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN LƯU CHUYỂN HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU TRONG DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU
1.1.Đặc điểm chung của hoạt động nhập khẩu :
1.1.1.Khái quát chung về hoạt động nhập khẩu:
Hoạt động nhập khẩu là hoạt động kinh doanh ngoại thương mà hàng hoá và dịch vụ được quốc gia này bán cho quốc gia khác.
Đặc điểm của hoạt động nhập khẩu :
- Hoạt động nhập khẩu có thị trường rộng lớn cả trong và ngoài nước, chịu sự ảnh hưởng rất lớn của sự phát triển của sản xuất trong nước và tình hình thị trường nước ngoài.
- Thời gian lưu chuyển hàng hoá trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu bao giờ cũng dài hơn so với thời gian lưu chuyển hàng hoá trong hoạt động kinh doanh nội địa do phải thực hiện 2 giai đoạn mua hàng và 2 giai đoạn bán hàng, mua ở thị trường nước ngoài và bán cho thị trường nội địa.
Do đó để xác định kết quả kinh doanh nhập khẩu người ta chỉ xác định khi hàng hoá đã luân chuyển được 1 vòng hay khi đã thực hiện xong một thương vụ ngoại thương.
- Hàng hoá trong kinh doanh nhập khẩu bao gồm nhiều loại, chủ yếu là các mặt hàng mà trong nước không có chưa sản xuất được hoặc chưa đáp ứng được nhu cầu cả về số lượng và chất lượng, thị hiếu.
- Thời điểm giao nhận hàng và thời điểm thanh toán: Khoảng cách giữa hai thời điểm này thường là dài.
- Tập quán, pháp luật: Hai bên mua bán có quốc tịch, pháp luật khác nhau, tập quán kinh doanh khác nhau, do vậy phải tuân thủ luật kinh doanh cũng như tập quán kinh doanh của từng nước và luật thương mại quốc tế.
- Tiền tệ sử dụng trong hoạt động nhập khẩu: Các bên phải sử dụng đơn vị tiền tệ nhất định và được quy định cụ thể trong hợp đồng.
Tiền tệ tính toán là tiền tệ được dùng để xác định giá trị thanh toán trong hợp đồng mua bán ngoại thương. Còn đồng tiền thanh toán thường là các ngoại tệ chuyển đổi tự do. Trong nhiều trường hợp thì đồng tiền thanh toán và đồng tiền tính toán phù hợp với nhau.
Xuất phát từ các đặc điểm trên, kế toán hàng hoá trong kinh doanh nhập khẩu cần thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
- Phản ánh và kiểm tra tình hình ký kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu, kiểm tra việc bảo đảm an toàn của hàng hoá nhập khẩu cả về số lượng và giá trị.
- Tổ chức kế toán tài chính và kế toán quản trị, nghiệp vụ hàng hoá, nghiệp vụ thanh toán phù hợp với đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp, trên cơ sở đó tính toán chính xác trung thưc kết quả kinh doanh.
- Cung cấp thông tin chính xác kịp thời, đầy đủ phục vụ cho việc điều hành và quản lý quá trình kinh doanh nhập khẩu đạt hiệu quả cao.
1.1.2. Phương thức kinh doanh hàng nhập khẩu:
- Theo nghị định thư:
Phương thức kinh doanh nhập khẩu theo nghị định thư là hoạt động nhập khẩu trong đó chính phủ Việt Nam và các chính phủ nước ngoài phải ký các nghị định thư hoặc hiệp định thương mại, sau đó giao cho một số đơn vị thực hiện nhập khẩu.
- Ngoài nghị định thư : Là việc nhập khẩu giữa các đơn vị trong và ngoài nước không phải thông qua nghị định thư hay hiệp định trao đổi nhưng hàng hoá nhập khẩu phải tuân thủ theo quy định của nhà nước. Các đơn vị nhập khẩu phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước như nộp thuế nhập khẩu, thuế TTĐB…
1.1.3. Các hình thức nhập khẩu :
1.1.3.1. Nhập khẩu trực tiếp:
Nhập khẩu trực tiếp là phương thức kinh doanh mà trong đó đơn vị tham gia nhập khẩu có thể trực tiếp đàm phán, ký kết hợp đồng với nước ngoài trực tiếp giao nhận hàng và thanh toán tiền hàng. Các doanh nghiệp tiến hành nhập khẩu trực tiếp trên cơ sở tự cân đối về tài chính, có quyền tìm bạn hàng, định đoạt giá cả, lựa chọn phương thức thanh toán và thị trường, xác định phạm vi kinh doanh nhưng trong khuôn khổ chính sách quản lý hàng nhập khẩu của chính phủ.
Các doanh nghiệp muốn tiến hành nhập khẩu trực tiếp phải có giấy phép nhập khẩu do Nhà nước cấp.
Nhập khẩu trực tiếp gồm hai giai đoạn là nhập khẩu hàng hoá và tiêu thụ hàng hoá nhập khẩu.
1.1.3.2. Nhập khẩu uỷ thác:
Nhập khẩu uỷ thác là phương thức kinh doanh mà trong đó, đơn vị kinh doanh nhập khẩu không đứng ra trực tiếp đàm phán với nước ngoài mà phải nhờ qua một đơn vị nhập khẩu có uy tín thực hiện hoạt động nhập khẩu cho mình.
Đặc điểm của hoạt động nhập khẩu uỷ thác: gồm bên giao uỷ thác nhập khẩu và bên nhận uỷ thác nhập khẩu:
- Bên giao uỷ thác là bên có đủ điều kiện mua hàng nhập khẩu theo quy định của pháp luật.
Bên giao uỷ thác nhập khẩu có trách nhiệm căn cứ vào hợp đồng uỷ thác nhập khẩu để chuyển vốn cho bên nhận uỷ thác; quản lý số tiền giao cho bên nhận uỷ thác nhập khẩu để nhập khẩu hàng hoá và nộp các khoản thuế liên quan đến hàng hoá nhập khẩu; tổ chức nhận hàng nhập khẩu khi bên nhận uỷ thác báo hàng đã về; thanh toán hoa hồng uỷ thác nhập khẩu theo quy định của hợp đồng.
- Bên nhận uỷ thác: là bên đứng ra thay mặt bên giao uỷ thác ký kết hợp đồng với nước ngoài.
Hợp đồng này được thực hiện thông qua hợp đồng nhập khẩu uỷ thác và chịu sự điều chỉnh của luật kinh doanh trong nước. Bên nhận uỷ thác nhập khẩu đứng ra nhập khẩu hàng hoá, thanh toán và tham gia các khiếu nại tranh chấp nếu có xảy ra; chịu trách nhiệm kê khai và nộp thuế nhập khẩu hàng hoá, thuế GTGT hay thuế TTĐB của hàng nhập khẩu theo từng lần nhập khẩu vớii cơ quan hải quan.
1.1.4. Nội dung, phạm vi, thời điểm xác định hàng nhập khẩu:
* Theo quy định những hàng hoá sau được coi là hàng hoá nhập khẩu:
- Hàng mua của nước ngoài dùng để phát triển kinh tế và thoả mãn nhu cầu sử dụng trong nước theo hợp đồng mua bán ngoại thương.
- Hàng đưa vào Việt Nam tham gia hội trợ triển lãm sau đó doanh nghiệp mua lại và thanh toán bằng ngoại tệ.
- Hàng tại các khu chế xuất bán tại thị trường Việt Nam, thu ngoại tệ.
* Những hàng hoá sau đây không được coi là hàng nhập khẩu:
- Hàng tạm nhập để tái xuất.
- Hàng tạm xuất, nay nhập về.
- Hàng viện trợ nhân đạo.
- Hàng đưa qua nước thứ ba.
* Thời điểm ghi chép hàng nhập khẩu là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu khi mà người nhập khẩu nắm được quyền sở hữu về hàng hoá và mất quyền sở hữu về tiền tệ hoặc có nghĩa vụ thanh toán tiền cho người xuất khẩu. Thời điểm này phụ thuộc vào điều kiện giao hàng và chuyên chở.
Giá cả trong hợp đồng mua bán ngoại thương sẽ là điều kiện để xác định địa điểm giao hàng. Điều kiện về địa điểm giao hàng quy định những cơ sở có tính nguyên tắc giữa bên bán với bên mua, những cơ sở đó gồm sự phân chia giữa bên bán và bên mua các trách nhiệm tiến hành việc giao nhận hàng, sự phân chia giữa các bên về chi phí giao hàng và sự di chuyển từ người bán sang người mua những rủi ro và tổn thất về hàng hoá..
Trong Incoterms 2000 có 4 nhóm giá cả trong hợp đồng mua bán ngoại thương:
+ Nhóm C : Người bán trả cước phí vận chuyển quốc tế (CER, CIF, CPT, CIP)
+ Nhóm D: Người bán chịu mọi phí tổn và rủi ro cho đến khi giao hàng tại địa điểm đã thoả thuận (DAF, DES, DEQ, ĐU, DDP)
+ Nhóm E: Hàng hoá thuộc quyền của người mua tại địa điểm hoặc nhà máy người bán ( EXW)
+ Nhóm F: Người mua chịu mọi chi phí và rủi ro về vận chuyển quốc tế (FCA, FAS, FOB)
Một số điều kiện giao hàng chủ yếu:
+ Tiền hàng cộng bảo hiểm cộng cước ( cost + insurance + freight), ký hiệu là CIF.
Theo điều kiện này người bán ký kết hợp đồng chuyên chở để chở hàng đến cảng đích, lấy giấy phép xuất khẩu, nộp thuế và lệ phí xuất khẩu, giao hàng lên tàu, ký kết hợp đồng bảo hiểm cho hàng hoá ; người mua chịu mọi rủi ro và tổn thất khi hàng hoá đã qua hẳn lan can tàu ở cảng bốc hàng. Điều kiện này chỉ áp dụng với vận tải đường biển.
+ Giao lên tàu : Free on Board-FOB: trong điều kiện này người bán có trách nhiệm làm thủ tục và trả mọi chi phí liên quan đến thông quan, giấy phép xuất khẩu, chuyển giao các hoá đơn thương mại và các chứng từ khác có liên quan, giao hàng lên tàu tại cảng quy định; người mua phải chịu mỏi rủi ro về hàng hoá kể từ khi hàng hoá qua lan can tàu. Điều kiện này cũng chỉ áp dụng với vận tải đường biển.
+ Cước và bảo hiểm trả tới đích: (Carriage and insurance paid to… ), ký hiệu CIP.
Theo điều kiện này người nhập khẩu nhận hàng khi hàng đã được giao cho người vận tải đầu tiên và khi hoá đơn, đơn bảo hiểm, chứng từ vận tải thường lệ được giao cho mình và chịu mọi rủi ro khi hàng hoá đã được giao cho người vận tải đầu tiên.
1.1.5. Phương pháp xác định giá thực tế hàng nhập khẩu.
Trị giá mua thực tế của hàng nhập khẩu
=
Trị giá mua phải thanh toán cho người xuất khẩu
+
Thuế NK phải nộp, thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, thuế TTĐB
-
Giảm giá hàng nhập khẩu được hưởng
+
Chi phí trực tiếp phát sinh trong NK
Trong đó:
+ Trị giá mua phải thanh toán cho người xuất khẩu
=
Trị giá ghi trên hoá đơn thương mại
*
Tỷ giá thực tế
+ Thuế nhập khẩu được thực hiện theo luật thuế nhập khẩu và có biểu thuế, thuế suất quy định cho từng mặt hàng hoặc từng ngành hàng. Trị giá tính thuế được đổi ra tiền VNĐ theo tỷ giá thực tế trên cơ sở giá CIF.
Nếu trị giá hàng hoá tính giá CIF nhỏ hơn trị giá trong biểu thuế thì giá tính thuế được xác định theo trị giá trong biểu thuế.
Thuế nhập khẩu phải nộp
=
Giá tính thuế nhập khẩu
×
Thuế suất thuế nhập khẩu
Thuế TTĐB của hàng nhập khẩu
=
Giá tính thuế NK
+
Thuế NK
×
Thuế suất thuế TTĐB
Số thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp
=
Số lượng hàng hoá NK
×
Giá tính thuế NK
+
Thuế NK
+
Thuế TTĐB của hàng NK
×
Thuế suất thuế GTGT hàng NK
+ Chi phí trực tiếp phát sinh trong khấu nhập khẩu bao gồm lệ phí thanh toán, lệ phí chuyển ngân, lệ phí sửa đổi L/C, phí thuê kho, bến bãi, lưu kho (nếu nhập khẩu theo điều kiện FOB thì chi phí còn bao gồm phí vận tải ngoài nước, phí bảo hiểm đối với hàng nhập khẩu uỷ thác, hoa hồng trả cho bên uỷ thác nhập khẩu được ghi nhận vào chi phí phát sinh trong quá trình nhập khẩu,…)
1.1.6. Các phương thức thanh toán chủ yếu:
1.1.6.1. Phương thức mở thư tín dụng L/C.
* Điều 2, UCP 500 định nghĩa tín dụng chứng từ như sau:
“Tín dụng chứng từ là một sự thoả thuận, theo đó một ngân hàng hành động theo yêu cầu và theo các chỉ thị của một khách hàng (người mở L/C) hoặc trên danh nghĩa của chính mình
phải trả tiền cho hoặc trả tiền theo lệnh của một bên thứ ba (người hưởng lợi hoặc chấp nhận và trả tiền hối phiếu do người hưởng lợi ký phát, hoặc
uỷ quyền cho một ngân hàng khác trả tiền, hoặc nhận và trả các hối phiếu, hoặc
uỷ quyền cho một ngân hàng khác chiết khấu,
đối với chứng từ quy định được xuất trình và tuân thủ các điều kiện của Tín dụng”.
* Nói một cách tổng quát, L/C có thể xem là sự bảo lãnh thanh toán có điều kiện bởi một ngân hàng theo chỉ thị của người mua (người yêu cầu mở L/C) cho người thụ hưởng khi người này xuất trình được bộ chứng từ phù hợp với quy định của L/C và có thể được thanh toán theo phương thức trả ngay (at sight) hay trả chậm (usance payment).
L/C có tính chất quan trọng, nó hình thành trên cơ sở của hợp đồng ngoại thương, nhưng sau khi được thiết lập, nó lại hoàn toàn độc lập với hợp đồng này. Một khi L/C đã được mở và được các bên chấp nhận thì cho dù nội dung của L/C có đúng với hợp đồng ngoại thương hay không cũng không làm thay đổi quyền lợi và nghĩa vụ của các bên có liên quan
* Các bên tham gia :
- Người xin mở L/C (Applicant for L/C) : Là người nhập khẩu hay người mua yêu cầu ngân hàng phục vụ mình phát hành một L/C và có trách nhiệm pháp lý về việc trả tiền của ngân hàng cho người bán theo L/C này. Người xin mở L/C còn được gọi là người mở (Opener), người trả tiền (Accountant) hay người uỷ thác( principal).
- Người thụ hưởng (Beneficiary) : Người thụ hưởng còn gọi là người hưởng hay người hưởng lợi L/C. Theo quy định của L/C, là người được hưởng số tiền thanh toán hay sở hữu hối phiếu đã chấp nhận thanh toán .
- Ngân hàng phát hành( Issuing Bank) hay ngân hàng mở (Opening bank): Là ngân hàng theo yêu cầu của người mua phát hành một L/C cho người bán hưởng. Ngân hàng phát hành thường được hai bên mua bán thoả thuận và quy định trong hợp đồng mua bán. Nếu không có sự thoả thuận trước thì nhà nhập khẩu được phép tự chọn ngân hàng phát hành.
- Ngân hàng thông báo (Advising Bank): Là ngân hàng được ngân hàng phát hành yêu cầu thông báo L/C cho người hưởng. Ngân hàng thông báo thường là ngân hàng đại lý hay chi nhánh của ngân hàng phát hành ở nước xuất khẩu.
- Ngân hàng xác nhận (Confirming Bank): Trong trường hợp nhà xuất khẩu muốn có sự bảo đảm chắc chắn của L/C, thì một ngân hàng có thể đứng ra xác nhận L/C theo yêu cầu của ngân hàng phát hành. Thông thường ngân hàng xác nhận là một ngân hàng lớn có uy tín và trong nhiều trường hợp ngân hàng thông báo được đề nghị là ngân hàng xác nhận. Muốn được xác nhận, ngân hàng phát hành phải trả phí xác nhận rất cao và thường phải đặt cọc trước, mức đặt cọc có thể tới 100% trị giá của L/C.
- Ngân hàng được chỉ định: Là ngân hàng xác nhận hoặc bất cứ ngân hàng nào khác được ngân hàng phát hành uỷ nhiệm để khi nhận được bộ chứng từ xuất trình phù hợp với những quy định trong L/C thì :
+ Thanh toán (pay) cho người thụ hưởng
+ Chấp nhận (accept) hối phiếu kỳ hạn: Ngân hàng được chỉ định chấp nhận hối phiếu có tên gọi là Accepting bank
+ Chiết khấu (negotiate) hồi phiếu hoặc bộ chứng từ: ngân hàng hoặc chi nhánh được chỉ định chiết khấu bộ chứng từ hoặc hối phiếu có tên gọi là Negotiating Bank
+ Chịu trách nhiệm trả chậm (deferred payment) giá trị của L/C
Trách nhiệm kiểm tra chứng từ của ngân hàng được chỉ định là giống như ngân hàng phát hành khi nhận được bộ chứng từ của nhà xuất khẩu gửi đến.
* Có 2 loại L/C là L/C huỷ ngang và L/C không huỷ ngang.
- Với L/C huỷ ngang (Revocable L/C), nhà nhập khẩu có quyền đề nghị ngân hàng phát hành sửa đổi hoặc huỷ bỏ bất cứ lúc nào mà không cần sự chấp nhận hay thông báo trước của người thụ hưởng. Tuy nhiên khi hàng hoá đã được giao mà ngân hàng mới thông báo lệnh huỷ bỏ hoặc sửa đổi bổ sung thì lệnh này không có hiệu lực.
Với quyền lợi người xuất khẩu không được đảm bảo, loại L/C này hầu như không được sử dụng trong thực tế.
- Với L/C không huỷ ngang (Irrevocable L/C): là loại L/C mà sau khi đã mở và nhà xuất khẩu đã chấp nhận, thì ngân hàng phát hành không được huỷ bỏ, sửa đổi hay bổ sung trong thời gian hiệu lực của L/C trừ khi có sự thoả thuận khác của các bên tham gia.
Theo quy định của UCP nếu L/C không được nói rõ là loại nào thì được coi là loại không hủy ngang
* Quy trình nghiệp vụ tín dụng chứng từ:
a. Trường hợp thanh toán ở ngân hàng phát hành:
Ngân hàng phát hành
(3)
(6)
(7)
Ngân hàng thông báo
(9) (8) (2)
(7) (6) (4)
Người mở (Nhà nhập khẩu)
(1)
(5)
Người hưởng (nhà xuất khẩu)
Bước 1: Hai bên mua bán ký kết hợp đồng ngoại thương với điều khoản thanh toán theo phương thức L/C
Bước 2: Trên cơ sở các điều khoản và các điều kiện của hợp đồng ngoại thương, nhà nhập khẩu làm đơn gửi đến ngân hàng phục vụ mình yêu cầu phát hành một L/C cho người xuất khẩu hưởng.
Bước 3: Căn cứ vào hoá đơn xin mở L/C, nếu đồng ý, ngân hàng phát hành lập một L/C và thông qua ngân hàng đại lý của mình ở nước nhà xuất khẩu để thông báo về việc phát hành L/C và chuyển L/C đến người xuất khẩu.
Bước 4: Khi nhận được thông báo L/C, ngân hàng thông báo sẽ thông báo L/C cho nhà xuất khẩu.
Bước 5:Nhà xuất khẩu nếu chấp nhận L/C thì tiến hành giao hàng nếu không thì đề nghị người nhập khẩu thông qua ngân hàng phát hành sửa đổi, bổ sung L/C cho phù hợp với hợp đồng ngoại thương ..
Bước 6: Sau khi giao hàng nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ theo yêu cầu L/C và xuất trình cho ngân hàng phát hành để thanh toán.
Bước 7: Ngân hàng phát hành sau khi kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp với L/C do mình phát hành thì tiến hành thanh toán cho nhà xuất khẩu; nếu thấy không phù hợp thì từ chối thanh toán và gửi trả lại toàn bộ và nguyên vẹn bộ chứng từ cho nhà xuất khẩu.
Bước 8: Ngân hàng phát hành đòi tiền nhà nhập khẩu và chuyển bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu sau khi đã nhận được tiền hoặc chấp nhận thanh toán.
Bước 9: Nhà nhập khẩu kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy