Văn phòng là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, giúp việc cho Thường trực HĐND, UBND huyện Vạn Ninh.
Văn phòng chịu trách nhiệm trước Thường trực HĐND, UBND huyện về điều hoà, phối hợp các hoạt động chung giữa các phòng ban chuyên môn, UBND các xã, thị trấn; tổng hợp tham mưu cho UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương; phục vụ hoạt động giám sát của HĐND huyện. Phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch UBND huyện; bảo đảm các điều kiện vật chất cho hoạt động của Thường trực HĐND, UBND huyện; Chủ tịch UBND huyện.
Văn phòng có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng; được mở tài khoản tại Kho bạc theo quy định của pháp luật.
67 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2249 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện mối quan hệ giữa văn phòng hội đồng nhân dân & uỷ ban nhân dân huyện và các phòng ban chuyên môn thuộc uỷ ban nhân dân huyện Vạn Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I: TỔNG QUAN VỀ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP VÀ CƠ QUAN THỰC TẬP
1. Tổng quan về quá trình thực tập.
Thực hiện chương trình đào tạo của Học viện Hành chính về việc tiến hành thực tập cho sinh viên khóa KS6 Đại học Hành chính
Tôi xin báo cáo quá trình thực tập như sau:
- Nơi thực tập: Văn phòng HĐND & UBND huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.
- Thời gian thực tập: từ ngày 16/3/2009 đến ngày 15/5/2009.
- Quá trình thực tập:
Thời gian
Công việc
Người hướng dẫn
Tuần 1(ngày 16 /3 đến 20/3)
- Học quy chế cơ quan- Tìm hiểu tổng quan về bộ máy hoạt động của Văn phòng
- Bước đầu tìm hiểu công việc Văn phòng.
Chuyên viên phòng Tổng hợp.
Tuần 2(ngày 23/3 đến 27/3)
- Chính thức bước vào công việc của phòng.
- Tìm hiểu những công việc có liên quan.
Chuyên viên phòng Tổng hợp.
Tuần 3(ngày 30/4 đến 3/4)
- Tiếp tục công việc được giao tại phòng.
- Tìm kiếm tài liệu phục vụ cho báo cáo thực tập.
Chuyên viên phòng Tổng hợp.
Tuần 4(ngày 06/4 đến 10/4)
- Tiếp tục công việc được giao tại phòng.
- Tìm kiếm tài liệu phục vụ cho báo cáo thực tập.
- Tập soạn thảo các văn bản hành chính thông thường.
Chuyên viên phòng Tổng hợp.
Tuần 5(ngày 13/4 đến 17/4)
- Tiếp tục công việc được giao tại phòng.
- Bắt đầu tiến hành làm báo cáo thực tập.
- Tập soạn thảo các văn bản hành chính thông thường.
Chuyên viên phòng Tổng hợp.
Tuần 6(ngày 20/4 đến 24/4)
- Tiếp tục công việc được giao tại phòng.
- Bắt đầu tiến hành làm báo cáo thực tập.
- Tham dự các cuộc họp, ghi chép ý kiến chỉ đạo.
Phó Chánh văn phòng
Tuần 7(ngày 02/5 đến 08/5)
- Tiếp tục công việc được giao tại phòng.
- Tiến hành làm báo cáo thực tập.
-Tham dự các cuộc họp, ghi chép ý kiến chỉ đạo.
Phó Chánh văn phòng
Tuần 8( ngày 10/5 đến 16/5)
- Tiếp tục công việc được giao tại phòng.
- Hoàn thành báo cáo thực tập.
- Tổng kết rút kinh nghiệm.
Thầy Nguyễn Hữu Thu.
Tự đánh giá: nghiêm túc chấp hành nội quy của cơ quan nơi thực tập, đoàn kết, học hỏi các cán bộ công chức tại cơ quan và các phòng, ban, thường xuyên liên lạc với giáo viên hướng dẫn của Học viên để xin ý kiến chỉ đạo nhằm hoàn thành tốt đợt thực tập và báo cáo thực tập.
2. Tổng quan về cơ quan thực tập - Văn phòng HĐND & UBND huyện Vạn Ninh
Văn phòng HĐND & UBND huyện Vạn Ninh có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức như sau:
2.1. Vị trí và chức năng:
Văn phòng là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, giúp việc cho Thường trực HĐND, UBND huyện Vạn Ninh.
Văn phòng chịu trách nhiệm trước Thường trực HĐND, UBND huyện về điều hoà, phối hợp các hoạt động chung giữa các phòng ban chuyên môn, UBND các xã, thị trấn; tổng hợp tham mưu cho UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương; phục vụ hoạt động giám sát của HĐND huyện. Phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch UBND huyện; bảo đảm các điều kiện vật chất cho hoạt động của Thường trực HĐND, UBND huyện; Chủ tịch UBND huyện.
Văn phòng có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng; được mở tài khoản tại Kho bạc theo quy định của pháp luật.
2.2 Nhiệm vụ, quyền hạn:
1. Xây dựng chương trình làm việc của Thường trực HĐND, UBND huyện. Tổ chức công tác tư liệu; thu thập, xử lý thông tin, chuẩn bị các báo cáo tổng hợp, báo cáo chuyên đề, đảm bảo kịp thời, chính xác tình hình các mặt hoạt động của huyện nhằm phục vụ công tác kiểm tra, giám sát, quản lý chỉ đạo, điều hành của Thường trực HĐND và UBND huyện theo quy định của pháp luật.
2. Đôn đốc, kiểm tra các phòng ban, UBND các xã, thị trấn trong việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác hàng tháng, hàng quý, sáu tháng, cả năm và các ý kiến chỉ đạo của Thường trực HĐND, UBND huyện.
3. Chủ trì soạn thảo các đề án, văn bản quy phạm pháp luật theo phân công của Thường trực HĐND, Chủ tịch UBND huyện. Theo dõi, đôn đốc, phối hợp với các phòng ban, UBND các xã, thị trấn soạn thảo đề án, văn bản quy phạm pháp luật; có ý kiến độc lập với các đề án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trước khi trình UBND và Chủ tịch UBND huyện xem xét quyết định.
4. Trình HĐND, UBND huyện ký và tổ chức công bố, ban hành các nghị quyết, quyết định, chỉ thị thuộc phạm vi quản lý nhà nước được giao.
5. Giúp Uỷ ban nhân dân huyện, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện giữ mối quan hệ lãnh đạo của Thường trực Huyện uỷ, Ban Thường vụ Huyện uỷ với UBND huyện và Chủ tịch UBND huyện; mối quan hệ phối hợp công tác giữa Thường trực HĐND, UBND và Chủ tịch UBND huyện với UBMT Tổ quốc huyện, các đoàn thể nhân dân và các cơ quan của Tỉnh, Trung ương đóng trên địa bàn huyện.
6. Tổ chức công bố, truyền đạt nghị quyết, quyết định của HĐND; quyết định, chỉ thị của UBND huyện; các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và theo dõi, đôn đốc các phòng ban, UBND xã, thị trấn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật đó.
7. Phối hợp với Thanh tra huyện, giúp Thường trực HĐND, UBND huyện, Chủ tịch UBND huyện tổ chức tốt việc tiếp công dân và giải quyết khiếu nại tố cáo của các tổ chức, công dân theo quy định của pháp luật.
8. Tổ chức các phiên họp, các buổi làm việc, tiếp khách và các hoạt động của Thường trực HĐND, UBND huyện và Chủ tịch UBND huyện; bảo đảm các điều kiện nhằm phục vụ có hiệu quả mọi hoạt động của HĐND, Thường trực HĐND, UBND, Chủ tịch UBND huyện.
9. Quản lý thống nhất việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND huyện; công văn, giấy tờ, văn thư hành chính, lưu trữ, tin học hoá hành chính nhà nước của UBND huyện.
10. Xây dựng và trình UBND, Chủ tịch UBND huyện chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện công tác cải cách hành chính nhà nước thuộc phạm vi văn phòng HĐND & UBND huyện.
11. Tổ chức tiếp nhận và giao trả hồ sơ theo quy trình Một cửa. Kiểm tra, đôn đốc các cơ quan chuyên môn trong việc giải quyết hồ sơ đúng hạn định, đúng quy trình, đúng thẩm quyền.
12. Hướng dẫn Văn phòng UBND xã, thị trấn về nghiệp vụ hành chính, văn thư, lưu trữ, tin học hoá quản lý hành chính theo quy định của pháp luật.
13. Quản lý cán bộ, công chức và người lao động; quản lý tài chính, tài sản của Văn phòng HĐND & UBND huyện theo quy định. Quản lý số cán bộ chuyên môn được UBND huyện giao trách nhiệm ở các lĩnh vực công tác: Thi đua khen thưởng, Tôn giáo, chuyên viên HĐND huyện.
14. Thực hiện những nhiệm vụ khác do UBND huyện và Chủ tịch UBND huyện phân công.
15. Được yêu cầu các đơn vị trực thuộc UBND huyện, UBND xã, thị trấn cung cấp số liệu, tư liệu có liên quan để phục vụ công tác giám sát, quản lý, chỉ đạo, điều hành của HĐND, UBND huyện.
16. Được ký các văn bản hành chính thông thường, giấy mời họp, thông báo ý kiến chỉ đạo , quản lý, điều hành của UBND huyện, Thường trực HĐND, Chủ tịch UBND huyện. Đôn đốc, kiểm tra và tổng hợp kết quả thực hiện các yêu cầu đó.
2.3 Cơ cấu tổ chức và biên chế
2.3.1 Lãnh đạo Văn phòng HĐND & UBND:
Văn phòng HĐND & UBND huyện có Chánh Văn phòng và Phó Chánh Văn phòng;
Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng do Chủ tịch UBND huyện bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định của pháp luật;
Chánh Văn phòng huyện chịu trách nhiệm trước Thường trực HĐND, UBND, Chủ tịch UBND huyện về toàn bộ hoạt động của Văn phòng;
Phó Chánh Văn phòng được phân công theo dõi, phụ trách từng khối công việc và chịu trách nhiệm trước Chánh Văn phòng, trước pháp luật về các công việc được phân công.
2.3.2 Các bộ phận giúp việc:
- Tổ chuyên viên nghiên cứu tổng hợp;
- Tổ tiếp nhận và giao trả kết qủa;
- Tổ hành chính quản trị ( kể cả văn thư, lưu trữ );
- Thi đua khen thưởng;
- Tôn giáo.
2.3.3 Biên chế:
Do Chủ tịch UBND huyện quyết định trên cơ sở biên chế hành chính của huyện được UBND tỉnh giao.
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ nêu trên, Văn phòng HĐND và UBND huyện hình thành các bộ phận công tác có lãnh đạo Văn phòng và cán bộ công chức giúp việc và theo dõi, thực hiện nhiệm vụ đã được phân công, cụ thể như sau:
- Tổ chuyên viên nghiên cứu tổng hợp;
- Tổ tiếp nhận và giao trả kết qủa;
- Tổ hành chính quản trị ( kể cả văn thư, lưu trữ );
- Thi đua khen thưởng;
- Tôn giáo.
Hiện tại cán bộ công chức và người lao động của Văn phòng HĐND & UBND huyện Vạn Ninh là 25, trong đó có 17 biên chế./.
Phần 2: BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ : “HOÀN THIỆN MỐI QUAN HỆ GIỮA VĂN PHÒNG HĐND & UBND HUYỆN VÀ CÁC PHÒNG BAN CHUYÊN MÔN THUỘC UBND HUYỆN VẠN NINH”
MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài.
Từ khi có Nghị quyết số 38 của Chính phủ, công cuộc cải cách hành chính đã có những bước tiến rõ nét. Cơ chế “ một cửa” với sự tinh giản gọn nhẹ, ít “cửa”, thủ tục giấy tờ đơn giản, rõ ràng đã làm ccho quá trình giải quyết công việc của người dân được tiến hành trôi chảy, làm tăng niềm tin của công dân vào sự quản lý của Nhà nước. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được, công cuộc cải cách hành chính cũng còn những trì trệ cần phải kịp thời khắc phục. những hạn chế đó có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân không kém phần quan trọng là sự phối hợp của các cơ quan trong quá trình giải quyết công việc.
Trước tình hình đó, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản pháp luật quy định về việc xây dựng cơ chế phối hợp hoạt động giữa các phòng ban, các cơ quan, tổ chức nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính, khắc phục tệ quan liêu, phiền hà, trì trệ.
UBND huyện là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm quản lý trên tất cả các lĩnh vực thuộc phạm vi địa giới hành chính của huyện. Bộ máy tham mưu, giúp việc cho UBND huyện đứng đầu Văn phòng HĐND & UBND huyện là Chánh Văn phòng HĐND & UBND huyện, tương đương với một trưởng phòng một phòng ban chuyên môn thuộc UBND huyện trên địa bàn huyện là cơ quan chuyên môn, cơ quan tham mưu của UBND huyện. Đứng đầu phòng ban chuyên môn thuộc UBND huyện là các Trưởng phòng. Giữa Văn phòng và các phòng ban chuyên môn thuộc UBND huyện có mối quan hệ trên nhiều lĩnh vực nhằm tạo ra sự thống nhất trong hoạt động, trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, của Chính phủ và của địa phương.
Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy mối quan hệ này chưa được rõ ràng,chưa dược qui định củ thể. Do đó việc hoàn thiện mối quan hệ giữa Văn phòng HĐND & UBND huyện với các phòng ban chuyên môn thuộc UBND huyện cần được đặt ra nhằm tăng cường hơn nữa hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, đẩy mạnh hơn nữa tiến trình cải cách hành chính, tăng niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đâọ của Đảng, sự quản lí của nhà nước.
2. Mục đích nghiên cứu.
Phân tích mối quan hệ giữa Văn phòng HĐND & UBND huyện Vạn Ninh với các phòng ban chuyên môn thuộc UBND huyện trên các phương diện lí luận, pháp lí và các thực tiễn hoạt động, tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu nhằm đưa ra những giải pháp hoàn thiện mối quan hệ giữa Văn phòng HĐND & UBND huyện Vạn Ninh với các phòng ban chuyên môn thuộc UBND huyện nói riêng, hệ thống cơ quan hành chính nhà nước nói chung, nâng cao hiệu quả hoạt động của mình, tạo ra sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan để công việc tiến hành thông suốt .
3. Đối tượng nghiên cứu.
Đề tài tập trung nghiên cứu về Văn phòng HĐND & UBND huyện Vạn Ninh, các phòng ban chuyên môn thuộc UBND huyện trong việc thực hiện công tác thông tin báo cáo, phối hợp xây dựng trương trình công tác của UBND huyện, thực hiện các chủ trương của UBND huyện về việc hoàn thiện nghiệp vụ hành chính văn phòng…
Tuy nhiên, để hoàn thiện mối quan hệ đó, đề tài cũng tập trung nghiên cứu một số vấn đề liên quan đến cơ cấu tổ chức của UBND huyện và các cơ quan chức năng có liên quan.
4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
Văn phòng và hoạt động của Văn phòng, các phòng ban chuyên môn thuộc UBND huyện cụ thể và hoạt động của nó cũng được tập trung nghiên cứu. Tuy vậy, mối quan hệ phối hợp trong quá trình hoạt động Văn phòng HĐND & UBND huyện với các phòng ban chuyên môn thuộc UBND huyện thì hầu như chưa có đề tài nào nhắc đến.
Tuy nhiên cũng có một số đề tài nghiên cứu tương tự như:
Hoàn thiện mối quan hệ giữa Văn phòng Chính Phủ với căn phòng UBND tỉnh của Phạm Đức Thụ.
.Tổ chức hoạt động của công sở hành chính nhà nước của Khuất Văn Sách.
.Hoàn thiện một bước tổ chức và hoạt động của UBND thành phố Hồ Chí Minh của Trương Hùng Việc.
.Hoàn thiện tổ chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Ninh Thuận của Lê Kim Hồng.
.Hoàn thiện tổ chức và các hoạt động của Văn phòng Bộ Nội vụ trong điều kện cải cách hành chính của Nguyễn Đức Tuân.
5. Nhiệm vụ của đề tài
Đề tai phải nêu ra thực trạng mối quan hệ giữa Văn phòng HĐND & UBND huyện với các phòng ban chuyên môn thuộc UBND huyện; chỉ ra được những tồn tại, nguyên nhân của những tồn tại đồng thời đưa ra những giải khả thi để khắc phục tình trạng đó.
6. Phương pháp nghiên cứu.
Trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành và thực hiện hoạt động của các cơ quan, đề tài sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu.
Chương I: Khái quát về mối quan hệ giữa Văn phòng UBND huyện và phòng ban chuyên môn thuộc UBND huyện:
Khái quát về Văn phòng HĐND & UBND
Theo Nghị định số14/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ, quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là phòng ban chuyên môn thuộc UBND huyện), Văn phòng HĐND & UBND huyện là cơ quan tương đương với phòng ban chuyên môn thuộc UBND huyện có nhiệm vụ tham mưu tổng hợp cho Ủy ban nhân dân về hoạt động của Ủy ban nhân dân; tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện về công tác dân tộc; tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân về chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân; cung cấp thông tin phục vụ quản lý và hoạt động của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và các cơ quan nhà nước ở địa phương; đảm bảo cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện.
Khái quát về cơ cấu tổ chức, vị trí, chức năng nhiệm vụ của Văn phòng HĐND & UBND huyện:
( trình bày ở Mục 2 Phần 1)
Khái quát về phòng ban chuyên môn thuộc UBND huyện
Theo Nghị định số14/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ, quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là phòng ban chuyên môn thuộc UBND huyện) quy định:
1.2.1 Vị trí và chức năng của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện được quy định như sau:1. Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện là cơ quan tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện và theo quy định của pháp luật; góp phần bảo đảm sự thống nhất quản lý của ngành hoặc lĩnh vực công tác ở địa phương.2. Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân cấp huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
1.2.2 Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện:
1. Trình Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 05 năm và hàng năm; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước
được giao.
2. Tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, quy hoạch, kế hoạch sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực
thuộc phạm vi quản lý được giao.
3. Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện và chịu trách nhiệm về việc thẩm định, đăng ký, cấp các loại giấy phép thuộc phạm vi trách nhiệm và thẩm quyền của cơ quan chuyên môn theo quy định của pháp luật và theo phân công của Ủy
ban nhân dân cấp huyện.
4. Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước đối với tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, các hội và tổ chức phi chính phủ hoạt động trên địa bàn thuộc các lĩnh vực quản lý của cơ quan chuyên môn theo quy định của pháp luật.5. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực quản lý của cơ quan chuyên môn cho cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã). 6. Tổ chức ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan chuyên môn cấp huyện.7. Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp huyện và sở quản lý ngành, lĩnh vực.8. Kiểm tra theo ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách đối với tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các quy định của pháp luật; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, lãng phí theo quy định của pháp luật và phân công của Ủy ban nhân dân cấp huyện.9. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, thực hiện chế độ, chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của cơ quan chuyên môn cấp huyện theo quy định của pháp luật, theo phân công của Ủy ban nhân dân cấp huyện.10. Quản lý tài chính, tài sản của cơ quan chuyên môn theo quy định của pháp luật và phân công của Ủy ban nhân dân cấp huyện.11. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân cấp huyện giao hoặc theo quy định của pháp luật. 1.2.3 Người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện1. Người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện (sau đây gọi chung là Trưởng phòng) chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và trước pháp luật về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn do mình phụ trách.2. Cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện (sau đây gọi chung là Phó Trưởng phòng) là người giúp Trưởng phòng chỉ đạo một số mặt công tác và chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng về nhiệm vụ được phân công. Khi Trưởng phòng vắng mặt một Phó Trưởng phòng được Trưởng phòng ủy nhiệm điều hành các hoạt động của cơ quan chuyên môn cấp huyện.3. Số lượng Phó Trưởng phòng cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện không quá 03 người.4. Việc bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, miễn nhiệm, cho từ chức, thực hiện chế độ, chính sách đối với Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định theo quy định của pháp luật. 1.2.4 Chế độ làm việc của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và trách nhiệm của Trưởng phòng1. Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện làm việc theo chế độ thủ trưởng.2. Trưởng phòng căn cứ các quy định của pháp luật và phân công của Ủy ban nhân dân cấp huyện xây dựng quy chế làm việc, chế độ thông tin báo cáo của cơ quan và chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện quy chế đó.3. Trưởng phòng chịu trách nhiệm về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan mình và các công việc được Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phân công hoặc uỷ quyền; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và chịu trách nhiệm khi để xẩy ra tình trạng tham nhũng, gây thiệt hại trong tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý của mình.4. Trưởng phòng có trách nhiệm báo cáo với Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và sở quản lý ngành, lĩnh vực về tổ chức, hoạt động của cơ quan mình; báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cùng cấp khi được yêu cầu; phối hợp với người đứng đầu cơ quan chuyên môn, các tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp giải quyết những vấn đề liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
1.2.5 Các cơ quan chuyên môn được tổ chức thống nhất ở các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
1. Phòng Nội vụ: tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước các lĩnh vực: tổ chức; biên chế các cơ quan hành chính, sự nghiệp nhà nước; cải cách hành chính; chính quyền địa phương; địa giới hành chính; cán bộ, công chức, viên chức nhà nước; cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn; hội, tổ chức phi chính phủ; văn thư, lưu trữ nhà nước; tôn giáo; thi đua –
khen thưởng.
2. Phòng Tư pháp: tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: công tác xây dựn