Đề tài Hoàn thiện pháp luật từ vụ việc của Vedan

Trong 2 năm qua, vụ việc công ty Vedan bị phát hiện xả nước thải trực tiếp ra sông Thị Vải trong thời gian dài, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tài nguyên sinh thái của con sông và đời sống sinh hoạt của người dân vùng lân cận, đã thu hút được sự chú ý của đông đảo dư luận trong nước. Một cách tổng quát, vụ việc Vedan buộc chúng ta phải nhìn nhận lại vai trò thực tế của các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường cũng như việc giải quyết khi phát sinh tranh chấp về bồi thường thiệt hại khi xảy ra ô nhiễm môi trường.

doc10 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2688 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Hoàn thiện pháp luật từ vụ việc của Vedan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài làm: I. Đặt vấn đề. Trong 2 năm qua, vụ việc công ty Vedan bị phát hiện xả nước thải trực tiếp ra sông Thị Vải trong thời gian dài, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tài nguyên sinh thái của con sông và đời sống sinh hoạt của người dân vùng lân cận, đã thu hút được sự chú ý của đông đảo dư luận trong nước. Một cách tổng quát, vụ việc Vedan buộc chúng ta phải nhìn nhận lại vai trò thực tế của các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường cũng như việc giải quyết khi phát sinh tranh chấp về bồi thường thiệt hại khi xảy ra ô nhiễm môi trường. II. Giải quyết vấn đề. 1. Diễn biến vụ việc. Công ty Vedan khởi công xây dựng năm 1991 tại tỉnh Đồng Nai và chính thức đi vào hoạt động năm 1993. chỉ một năm sau khi công ty hoạt động, người dân địa phương đã liên tiếp phản ánh về việc Vedan xả nước thải ra sông Thị Vải làm ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng, các loài thủy sản bị nhiễm độc từ nguồn nước thải bị chết rất nhiều, nguồn lợi của người dân từ việc đánh bắt bị suy giảm…Tuy nhiên, từ đó cho đến thời điểm tháng 9 – 2008, công ty Vedan vẫn được phép hoạt động bình thường mà không vấp phải sự can thiệp đáng kể nào từ phía các cơ quan quản lí có thẩm quyền. Qua phản ánh, bức xúc của người dân địa phương về tình trạng lén lút xả nước thải không qua xử lí ra môi trường, qua thời gian dài trinh sát, ngày 12- 9 – 2008, đoàn kiểm tra liên ngành do Đại tá Lương Minh Thảo - Phó cục trưởng Cục cảnh sát môi trường làm trưởng đoàn đã bất ngờ ập vào kiểm tra công ty Vedan, phát hiện công ty đang có hành vi xả hàng ngàn khối nước thải đen ngòm, bốc mùi hôi thối nông nặc ra sông Thị Vải mà không qua một công đoạn xử lí nào. Hành vi gây ô nhiễm của Vedan được tiến hành một cách có hệ thống và hết sức tinh vi bằng việc xây dựng hệ thống xử lí nước thải nhưng hệ thống này không được đưa vào vận hành; để ngăn người ngoài tiếp cận khu vực xử lí nước thải, công ty cho xây dựng hệ thống rào cao 2,5 – 3m, bên trên có gắn dây kẽm gai sắt nhọn, bên trong có lực lượng bảo vệ đông đảo làm nhiệm vụ canh phòng. Hành vi của Vedan gây ra những ảnh hường đặc biệt nghiêm trọng đối với môt trường. trong suốt 14 năm hoạt động, trung bình mỗi tháng công ty Vedan thải ra 105.600 m3 chất thải độc hại ra sông. Chất lượng nước sông Thị Vải bị ô nhiễm, từ khu đầu nguồn Thị Vải – Long Thọ, Nhơn Thạch (Đồng Nai), cách ống xả Vedan hơn 10km đường sông cho đến cửa sông khu vực đảo Long Sơn và xã Tân Hòa, huyện Tân Thạch (Bà Rịa – Vũng Tàu) đã gây ảnh hưởng lớn đến sinh kế của người dân, đặc biệt là hàng ngàn hộ nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản ở Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và huyện Cần Giờ (TP. Hồ Chí Minh). Ngay sau đó, người dân 3 tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai đã liên tiếp đưa đơn khởi kiện đòi Vedan bồi thượng thiệt hại. Thời gian đầu, Vedan kiên quyết từ chối việc bồi thường thiệt hại theo mức đề nghị của cơ quan quản lí. Cho đến khi các hệ thống siêu thị và người dân cả nước tiến hành tẩy chay sản phẩm Vedan để ủng hộ nông dân 3 tỉnh thì Vedan mới đồng ý bồi thường với mức 53,6 tỷ đồng đối với nông dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh là 45,7 tỷ đồng, Đồng Nai là 119 tỷ. Nhưng vẫn còn khá nhiều hộ nông dân không thỏa mãn với mức đền bù của Vedan và tiếp tục khới kiện. Ngoài ra, Vedan bị xử phạt hành chính với mức phạt 267,5 triệu đồng; bị truy thu khoản phí bảo vệ môi trường với nước thải công nghiệp trốn nộp là 127,2 tỷ đồng; bị cấm hoạt động xả chất thải lỏng; có trách nhiệm khắc phục hậu quả tình trạng ô nhiễm sông Thị Vải. 2. Các quy định của pháp luật liên quan đến tranh chấp về bồi thường thiệt hại trong vụ việc Vedan. Xem xét ở góc độ tâm lí, có hai cách lí giải hành động của Vedan và nói chung là của các doanh nghiệp vẫn đang lẳng lặng và liên tục đầu độc môi trương tự nhiên: hoặc họ phát hiện được các kẽ hở của pháp luật và đã lách qua đó; hoặc họ nhận thấy đang sống trong một xã hội mà pháp luật không hữu hiệu và người ta có thể dễ dàng vô hiệu hóa nó bằng nhiều cách. Bài viết này chỉ xin đề cập đến trường hợp thứ nhất: Vấn đề các quy định của pháp luật Việt Nam đối với việc bảo vệ môi trường. Bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường được pháp luật Việt Nam ghi nhận lần đầu tiên tại Luật bảo vệ môi trường năm 1993, theo đó “Tổ chức, cá nhân gây tổn hại môi trường do hoạt động của mình phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật”. Nhưng phải đến khi Luật Bảo vệ môi trường 2005 được ban hành, vấn đề này mới được đề cập một cách rõ ràng hơn. Với những hành vi gây ô nhiễm, suy thoái môi trường, Luật Bảo vệ môi trường không quy định hình thức xử phạt cụ thể đối với từng hành vi mà tùy vào tính chất, mức độ và thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra mà tổ chức, cá nhân sẽ bị áp dụng trách nhiệm pháp lí tương ứng, có thể là dân sự, hình sự, hành chính. a. Các quy định của pháp luật hình sự. Bộ luật hình sự Việt Nam quy định về việc truy tố trách nhiệm hình sự đối với hành vi “gây ô nhiễm nguồn nước” tại Điều 183. “Điều 183. Tội gây ô nhiễm nguồn nước.   1. Người nào thải vào nguồn nước dầu mỡ, hoá chất độc hại, chất phóng xạ quá tiêu chuẩn cho phép, các chất thải, xác động vật, thực vật, vi khuẩn, siêu vi khuẩn, ký sinh trùng độc hại và gây dịch bệnh hoặc các yếu tố độc hại khác, đã bị xử phạt hành chính mà cố tình không thực hiện các biện pháp khắc phục theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.   2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm. 3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm. 4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm." Nhưng bên cạnh đó, luật Hình sự việt Nam cũng quy định “cá thể hóa trách nhiêm hình sự, chỉ được áp dụng với cá nhân mà không được áp dụng với pháp nhân”. Với những quy định như vậy, trên thực tế Điều luật này không có nhiều ý nghĩa trong việc răn đe, phòng chống và xử lí tội phạm, vì hiện nay việc gây ô nhiễm nguồn nước ở mức độ đủ để có thể truy cứu trách nhiệm hình sự phần lớn (nếu không muốn nói là gần hết) đều do các pháp nhân chứ không phải do cá nhân gây ra. Như vậy cũng đồng nghĩa với việc pháp nhân gây ô nhiễm môi trường dù ở mức độ đặc biệt nghiêm trọng cũng chỉ có thể xử lí theo các quy định hành chính mà không thể truy cứu trách nhiệm hình sự do Luật Hình sự chưa có quy định về vấn đề này! Bên cạnh đó, Điều 183 cũng nêu ra điều kiện để chủ thể bị xử lí hình sự là trước đó, hành vi của chủ thể “đã bị xử phạt hành chính”. Đây cũng là một quy định còn nhiều hạn chế vì thực tế có những sai phạm chỉ bị phát hiện khi đã ở mức độ nghiêm trọng, rất nghiêm trong hay đặc biệt nghiêm trọng, nếu áp dụng quy định này thì những vụ việc như vậy cũng không bị xử lí hinh sự chỉ vì trước đó vụ việc đã không được phát hiện để xử lí hành chính. b. Các quy định của pháp luật hành chính. Các quy định xử phạt hành chính về vấn đề này được đề cập đến trong Nghị định 81/2006/NĐ- CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, các quy định trong Nghị định còn rất chung chung, thiếu tính cụ thể, rõ ràng và khiến chủ thế áp dụng luật gặp phải không ít lúng túng. c. Các quy định của pháp luật dân sự. liên quan đến các quy định của pháp luật dân sự đối với vụ việc của Vedan, nổi lên hai vấn đề chính là : bồi thường thiệt hại và khởi kiện đông người. Vấn đề bồi thường thiệt hại được đề cập tới tại Điều 624 Bộ Luật dân sự 2005: “Cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp người gây ô nhiễm môi trường không có lỗi”. Luật dân sự không quy định cụ thể về gi hạn mức bồ thường mà trách nhiệm dân sự của chủ thể gây thiệt hại sẽ được xác định theo hướng thiệt hại đến đâu thì phải bồi thường thiệt hại tương ứng với mức độ thiệt hại đó. vụ việc Vedan là một tiền đề điển hình của một vụ kiện đông người. tại thời điểm hiện nay (tháng 9 – 2010), số người kiện đòi bồi thường đối với Vedan đã lên đến hơn 10.000 người. họ là những nông dân của 3 tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh chịu ảnh hương trực tiếp từ việc xả nước thải ra sông Thị Vải của Vedan. Việc khởi kiện đông người phải được tiến hành theo các quy định tại Luật Tố tụng dân sự 2004. 3. Thực tiễn giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại trong vụ việc Vedan. Các quy định của pháp luật là cơ sở pháp lý để tiến hành giải quyết các tranh chấp diễn ra trên thực tế. chẳng hạn trong vụ việc của Vedan, xuất phát những kẽ hớ pháp luật nên việc giải quyết tranh chấp gặp phải không ít khó khăn, phức tạp. a. Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật hình sự. Với những sai phạm có tính chất cố ý, có tổ chức, có hệ thống diễn ra trong một thời gian dài và liên tục (14 năm) gây ra những thiệt hại vô cũng nghiêm trọng về mô trường trên một địa bàn rộng, Vedan cần phải bị xử lí nghiêm khắc, hợp lí, tương xứng với mức độ thiệt hại đã gây ra. Tuy nhiên với những quy định của Luật hình sự như đã nêu ở trên thì việc truy cứu trách nhiệm hình sự của Vedan là không thể. Sự việc này phần nào cho chúng ta thấy rõ nhu cầu cấp bách về việc sửa đổi, hoàn thiện pháp luật trong bối cảnh nên kinh tế đang hội nhập ngày một mạnh mẽ với các nền kinh tế khác trên thế giới, làm phát sinh những quan hệ xã hội mới đồng thời với những thách thức mới. Nói đến vụ việc Vedan không thể không nhắc đến trách nhiệm của cơ quan bảo vệ môi trường tỉnh Đồng Nai. Dư luận hoàn toàn có thể đặt câu hỏi: Tại sao Vedan xả thải trong 14 năm mà cơ quan hữu trách ở địa phương không hề nắm bắt được? Vì thế theo tôi, Viện kiếm sát có thể truy tố những người có trách nhiệm thuộc cơ quan bảo vệ môi trường tỉnh Đồng Nai về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng theo quy định tại Điều 285 bộ luật hình sự. b. Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật hành chính. về tính chất, mức độ nghiêm trọng của vụ việc do Vedan gây ra thì ai cũng đã rõ. Vậy nhưng mức phạt cho Vedan chỉ là 267 triệu, trong khi doanh số của Vedan trong 6 tháng đầu năm 2008 (năm phát hiện vi phạm) là 182,7 triệu USD, lúc này dư luận không thể không hỏi: - Liệu mức phạt đề xuất này đã phản ánh đung thực tế hủy hoại môi trường một cách có hệ thống hay chưa? Nếu mức phạt đó là đúng và đủ, rõ ràng luật môi trường của ta còn quá nhẹ. người dân mong rằng Quốc hội trong kỳ họp tới khẩn trương sửa luật này vì sự sống còn của tài nguyên đất nước và vì sự trong lành và an toàn của người dân. - Chỉ mỗi việc Vedan trốn phí (thuế) bảo vệ môi trường cũng không thể không đặt câu hỏi: cơ quan nào có trách nhiệm từng tháng, từng quý, năm tính phí môi trường mà không tính đúng và đủ để buộc Vedan đóng? Cơ quan nào chịu trách nhiệm thu phí mà không thu? Cơ quan nào có nhiệm vụ quan sát, kiểm tra sự thu phí mà không truy thu? c. Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật dân sự. Đây là vấn đề trách nhiệm của Vedan đối với nông dân 3 tỉnh trực tiếp chịu thiệt hại từ hành vi xả thải của Vedan. Tuy nhiên, vụ kiện này ngay từ đầu đã cho thấy sự phức tạp, tốn công sức và thời gian vì những tính chất đặc thù của sự việc như: 1) Chưa từng có tiền lệ; 2) Số lượng bên nguyên rất đông, còn bên bị mới nêu công ty Vedan; 3) Ý nghĩa đặc biệt quan trọng của vụ kiện: ngoài việc đem lại công bằng cho người dân địa phương, việc giải quyết thành công vụ kiện này còn tạo nên một tiền lệ tích cực cho công tác cưỡng chế pháp luật, đồng thời những bài học từ vụ việc này sẽ góp phần hoàn thiện khung pháp lý hiện hành của pháp luật Việt Nam. mặt khác, trong vụ việc của Vedan, nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là một chủ thể chịu ảnh hưởng từ hành vi của Vedan, bởi Nhà nước là chủ sở hữu đối với các nguồn tài nguyên của đất nước nên không thể không kể đến vấn đề quyền lợi của Nhà nước trong trường hợp này. c.1. Trong quá trình khiếu kiện, những vướng mắc mà người dân gặp phải được ghi nhận như sau: * Hạn chế về hiểu biết trong quy trình khiếu kiện. Trên thực tế, Việt Nam chưa có tiền lệ tập hợp người dân bị hại khởi kiện doanh nghiệp xâm hại môi trường, vì thế người dân chưa biết đến quy trình khiếu kiện. Đã có nhiều trường hợp, nông dân gửi đơn kiện đòi bồi thường đến cơ quan công an và đoàn kiểm tra trung ương, thậm chí gửi đến cả Công ty Vedan trong khi chỉ có tòa án mới có thẩm quyền giải quyết việc này. Cụ thể hơn, ở tỉnh Đồng Nai, các hộ dân bị thiệt hại có thể gửi đơn tới Tòa án Nhân dân huyện Long Thành, nơi có trụ sở Công ty Vedan yêu cầu tòa giải quyết. Ngoài ra, mặc dù là doanh nghiệp nước ngoài nhưng Vedan là do nhà nước Việt Nam cấp phép thành lập nên vẫn là pháp nhân Việt Nam. Và vì vậy, hành vi vi phạm của họ vẫn được giải quyết theo quy định của luật pháp Việt Nam đối với các pháp nhân trong nước.  *Khó khăn trong việc chứng minh thiệt hại. Một người bình thường cũng có thể cảm nhận dễ dàng mối liên hệ nhân quả giữa hành vi gây ô nhiễm môi trường của Vedan và hậu quả thiệt hại vật chất về cây trồng, vật nuôi, cũng như sự xuống cấp về chất lượng cuộc sống mà những người nông dân ở hai bờ sông Thị Vải phải gánh chịu. Tuy nhiên, để buộc Vedan bồi thường thiệt hại thì sự cảm nhận là chưa đủ, mà cần xác lập mỗi liên hệ nhân quả ấy bằng các chứng cứ khách quan và có cơ sở khoa học. Hiện nay, thiệt hại thực tế của người dân là chưa xác định được chính xác và quá trình này vẫn đang được tiến hành. Một số chứng cứ của nông dân đưa ra là không hợp lệ như giấy phép khai thác thủy sản đã quá thời hạn, ghe thuyền bỏ thời gian dài đã mục nát, mô tả thiệt hại chưa đúng…   Để có các chứng cứ chứng minh thiệt hại sẽ cần tiến hành một loạt hoạt động kỹ thuật phức tạp mà chỉ những tổ chức chuyên môn, có đủ thiết bị và đội ngũ chuyên gia có trình độ, tay nghề, mới có thể đảm nhận. Công việc này cũng đòi hỏi chi phí lớn, chắc chắn vượt quá khả năng chi trả của những người nông dân nghèo. Đây chính là vấn đề mấu chốt chưa giải quyết được và khiến cho vụ kiện Vedan có vẻ như đang rơi vào bế tắc. * Lỗ hổng trong hệ thống giám sát môi trường đang làm lợi cho bên gây hại. Công ty Vedan cho rằng: "Muốn đánh giá việc công ty vi phạm bảo vệ môi trường dẫn tới trách nhiệm bồi thường thiệt hại phải dựa trên việc xem xét, đánh giá mang tính khoa học, tính khách quan và tính tổng thể, đồng thời phải tuân thủ quy phạm pháp luật của Nhà nước". Vedan thừa nhận hành vi sai phạm, nhưng hành vi ấy có gây ra thiệt hại nặng nề như hiện nay hay không thì chưa chứng minh được. Dọc sông Thị Vải, không chỉ có một mình Công ty Vedan xả thải trực tiếp ra sông; nên việc “áp đặt” cho mỗi công ty này phải chịu trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại cho người dân trong trường hợp này là không thể. Thậm chí, mới đây, Vedan còn đưa ra báo cáo phân tích các nguyên nhân gây ô nhiễm sông Thị Vải, trong đó có nêu chi tiết 77 xí nghiệp và khu công nghiệp mỗi ngày xả thải ra sông hơn 33.000 m3 với lượng thải qua xử lý chỉ chiếm khoảng 15 - 16%.  Rõ ràng, với những chứng cứ này, không thể quy hết trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại cho Vedan. Điều này cũng thể hiện rõ quan điểm “không bồi thường thiệt hại” mà chỉ “hỗ trợ” cho người dân của Công ty Vedan. Rõ ràng, tình trạng bất lợi nói trên thể hiện sự yếu kém của các cơ quan quản lý môi trường địa phương và ngành dọc trong việc xác lập hệ thống theo dõi, giám sát và đánh giá liên tục mức độ vi phạm gây ô nhiễm của các doanh nghiệp tại địa bàn. * Phản ứng của cơ quan pháp luật địa phương   Theo Điều 35, Bộ luật tố tụng dân sự quy định, thẩm quyền sơ thẩm giải quyết vụ việc dân sự của tòa án sẽ phân theo lãnh thổ. Trong trường hợp này, các đơn khiếu nại, khiếu kiện của nhân dân đòi Công ty Vedan bồi thường thiệt hại đều phải nộp tới Tòa án Nhân dân huyện Long Thành, Đồng Nai – địa bàn trụ sở Công ty Vedan Việt Nam.   Tuy nhiên, trên thực tế, Tòa án Nhân dân huyện Long Thành đã từ chối thụ lý đơn kiện Vedan. Nguyên nhân mà tòa án địa phương này đưa ra là: Thứ nhất, các đơn kiện chưa rõ ràng “hầu hết đơn khởi kiện đều chỉ nêu chung chung là yêu cầu Công ty Vedan bồi thường thiệt hại mà không nêu rõ các khoản đòi bồi thường cụ thể gồm những gì và số tiền bồi thường là bao nhiêu”; Thứ hai, họ muốn Hội Nông dân tự thay mặt người bị hại để thương lượng với Vedan; Thứ ba, do họ chưa nhận được kết luận của Bộ TN-MT khẳng định Vedan gây thiệt hại.   Về mặt nguyên tắc, nếu người đòi bồi thường thiệt hại chưa chứng minh được đòi hỏi của mình là chính đáng, thì theo đúng các quy định trong Bộ luật Tố tụng Dân sự 2005, Toà án có thể yêu cầu đương sự giao nộp, bổ sung chứng cứ. Trong trường hợp đương sự không thể tự mình thu thập chứng cứ mà có yêu cầu, tòa án được phép tiến hành các biện pháp hỗ trợ chứng minh cần thiết do pháp luật quy định. Vì vậy, những lí lẽ mà Toà án Nhân dân huyện Long Thành đưa ra để từ chối thụ lý đơn kiện là bất hợp lý.   Hơn nữa, theo quy định giải quyết vụ việc theo hai cấp, khi tòa án địa phương thụ lý, xét xử vụ án và đưa ra phán quyết chưa thỏa đáng, các bên liên quan mới có quyền khiếu kiện lên tòa án cấp cao hơn. Chính vì quy định này, khi bị TAND huyện Long Thành từ chối đơn kiện, người nông dân không thể đưa đơn kiện trực tiếp lên tòa án cấp cao hơn. Rõ ràng, việc phân quyền như trên là hoàn toàn không thích hợp vì với trường hợp điển hình như Vedan, tòa án cấp thấp nhất - cấp huyện, đã bị quá tải về khả năng, làm trì trệ quá trình xử lý. * Rào cản từ thời hiệu khởi kiện. Theo quy định, thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường là hai năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm. Việc gây ô nhiễm môi trường của Vedan diễn ra liên tục, trong một thời gian dài (hơn 14 năm), do vậy người dân cũng sẽ gặp khó khăn khi phải chứng minh những thiệt hại thực tế phát sinh từ hai năm trở lại đây để buộc Vedan bồi thường. c.2. Những vấn đề pháp lý trong quan hệ bồi thường thiệt hại giữa Vedan với Nhà nước Việt Nam. Theo Điều 17, Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992, đất đai, tài nguyên và môi trường thuộc sở hữu toàn dân, không phải là sở hữu tư nhân; và Nhà nước chính là chủ thể đại diện hợp pháp và duy nhất cho quyền sở hữu đó. Vì vậy, Nhà nước có quyền và có trách nhiệm bảo vệ các tài nguyên quốc gia của toàn dân; hay nói cách khác, Nhà nước có quyền và trách nhiệm khởi kiện và trừng phạt những ai làm tổn thất, gây mất mát, hay tối thiểu là giới hạn quyền của chủ sở hữu đối với đất đai, tài nguyên và môi trường. Khi tài nguyên bị xâm hại, chính Nhà nước cũng là bên bị hại. Và như vậy, Nhà nước cũng có đủ tư cách pháp lý để đứng đơn kiện Công ty Vedan.   Theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự hiện hành (Điều 161, 162), Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cáo đã ra Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP ngày 15/05/2006 hướng dẫn cụ thể thủ tục khởi kiện đòi bồi thường cho nhà nước: “Cơ quan Tài nguyên và Môi trường có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu tòa án buộc cá nhân, cơ quan, tổ chức có hành vi gây ô nhiễm môi trường phải bồi thường thiệt hại, khắc phục sự cố gây ô nhiễm môi trường công cộng.” Trong trường hợp này, Bộ TN-MT hoặc Sở TN-MT các tỉnh có thể đứng đơn kiện đòi Công ty Vedan bồi thường.   Một số ý kiến khác lại cho rằng, vai trò đứng đơn kiện đòi bồi thường nên dành cho UBND sẽ hợp lý hơn. Vì về nguyên tắc, UBND là cơ quan đại diện pháp luật cho pháp nhân hành chính công quyền ở từng cấp địa phương, còn cơ quan TN&MT chỉ là cơ quan tham mưu.   Tuy vậy, thủ tục tố tụng hiện vẫn chưa rõ ràng, song theo pháp luật, dứt khoát cơ quan quản lý nhà nước các cấp có liên quan phải quan tâm làm hết trách nhiệm và quyền hạn của mình để thực hiện đầy đủ những biện pháp cần thiết, góp phần bảo vệ đúng mức quyền, lợi ích chính đáng của nhà nước và nhân dân.  III. Kết thúc vấn đề. Vedan là một vụ việc điển hình về tình trạng gây ô nhiễm môi trường một cách có hệ thống, đồng thời cũng cho thấy sự lơ là, thiếu trách nhiệm của các cơ quan quản lí Nhà nước về môi trường. chắc chắ
Luận văn liên quan