Đề tài Hoàn thiện phương thức tín dụng chứng từ trong thanh toán hàng xuất nhập khẩu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (Agribank) chi nhánh Biên Hòa

Khi còn là sinh viên năm cuối của trường được học qua những môn học về thanh toán quốc tếtôi cảm thấy rất phù hợp với những gì mà tôi muốn làm khi ra trường nhưmục tiêu của tôi khi làm việc tại các công ty xuất nhập khẩu, qua tất cả các môn học thì tôi thích nhất là môn nghiệp vụngoại thương và thanh toán quốc tế giúp tôi có thêm kiến thức đểlàm bài nghiên cứu khoa học cũng nhưkhi áp dụng những gì đã học khi tôi tốt nghiệp ra trường, và khi được vào ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Biên Hòa đểthực tập trong thời gian đi thực tế, tôi đã tìm hiểu những dịch vụvà các sản phẩm của ngân hàng, tuy nhiên qua tìm hiểu tôi nhận thức được rằng nếu hỏi mọi người bất kỳthì đa số được trảlời là ngân hàng hỗtrợ cho những người nông dân mà cụthểlà tín dụng đối với doanh nghiệp và hộgia đình. Trong thời gian tìm hiểu này tôi cũng được tiếp xúc với bộphận thanh toán quốc tế của ngân hàng, cũng như được các anh chịcho xem những tài liệu cũng nhưcập nhật sốliệu cần thiết cho bài luận văn này tôi thấy rằng khách hàng thanh toán hàng hóa bằng phương thức tín dụng chứng từlà quá nhỏso với một ngân hàng đã có thương hiệu trên thịtrường, tuy thanh toán bằng phương thức chuyển tiền có thểlà nhanh hơn L/C nhưng để đảm bảo an toàn cho doanh nghiệp xuất khẩu thì thật sựphương thức tín dụng chứng từthật sựlà an toàn cho những doanh nghiệp khi hội nhập kinh tếthếgiới.

pdf83 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3999 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện phương thức tín dụng chứng từ trong thanh toán hàng xuất nhập khẩu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (Agribank) chi nhánh Biên Hòa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 LỜI NÓI ĐẦU 1. Lý do và bối cảnh đề tài: Khi còn là sinh viên năm cuối của trường được học qua những môn học về thanh toán quốc tế tôi cảm thấy rất phù hợp với những gì mà tôi muốn làm khi ra trường như mục tiêu của tôi khi làm việc tại các công ty xuất nhập khẩu, qua tất cả các môn học thì tôi thích nhất là môn nghiệp vụ ngoại thương và thanh toán quốc tế giúp tôi có thêm kiến thức để làm bài nghiên cứu khoa học cũng như khi áp dụng những gì đã học khi tôi tốt nghiệp ra trường, và khi được vào ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Biên Hòa để thực tập trong thời gian đi thực tế, tôi đã tìm hiểu những dịch vụ và các sản phẩm của ngân hàng, tuy nhiên qua tìm hiểu tôi nhận thức được rằng nếu hỏi mọi người bất kỳ thì đa số được trả lời là ngân hàng hỗ trợ cho những người nông dân mà cụ thể là tín dụng đối với doanh nghiệp và hộ gia đình. Trong thời gian tìm hiểu này tôi cũng được tiếp xúc với bộ phận thanh toán quốc tế của ngân hàng, cũng như được các anh chị cho xem những tài liệu cũng như cập nhật số liệu cần thiết cho bài luận văn này tôi thấy rằng khách hàng thanh toán hàng hóa bằng phương thức tín dụng chứng từ là quá nhỏ so với một ngân hàng đã có thương hiệu trên thị trường, tuy thanh toán bằng phương thức chuyển tiền có thể là nhanh hơn L/C nhưng để đảm bảo an toàn cho doanh nghiệp xuất khẩu thì thật sự phương thức tín dụng chứng từ thật sự là an toàn cho những doanh nghiệp khi hội nhập kinh tế thế giới. Do đó, tôi –một sinh viên đến nghiên cứu tại ngân hàng tôi cũng muốn góp phần đẩy mạnh hiệu quả thanh toán quốc tế thông qua đề tài “Hoàn thiện phương thức tín dụng chứng từ trong thanh toán hàng xuất nhập khẩu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (Agribank) chi nhánh Biên Hòa”. Nhằm cải thiện tình hình thanh toán quốc tế của ngân hàng cũng như giúp các doanh nghiệp nắm rõ về các phương thức thanhh toán để an toàn khi hội nhập với kinh tế thế giới. 2.Ý nghĩa thực tiễn và lý luận: Trong những lý thuyết đã được học ở trường liên quan về tín dụng chứng từ cũng phần nào cho chúng ta thấy được những hiệu quả của phương thức này đem lại cho những nhà xuất khẩu, đem lại sự an toàn cho doanh nghiệp. Tuy nhiên khi thực tập tại ngân hàng tôi thấy rằng những lý thuyết mà tôi đã học ở trường cũng được vận 2 dụng trong thực tiễn nhưng có phần mềm có thể làm đơn giản hóa những thủ tục khi thanh toán bộ chứng từ xuất nhập khẩu. Do doanh nghiệp giao dịch trong ngân hàng chủ yếu bằng phương thức chuyển tiền mà ít quan tâm đến tín dụng chứng từ vì thế ngân hàng có những giải pháp để hoàn thiện tín dụng chứng từ có thể đem lại những hiệu quả cao hơn trong hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng giúp cho các doanh nghiệp nắm vững những kiến thức về phương thức thanh toán tín dụng chứng từ nhằm nâng cao uy tín cũng như thương hiệu của Ngân hàng hơn nữa trên địa bàn tỉnh, góp phần giảm thiểu những rủi ro cho các doanh nghiệp trong nước trong quá trình hội nhập với thị trường nước ngoài. 3. Kết quả đạt được và những tồn tại: ► Đạt được: +Phương thức tín dụng chứng từ làm hạn chế rủi ro và đảm bảo nghĩa vụ cũng như quyền lợi của các bên tham gia giao dịch. Do đó, nó có tính an toàn cao. +Thanh toán tín dụng chứng từ thường tiến hành theo những quy trình tương đối hoàn chỉnh và ngày càng chuẩn hóa khi áp dụng trong thực tế. Điều này tạo khả năng thích nghi và thuận lợi cho các đối tác giao dịch. +Sự gia tăng về số lượng giao dịch và mức độ tin học càng cao đã hỗ trợ cho tín dụng chứng từ trong việc đẩy nhanh tốc độ thanh toán, giảm bớt thời gian và chi phí của các bên tham gia. +UCP DC 600 là cẩm nang tham chiếu cho các vấn đề liên quan đến tín dụng chứng từ đã và đang được sử dụng phổ biến ở hầu hết các ngân hàng trên thế giới. +Đem lại nguồn ngoại tệ cho ngân hàng khi thu hút được khách hàng đến với ngân hàng giao dịch khi phương thức tín dụng chứng từ được hoàn thiện. Nâng cao được thương hiệu Agribank trên địa bàn tỉnh bên cạnh hoạt động tín dụng của ngân hàng. ►Những tồn tại: Do thương hiệu của Agribank nói chung là về tín dụng hỗ trợ cho doanh nghiệp và các hộ gia đình vay vốn kinh doanh. Tuy mạng lưới lớn và nhiều nhất so với các ngân hàng khác và có thể nói là rộng khắp nhất ở Việt Nam nhưng về thanh toán quốc tế các doanh nghiệp xuất nhập khẩu lại chỉ biết đến Ngân hàng cổ phần 3 ngoại thương …mà thôi, vì vậy, ngân hàng đã mở rộng thêm dịch vụ thanh toán quốc tế song song với các dịch vụ truyền thống của ngân hàng như tín dụng…nhưng các doanh nghiệp vẫn chưa biết đến vì vậy mà thanh toán quốc tế của ngân hàng chiếm thị phần rất thấp so với những ngân hàng khác. Do đó, có thể khó xâm nhập được thị trường trong các khu công nghiệp vì đó là những khách hàng quen thuộc với các ngân hàng như ngoại thương, công thương, các ngân hàng nước ngoài…ngoài ra công nghệ xử lý của ngân hàng vẫn chưa được hoàn thiện làm cho việc chuyển điện hay phát hành hối phiếu đòi tiền chậm trễ so với thời gian thanh toán. Khi thay đổi một phương pháp nào đó thì phải có thời gian để kiểm định xem thực hiện như thế nào khi mà ngân hàng sử dụng bằng quản lý trực tuyến qua mạng vì vậy việc thay đổi thật sự không phải là một vấn đề nhỏ chút nào. 4. Dự kiến nghiên cứu tiếp tục: Nếu có cơ hội tiếp tục nghiên cứu thì tôi muốn được nghiên cứu sâu thêm vào những hiện trạng về thanh toán quốc tế của ngân hàng để có thể đem lại giải pháp hiệu quả mang lại cho ngân hàng những bước phát triển mới nâng cao thêm thương hiệu của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Biên Hòa trên địa bàn tỉnh. Và được nghiên cứu về chính sách quảng cáo của ngân hàng trong việc cạnh tranh với các ngân hàng khác về thu hút khách hàng trong hoạt động thanh toán quốc tế. Trong sự phát triển của mọi ngân hàng thì bộ phận makerting rất quan trọng nhằm đem lại những thông tin mới nhất cũng như có lợi nhất cho các doanh nghiệp khi các khách hàng giao dịch tại ngân hàng và cũng như để khách hàng biết đến ngân hàng. 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ 1.1 Giới thiệu tổng quát về đề tài nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu chủ yếu nói về hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng đặc biệt ở khía cạnh là phương thức tín dụng chứng từ. Mặc dù có nhiều phương thức thanh toán được áp dụng như: chuyển tiền, nhờ thu, ghi sổ song phương thức tín dụng chứng từ được các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ưa chuộng và vận dụng với tỷ lệ khá cao. Do đó đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Biên Hòa. Bố cục của đề tài gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan về thanh toán tín dụng chứng từ Giới thiệu về các quan điểm chọn đề tài cũng như là những mục tiêu và những gì đạt được và tồn tại được quan tâm trong chương này. Chương 2: cơ sở lý luận của phương thức tín dụng chứng từ Phần cơ sở lý luận vận dụng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ trong thanh toán quốc tế. Trọng tâm của chương là giới thiệu phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, tầm quan trọng của phương thức tín dụng chứng từ trong thanh toán quốc tế. Chương 3: Tình hình thanh toán hàng xuất nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Biên Hòa. Trình bày quy trình tổ chức thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ cho hàng xuất nhập khẩu tại ngân hàng. Phân tích thực trạng vận dụng phương thức tín dụng chứng từ để thấy rõ được những ưu điểm cũng như những tồn tại của phương thức thanh toán này. Chương 4: Một số giải pháp hoàn thiện vận dụng phương thức tín dụng chứng từ trong thanh toán hàng xuất nhập khẩu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Biên Hòa. Đề ra một số giải pháp dựa trên những hạn chế nhằm hoàn thiện phương thức tín dụng chứng từ trong thanh toán hàng xuất nhập khẩu tại ngân hàng. 5 1.2 Quan điểm chọn đề tài: Trong nền kinh tế hội nhập, các quốc gia điều có điều kiện hết sức thuận lợi để phát triển, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại. Cùng với xu thế đó kết hợp với những chính sách và đường lối mở cửa, kinh tế Việt Nam cũng đã và đang từng bước tăng trưởng mạnh mẽ. Cơ cấu xuất nhập khẩu cũng trở nên đa dạng và chuyển biến tích cực. Xuất khẩu không chỉ giới hạn ở những mặt hàng nguyên liệu thô mà dần chuyển sang những mặt hàng công nghệ cao và các mặt hàng chế biến và chế biến sâu. Nhập khẩu phần lớn tập trung vào hàng hóa thiết yếu phục vụ sản xuất. Kết quả của quá trình này là xuất khẩu tăng lên, nhập khẩu giảm lại, thâm hụt thương mại giảm qua đó tạo nên nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước. Trong điều kiện thị trường và các quan hệ thương mại được mở rộng không ngừng đã làm kéo theo tính phức tạp, đa dạng và mức độ rủi ro cũng như nhu cầu thanh toán quốc tế và các dịch vụ quốc tế đi kèm cũng ngày càng phát triển như hiện nay thì phương thức tín dụng chứng từ có thể được xem như là một giải pháp hiệu quả do những đặc điểm của nó cho thấy sự phù hợp với xu thế phát triển xuất nhập khẩu. Hòa chung với nhịp độ xây dựng và phát triển của nền kinh tế đất nước, hoạt động kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Biên Hòa trong những năm qua cũng có những bước tiến đáng kể về chất và lượng, góp phần đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Với những điều kiện của một thành phố đang trên đà phát triển, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Biên Hòa đã không ngừng phát triển với chức năng là thủ quỹ cho các doanh nghiệp, đứng ra thanh toán hộ cho khách hàng, giúp họ giảm thiểu được chi phí thanh toán, tạo sự thuận tiện nhanh chóng trong quá trình mua bán. Hơn thế nữa ngân hàng còn tham gia tư vấn cho khách hàng nhằm giảm thiểu rủi ro, tạo sự yên tâm cho khách hàng trong quá trình buôn bán với nước ngoài. Tuy nhiên ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Biên Hòa hiện nay đang gặp phải sự cạnh tranh gay gắt của nhiều ngân hàng lớn, uy tín hoạt động trên cùng địa bàn tỉnh như ngân hàng ngoại thương, ngân hàng công thương Đồng Nai, ngân hàng Á Châu, và các ngân hàng thương mại nước ngoài khác…..Do đó mà khi là sinh viên nghiên cứu khoa học tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Biên Hòa tôi đã thấy có những doanh nghiệp đến giao dịch với ngân hàng đa số là theo phương thức chuyển tiền vì thế đó là lý do mà tôi đã chọn đề tài nghiên cứu 6 “Hoàn thiện phương thức tín dụng chứng từ thanh toán hàng xuất nhập khẩu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (Agribank) chi nhánh Biên Hòa” là hết sức cần thiết cho ngân hàng cũng như các doanh nghiệp cùng nhau vững bước trên con đường thâm nhập, khai thác và mở rộng nhiều thị trường mới. 1.3 Những tư liệu sử dụng: Trong quá trình làm bài nghiên cứu khoa học này tôi đã sử dụng những tư liệu của ngân hàng như: báo cáo thường niên của ngân hàng năm 2007, năm 2008, báo cáo tài chính năm 2007; năm 2008; quy định về quy trình nghiệp vụ thanh toán quốc tế trong hệ thống ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam; báo cáo về tình hình thanh toán quốc tế năm 2008; bảng báo cáo về tình hình thanh toán quốc tế 6 tháng đầu năm 2009; phương hướng và định hướng phát triển của ngân hàng năm 2009; bảng báo cáo sơ bộ về 9 tháng đầu năm hoạt động kinh doanh của ngân hàng; báo cáo về tình hình mua bán ngoại tệ năm 2008 và 6 tháng đầu năm 2009….kết hợp với những nghiên cứu điều tra của bản thân trong quá trình thực tập như: điều tra về biểu phí của các ngân hàng; thị phần của ngân hàng trong thanh toán quốc tế với các ngân hàng khác bằng cách tìm hiểu từ những người quen ở các ngân hàng cũng như qua mạng trang chủ của các ngân hàng đang cạnh tranh; qua khảo sát phỏng vấn các doanh nghiệp là khách hàng thân thiết của ngân hàng về việc tại sao lại thanh toán hàng xuất nhập khẩu của doanh nghiệp, cũng như những ưu đãi mà ngân hàng hỗ trợ cho khách hàng truyền thống của mình. Trong thời gian thực tập tôi cũng giành thời gian cho việc tìm hiểu ghi nhận lại những số liệu thực tế của ngân hàng cũng như phỏng vấn trực tiếp các anh chị ở bộ phận thanh toán quốc tế về những vấn đề liên quan đến bài đề tài như:quy trình thanh toán hàng xuất nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ, những chứng từ gì cần thiết khi thanh toán bộ chứng từ, học cách xem và kiểm tra một L/C là như thế nào cũng như những sai sót. Và tôi cũng đã có cơ hội đi thực tế với ngân hàng xuống vũng tàu tham gia vào hội thi của riêng hệ thống ngân hàng Agribank Việt Nam, thông qua chuyến đi này tôi cũng tìm hiểu được cách thức hoạt động cũng như là những phương hướng mà trong thời gian tới ngân hàng áp dụng trong năm 2009 và cho những năm tới, tìm hiểu thêm về môi trường làm việc cũng như là những quan hệ đồng nghiệp và quan hệ giữa các chi nhánh của ngân hàng. Thời gian thực tập còn lại tôi tập trung tìm hiểu về việc vận dụng những kiến thức đã học vào thực hành thực tiễn, và được các anh chị hướng dẫn 7 nhập vào hệ thống của ngân hàng trong việc thực hiện thanh toán quốc tế qua mạng SWIFT. 1.4 Phương pháp nghiên cứu: Các phương pháp sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu: +Phương pháp quan sát tại hiện trường: quan sát các hoạt động thanh toán quốc tế tại Agribank Biên Hòa như trong quá trình tiếp xúc với khách hàng của thanh toán viên, sắp xếp chứng từ,… +Phương pháp phân tích so sánh và phân tích: sau khi có số liệu, nghiên cứu các dữ liệu thứ cấp bằng cách phân tích chúng thành từng phần, từng khía cạnh theo thời gian để so sánh nắm bắt nội dung, hiểu rõ nội dung và bản chất của dữ liệu đầy đủ và toàn diện. Qua đó cho ta những thông tin cần thiết phục vụ cho nhu cầu nghiên cứu đề tài. +Phương pháp thống kê: xác định nguồn tài liệu ấn phẩm, tìm các tài liệu liên quan đến hoạt động thanh toán quốc tế tại các ngân hàng cũng như của Agibank Biên Hòa, hệ thống hóa các dữ liệu, xây dựng bảng tổng hợp thông tin đã được phân loại. 1.5 Mục tiêu nghiên cứu: +Phân tích thực trạng sử dụng phương thức tín dụng chứng từ trong thanh toán hàng xuất nhập khẩu của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Biên Hòa. +Đề ra các giải pháp hoàn thiện vận dụng phương thức tín dụng chứng từ trong thanh toán hàng xuất nhập khẩu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Biên Hòa để giúp cho các doanh nghiệp nắm vững những kiến thức về phương thức thanh toán tín dụng chứng từ nhằm nâng cao uy tín cũng như thương hiệu của Ngân hàng hơn nữa trên địa bàn tỉnh, góp phần giảm thiểu những rủi ro cho các doanh nghiệp trong nước trong quá trình hội nhập với thị trường nước ngoài. 8 CHƯƠNG 2: CỞ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ. 2.1 Thanh toán quốc tế: 2.1.1 Khái niệm về thanh toán quốc tế: ►Cơ sở lý thuyết: Các tài liệu, giáo trình, hoạt động thanh toán quốc tế đã được hình thành phát triển hoàn thiện thành những qui ước, văn bản …như là giáo trình nghiệp vụ ngoại thương, thanh toán quốc tế, các quy ước của phòng thương mại quốc tế ICC về phương thức tín dụng chứng từ, Incoterms 2000, UCP-DC 600 … ►Cơ sở thực tế: Từ những nghiệp vụ hoạt động thanh toán của ngân hàng, hải quan, doanh nghiệp chứng tỏ được các phương thức thanh toán quốc tế được sử dụng nhiều nhất tại ngân hàng từ đó rút ra được những ưu điểm và nhược điểm của các phương thức thanh toán mà các doanh nghiệp đã chọn khi giao dịch với ngân hàng. Trong quan hệ quốc tế, mỗi một quốc gia luôn có một mối những liên hệ với các quốc gia khác trên nhiều lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, ngoại giao, hợp tác khoa học kỹ thuật [1-trang 195].Quá trình hoạt động các quan hệ nêu trên đều cần thiết thực hiện việc chi tiêu. Do đó hình thành nên các khoản chi thu tiền tệ quốc gia giữa các nước với nhau tạo nên địa vị tài chính mỗi nước bội thu hay bội chi.Chính các khoản thanh toán chi tiêu này đã khai sinh hoạt động thanh toán quốc tế. Thanh toán quốc tế là việc thực hiện chi trả bằng tiền liên quan đến các dịch vụ mua bán hàng hóa hay cung ứng lao vụ…giữa các tổ chức hay cá nhân nước này với các tổ chức hay cá nhân nước khác, hay giữa một quốc gia với tổ chức quốc tế, thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các nước liên quan [1-trang 195]. Dưới gốc độ kinh tế, các quan hệ quốc tế được phân chia làm hai loại: quan hệ mậu dịch và quan hệ phi mậu dịch +Thanh toán phi mậu dịch: là những quan hệ thanh toán phát sinh không liên quan đến hàng hóa cũng như cung ứng lao vụ, nó không mang tính chất thương mại [1-trang 195]. +Thanh toán mậu dịch: là quan hệ thanh toán phát sinh trên cơ sở trao đổi hàng hóa và các dịch vụ thương mại theo giá quốc tế [1-trang 196]. 9 Trong hai hình thức thanh toán kể trên, thanh toán mậu dịch là chủ yếu trong thanh toán quốc tế. Thanh toán quốc tế đã xuất hiện từ lâu nhưng nó thực sự phát triển khi chủ nghĩa Tư bản ra đời. Do nhu cầu mua bán trao đổi giữa các nước ngày càng tăng cho nên thanh toán quốc tế trở thành một bộ phận không thể thiếu trong hoạt động kinh tế của một quốc gia. 2.1.2. Tầm quan trọng của thanh toán quốc tế trong nền kinh tế: Thanh toán là khâu cuối cùng kết thức quá trình lưu thông hàng hóa [8-trang 196], nếu như quá trình thanh toán được tiến hành một cách liên tục nhanh chóng, thuận lợi, giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu được thực hiện, có tác dụng thúc đẩy nhanh tốc độ thanh toán và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu. Thực hiện tốt công tác thanh toán quốc tế có tác dụng khuyến khích các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh, gia tăng khối lượng hàng hóa mua bán, mở rộng quan hệ giao dịch giữa các nước với nhau, thúc đẩy ngoại thương phát triển. Quy mô hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu cũng là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh sự lớn mạnh về kinh tế của một quốc gia. Ngoài ra tổ chức thực hiện tốt thanh toán quốc tế cũng làm gia tăng việc mua bán hàng hóa, tạo điều kiện thực hiện và quản lý có hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu trong nước theo đúng chính sách ngoại thương đã đề ra, đồng thời có thể tập trung và quản lý nguồn ngoại tệ trong nước, sử dụng ngoại tệ có mục đích, có hiệu quả theo yêu cầu của nền kinh tế, tạo điều kiện tốt cho chế độ quản lý ngoại hối. 2.1.3. Vai trò của ngân hàng trong thanh toán quốc tế: Trong buôn bán quốc tế người mua và người bán thường ở các nước khác nhau, vì vậy trong giao dịch sẽ gặp một số khó khăn trở ngại như không cùng ngôn ngữ, mỗi nước có luật lệ khác nhau về dân sự, về chính sách ngoại thương cũng như các luật lệ khác. Mỗi nước sử dụng đồng tiền riêng của nước mình cũng như có chế độ quản lý ngoại hối riêng, phong tục tập quán cũng có những nét khác nhau…tất cả những khác biệt nêu trên thường gây ra những trở ngại khó khăn trong giao dịch mua bán. Ngoài ra do ở cách xa nhau về địa lý nên hai bên cũng không thể trực tiếp thanh toán với nhau [2-trang 105]. Để giải quyết những vấn đề nan giải trên là hai bên phải nhờ đến một bên thứ ba đứng ra giải quyết những vấn đề có liên quan.Và ngân hàng xuất hiện với tư cách là người trung gian bảo vệ quyền lợi của hai bên trong khuôn 10 khổ pháp lý. Khi hợp đồng mua bán quốc tế giữa hai bên được ký kết. Ngân hàng sẽ là địa điểm thanh toán giữa hai bên. Ngân hàng thương mại với chức năng là thủ quỹ cho các doanh nghiệp, đứng ra thanh toán hộ cho khách hàng, giúp họ giảm thiểu được chi phí thanh toán, tạo sự thuận tiện nhanh chóng trong quá trình mua bán. Trong công tác thanh toán quốc tế, khách hàng sẽ mở tài khoản ở ngân hàng và khi quá trình mua bán hàng hóa được thực hiện chủ tài khoản sẽ ra lệnh cho ngân hàng trở thành người thu chi tài chính cho những khách hàng nào có mở tài khoản tại ngân hàng. Hơn thế nữa ngân hàng sẽ tham gia tư vấn cho khách hàng nhằm giảm rủi ro, tạo sự yên tâm cho khách hàng trong quá trình buôn bán với nước ngoài. 2.2 Phương thức tín dụng chứ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfND_BAO_CAO_NCKH_2.pdf
  • pdfBAI_BAO_NCKH_3.pdf
Luận văn liên quan