Quán triệt Nghịquyết 48 - NQ/TW ngày
02/6/2005 của BộChính trịvềchiến lược cải cách tưpháp đến năm 2020
trong đó nhấn mạnh: “Đổi mới việc tổchức phiên toà xét xử”, đồng thời“coi
xét xửlà hoạt động trong tâm của hoạt động tưpháp”, những quy định vềthủ
tục xét xửtrong BLTTHS cần được sửa đổi, bổsung một cách toàn diện.
Theo quy định của BLTTHS hiện hành, quá trình giải quyết vụán hình sựtrải
qua nhiều giai đoạn khác nhau, trong đó giai đoạn xét xử được coi là giai
đoạn có tính quyết định. Điều 9 BLTTHS quy định “ Không ai bịcoi là có tội
và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực
pháp luật”. Ởnước ta, để đảm bảo việc xét xử được chính xác, khách quan,
luật tốtụng hình sựquy định Toà án thực hiện nguyên tắc hai cấp xét xử, các
cấp xét xửhiện nay là cấp sơthẩm và cấp phúc thẩm. Đểthực hiện nguyên
tắc hai cấp xét xử, luật TTHS quy định hai thủtục xét xửlà: thủtục xét xửsơ
thẩm và thủtục xét xửphúc thẩm. Thực tiễn xét xửtrong một sốnăm vừa qua
cho thấy mặc dù sốlượng án hình sựhàng năm không giảm nhưng Toà án
các cấp đã thực hiện tương đối tốt các quy định pháp luật TTHS trong xét xử
tại cấp sơthẩm và cấp phúc thẩm. Tuy nhiên, hiệu quảcông tác xét xửvẫn
chưa thật sự được nâng cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của công cuộc cải
cách tưpháp. Thực tiễn vẫn xảy ra tình trạng án đểquá hạn, án xửsai và còn
không ít trường hợp xửoan người không phạm tội, gây bất bình trong nhân
dân, bức xúc trong dưluận, làm giảm uy tín của các cơquan tưpháp, ảnh
hưởng tiêu cực đến hiệu quảgiáo dục ý thức pháp luật và đấu tranh phòng
chống tội phạm.
4
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những tồn tại nói trên, trong đó có
nguyên nhân rất quan trọng là những hạn chế, bất cập trong quy định của
pháp luật TTHS. Trong giai đoạn hiện tại, cùng với việc tiếp tục đẩy nhanh
quá trình cải cách kinh tếvà cải cách nền hành chính quốc gia, công cuộc cải
cách tưpháp cũng đang được Đảng và Nhà nước tích cực triển khai, coi đây
nhưlà khâu đột phá quan trọng, thúc đẩy quá trình xây dựng và hoàn thiện
Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủnghĩa. Điều này đã thểhiện rõ nét
trong các Nghịquyết của Đảng như: Nghịquyết số48-NQ/TW ngày
02/6/2005 của Bộchính trịvềchiến lược cải cách tưpháp đến năm 2020 là:
“Xây dựng và hoàn thiện pháp luật vềtổchức và hoạt động của các cơquan
tưpháp phù hợp với mục tiêu, định hướng của chiến lược cải cách tưpháp”;
Nghịquyết số49-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộchính trịvềchiến lược xây
dựng và hoàn thiện hệthống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng
đến năm 2020 là: “Coi trọng việc hoàn thiện chính sách hình sựvà thủtục tố
tụng tưpháp ”. Trước những yêu cầu của thực tiễn, việc nghiên cứu các quy
định của pháp luật TTHS nói chung và các chế định của BLTTHS nói riêng
vềxét xửsơthẩm, phúc thẩm, đánh giá thực tiễn xét xửnhằm làm sáng tỏvề
lý luận cũng nhưthực tiễn, tìm ra những hạn chếvướng mắc trong quy định
pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật trong xét xửcác vụán hình sự, từ đó
đềxuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu quảcông tác
xét xửcác vụán hình sựtheo tinh thần cải cách tưpháp là hết sức cần thiết và
cấp bách.
246 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2390 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện quy định pháp luật về tố tụng hình sự Việt Nam - Nâng cao hiệu quả xét xử theo tinh thần cải cách tư pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
*************
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ NHẰM
NÂNG CAO HIỆU QUẢ XÉT XỬ THEO TINH THẦN
CẢI CÁCH TƯ PHÁP
MÃ SỐ: LH - 08 - 09/ ĐHL
Hà Nội, 01/ 2009
1
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BLHS : Bộ luật hình sự
BLTTHS : Bộ luật tố tụng hình sự
ĐTV : Điều tra viên
ĐDHP : Đại diện hợp pháp
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
HĐXX : Hội đồng xét xử
HLPL : Hiệu lực pháp luật
KSV : Kiểm sát viên
TAND : Tòa án nhân dân
HĐTP : Hội đồng thẩm phán
TANDTC : Tòa án nhân dân tối cao
TAQS : Tòa án quân sự
TAQSTƯ : Tòa án quân sự trung ương
TTHS : Tố tụng hình sự
VKS : Viện kiểm sát
VKSND : Viện kiểm sát nhân dân
VKSNDTC : Viện kiểm sát nhân dân tối cao
2
MỤC LỤC
Trang
PHẦN THỨ NHẤT: MỞ ĐẦU 3
PHẦN THỨ HAI: BÁO CÁO TỔNG THUẬT VỀ NỘI
DUNG NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
8
PHẦN THỨ BA: CÁC CHUYÊN ĐỀ 57
1. Thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hình sự 57
2. Giới hạn của việc xét xử sơ thẩm 76
3. Một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về chuẩn bị xét xử
sơ thẩm và hướng hoàn thiện
87
4. Đổi mới thủ tục phiên toà sơ thẩm hình sự 103
5. Nâng cao hiệu quả tranh tụng tại phiên toà xét xử sơ thẩm hình
sự
119
6. Một số vấn đề về đảm bảo quyền bào chữa của bị cáo trong giai
đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự
133
7. Kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm 146
8. Hoàn thiện quy định pháp luật về thủ tục phiên toà phúc thẩm vụ
án hình sự
158
9. Hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự về thẩm quyền của Toà án
cấp phúc thẩm
173
10. Áp dụng, thay đổi huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn trong giai đoạn
xét xử sơ thẩm, phúc thẩm vụ án hình sự
187
11 Thực tiễn xét xử của các Toà án quân sự và một số giải pháp
nâng cao chất lượng, hiệu quả xét xử của Toà án quân sự
202
3
PHẦN THỨ NHẤT
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài: Quán triệt Nghị quyết 48 - NQ/TW ngày
02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020
trong đó nhấn mạnh: “Đổi mới việc tổ chức phiên toà xét xử”, đồng thời “coi
xét xử là hoạt động trong tâm của hoạt động tư pháp”, những quy định về thủ
tục xét xử trong BLTTHS cần được sửa đổi, bổ sung một cách toàn diện.
Theo quy định của BLTTHS hiện hành, quá trình giải quyết vụ án hình sự trải
qua nhiều giai đoạn khác nhau, trong đó giai đoạn xét xử được coi là giai
đoạn có tính quyết định. Điều 9 BLTTHS quy định “ Không ai bị coi là có tội
và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực
pháp luật”. Ở nước ta, để đảm bảo việc xét xử được chính xác, khách quan,
luật tố tụng hình sự quy định Toà án thực hiện nguyên tắc hai cấp xét xử, các
cấp xét xử hiện nay là cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm. Để thực hiện nguyên
tắc hai cấp xét xử, luật TTHS quy định hai thủ tục xét xử là: thủ tục xét xử sơ
thẩm và thủ tục xét xử phúc thẩm. Thực tiễn xét xử trong một số năm vừa qua
cho thấy mặc dù số lượng án hình sự hàng năm không giảm nhưng Toà án
các cấp đã thực hiện tương đối tốt các quy định pháp luật TTHS trong xét xử
tại cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm. Tuy nhiên, hiệu quả công tác xét xử vẫn
chưa thật sự được nâng cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của công cuộc cải
cách tư pháp. Thực tiễn vẫn xảy ra tình trạng án để quá hạn, án xử sai và còn
không ít trường hợp xử oan người không phạm tội, gây bất bình trong nhân
dân, bức xúc trong dư luận, làm giảm uy tín của các cơ quan tư pháp, ảnh
hưởng tiêu cực đến hiệu quả giáo dục ý thức pháp luật và đấu tranh phòng
chống tội phạm.
4
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những tồn tại nói trên, trong đó có
nguyên nhân rất quan trọng là những hạn chế, bất cập trong quy định của
pháp luật TTHS. Trong giai đoạn hiện tại, cùng với việc tiếp tục đẩy nhanh
quá trình cải cách kinh tế và cải cách nền hành chính quốc gia, công cuộc cải
cách tư pháp cũng đang được Đảng và Nhà nước tích cực triển khai, coi đây
như là khâu đột phá quan trọng, thúc đẩy quá trình xây dựng và hoàn thiện
Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Điều này đã thể hiện rõ nét
trong các Nghị quyết của Đảng như: Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày
02/6/2005 của Bộ chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 là:
“Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của các cơ quan
tư pháp phù hợp với mục tiêu, định hướng của chiến lược cải cách tư pháp”;
Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ chính trị về chiến lược xây
dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng
đến năm 2020 là: “Coi trọng việc hoàn thiện chính sách hình sự và thủ tục tố
tụng tư pháp…”. Trước những yêu cầu của thực tiễn, việc nghiên cứu các quy
định của pháp luật TTHS nói chung và các chế định của BLTTHS nói riêng
về xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, đánh giá thực tiễn xét xử nhằm làm sáng tỏ về
lý luận cũng như thực tiễn, tìm ra những hạn chế vướng mắc trong quy định
pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật trong xét xử các vụ án hình sự, từ đó
đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả công tác
xét xử các vụ án hình sự theo tinh thần cải cách tư pháp là hết sức cần thiết và
cấp bách.
2. Tình hình nghiên cứu: Từ khi BLTTHS năm 2003 có hiệu lực thi
hành đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về xét xử trong TTHS của các
nhà nghiên cứu lý luận và thực tiễn. Gần đây cũng có một số tác giả nghiên
cứu về hoạt động xét xử nhưng ở những góc độ khác nhau, ví dụ: tác giả Phan
Thị Thanh Mai với luận án Tiến sĩ luật học đề tài "Giám đốc thẩm trong
5
TTHSViệt Nam" (bảo vệ tháng 5/2007) có đề cập tới việc tổ chức Tòa án để
xét xử sơ thẩm và phúc thẩm có hiệu quả và chất lượng, hạn chế tình trạng vi
phạm nghiêm trọng pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án nhằm hạn chế
lượng đơn từ, khiếu nại đề nghị giám đốc thẩm và hạn chế số lượng án bị
kháng nghị giám đốc thẩm; Tác giả Vũ Gia Lâm với một số bài viết đăng trên
các tạp chí chuyên ngành như: “Hoàn thiện một số quy định về xét xử sơ thẩm
hình sự nhằm thực hiện có hiệu quả nguyên tắc hai cấp xét xử”(Tạp chí Tòa án
nhân dân số 18/2006); “Hoàn thiện một số quy định về xét xử phúc thẩm hình
sự nhằm thực hiện có hiệu quả nguyên tắc hai cấp xét xử” (Tạp chí TAND số
23/2006) đều ít nhiều đề cập đến các quy định pháp luật TTHS hiện hành về
thủ tục xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, thực trạng áp dụng trong xét xử, những
vướng mắc, bất cập và hướng hoàn thiện. Ở một số bài viết khác như: "Một số
vấn đề về việc giao bản án của Tòa án cấp sơ thẩm theo luật tố tụng hình sự",
của tác giả Trần Văn Độ đăng trên Tạp chí TAND, số 8 tháng 4/2007, trong đó
với việc xác định rõ đối tượng và hình thức giao bản án, những hạn chế trong
quy định của BLTTHS về việc giao bản án, đã làm rõ ý nghĩa pháp lý và ý
nghĩa chính trị xã hội của việc giao bản án của Tòa án cấp sơ thẩm dưới góc độ
bảo đảm nguyên tắc hai cấp xét xử. Ngoài ra còn một số tác giả khác như Trần
Công Phàn với bài "Tiếp tục hoàn thiện các quy định của BLTTHS về xét xử
phúc thẩm", tác giả Hồ Đức Anh với bài "Hoàn thiện các quy định của
BLTTHS năm 2003 về phạm vi tranh luận và chủ thể tranh luận tại phiên tòa
sơ thẩm"; tác giả Vũ Thành Long với bài "Về thẩm quyền của Tòa án cấp phúc
thẩm quy định tại khoản 3 Điều 249 BLTTHS " đăng trên Tạp chí Kiểm sát, số
20 tháng 10/2007 (số chuyên đề về hoàn thiện các quy định của BLTTHS theo
định hướng cải cách tư pháp) và rất nhiều bài viết khác đăng trên các tạp chí
chuyên ngành. Nhìn chung, nội dung các bài viết này chủ yếu là nghiên cứu
các vấn đề có liên quan đến xét xử theo các thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm như
6
vấn đề hoàn thiện pháp luật về thủ tục xét xử sơ thẩm, phúc thẩm theo hướng
cải cách tư pháp được đề ra trong các nghị quyết của Đảng. Tuy nhiên hầu hết
các công trình nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu một cách đơn
thuần và riêng lẻ các quy định pháp luật thực định và thực tiễn áp dụng pháp
luật về từng giai đoạn xét xử sơ thẩm, phúc thẩm hoặc xét lại bản án, quyết
định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc, tái thẩm, Ví dụ: nghiên
cứu về thẩm quyền xét xử của Toà án, thủ tục xét xử sơ thẩm; thủ tục xét xử
phúc thẩm; thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm; quyền hạn của Toà án cấp phúc
thẩm…. mà chưa đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện các chế
định về xét xử và các chế định khác có liên quan trong tố tụng hình sự trong
mối liên hệ chặt chẽ và thống nhất với nhau cũng như việc áp dụng các chế
định này trong thực tiễn trên tinh thần của chiến lược cải cách tư pháp. Vì vậy
nhóm nghiên cứu cho rằng việc lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện pháp luật TTHS
nhằm nâng cao hiệu quả xét xử theo tinh thần cải cách tư pháp” để nghiên cứu
dưới góc độ một đề tài khoa học cấp trường trong thời điểm hiện nay là rất cấp
thiết và vẫn có tính thời sự.
3. Phương pháp nghiên cứu: Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương
pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan
điểm của Đảng và Nhà nước ta về cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa. Các phương pháp chủ yếu được sử dụng để nghiên
cứu đề tài là: phương pháp phân tích, tổng hợp, đối chiếu, so sánh; phương
pháp tổng kết lịch sử; phương pháp thống kê hình sự v.v…
4. Mục đích và phạm vi nghiên cứu nghiên cứu của đề tài: Nghiên cứu
đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác xét xử trong TTHS
theo tinh thần cải cách tư pháp, trong đó chủ yếu tập trung vào các giải pháp
hoàn thiện quy định của pháp luật TTHS về các chế định xét xử sơ thẩm, xét
xử phúc thẩm các vụ án hình sự.
7
- Nghiên cứu các quy định pháp luật về xét xử sơ thẩm, xét xử phúc
thẩm và thực tiễn thi hành các quy định này trong xét xử trong mối quan hệ
với các yêu cầu của cải cách tư pháp;
- Đánh giá thực trạng các quy định pháp luật về xét xử và thực tiễn áp
dụng các quy định này trong hoạt động xét xử tại cấp sơ thẩm và cấp phúc
thẩm, xác định nguyên nhân của những hạn chế và vướng mắc khi áp dụng
các quy định pháp luật trong xét xử;
- Nghiên cứu đề xuất các giải pháp có cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm
nâng cao hiệu quả công tác xét xử trong tố tụng hình sự theo tinh thần cải
cách tư pháp trong giai đoạn trước mắt cũng như lâu dài.
5. Những đóng góp của đề tài: Nhìn nhận một cách tổng quát trên
phương diện nghiên cứu khoa học, đề tài có những đóng góp cơ bản sau:
- Đề tài đã góp phần đáng kể trong việc phân tích, đối chiếu các chuẩn
mực về hoạt động xét xử của hai giai đoạn xét xử sơ thẩm và phúc thẩm trong
luật TTHS Việt Nam trên các phương diện lập pháp và thi hành pháp luật, có
đối chiếu, so sánh với các quy định pháp luật của một số quốc gia trên thế
giới có liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài.
- Đánh giá được thực trạng xét xử các vụ án hình sự, việc áp dụng pháp
luật có liên quan đến xét xử sơ thẩm, phúc thẩm… từ đó đưa ra những giải
pháp cho từng nhóm vấn đề nhằm nâng cao hiệu quả xét xử các vụ án hình sự
trong bối cảnh cải cách tư pháp.
- Đề tài đã chỉ ra được nhiều bất cập trong quy định của pháp luật TTHS
về thẩm quyền xét xử, giới hạn xét xử, thủ tục tố tụng tại phiên toà sơ thẩm,
phúc thẩm, quyền hạn của Toà án phúc thẩm …trên cơ sở đó đề xuất những ý
kiến sửa đổi, bổ sung những quy định của BLTTHS hiện hành về các quy
định này.
8
Với những kết quả nghiên cứu nói trên, đề tài có thể được sử dụng như
là một tài liệu tham khảo có giá trị cho giảng viên và sinh viên tại các trường
đào tạo pháp luật cũng như các nhà nghiên cứu lý luận và hoạt động thực tiễn.
6. Kết cấu của đề tài: Đề tài có các chuyên đề nghiên cứu sau:
1. Thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hình sự
2. Giới hạn của việc xét xử sơ thẩm.
3. Một số quy định của BLTTHS về chuẩn bị xét xử sơ thẩm và hướng
hoàn thiện
4. Đổi mới thủ tục phiên toà sơ thẩm hình sự
5. Nâng cao hiệu quả tranh tụng tại phiên toà xét xử sơ thẩm hình sự
6. Một số vấn đề về đảm bảo quyền bào chữa của bị cáo trong giai đoạn
xét xử sơ thẩm vụ án hình sự
7. Kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm
8. Hoàn thiện quy định pháp luật về thủ tục phiên toà xét xử phúc thẩm
hình sự
9. Hoàn thiện pháp luật TTHS về thẩm quyền của Toà án cấp phúc thẩm
10. Áp dụng, thay đổi huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn trong giai đoạn xét
xử sơ thẩm, phúc thẩm vụ án hình sự
11. Thực tiễn xét xử của các Toà án quân sự và một số giải pháp nâng
cao chất lượng, hiệu quả xét xử của Toà án quân sự.
9
PHẦN THỨ HAI
BÁO CÁO TỔNG THUẬT VỀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Đề tài “Hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự nhằm nâng cao hiệu quả xét
xử theo tinh thần cải cách tư pháp” được nghiên cứu với các chuyên đề sau:
* Thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hình sự
* Giới hạn của việc xét xử sơ thẩm
* Một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về chuẩn bị xét xử sơ
thẩm và hướng hoàn thiện
* Đổi mới thủ tục phiên toà sơ thẩm hình sự
* Nâng cao hiệu quả tranh tụng tại phiên toà xét xử sơ thẩm hình sự
* Một số vấn đề về đảm bảo quyền bào chữa của bị cáo trong giai đoạn
xét xử sơ thẩm vụ án hình sự
* Kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm
* Hoàn thiện quy định pháp luật về thủ tục phiên toà xét xử phúc thẩm
hình sự
* Hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự về thẩm quyền của Toà án cấp
phúc thẩm
* Áp dụng, thay đổi huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn trong giai đoạn xét xử
sơ thẩm, phúc thẩm vụ án hình sự
* Thực tiễn xét xử của các Toà án quân sự và một số giải pháp nâng cao
chất lượng, hiệu quả xét xử của Toà án quân sự
Sau thời gian nghiên cứu theo mười nội dung của các chuyên đề liên
10
quan đến xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, các tác giả của nhóm nghiên cứu đã thu
được những kết quả sau:
1. Về thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, các tác giả của nhóm
nghiên cứu thống nhất quan điểm là: Nghiên cứu về thẩm quyền xét xử sơ
thẩm của toà án có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc tổ chức hệ thống các
cơ quan tiến hành tố tụng để thực hiện các hoạt động tố tụng nhằm giải quyết
vụ án khách quan toàn diện và đầy đủ, theo đúng tinh thần của nguyên tắc hai
cấp xét xử hiện nay. Nghiên cứu về thẩm quyền xét xử sơ thẩm của toà án các
cấp theo quy định của pháp luật TTHS Việt Nam nhóm tác giả rút ra kết luận:
- Luật TTHS Việt Nam dựa vào một số dấu hiệu nhất định của vụ án
hình sự để phân định thẩm quyền xét xử sơ thẩm cho các cấp Toà án. Đó là
các dấu hiệu về tính chất nghiêm trọng, phức tạp của tội phạm (loại tội
phạm), nơi tội phạm được thực hiện và người thực hiện tội phạm, cá biệt như
ở Việt Nam còn căn cứ vào hành vi phạm tội gây thiệt hại cho lĩnh vực quản
lý nhà nước nào để xác định thẩm quyền xét xử sơ thẩm giữa TAND và
TAQS trong một số trường hợp nhất định. Dựa trên ba tiêu chí đã xác định
trên, pháp luật tố tụng hình sự hiện hành Việt Nam phân định các loại thẩm
quyền xét xử sau: Thẩm quyền xét xử theo sự việc: là loại thẩm quyền được
phân định giữa Tòa án cấp huyện và Toà án cấp tỉnh; thẩm quyền xét xử sơ
thẩm theo đối tượng: là loại thẩm quyền được phân định giữa Toà án nhân
dân và Toà án quân sự; thẩm quyền xét xử theo lãnh thổ: là loại thẩm quyền
được phân định cho các Toà án tại các địa bàn quản hạt khác nhau căn cứ vào
nơi tội phạm được thực hiện hoặc nơi kết thúc việc điều tra. Việc phân định
các loại thẩm quyền xét xử dựa theo các tiêu chí nêu trên là phù hợp với trình
độ tổ chức và chuyên môn của Toà án trong thời điểm BLTTHS được ban
hành và có hiệu lực.
11
- Thực tiễn xét xử trong những năm gần đây cho thấy, mặc dù số lượng
vụ án phải thụ lý xét xử ở cấp sơ thẩm ngày càng tăng nhưng tốc độ giải
quyết tại cấp xét xử này đã nhanh chóng hơn, lượng án tồn đọng ngày càng
hạn chế. Đặc biệt, chất lượng xét xử ngày càng được nâng cao so với thời
gian trước, số lượng các vụ án mà bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo,
kháng nghị có chiều hướng giảm so với trước đây. Nhờ chất lượng xét xử sơ
thẩm ngày càng đảm bảo nên lượng án bị xét xử phúc thẩm theo hướng không
chấp nhận kháng cáo, kháng nghị chiếm tỷ lệ cao so với số lượng án bị sửa, bị
hủy. Lượng án tồn đọng tại TAND cấp huyện và cấp tỉnh hàng năm nhìn
chung có xu hướng ngày càng giảm (tính trung bình từ năm 2002 đến năm
2007 lượng án sơ thẩm tồn đọng ở TAND cấp huyện và cấp tỉnh vào khoảng
trên dưới 2% lượng án đã thụ lý). Số lượng án sơ thẩm bị huỷ để điều tra lại
hoặc xét xử lại chiếm một tỷ lệ không đáng kể. Theo nhóm nghiên cứu thì
thẩm quyền xét xử sơ thẩm theo sự việc của Toà án các cấp hiện nay quy định
tại Điều 170 BLTTHS, về cơ bản là phù hợp và đã được chứng minh cụ thể
qua thực tiễn xét xử trong thời gian qua. Tuy nhiên, quá trình áp dụng đã cho
thấy có một số bất cập:
Thứ nhất: Bộ luật TTHS hạn chế quá nhiều trường hợp vụ án hình sự về
tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm
trọng mà Toà án cấp huyện không được xét xử tại điểm c khoản 1 Điều 170
(21 tội phạm cụ thể). Trước đây năng lực tổ chức và trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ của cán bộ các cơ quan tiến hành tố tụng ở cấp huyện còn nhiều
hạn chế, cơ sở vật chất, phương tiện hoạt động còn thiếu thốn, nên quy định
như vậy là phù hợp. Tuy nhiện, hiện nay năng lực thực tế của các cơ quan
tiến hành tố tụng nói chung và cơ quan tiến hành tố tụng ở cấp huyện nói
riêng đã được nâng cao rất nhiều so với thời điểm BLTTHS có hiệu lực thi
hành. Vì vậy, chúng tôi cho rằng đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia
12
quy định tại Chương 11 là các tội phạm liên quan đến sự vững mạnh cũng
như sự tồn vong của Nhà nước của chế độ và việc xử lý các tội phạm này đòi
hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ
quan hữu quan khác, đồng thời trong một số trường hợp cần đảm bảo bí mật
nhà nước; các tội phá hoại hoà bình, chống loài người và tội phạm chiến
tranh quy định tại chương 24 BLHS là các tội phạm chưa từng được khởi tố,
điều tra, truy tố, xét xử ở Việt Nam kể từ khi quy định các tội phạm này tại
BLHS năm 1985 nên chưa có sự khảo nghiệm trong thực tế, hơn nữa các tội
phạm này ít nhiều đều có liên quan đến các mối quan hệ và luật pháp quốc tế
vì vậy chúng thuộc phạm vi quốc gia, nên không thể giao cho cấp huyện giải
quyết được. Do vậy, quy định các tội phạm này không thuộc thẩm quyền xét
xử của Toà án cấp huyện là hoàn toàn phù hợp. Đối với các tội phạm quy
định tại điểm c khoản 1 Điều 170 BLTTHS, trong thời điểm hiện tại, các Toà
án cấp huyện đã có khả năng xét xử hầu hết các tội phạm này, vì vậy chỉ nên
quy định Toà án cấp huyện không được xét xử một số tội phạm quy định tại 9
điều luật sau thay vì 21 Điều như hiện nay: Điều 172 tội vi phạm các quy
định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên; Điều 216 tội vi phạm các
quy định về điều khiển tàu bay; Điều 217 tội cản trở giao thông đường không;
Điều 218 tội đưa vào sử dụng phương tiện giao thông đường không không
đảm bảo an toàn; Điều 219 tội điều động hoặc giao cho người không đủ điều
kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường không; Điều 221 tội chiểm
đoạt tàu bay, tàu thuỷ; Điều 222 tội điều khiển tàu bay vi phạm các quy định
vể hàng không của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Điều 223 tội
điều khiển phương tiện hàng hải vi phạm các quy định về hàng hải của nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Điều 263 tội cố ý làm lộ bí mật nhà
nước; tội mua bán, chiếm đoạt hoặc tiêu huỷ tài liệu bí mật nhà nước.
Thứ hai: Về thẩm quyền xét xử sơ thẩm của TAND cấp tỉnh và TAQS
13
cấp Quân khu, chúng tôi hoàn toàn đồng ý với quy định hiện nay của
BLTTHS về việc TAND cấp tỉnh và TAQS Quân khu xét xử những vụ án
không thuộc thẩm quyền xét xử của TAND cấp huyện và TAQS khu vực.
Tuy nhiên, quy định việc TAND cấp tỉnh và TAQS cấp Quân khu có thể lấy
vụ án thuộc thẩm quyền của Toà án cấp dưới lên để xét xử như hiện nay là
chưa hợp lý, vì nếu quy định một cách chung chung như vậy dễ dẫn đến sự
tuỳ tiện trong áp dụng và trong thực tế sẽ gây khó khăn cho việc giải quyết vụ
án do việc khi chuyển vụ án từ cấp dưới lên sẽ phải làm lại cáo trạng truy tố,
do đó