Sau hơn 26 năm đổi mới,đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu rực rỡ trong mọi mặt của đời sống xã hội.Sự phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước,theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã tạo ra những chuyển biến mạnh mẽ trong nền kinh tế.Chính sự hoạt động của hệ thống ngân hàng nói chung và ngân hàng thương mại nói riêng đã tạo điều kiện và là động lực đảm bảo thắng lợi cho công cuộc đổi mới đó.
Trong những năm qua,hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đã thực hiện khá tốt chức năng,vai trò của một trung gian tài chính quan trọng trên thị trường tài chính.Tuy nhiên trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới thì hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam luôn chịu sự tác động của thị trường tài chính toàn cầu.Điều đó đã đặt ra yêu cầu phải không ngừng củng cố,hoàn thiện hoạt động ngân hàng ,nâng cao chất lượng và mở rộng các loại hình dịch vụ để có thể đáp ứng được tối đa nhu cầu vốn và dịch vụ ngân hàng cho công cuộc phát triển kinh tế đất nước.
Bài thảo luận gồm 3 phần chính:
A. Tổng quan NHTM và vai trò ngân hàng thương mại đối với phát triển kinh tế.
B. Thực trạng hoạt động ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay.
C. Các biện pháp,khuyến nghị nhằm hoàn thiện vai trò của NHTM.
61 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2022 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoạt động của ngân hàng thương mại và đóng góp của ngân hàng thương mại đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN NGÂN HÀNG TÀI CHÍNH
-----***-----
BÀI THẢO LUẬN MÔN
LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
Đề tài: Hoạt động của NHTM và đóng góp của NHTM đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam
Nhóm thảo luận số 3 (Lớp tín chỉ: 4)
Nguyễn Văn Đại
Hoàng Vũ Long
Bùi Khánh Linh
Đậu Tuấn Sơn
Nguyễn Ngọc Sơn
Hà Nội, Tháng 4 năm 2013
Mục lục Trang
Mở đầu………………………………………………………………………… 5
A. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI……………………....6
I.NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI……………………………………………….6
1. Khái niệm……………………………………………………………....6
2. Phân loại ngân hàng thương mại………………………………………6
II.HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI………………………..9
1. Khái quát chung về bảng tổng kết tài sản……………………………..9
2. Nghiệp vụ của NHTM…………………………………………………11
2.1. Nghiệp vụ tạo vốn……………………………………………..11
2.2. Nghiệp vụ sử dụng vốn………………………………………..11
2.2.1. Hoạt động tín dụng (cho vay)
2.2.2. Nghiệp vụ ngân quỹ.
2.2.3.Nghiệp vụ đầu tư tài chính
2.3. Nghiệp vụ ngoài bảng tổng kết tài sản………………………………13
III.VAI TRÒ NHTM ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NỀN KINH TẾ………13
B. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NHTM Ở VIỆT NAM…….16
I. Vốn và hoạt động sử dụng vốn…………………………………………………16
1. Vốn tự có
2. Vốn pháp định
3. Huy động vốn và lãi suất huy động vốn
4. Cổ phiếu và trái phiếu
5. Tác động đến nền kinh tế
Trang
II. QUẢN LÝ HIỆU QUẢ DANH MỤC TÀI SẢN CÓ TẠI CÁC NHTM ở VIỆT NAM………30
1. Các nghiệp vụ tài sản có tại Ngân hàng thương mại
2. Phân tích tình hình đầu tư vào tài sản có của các ngân hàng
thương mại tại VN
3. Những hạn chế tồn tại trong quản trị thanh khoản và cho vay
tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
III. Nghiệp vụ tín dụng…………………………………………………………37
1. Khái niệm chung
2. Tác động tích cực đến nền kinh tế
3. Rủi ro tín dụng
IV. Dịch vụ chăm sóc khách hàng…………………………………………….51
1. Khởi nguồn
2. Định nghĩa
3. Thực trạng
C. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG CỦA ……53
CÁC NHTM Ở VIỆT NAM
I. Nhóm giải pháp cho các vấn đề về vốn nói chung và hoạt động huy……….53
động vốn nói riêng
1. Đối với từng Ngân hàng thương mại
2. Đối với Ngân hàng nhà nước
II. Nhóm giải pháp cho vấn đề quản lý tài sản có………………………………54
1.Về quản trị thanh khoản
2. Về quản trị cho vay
Trang
III. Nhóm các Giải Pháp Vấn Đề Tín Dụng…………………………………56
1. Nghiên cứu khách hàng
2. San sẻ rủi ro
3. Thực hiện bảo đảm tín dụng
4. Giám sát và cưỡng chế thi hành những quy định hạn chế
5. Hạn chế tín dụng
6. Đa dạng hóa đầu tư
IV. Nhóm giải pháp nâng cao dịch vụ chăm sóc khách hàng………………..60
D. KẾT LUẬN
Danh mục tài liệu tham khảo
Mở đầu
Sau hơn 26 năm đổi mới,đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu rực rỡ trong mọi mặt của đời sống xã hội.Sự phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước,theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã tạo ra những chuyển biến mạnh mẽ trong nền kinh tế.Chính sự hoạt động của hệ thống ngân hàng nói chung và ngân hàng thương mại nói riêng đã tạo điều kiện và là động lực đảm bảo thắng lợi cho công cuộc đổi mới đó.
Trong những năm qua,hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đã thực hiện khá tốt chức năng,vai trò của một trung gian tài chính quan trọng trên thị trường tài chính.Tuy nhiên trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới thì hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam luôn chịu sự tác động của thị trường tài chính toàn cầu.Điều đó đã đặt ra yêu cầu phải không ngừng củng cố,hoàn thiện hoạt động ngân hàng ,nâng cao chất lượng và mở rộng các loại hình dịch vụ để có thể đáp ứng được tối đa nhu cầu vốn và dịch vụ ngân hàng cho công cuộc phát triển kinh tế đất nước.
Bài thảo luận gồm 3 phần chính:
A. Tổng quan NHTM và vai trò ngân hàng thương mại đối với phát triển kinh tế.
B. Thực trạng hoạt động ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay.
C. Các biện pháp,khuyến nghị nhằm hoàn thiện vai trò của NHTM.
A. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
I.NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.Khái niệm
Cho đến thời điểm hiện nay có rất nhiều khái niệm về NHTM:
Ở Mỹ: Ngân hàng thương mại là công ty kinh doanh tiền tệ, chuyên cung cấp dịch vụ tài chính và hoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính.
Đạo luật ngân hàng của Pháp (1941) cũng đã định nghĩa: “Ngân hàng thương mại là những xí nghiệp hay cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền bạc của công chúng dưới hình thức ký thác, hoặc dưới các hình thức khác và sử dụng tài nguyên đó cho chính họ trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tài chính”.
Ở Việt Nam, Định nghĩa Ngân hàng thương mại: Ngân hàng thương mại (còn gọi là ngân hàng tiền gửi hay ngân hàng tín dụng )với nghiệp vụ truyền thống là huy động vốn phần lớn dưới hình thức ngắn hạn và cho vay ngắn hạn dưới hình thức chiết khấu thương phiếu là chính.Tuy nhiên,do thị trường tiền tệ ngày càng phát triển,dần dần các ngân hàng này đi vào kinh doanh tổng hợp,làm cả nghiệp vụ huy động vốn và cho vay trung dài hạn và làm gần như tất cả các nghiệp vụ và dịch vụ ngân hàng.
Từ những nhận định trên có thể thấy NHTM là một trong những định chế tài chính mà đặc trưng là cung cấp đa dạng các dịch vụ tài chính với nghiệp vụ cơ bản là nhận tiền gửi, cho vay và cung ứng các dịch vụ thanh toán. Ngoài ra, NHTM còn cung cấp nhiều dịch vụ khác nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu về sản phẩm dịch vụ của xã hội.
2.Phân loại ngân hàng thương mại
2.1.Dựa vào hình thức sở hữu:
a. Ngân hàng thương mại Quốc doanh (State owned Commercial bank): Là ngân hàng thương mại được thành lập bằng 100% vốn ngân sách nhà nước. Trong tình hình hiện nay để tăng nguồn vốn và phù hợp với xu thế hội nhập tài chính với thế giới các ngân hàng thương mại quốc doanh Việt Nam đang phát hành trái phiếu để huy động vốn; đã và đang cổ phần hóa để tăng sức cạnh tranh với các chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các ngân hàng cổ phần hiện nay.Thuộc loại này gồm:
– Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Bank for Agriculture and Rural Development)
– Ngân hàng công thương Việt nam (Industrial and commercial Bank of viet man – ICBV) gọi tắt là Vietinbank – đã cổ phần hoá)
– Ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Bank for Investement and Development of Viet nam – BIDV) đã cổ phần hóa
– Ngân hàng ngoại thương Việt nam (Bank for Foreign Trade of Viet nam – Vietcombank) đã cổ phần hoá.
– Ngân hàng phát triền nhà đồng bằng sông cửu long (Housing Bank of Mekong Delta) đã cổ phần hóa
b. Ngân hàng thương mại cổ phần (joint Stock Commercial bank): Là ngân hàng thương mại được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần. Trong đó một cá nhân hay pháp nhân chỉ được sở hữu một số cổ phần nhất định theo qui định của ngân hàng nhà nước Việt nam.
- NH TMCP Á Châu
- NH TMCP Phương Đông
- NH TMCP Đông Á
- NH TMCP Quân đội
- …
c. Ngân hàng liên doanh (thuộc loại hình tổ chức tín dụng liên doanh)
Là Ngân hàng được thành lập bằng vốn liên doanh giữa một bên là ngân hàng thương mại Việt nam và bên khác là ngân hàng thương mại nước ngoài có trụ sở đặt tại Việt nam, hoạt động theo pháp luật ở Việt Nam
- INDOVINA BANK LIMITTED
- NH Việt Nga
- SHINHANVINA BANK
- VID PUBLIC BANK
- VINASIAM BANK
- …..
d.Chi nhánh ngân hàng nước ngoài: là ngân hàng được thành lập theo pháp luật nước ngoài, được phép mở chi nhánh tại Việt Nam, hoạt động theo pháp luật Việt Nam
- CITY BANK
- BANGKOK BANK
- SHINHAN BANK
- DEUSTCH BANK
…
e. NHTM 100% vốn nước ngoài: là NHTM được thành lập tại VN với 100% vốn điều lệ thuộc sở hữu nước ngoài; trong đó phải có một NH nước ngoài sở hữu trên 50% vốn điều lệ (NH mẹ). NHTM 100% vốn nước ngoài được thành lập dưới hình thức công ty TNHH một thành viên hoặc từ hai thành viên trở lên, là pháp nhân VN, có trụ sở chính tại VN.
NH TNHH một thành viên ANZ
NH TNHH một thành viên Standard Chartered
NH TNHH một thành viên HSBC
NH TNHH một thành viên Shinhan
NH TNHH một thành viên Hongleong
2.2. Dựa vào chiến lược kinh doanh
Ngân hàng bán buôn: là loại NH chỉ giao dịch và cung ứng dịch vụ cho đối tượng khách hàng doanh nghiệp chứ không giao dịch với khách hàng cá nhân.
Ngân hàng bán lẻ: là loại NH giao dịch và cung ứng dịch vụ cho đối tượng khách hàng cá nhân.
Ngân hàng vừa bán buôn vừa bán lẻ: là loại NH giao dịch và cung ứng dịch vụ cho cả khách hàng doanh nghiệp lẫn khách hàng cá nhân.
2.3. Dựa vào tính chất hoạt động
Ngân hàng chuyên doanh: là loại NH chỉ hoạt động chuyên môn trong một lĩnh vực như nông nghiệp, xuất nhập khẩu, đầu tư…
Ngân hàng kinh doanh tổng hợp: là loại NH hoạt động ở mọi lĩnh vực kinh tế và thực hiện hầu như tất cả các nghiệp vụ mà một NH có thể được phép thực hiện.
II.HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.Khái quát chung về bảng tổng kết tài sản.
1.1.Khái niệm.
Bảng tổng kết tài sản (Blance Sheet) của ngân hàng thương mại là một bản báo cáo tài chính tổng hợp,được trình bày dưới dạng cân đối,phản ánh tổng quát tình hình sử dụng vốn và nguồn vốn hoạt động của ngân hàng thương mại tại một thời điểm nhất định.
-Đặc điểm của bảng tổng kết tài sản:
+Báo cáo tại thời điểm nhất định
+Có tính đặc thù:Đối tượng kinh doanh của ngân hàng thương mại là tiền tệ và quyền sử dụng tiền tệ
+Là báo cáo kế toán phản ánh tài sản của ngân hàng thành hai mặt tài sản Có(sử dụng vốn) và tài sản Nợ(nguồn vốn).
1.2.Kết cấu bảng tổng kết tài sản
1.2.1.Tài sản Nợ
-Diễn tả những khoản mà NHTM mắc nợ thị trường hay nguồn vốn hoạt động của NHTM.Có nghĩa là những khoản mà dân chúng gửi vào NHTM hay nó đi vay các đối tượng trong nền kinh tế như:NHTW,Ngân hàng trung gian hay tổ chức kinh tế khác,nước ngoài,các doanh nghiệp..Ngoài ra còn:Các khoản vốn tự có hay vốn cổ phần,lợi nhuận trước thuế,tài sản ròng.
1.2.2.Tài sản Có
-Phản ánh những khoản mà thị trường nợ NHTM hay những khoản mục sử dụng vốn của NHTM,tức là khoản mà NHTM cho thị trường vay,ngoài ra còn được gọi là khoản đầu tư của ngân hàng.
=>Hai bên Tài sản Có và Tài sản Nợ luôn bằng nhau nên đc gọi là Bảng cân đối kế toán.
Ví dụ Bảng cân đối tài sản đơn giản của một ngân hàng thương mại,cuối năm 1997 (đơn vị %)
Tài sản
Nguồn vốn
Các khoản tiền dự trữ 2
Tiền gửi giao dịch 18
Tiền mặt trong quá trình thu 3
Tiền gửi ở NHTM khác 2
Tiền gửi phi giao dịch
+Tiền gửi tiết kiệm 17
+Tiền gửi có kì hạn 34
Chứng khoán 19
Các khoản tiền vay 24
Các khoản tiền cho vay 67
Vốn tự có và coi như tự có 7
Tài sản khác 7
Tổng cộng 100
Tổng cộng 100
2. Các nghiệp vụ của NHTM
2.1.Nghiệp vụ tạo vốn
2.1.1.Khái niệm
Vốn của NHTM là những giá trị tiền tệ do NHTM tạo lập hoặc huy động được,dùng để cho vay,đầu tư và thực hiện các dịch vụ kinh doanh khác.
2.1.2.Vai trò của vốn đối với hoạt động kinh doanh ngân hàng
-Vốn là cơ sở để ngân hàng tổ chức mọi hoạt động kinh doanh
-Vốn quyết định quy mô hoạt động tín dụng và các hoạt động khác của ngân hàng.
-Vốn quyết định năng lực thanh toán và đảm bảo uy tín của ngân hàng trên thương trường
-Vốn quyết định năng lực cạnh tranh của ngân hàng.
2.1.3.Đặc điểm các nguồn vốn trong hoạt động kinh doanh NHTM
Vốn của NHTM bao gồm:
Vốn tự có
Vốn huy động
Vốn đi vay
Vốn khác
2.2.Nghiệp vụ sử dụng vốn
-Đây là nghiệp vụ phản ánh quá trình sử dụng vốn vào các mục đích nhằm đảm bảo an toàn cũng như tìm kiếm lợi nhuận của NHTM.
2.2.1.Hoạt động tín dụng (cho vay)
Các NHTM chủ yếu thu lợi nhuận bằng việc cho vay .Tiền cho vay là một khoản nợ đối với người vay nhưng là một tài sản đối với NHTM và nó mang lại thu nhập cho ngân hàng.Tiền cho vay là kém lỏng so với các tài sản khác bởi vì chúng không thể chuyển thành tiền mặt trước khi các tài khoản cho vay đó mãn hạn,các tài sản cho vay cũng có xác xuất vỡ nợ cao hơn so với tài sản khác.Do thiếu tính lỏng và rủi ro cao nên NHTM thường thu được nhiều lợi nhuận.
Khoản tiền cho vay lớn nhất đối với NHTM là các món tiền cho vay thương mại và công nghiệp dành cho các doanh nghiệp và các món cho vay mua bất động sản.Ngoài ra:cấp tín dụng cho các tổ chức và cá nhân.
Các NHTM cũng thực hiện các món cho vay giữa các ngân hàng thương mai với nhau nhưng thường là những món tiền cho vay ngắn hạn được thực hiện thông qua thị trường liên ngân hàng.
2.2.2Nghiệp vụ ngân quỹ.
Nghiệp vụ này phản ánh các khoản vốn của ngân hàng được dùng với mục đích đảm bảo an toàn về khả năng thanh toán và thực hiện quy định về dự trữ bắt buộc do NHTW đề ra.
Tiền dự trữ bao gồm tiền dự trữ bắt buộc theo luật định mà NHTM phải gửi vào NHTW và tiền mặt mà các NHTM dự trữ để thanh toán(tiền trong két-tiền dự trữ vượt quá)
2.2.3.Nghiệp vụ đầu tư tài chính
Bắt nguồn từ hai lý do:
Đặc tính thanh khoản thấp của các khoản vốn vay
Hoạt động tín dụng ở mức rủi ro cao,đặc biệt với ngân hàng vừa và nhỏ chỉ giới hạn phạm vi hoạt động trong một địa bàn.
Bên cạnh hoạt động tín dụng các NHTM còn sử dụng một phần nguồn vốn của mình tham gia hooajt động đầu tư tài chính.Tức là ngân hàng mua các trái phiếu kho bạc,tín phiếu kho bạc,trái phiếu công ty,cổ phiếu nhằm mục đích sau:
Tìm kiếm lợi nhuận
Nâng cao khả năng thanh khoản
Đa dạng hóa hoạt động kinh doanh nhằm phân tán rủi ro
2.2.3.1.Các đặc điểm nghiệp vụ đầu tư tài chính
a.Là hoạt động kinh doanh của ngân hàng có chi phí điều hành tương đối thấp
Ngân hàng chỉ tiến hành lựa chọn từ một loạt các chứng khoán hiện có,với các kỳ hạn định sẵn.
b.Đầu tư tài chính là nghiệp vụ lớn thứ hai sau nghiệp vụ kinh doanh tín dụng
c.Dễ thay đổi đổi đối tượng đầu tư
Khi ngân hàng muốn thay đổi mục tiêu đầu tư sao cho phù hợp cới những biến động của thị trường,môi trường đầu tư hoặc các yêu cầu trong hoạt động kinh doanh thì ngân hàng có thể dễ dàng thay đổi đối tượng đầu tư,danh mục đầu tư phù hợp với mong muốn của mình.
2.3.Nghiệp vụ ngoài bảng tổng kết tài sản
(DỊCH VỤ THANH TOÁN,NGÂN QUỸ VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG KHÁC CỦA NHTM)
-Những hoạt động ngoài bảng tổng kết tài sản liên quan đến việc:Môi giới mua bán các công cụ tài chính đã tạo ra thu nhập nhờ các khoản lệ phí và chuyển nhượng những món vay,tất cả chúng tác động đến lợi nhuận của ngân hàng nhưng không thấy xuất hiện trên bảng tổng kết tài sản ngân hàng.
-Ngân hàng cung ứng các dịch vụ thanh toán như:Séc,thư tín dụng,ủy nhiệm chi,ủy nhiệm thu,thẻ thanh toán.
-Dịch vụ thanh toán trong và ngoài nước:thanh toán chuyển tiền trong nước,thanh toán chuyển tiền quốc tế,thanh toán quốc tế,thanh toán séc du lịch,chi trả kiều hối…
-Dịch vụ thu hộ-chi hộ
-Ngoài ra còn các dịch vụ thu tiền,dịch vụ phát tiền,nghiệp vụ chuyển tiền.
III. VAI TRÒ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NỀN KINH TẾ
1.Ngân hàng là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế
Vốn được tạo ra từ quá trình tích lũy,tiết kiệm của mỗi cá nhân,doanh nghiệp và Nhà nước trong nền kinh tế.Vì vậy muốn có nhiều vốn phải tăng thu nhập quốc dân và có mức độ tiêu dùng hợp lý.Để tăng thu nhập quốc dân tức là phải mở rộng quy mô chiều rộng lẫn chiều sâu của sản xuất và lưu thông hàng hóa,đẩy mạnh sự phát triển của các ngành trong nền kinh tế và muốn làm được điều đó cần thiết phải có vốn.Mặt khác,khi nền kinh tế càng phát triển thì sẽ càng tạo ra nhiều nguồn vốn,điều đó sẽ có tác động tích cực đến hoạt động của ngân hàng.Ngân hàng thương mại là chủ thể chính đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh.NHTM đứng ra huy động các nguồn vốn nhàn rỗi và tạm thời nhàn rỗi ở các tổ chức ,cá nhân,mọi thành phần kinh tế như:vốn tạm thời được giải phóng ra từ quá trình sản xuất,vốn từ nguồn tiết kiệm của các cá nhân trong xã hội.Bằng vốn huy động được trong nền kinh tế thông qua hoạt động tín dụng,NHTM sẽ cung cấp vốn cho mọi hoạt động kinh tế và đáp ứng nhu cầu vốn một cách kịp thời cho quá trình sản xuất.Nhờ có hoạt động của hệ thống NHTM và đặc biệt là hoạt động tín dụng các doanh nghiệp có điều kiện mở rộng sản xuất,cải tiến máy móc công nghệ,tăng năng suất lao động,nâng cao hiệu quả kinh tế.
2.Ngân hàng là cầu nối giữa các doanh nghiệp với thi trường.
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường,hoạt động của các doanh nghiệp chịu sự tác động mạnh mẽ của các quy luật kinh tế khách quan như quy luật giá trị,quy luật cung cầu,quy luật cạnh tranhvaf sản xuất phải trên cơ sở đáp ứng nhu cầu thị trường,thỏa mãn nhu cầu thị trường trong mọi phương diện như:phương diện giá cả,khối lượng,chất lượng,thời gian,địa điểm.Để đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của thị trường,các doanh nghiệp đòi hỏi phải đầu tư một khối lượng vốn lớn,nhiều khi vượt khả năng vốn tự có của doanh nghiệp.Để giải quyết khó khăn này doanh nghiệp có thể tìm đến ngân hàng xin vay vốn nhằm thỏa mãn nhu cầu đầu tư của mình.Thông qua hoạt động tín dụng ngân hàng là chiếc cầu nối giữa các doanh nghiệp với thị trường.Nguồn vốn tín dụng của ngân hàng cung ứng cho doanh nghiệp đã đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng mọi mặt của quá trình sản xuất kinh doanh,đáp ứng nhu cầu thị trường và từ đó tạo cho doanh nghiệp một chỗ đứng vững chắc trong cạnh tranh.
3.NHTM là công cụ để Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế
Trong sự vận hành của nền kinh tế thị trường,NHTM hoạt động một cách có hiệu quả trông qua các hoạt động kinh doanh của mình sẽ thực sự là công cụ để nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế.
Bằng hoạt động tín dụng và thanh toán giữa các NHTM trong hệ thống,các NHTM đã góp phần mở rộng khối lượng tiền cung ứng trong lưu thông.Thông qua việc cung ứng tín dụng cho các ngành trong nền kinh tế ,NHTM thực hiện việc dẫn dắt các luồng tiền,tập hơp và phân chia vốn của thị trường,điều khiển chúng một cách có hiệu quả và thực thi vai trò điều tiết gián tiếp vĩ mô:Nhà nước điều tiết ngân hàng,ngân hàng dẫn dắt thị trường.
4.Ngân hàng thương mại là cầu nối nền tài chính quốc gia với nền tài chính quốc tế
Với các nghiệp vụ kinh doanh như nhận tiền gửi,cho vay,nghiệp vụ thanh toán,nghiệp vụ hối đoái và các nghiệp vụ khác,ngân hàng thương mại đã tạo điều kiện thúc đẩy ngoại thương không ngừng phát triển.Thông qua các hoạt động thanh toán,kinh doanh ngoại hối,quan hệ tín dụng với các NHTM nước ngoài,hệ thống NHTM đã thực hiện vai trò điều tiết nền tài chính trong nước phù hợp với sự vận động của nền tài chính quốc tế.
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NHTM Ở VN ( số liệu nghiên cứu trong khoảng giai đoạn từ năm 2006 đến 2012)
Vốn và các vấn đề về vốn
Vốn tự có
1.1. Tổng quan
Thực tế hiện nay, khi mà cánh cửa hội nhập đang đến “gõ cửa” từng doanh nghiệp và lộ trình của nó đang ngày một rút ngắn về thời gian thì các NHTM nói chung và khối các NHTM CP nói riêng đang phải đối mặt với những thách thức nhất định nhằm cạnh tranh với nền kinh tế khu vực và nền kinh tế thế giới. Trong đó vấn đề năng lực tài chính là vấn đề trọng tâm nhất là đối với các NHTM CP Việt Nam. Một trong những giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM CP Việt Nam trong thời gian tới là tăng vốn tự có.
Về mặt kinh tế, vốn tự có là vốn riêng của Ngân hàng do các chủ sở hữu đóng góp và nó còn được tạo ra trong qúa trình kinh doanh dưới dạng lợi nhuận giữ lại.
Vốn tự có cơ bản bao gồm vốn điều lệ (vốn ngân sách cấp, vốn cổ phần thường, vốn cổ phần ưu đãi vĩnh viễn), quỹ dự trữ, dự phòng, lợi nhuận không chia và các khoản khác (các tài sản nợ khác theo qui định của NHNN).
Với nền kinh tế thị trường, vốn tự có là cơ sở hình thành pháp lý kinh doanh cho các doanh nghiệp, đồng thời cũng là yếu tố tài chính quan trọng nhất trong việc đảm bảo các khoản nợ đối với khách hàng. Với lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, vốn tự có còn là yếu tố có ý nghĩa quyết định sống còn đến sự hình thành và phát triển lâu dài của Ngân hàng. Giai đoạn từ năm 2006 cho đến nay đã chứng kiến việc đua nhau tăng vốn của các Ngân hàng cổ phần, nhất là khối các NHTMCP trong nước.
Để rõ hơn về thực trạng nguồn vốn tự có của doanh nghiệp, dưới đây là một số kết quả đã đạt được của các NHTM trong thời gian qua, bên cạnh đó là những mặt còn hạn chế, nguyên nhân và giải pháp để từng bước khắc phục những hạn chế đó.
1.2. Thực trạng
Thứ nhất, điểm đáng nổi bật trên thị trường tài chính thời gian qua là Nghị định 141/2006/NĐ-CP, đến cuối năm 2010 vốn điều lệ của các NHTM CP phải đạt 3.000 tỷ đồng. Các tổ chức tín dụng (TCTD) đều rất nỗ lực để hoàn thành việc tăng vốn điều lệ theo đúng lộ trình quy định của Chính phủ. Tuy nhiên