Thị trường chứng khoán Việt Nam hình thành và chính thức đi vào hoạt động từ năm 2000. Trong thời gian hoạt động, thị trường chứng khoán Việt Nam đã chứng tỏ là một kênh tập trung và phân phối các nguồn vốn của nền kinh tế một cách hiệu quả, tập trung các nguồn tiết kiệm để phân phối lại cho những ai muốn sử dụng các nguồn tiết kiệm đó theo giá mà người sử dụng sẵn sàng trả và theo phán đoán của thị trường về khả năng sinh lời từ các dự án của người sử dụng. Để làm được điều này phải kể tới vai trò của các định chế tài chính trung gian tham gia hoạt động kinh doanh trên thị trường chứng khoán. Các định chế này có thể là các công ty môi giới và kinh doanh chứng khoán. Họ giữ vai trò cầu nối trung gian giữa tổ chức cần vốn và những người cung cấp vốn, tham gia vào việc huy động các nguồn tài chính từ thị trường tiền tệ và thị trường tài chính để đáp ứng nhu cầu về tài trợ cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và các tổ chức phi chính phủ. Các định chế này cũng có thể là các tổ chức giữ vai trò của người nhận tiền huy động từ công chúng và thay mặt họ để thực hiện việc đầu tư vào các công cụ tài chính trên thị trường chứng khoán. Người ta thường biết đến các tổ chức này với tên là các quỹ đầu tư tập thể.
Các quỹ đầu tư tập thể được hình thành từ cuối thể kỷ 19 tại các thị trường chứng khoán có lịch sử phát triển lâu đời. Các quỹ này với vai trò là các nhà đầu tư có tổ chức tham gia đầu tư vào thị trường chứng khoán và góp phần đáng kể vào việc bình ổn hoạt động của thị trường. Thị trường chứng khoán Việt Nam mặc dù đã đi vào hoạt động được một thời gian nhưng tham gia đầu tư trên thị trường hiện nay vẫn chủ yếu là các nhà đầu tư cá nhân. Sự thiếu vắng vai trò của các nhà đầu tư có tổ chức, đặc biệt là các tổ chức đầu tư chuyên nghiệp như các quỹ tập thể, một định chế đầu tư quan trọng và điển hình trên thị trường chứng khoán, bộc lộ qua các đợt biến động lớn trên thị trường chứng khoán trong thời gian qua cho thấy sự thiếu ổn định của thị trường chứng khoán Việt Nam.
92 trang |
Chia sẻ: ducpro | Lượt xem: 4976 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Thị trường chứng khoán Việt Nam hình thành và chính thức đi vào hoạt động từ năm 2000. Trong thời gian hoạt động, thị trường chứng khoán Việt Nam đã chứng tỏ là một kênh tập trung và phân phối các nguồn vốn của nền kinh tế một cách hiệu quả, tập trung các nguồn tiết kiệm để phân phối lại cho những ai muốn sử dụng các nguồn tiết kiệm đó theo giá mà người sử dụng sẵn sàng trả và theo phán đoán của thị trường về khả năng sinh lời từ các dự án của người sử dụng. Để làm được điều này phải kể tới vai trò của các định chế tài chính trung gian tham gia hoạt động kinh doanh trên thị trường chứng khoán. Các định chế này có thể là các công ty môi giới và kinh doanh chứng khoán. Họ giữ vai trò cầu nối trung gian giữa tổ chức cần vốn và những người cung cấp vốn, tham gia vào việc huy động các nguồn tài chính từ thị trường tiền tệ và thị trường tài chính để đáp ứng nhu cầu về tài trợ cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và các tổ chức phi chính phủ. Các định chế này cũng có thể là các tổ chức giữ vai trò của người nhận tiền huy động từ công chúng và thay mặt họ để thực hiện việc đầu tư vào các công cụ tài chính trên thị trường chứng khoán. Người ta thường biết đến các tổ chức này với tên là các quỹ đầu tư tập thể.
Các quỹ đầu tư tập thể được hình thành từ cuối thể kỷ 19 tại các thị trường chứng khoán có lịch sử phát triển lâu đời. Các quỹ này với vai trò là các nhà đầu tư có tổ chức tham gia đầu tư vào thị trường chứng khoán và góp phần đáng kể vào việc bình ổn hoạt động của thị trường. Thị trường chứng khoán Việt Nam mặc dù đã đi vào hoạt động được một thời gian nhưng tham gia đầu tư trên thị trường hiện nay vẫn chủ yếu là các nhà đầu tư cá nhân. Sự thiếu vắng vai trò của các nhà đầu tư có tổ chức, đặc biệt là các tổ chức đầu tư chuyên nghiệp như các quỹ tập thể, một định chế đầu tư quan trọng và điển hình trên thị trường chứng khoán, bộc lộ qua các đợt biến động lớn trên thị trường chứng khoán trong thời gian qua cho thấy sự thiếu ổn định của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Nếu thị trường chứng khoán và các công ty chứng khoán là các khái niệm đã tương đối quen thuộc đối với công chúng đầu tư tại Việt Nam, quỹ đầu tư chứng khoán dường như còn là khái niệm mới mẻ với các nhà đầu tư. Vì vậy, đề tài nghiên cứu này của em nhằm giúp cho mọi người hiểu rõ hơn về sự hình thành và phát triển của quỹ đầu tư chứng khoán cũng như hoạt động của quỹ trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Trong đề tài này, em giới hạn phạm vi nghiên cứu đề tài chỉ trong các quỹ đầu tư tập thể thực hiện việc huy động vốn hình thành quỹ và hoạt động đầu tư tại Việt Nam, còn được gọi trong đề tài với tên là quỹ đầu tư chứng khoán đối với hình thái quỹ này tại Việt Nam. Ngoài những vấn đề cơ bản liên quan tới tổ chức và hoạt động của các quỹ đầu tư tập thể, của công ty quản lý quỹ cũng như mối quan hệ trong hoạt động của quỹ với công ty quản lý quỹ và các tổ chức giám sát cũng như bảo quản tài sản của quỹ, đề tài sẽ tập trung vào vào đánh giá sự cần thiết cũng như các yếu tố tồn tại ảnh hưởng tới việc hình thành các quỹ đầu tư tập thể, làm cơ sở đưa ra các đề xuất nhằm thúc đẩy sự hình thành quỹ đầu tư chứng khoán cũng như các công ty quản lý quỹ chuyên nghiệp, góp phần vào sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Nhiệm vụ nghiên cứu của khoán luận là tìm hiểu những vấn đề lý thuyết có liên quan tới sự hình thành và phát triển của quỹ đầu tư và công ty quản lý quỹ, phân tích các nhân tố ảnh hưởng và thực trạng hoạt động của quỹ đầu tư và công ty quản lý quỹ; và cuối cùng là đánh giá và kết luận. Và phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong khoá luận là phương pháp duy vật biện chứng.
Nội dung nghiên cứu đề tài của em có kết cấu chính gồm ba phần:
Chương I: Những vấn đề cơ bản về tổ chức và hoạt động của quỹ đầu tư và công ty quản lý quỹ
Chương II: Sự hình thành và phát triển của quỹ đầu tư và công ty quản lý quỹ trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Chương III: Một số định hướng và giải pháp phát triển các quỹ đầu tư và công ty quản lý quỹ trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Do thời gian nghiên cứu không được nhiều và trình độ nhận thức cũng như khả năng của em có hạn nên bài nghiên cứu của em không tránh khỏi những sai sót và hạn chế, em rất mong nhận được sự nhận xét và đóng góp ý kiến quý báu của các thầy cô để khoá luận của em được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của giáo viên TS. Đào Thị Thu Giang đã giúp em hoàn thành việc nghiên cứu và hoàn thành bài khoá luận này.
Chương I
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG
CỦA QUỸ ĐẦU TƯ VÀ CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ
Khái niệm và vai trò của quỹ đầu tư và công ty quản lý quỹ:
Khái niệm về quỹ đầu tư và công ty quản lý quỹ:
Trong các tài liệu khác nhau cũng như trong các văn bản pháp lý của các nước có ngành quỹ đầu tư phát triển, người ta đưa ra nhiều các định nghĩa về quỹ đầu tư tập thể với phạm vi khái niệm rộng hẹp cũng như các tiêu chí khác nhau.
Các quỹ đầu tư tại Mỹ được định nghĩa là các tổ chức tài chính phi ngân hàng thu nhận tiền từ một số lượng lớn các nhà đầu tư và tiến hành đầu tư số vốn đó vào các tài sản chính có tính thanh khoản dưới dạng tiền tệ và các công cụ của thị trường tài chính.
Các quỹ đầu tư tập thể tại Anh được coi là mọi hình thái về tài sản hoặc bất kỳ loại nào với mục đích là cho phép những người tham gia vào các hình thái đó được tham gia hoặc thu lợi nhuận phát sinh từ việc mua, giữ, quản lý hoặc xử lý tài sản hoặc tiền được thanh toán từ lợi nhuân hoặc thu nhập đó.
Tại Thái Lan, việc quản lý một quỹ đầu tư tập thể có nghĩa là việc quản lý đầu tư theo một dự án quỹ tập thể bằng cách phát hành các đơn vị đầu tư của mỗi dự án bán cho công chúng và đầu tư tiền thu được vào chứng khoán hoặc các tài sản khác hoặc đầu tư thu lợi nhuận bằng các cách khác.
Các quỹ tín thác theo mô hình của Nhật Bản được coi là một sản phẩm đuợc hình thành nhằm đầu tư số tiền tập hợp được từ một số nhà đầu tư vào chứng khoán (cổ phiếu và trái phiếu) chủ yếu tập trung dưới sự quản lý của những người không phải là người đầu tư và phân phối lợi nhuận thu được cho các nhà đầu tư theo tỷ lệ vốn mà họ đóng góp vào quỹ.
Theo định nghĩa của Trung quốc, quỹ đầu tư tập thể là một phương pháp đầu tư tập thể vào chứng khoán, chủ yếu bằng việc thu hút vốn của người đầu tư thông qua phát hành các đơn vị quỹ. Vốn được uỷ thác cho các tổ chức giám sát quỹ và được những người điều hành quỹ quản lý và đầu tư vào các công cụ tài chính như cổ phiếu và trái phiếu.
Và Luật chứng khoán Việt Nam cũng nêu rõ: Quỹ đầu tư chứng khoán là quỹ hình thành từ vốn góp của nhà đầu tư với mục đích kiếm lợi nhuận từ việc đầu tư vào chứng khoán hoặc các dạng tài sản đầu tư khác, kể cả bất động sản, trong đó nhà đầu tư không có quyền kiểm soát hàng ngày đối với việc ra quyết định đầu tư của quỹ.
Từ các định nghĩa trên có thể rút ra định nghĩa chung cho quỹ đầu tư như sau: Quỹ đầu tư được coi là một phương tiện đầu tư tập thể, là một tập hợp tiền của các nhà đầu tư có cùng mục đích và được uỷ thác cho các nhà quản lý đầu tư chuyên nghiệp tiến hành đầu tư để đạt được các mục tiêu của những người tham gia góp vốn.
Có thể thấy rõ là các quỹ đầu tư tập thể tạo vốn bằng cách phát hành rộng rãi ra công chúng. Những người đầu tư vào các quỹ có thể là các cá nhân hoặc các tổ chức kinh tế nhưng đa phần là các nhà đầu tư riêng lẻ ít am hiểu về thị trường chứng khoán. Vì vậy, hoạt động của các quỹ đầu tư mang tính xã hội hoá rất cao.
Các quỹ đầu tư không tự tiến hành hoạt động đầu tư mà uỷ thác số tiền của mình cho một tổ chức đầu tư chuyên nghiệp hay còn gọi là các công ty quản lý quỹ. Hình thái và vai trò của công ty quản lý quỹ theo mô hình quỹ đầu tư khác nhau cũng khác nhau, có thể là các tổ chức tư vấn đầu tư, cũng có thể là các công ty quản lý tài sản chuyên nghiệp. Công ty quản lý quỹ có thể chỉ tiến hành quản lý đầu tư thay cho quỹ nhưng cũng có thể đồng thời đảm nhận cả việc huy động vốn cũng như quản lý đầu tư của quỹ.
Theo khái niệm về công ty quản lý quỹ đầu tư (Fund management) tại thị trường chứng khoán Mỹ thì công ty quản lý quỹ là công ty chuyên trách thực hiện việc quản lý các quỹ đầu tư. Các quỹ đầu tư được tổ chức dưới dạng một công ty, phát hành cổ phần. Công ty đầu tư sử dụng nhà tư vấn đầu tư, hay người quản lý đầu tư để quyết định loại chứng khoán nào sẽ đưa vào danh mục đầu tư của quỹ. Người quản lý quỹ được toàn quyền quản lý danh mục đầu tư, mua bán chứng khoán phù hợp với các mục tiêu đầu tư của quỹ.
Công ty quản lý quỹ được cấu trúc dưới hai dạng: quản lý quỹ đầu tư quỹ dạng đóng và quỹ dạng mở. Ở Việt Nam, theo Nghị định 144/2003/NĐ-CP ban hành ngày 28/11/2003 về chứng khoán và thị trường chứng khoán, thì công ty quản lý quỹ thực hiện việc quản lý quỹ đầu tư chứng khoán.
Lợi thế và vai trò của quỹ đầu tư và công ty quản lý quỹ:
Các quỹ đầu tư thu hút được công chúng đầu tư do rất nhiều lợi thế mà quỹ mang lại cho họ.
Một lợi thế cơ bản của quỹ đầu tư là sự đa dạng hóa danh mục đầu tư, giảm thiểu rủi ro. Tiêu chuẩn cho việc đa dạng hoá đầu tư biến đổi rộng, ví dụ như các loại chứng khoán và các ngành công nghiệp liên quan tới các loại chứng khoán, các quốc gia và các đồng tiền mà chúng sử dụng. Các quỹ đầu tư, thông qua các tổ chức quản lý quỹ, tìm kiếm để đa dạng hoá rủi ro, cải thiện tình hình đầu tư và tuân thủ theo chính sách đầu tư của từng quỹ. Theo thuyết đầu tư hiện đại, rủi ro của toàn bộ danh mục đầu tư có thể được giảm thiểu bằng việc đa dạng hoá danh mục đầu tư vào một số lượng lớn cổ phiếu của các ngành công nghiệp khác nhau với mức sinh lời rủi ro khác nhau. Quỹ đầu tư có thể làm được điều đó. Các quỹ đầu tư có thể tự do đầu tư nhiều loại sản phẩm tài chính khác nhau vào một danh mục nhiều sản phẩm tín thác đầu tư khác nhau. Chúng cũng có thể tạo ra các sản phẩm khác như những chứng chỉ tiền gửi ngân hàng vẫn đảm bảo khoản tiền gốc bằng việc giao dịch tổng hợp các công cụ trên thị trường tiền tệ như chứng chỉ tiền gửi và thương phiếu. Mặt khác chúng có thể tạo ra những sản phẩm của thị trường giá lên/giá xuống mà mang lại tình hình đối ngược sự chuyển động của thị trường bằng việc sử dụng các công cụ phái sinh. Các quỹ đầu tư cũng có thể tạo ra một danh mục đầu tư chuyên ngành bằng việc đầu tư vốn của quỹ vào các cổ phiếu của nhóm ngành công nghiệp được nhiều người ưa chuộng. Những người đầu tư với một khoản tiền nhỏ không thể đa dạng hoá danh mục đầu tư của họ với một số lượng lớn cổ phiếu phát hành nhưng họ có thể hưởng lợi từ việc đa dạng hoá đầu tư với khoản tiền nhỏ đó bằng việc đầu tư nó vào một quỹ đầu tư.
Một lợi thế khác phải kể đến, đó là các dịch vụ đầu tư chuyên nghiệp do các tổ chức quản lý quỹ cung cấp cho các nhà đầu tư. Các tổ chức quản lý quỹ đầu tư có các chuyên gia thực hiện việc phân tích kinh tế vi mô, vĩ mô, phân tích thị trường và xây dựng các danh mục đầu tư phù hợp để đạt được mục đích của quỹ đầu tư. Họ cũng có những người chuyên điều hành việc đầu tư hàng ngày. Xu thế tự do hoá thị trường tài chính thông qua việc bãi bỏ dần các quy định pháp luật và việc xuất hiện tràn ngập các sản phẩm mới như các công cụ phái sinh tài chính đòi hỏi các kỹ năng tài chính và phân tích toán học có tính nguỵ biện cao mà những người không có chuyên môn sâu không thể hiểu thấu sự phức tạp của thị trường cũng như áp dụng vào thực tế những cách thức này để đạt được mục tiêu đầu tư của họ. Sự bãi bỏ quy định mang lại những cơ hội lớn hơn để thực hiện nhiều phương thức đầu tư khác nhau mà chỉ các chuyên gia mới nắm được. Hơn nữa, đối với các quỹ đầu tư theo ngành thường đầu tư vào cổ phiếu của các ngành đặc biệt như ngành công nghệ sinh học, công nghệ thông tin và một số ngành công nghệ cao khác, vai trò của các chuyên gia hiểu biết về những lĩnh vực này đặc biệt cần thiết để có thể đánh giá xu hướng phát triển của các ngành này trong tương lai, dự đoán hiệu quả đầu tư vào các ngành đó.
Chi phí giao dịch thấp cũng được coi là một lợi thế khác của quỹ đầu tư được người đầu tư quan tâm.. Chi phí cho mỗi lần giao dịch là từ 0,3% tới 0,5% giá trị giao dịch đối với những công ty chứng khoán lâu đời và từ 0,15% tới 0,2% đối với các công ty chứng khoán mới. Các quỹ đầu tư là định chế đầu tư thường có khối lượng giao dịch lớn. Vì vậy, các chi phí giao dịch mà quỹ phải chi trả (tính trên đơn vị mỗi cổ phiếu) thường thấp hơn nhiều so với các cá nhân đầu tư, dù cho các cá nhân này ký hợp đồng giao dịch với các nhà môi giới có mức hoa hồng môi giới chiết khấu thấp nhất. Chi phí giao dịch thấp có thể được hiểu như là hoạt động đầu tư tốt hơn và hiệu quả hơn đáng kể.
Chính vì những lợi thế nêu trên mà các quỹ đầu tư giữ vai trò rất quan trọng không những đối với thị trường chứng khoán nói riêng mà đối với toàn bộ nền kinh tế nói chung. Vai trò đó được thể hiện ở các đóng góp của quỹ đầu tư như sau:
Quỹ góp phần huy động vốn cho việc phát triển nền kinh tế nói chung và góp phần vào sự phát triển của thị trường sơ cấp nói riêng. Các quỹ đầu tư tham gia bảo lãnh phát hành trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp, cung cấp vốn cho phát triển kinh tế. Với chức năng này, các quỹ đầu tư giữ vai trò quan trọng trên thị trường sơ cấp.
Quỹ góp phần vào việc ổn định thị trường thứ cấp. Với vai trò là các tổ chức đầu tư chuyên nghiệp trên thị trường chứng khoán, các quỹ đầu tư góp phần bình ổn giá cả giao dịch trên thị trường thứ cấp, góp phần vào sự phát triển của thị trường này thông qua các hoạt động đầu tư chuyên nghiệp với các phương pháp phân tích đầu tư khoa học.
Quỹ góp phần tạo ra các phương thức huy động vốn đa dạng qua thị trường chứng khoán. Khi nền kinh tế phát triển và các tài sản tài chính ngày càng tạo khả năng sinh lợi hơn, người đầu tư có khuynh hướng muốn có nhiều dạng công cụ tài chính để đầu tư. Để đáp ứng nhu cầu của người đầu tư, các quỹ đầu tư hình thành dưới nhiều dạng sản phẩm tài chính khác nhau như thời hạn đáo hạn, khả năng sinh lời, mức độ rủi ro…
Quỹ làm cho các hoạt động đầu tư chứng khoán mang tính xã hội hoá. Quỹ đầu tư tạo một phương thức đầu tư được ưa thích đối với các nhà đầu tư nhỏ, ít có sự hiểu biết về chứng khoán. Nó góp phần tăng tiết kiệm của công chúng đầu tư bằng việc thu hút tiền đầu tư vào quỹ.
Quỹ đầu tư thực sự đã và đang là một loại định chế tài chính rất phát triển tại thị trường chứng khoán ở nhiều nước trên thế giới cũng như tại thị trường chứng khoán Việt Nam.
Tổ chức và hoạt động của quỹ đầu tư:
Các mô hình tổ chức và hoạt động của quỹ đầu tư:
Mô hình công ty:
Đặc điểm cơ bản nhất của các quỹ đầu tư trong mô hình này đó là bản thân quỹ là một pháp nhân đầy đủ, tức là một công ty được hình thành theo quy định của pháp luật từng nước và cơ quan điều hành cao nhất của quỹ là hội đồng quản trị quỹ. Các nhà đầu tư góp vốn vào quỹ là các cổ đông và họ có quyền bầu ra các thành viên hội đồng quản trị.
Các tổ chức tham gia vào cơ cấu hoạt động của quỹ đầu tư dạng công ty là công quản lý quỹ, ngân hàng bảo quản. Ngoài ra, tuỳ từng nước, còn có sự tham gia của các đại lý chuyển nhượng và nhà bảo lãnh phát hành chính hay những tổ chức sáng lập, bảo trợ cho việc thành lập quỹ.
Hội đồng quản trị quỹ đầu tư do các cổ đông bầu ra, có nhiệm vụ chính là quản lý toàn bộ hoạt động của quỹ, lựa chọn người quản lý quỹ và giám sát hoạt động đầu tư của quỹ, hàng năm xem xét lại hoặc từ chối các hợp đồng với người quản lý quỹ nếu nguời đó thực hiện việc đầu tư không đem lại hiệu quả. Hội đồng quản trị chính là người được các cổ đông của quỹ uỷ thác bảo vệ quyền lợi của những người tham gia đầu tư vào quỹ.
Người quản lý quỹ có nhiệm vụ phân tích đầu tư, tiến hành hoạt động đầu tư, mua hoặc bán các chứng khoán trong danh mục đầu tưphù hợp với các mục tiêu do quỹ đề ra dưới sự giám sát của hội đồng quản trị của quỹ. Trong mô hình này, người quản lý quỹ hoạt động như một nhà tư vấn đầu tư do công ty quỹ thuê quản lý đầu tư và họ được hưởng phí một tỷ lệ phí nhất định từ hoạt động quản lý đầu tư đó. Người quản lý quỹ ở đây có thể là một cá nhân hoặc một nhóm các cá nhân có kinh nghiệm và nhiều thành tích trong hoạt động đầu tư chuyên nghiệp được Hội đồng quản trị của quỹ đại diện cho các cổ đông lựa chọn.
Ngân hàng bảo quản là ngân hàng được quỹ lựa chọn để lưu giữ và bảo quản các tài sản của quỹ. Ngân hàng bảo quản thường giữ luôn vai trò là đại lý chuyển nhượng cho quỹ, huỷ các cổ phần cũ và phát hành cổ phần mới. Tổ chức này cũng giữ danh sách cổ đông để gửi các báo cáo, giấy uỷ quyền hoặc thực hiện phân phối cho các cổ đông. Khi thực hiện các chức năng này, ngân hàng bảo quản nhận được phí bảo quản tài sản.
Cơ chế tổ chức hoạt động của các quỹ theo mô hình công ty này (xem phụ lục 1: Sơ đồ cơ chế hoạt động của quỹ đầu tư dạng công ty) tại các thị trường đều có những nét chung. Tuy nhiên, việc huy động vốn lập quỹ có đôi nét khác biệt. Ví dụ, tại Mỹ quỹ đầu tư dạng công ty (công ty đầu tư) chỉ được phát hành cổ phiếu thường. Trong khi ở Anh, ngoài cổ phiếu phổ thông, các quỹ đầu tư được phát hành quyền. Việc huy động vốn lập công ty quỹ do các tổ chức bảo trợ lập quỹ kiêm luôn chức năng bảo lãnh phát hành cho quỹ thực hiện. Các tổ chức này lập bản cáo bạch, đưa ra mục tiêu và chính sách đầu tư của quỹ, các mức chi phí liên quan…Để hỗ trợ việc chào bán cổ phần của quỹ, tổ chức bảo lãnh phát hành có thể ký hợp đồng với một số công ty khác lập thành tổ hợp chào bán. Tổ hợp chào bán sẽ giúp tổ chức bảo lãnh phát hành phân phối cổ phần của quỹ và được tổ chức bảo lãnh chi trả khoản phí trích từ chi phí chào bán của tổ chức bảo lãnh phát hành.
Ngoài các tổ chức tham gia chính như đã nêu, tuỳ từng nước còn có thể có các đại lý chuyển nhượng hoặc nhà bảo lãnh phát hành chính tham gia vào các hoạt động của quỹ đầu tư. Đại lý chuyển nhượng thường được uỷ nhiệm để tiến hành việc bán hoặc mua lại cổ phần của quỹ (nếu quỹ đó là quỹ dạng mở ). Nhà bảo lãnh phát hành chính giúp quỹ chào bán và phân phối cổ phần của quỹ cho các nhà đầu tư.
Ngoài các tổ chức kể trên liên quan tới hoạt động của quỹ, Hội đồng quản trị của công ty quỹ có thể thuê thêm một tổ chức chuyên quản trị hành chính. Tổ chức sẽ cung cấp trụ sở làm việc, các trang thiết bị văn phòng, thiết bị thông tin; uỷ nhiệm chi trả lương thưởng cho Hội đồng quản trị; giám sát việc lập các báo cáo định kỳ cho các cổ đông. Tổ chức quản trị hành chính này cũng được nhận một tỷ lệ phí nhất định khi thực hiện các dịch vụ trên.
Mô hình quỹ đầu tư dạng công ty hiện được áp dụng rộng rãi tại các nước có thị trường chứng khoán hình thành và phát triển từ lâu đời mà điển hình là thị trường chứng khoán Mỹ và Anh.
Mô hình quỹ đầu tư dạng hợp đồng:
Quỹ đầu tư dạng hợp đồng còn được gọi là mô hình quỹ tín thác đầu tư. Bản chất hoạt động của các quỹ tín thác đầu tư là dựa trên cơ sở quan hệ tín thác tài sản và hợp đồng tín thác được coi là một chứng từ pháp lý cơ bản để điều chỉnh hoạt động của các bên tham gia. Một đặc điểm khác biệt cơ bản với mô hình quỹ đầu tư dạng công ty là trong mô hình này quỹ đầu tư không phải là một pháp nhân. Quỹ hoàn toàn chỉ là một lượng tiền nhất định do các nhà đầu tư đóng góp hình thành nên quỹ. Mô hình này thể hiện rõ vai trò của ba bên tham gia vào hoạt động của quỹ: công ty quản lý quỹ giữ vai trò là người tín thác, tổ chức bảo quản tài sản cũng như giám sát hoạt động của quỹ giữ vai trò người nhận tín thác và các nhà đầu tư là những người hưởng lợi của quỹ.
Khác biệt với mô hình trên, quỹ đầu tư dạng hợp đồng (xem phụ lục 2: Sơ đồ cơ chế hoạt động của quỹ đầu tư dạng hợp đồng) do chính công ty quản lý quỹ đứng ra huy động vốn thành lập quỹ. Sau khi quỹ đã hình thành, vốn và tài sản của quỹ được giao cho tổ chức nhận tin thác bảo quản và thực hiện việc thu chi cho hoạt động đầu tư. Công ty quản lý quỹ bắt đầu thực hiện việc đầu tư của quỹ theo những chính sách và mục tiêu đã đề ra trong bản cáo bạch huy động vốn ban đầu cũng như cam kết trong hợp đồng tín thác.
Người nhận tín thác được lựa chọn thường là các ngân hàng hoặc các tổ chức có chức năng quản lý tài sản tín thác theo quy định của pháp luật về tín thác tài sản. Khi tham gia vào hoạt động của qu