Đề tài Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật hiện hành – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Như chúng ta đã biết, bảo hiểm chính là biện pháp hữu hiệu và chắc chắn trong việc khắc phục các tổn thất tài chính mà rủi ro mang đến. Sự ra đời và tồn tại của các phương thức bảo hiểm đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế, xã hội của mọi cá nhân, tổ chức và cả quốc gia. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự là một cơ chế đảm bảo chắc chắn cho việc bồi thường thiệt hại, khắc phục kịp thời về tài chính đối với người bị thiệt hại và người có trách nhiệm bồi thường. Ngày nay, trong xu thế hội nhập cùng nền kinh tế khu vực và thế giới, các sản phẩm bảo hiểm ngày càng đa dạng và phong phú hơn, các đối tượng quan tâm đến bảo hiểm nói chung, bảo hiểm trách nhiệm dân sự nói riêng cũng gia tăng. Cùng với đó là sự gia tăng những tranh chấp trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng; những hành vi trục lợi bảo hiểm ngày càng tăng và trở nên tinh vi hơn, cũng bởi vì những kiến thức của người tham gia bảo hiểm còn hạn chế, cùng với đó những quy định của pháp luật còn chưa chặt chẽ đã tạo lỗ hổng cho các hoạt động gian lận bảo hiểm. Vì lẽ đó, những phân tích, lý giải cụ thể các quy định của pháp luật về các yếu tố cơ bản của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự, cũng như thực tiễn về vấn đề này là rất cần thiết. Nhận thức được tính cấp thiết của vấn đề, trong khuôn khổ bài học kỳ em xin trình bày vấn đề “ Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật hiện hành – Một số vấn đề lý luận và thực tiền.”

doc19 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2343 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật hiện hành – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Như chúng ta đã biết, bảo hiểm chính là biện pháp hữu hiệu và chắc chắn trong việc khắc phục các tổn thất tài chính mà rủi ro mang đến. Sự ra đời và tồn tại của các phương thức bảo hiểm đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế, xã hội của mọi cá nhân, tổ chức và cả quốc gia. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự là một cơ chế đảm bảo chắc chắn cho việc bồi thường thiệt hại, khắc phục kịp thời về tài chính đối với người bị thiệt hại và người có trách nhiệm bồi thường. Ngày nay, trong xu thế hội nhập cùng nền kinh tế khu vực và thế giới, các sản phẩm bảo hiểm ngày càng đa dạng và phong phú hơn, các đối tượng quan tâm đến bảo hiểm nói chung, bảo hiểm trách nhiệm dân sự nói riêng cũng gia tăng. Cùng với đó là sự gia tăng những tranh chấp trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng; những hành vi trục lợi bảo hiểm ngày càng tăng và trở nên tinh vi hơn, cũng bởi vì những kiến thức của người tham gia bảo hiểm còn hạn chế, cùng với đó những quy định của pháp luật còn chưa chặt chẽ đã tạo lỗ hổng cho các hoạt động gian lận bảo hiểm. Vì lẽ đó, những phân tích, lý giải cụ thể các quy định của pháp luật về các yếu tố cơ bản của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự, cũng như thực tiễn về vấn đề này là rất cần thiết. Nhận thức được tính cấp thiết của vấn đề, trong khuôn khổ bài học kỳ em xin trình bày vấn đề “ Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật hiện hành – Một số vấn đề lý luận và thực tiền.” GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM Có thể nói, bảo hiểm là một hình thức khắc phục thiệt hại cho cá nhân, tổ chức khi gặp những sự kiện rủi ro gây thiệt hại đến tính mạng, sức khoẻ, tài sản của mình. Khi có rủi ro xảy ra, người tham gia bảo hiểm được tổ chức bảo hiểm bồi thường thiệt hại nhằm khắc phục hậu quả xảy ra. Mức độ bồi thường bao nhiêu phụ thuộc vào hợp đồng bảo hiểm mà các bên thoả thuận. Trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm thì hợp đồng bảo hiểm là một nội dung cơ bản, quan trọng và không thể thiếu. Có lẽ vì thế mà trong Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 (Luật KDBH), đã quy định về Hợp đồng bảo hiểm ở ngay chương II của luật sau phần những quy định chung. Khoản 1 điều 12 Luật kinh doanh bảo hiểm định nghĩa: "Hợp đồng bảo hiểm là sự thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm". Cùng với đó, Điều 567 BLDS cũng quy định : “hợp đồng bảo hiểm là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, còn bên bảo hiểm phải trả một khoản tiền bảo hiểm cho bên được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm”. Như vậy có thể hiểu hợp đồng bảo hiểm là việc tổ chức bảo hiểm cam kết bảo đảm bồi thường một số tiền nhất định cho cá nhân, tổ chức khi sự kiện bảo hiểm xảy ra và có gây thiệt hại cho đối tượng được bảo hiểm trong một thời gian nhất định, còn bên mua bảo hiểm phải đóng một khoản tiền nhất định gọi là phí bảo hiểm. Có rất nhiều loại hợp đồng bảo hiểm tùy thuộc vào tiêu chí phân loại khác nhau. Căn cứ vào đối tượng bảo hiểm, hợp đồng bảo hiểm có thể được phân chia thành các loại sau: Hợp đồng bảo hiểm con người, hợp đồng bảo hiểm tài sản và hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự. II. HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ 1. Lý luận chung về hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự. 1.1. Khái niệm Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự là hợp đồng về bảo hiểm trách nhiệm dân sự hay chính là sự thoả thuận bằng văn bản giữa bên bảo hiểm (doanh nghiệp bảo hiểm) với bên tham gia bảo hiểm (tổ chức, cá nhân), theo đó doanh nghiệp bảo hiểm cam kết sẽ thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với người thứ ba thay cho bên được bảo hiểm nếu sự kiện bảo hiểm xảy ra trong thời hạn có hiệu lực của hợp đồng, còn bên tham gia bảo hiểm có nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm. Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự mang những đặc điểm chung của hợp đồng bảo hiểm, đồng thời có những đặc trưng riêng. 1.2 Đặc điểm của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự Ngoài những đặc điểm chung giống như mọi hợp đồng bảo hiểm khác, hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự còn có những đặc trưng riêng biệt như: Thứ nhất, bảo hiểm trách nhiệm dân sự có bản chất là một loại hình bảo hiểm thiệt hại. Bảo hiểm thiệt hại là loại hình bảo hiểm có đối tượng bảo hiểm là những giá trị vật chất tính được thành tiền. Loại hình bảo hiểm thiệt hại có bản chất là sự thỏa thuận bồi thường toàn bộ hay một phần giá trị thiệt hại vật chất đã xảy ra cho người tham gia bảo hiểm hoặc cho người được bảo hiểm, trên cơ sở số phí bảo hiểm tương ứng mà khách hàng tham gia bảo hiểm phải đóng góp cho nhà cung cấp dịch vụ bảo hiểm. Trong thực tiễn, người ta từng biết đến hai loại hình bảo hiểm thiệt hại đó là bảo hiểm tài sản và bảo hiểm trách nhiệm dân sự. Như vậy, để yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường thì nhất thiết người tham gia bảo hiểm phải chứng minh được rằng đã có thiệt hại xảy ra cho tài sản của họ (trường hợp đối với bảo hiểm tài sản) hoặc đã phát sinh trách nhiệm dân sự - trách nhiệm bồi thường của họ đối với người thứ ba (trường hợp bảo hiểm trách nhiệm dân sự) Vì vậy, trong hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối tượng được hướng đến là trách nhiệm về bồi thường thiệt hại, “ Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự là trách nhiệm dân sự của người tham gia bảo hiểm đối với bên thứ ba theo quy định của pháp luật ”. (Điều 52 Luật kinh doanh bảo hiểm) Đây chính là điểm khác biệt giữa loại hình bảo hiểm thiệt hại với các loại hình bảo hiểm khác như bảo hiểm con người mà ở trong đó, yếu tố thiệt hại không nhất thiết là cần có. Thứ hai, trong hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự, lỗi của người tham gia bảo hiểm trong khi thực hiện hành vi gây thiệt hại cho người thứ ba chính là cơ sở để phát sinh trách nhiệm dân sự của người tham gia bảo hiểm. Trong khi thực hiện hành vi gây thiệt hại cho người thứ ba chính là cơ sở để phát sinh trách nhiệm dân sự của người tham gia bảo hiểm đối với người thứ ba và do đó, cũng làm cơ sở để làm phát sinh trách nhiệm bồi thường của bên bảo hiểm đối với người thứ ba, thay cho bên tham gia bảo hiểm. Yếu tố lỗi trong trường hợp này được hiểu là lỗi vô ý hoặc cố ý vi phạm quy định của pháp luật mà gây ra thiệt hại cho người thứ ba, chứ không phải cố ý trực tiếp gây thiệt hại nhằm mục đích trục lợi. Trên thực tế lỗi trong trách nhiệm dân sự là lỗi suy đoán, nên người gây thiệt hại bị suy đoán là có lỗi khi thực hiện hành vi gây thiệt hại, trừ trường hợp họ chứng minh được thiệt hại xảy ra trong trường hợp phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết, sự kiện bất ngờ hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại. Căn cứ vào mức độ lỗi để xác định người gây thiệt hại phải bồi thường toàn bộ, một phần hoặc liên đới bồi thường, từ đó doanh nghiệp bảo hiểm xác định trách nhiệm bồi thường của mình. Thứ ba, hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự có đối tượng bảo hiểm là trách nhiệm bồi thường của người tham gia bảo hiểm đối với người thứ ba (người bị thiệt hại) Khác với hợp đồng bảo hiểm tài sản, hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự luôn có đối tượng bảo hiểm là trách nhiệm bồi thường về kinh tế mà người được bảo hiểm , người tham gia bảo hiểm có thể phải đảm nhận vì đã gây thiệt hại về vật chất cho người khác trong tương lai. Do vậy, đối tượng của loại hợp đồng này thường khó xác định và có thể dẫn đến tranh chấp giữa người bảo hiểm với người được bảo hiểm/người tham gia bảo hiểm và người được trả tiền bồi thường/ người bị thiệt hại. Về lý thuyết, trách nhiệm pháp lý dân sự - trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người được bảo hiểm/người tham gia bảo hiểm đối với người thứ ba sẽ phát sinh khi có đủ ba điều kiện sau đây: Phải có hành vi gây thiệt hại của người tham gia bảo hiểm/ người được bảo hiểm đối với người thứ ba. Hành vi gây thiệt hại ở đây được hiểu là hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự, hoặc hành vi gây thiệt hại trái pháp luật. Trong thực tế, có những hành vi gây thiệt hại cho người khác nhưng không bị coi là trái pháp luật và do đó người gây thiệt hại không có trách nhiệm bồi thường (ví dụ, cảnh sát dùng xe máy, ô tô để đuổi bắt tội phạm, gây thiệt hại về tài sản, tính mạng, sức khỏe cho người thứ ba trong khi đang thi hành công vụ…) Có thiệt hại thực tế của bên thứ ba: Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu khi xem xét đến nghĩa vụ bồi thường có phát sinh hay không. Thiệt hại bao gồm những thiệt hại về tài sản và thiệt hại về con người. Đối với những thiệt hại về tài sản, về nguyên tắc phải là những thiệt hại thực tế, thực sự xảy ra và có thể tính toán được bằng tiền. Đối với thiệt hại về con người, những thiệt hại này khó có thể đo được bằng tiền và ở những người khác nhau thì mức độ thiệt hại có thể khác nhau nhưng với mục đích an ủi, động viên đối với những người bị thiệt hại và thân nhân của họ, toàn án có thể phán quyết bằng những khoản tiền nhất định. Có mối quan hệ nhân – quả giữa hành vi gây thiệt hại của người tham gia bảo hiểm và hậu quả thiệt hại của bên thứ ba. Được coi là có mối quan hệ nhân quả khi thiệt hại xảy ra đúng là kết quả tất yếu của hành vi gây thiệt hại do người tham gia bảo hiểm thực hiện và ngược lại, những hành vi đó thực sự là nguyên nhân trực tiếp của thiệt hại xảy ra. Thứ tư, trong hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự, doanh nghiệp bảo hiểm chỉ phải chịu trách nhiệm bồi thường khi người được bảo hiểm nhận được yêu cầu phải bồi thường của người bị thiệt hại. Nếu đã phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại nhưng người thứ ba không đòi người tham gia bảo hiểm phải bồi thường, thì doanh nghiệp bảo hiểm cũng không phải chịu trách nhiệm đối với người tham gia bảo hiểm. Việc bồi thường thiệt hại có thể là bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, cũng có thể là bồi thường thiệt hại theo hợp đồng. Đối với việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì người thứ ba có thể là bất kì tổ chức hoặc cá nhân nào bị thiệt hại. Còn bồi thường thiệt hại theo hợp đồng thì người thứ ba được xác định cụ thể là người có một quan hệ hợp đồng đối với người tham gia bảo hiểm và bị thiệt hại từ hợp đồng đó do hành vi của người tham gia bảo hiểm gây ra. Hợp đồng bảo hiểm chỉ tồn tại giữa người tham gia bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, người thứ ba không có quyền trực tiếp yêu cầu doanh nghiệp trả tiền bồi thường, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Nếu pháp luật không có quy định khác thì người thứ ba chỉ có quyền đòi bồi thường đối với người tham gia bảo hiểm, trên cơ sở đó doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bồi thường cho người tham gia bảo hiểm và trách nhiệm bồi thường cho người thứ ba thuộc về người tham gia bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm có thể thoả thuận về việc doanh nghiệp bảo hiểm sẽ bồi thường trực tiếp cho người thứ ba bị thiệt hại. Trong một số trường hợp, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại; khắc phục kịp thời thiệt hại vật chất góp phần bình ổn tài chính đối với người bị thiệt hại, pháp luật quy định người thứ ba có thể trực tiếp khiếu nại đến doanh nghiệp bảo hiểm để yêu cầu bồi thường. 2. Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật. 2.1. Chủ thể của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự. Chủ thể tham gia hợp đồng bảo hiểm gồm: Bên nhận bảo hiểm (bên bán bảo hiểm) và bên tham gia bảo hiểm (bên mua bảo hiểm). Bên nhận bảo hiểm: Bên nhận bảo hiểm là bên đã nhận phí bảo hiểm của người tham gia bảo hiểm và cam kết nhận rủi ro bảo hiểm về phía mình. Theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm thì bên nhận bảo hiểm chỉ có thể là một tổ chức có tư cách pháp nhân và được phép hoạt động kinh doanh bảo hiểm, được gọi là doanh nghiệp bảo hiểm. Bên tham gia bảo hiểm: Bên tham gia bảo hiểm là bên đã nộp cho bên nhận bảo hiểm một khoản tiền là phí bảo hiểm. Khác với bên nhận bảo hiểm, bên tham gia bảo hiểm là bất kỳ tổ chức, cá nhân nào khi có nhu cầu bảo hiểm về một đối tượng bảo hiểm nhất định hoặc trong trường hợp pháp luật buộc phải tham gia bảo hiểm về một trách nhiệm dân sự nhất định. Nếu bên tham gia bảo hiểm là cá nhân thì phải có đủ năng lực hành vi dân sự. Năng lực hành vi dân sự là khả năng tự có của chủ thể trong việc thực hiện kiểm soát và làm chủ hành vi của mình. Chủ thể tham gia hợp đồng bảo hiểm bao gồm: cá nhân, pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình… 2.2. Hình thức của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự Theo quy định của pháp luật thì hợp đồng bảo hiểm phải được lập thành văn bản, văn bản hợp đồng bảo hiểm được thể hiện dưới nhiều dạng khác nhau. Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự là một trong ba loại hợp đồng bảo hiểm, do đó cũng tuân theo các quy định pháp luật về hình thức hợp đồng. Hiện nay, đa phần các hợp đồng bảo hiểm được thể hiện dưới hai dạng là giấy chứng nhận bảo hiểm và đơn bảo hiểm. Giấy chứng nhận bảo hiểm. Trong trường hợp mà việc tham gia bảo hiểm là bắt buộc theo quy định của pháp luật thì người tham gia bảo hiểm thường phải chứng minh với người thứ ba rằng họ đã tham gia bảo hiểm và hợp đồng đó đang có hiệu lực pháp luật . Nghĩa là họ luôn phải mang theo bên mình một bằng chứng chứng minh hợp đồng bảo hiểm đang có hiệu lực. Vì vậy hình thức của hợp đồng bảo hiểm này thường được thiết kế dưới dạng giấy chứng nhận bảo hiểm. Đơn bảo hiểm. Đơn bảo hiểm thường là hình thức của hợp đồng bảo hiểm tự nguyện, có thể có các dạng khác nhau và thường bao gồm nhiều trang. Các thông tin ghi trên đơn chi tiết, cụ thể tất cả các vấn đề liên quan đến hợp đồng bảo hiểm: tên, địa chỉ của chủ doanh nghiệp bảo hiểm; bên mua bảo hiểm; đối tượng bảo hiểm; số tiền bảo hiểm; phạm vi bảo hiểm; điều kiện bảo hiểm; điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm; thời hạn bảo hiểm; mức phí và phương thức trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường; giải quyết tranh chấp. Đơn bảo hiểm thường kèm theo các phụ lục để chi tiết hoá các thông tin đặc điểm của từng khách hàng cụ thể, đồng thời giải thích thuật ngữ trong đơn bảo hiểm. Nội dung đơn bảo hiểm gồm phần mở đầu; phần quy định về các điều khoản chính; phần quy định về các điều khoản loại trừ; phần quy định về các điều kiện; chữ ký, ghi rõ họ tên của người đại diện cho doanh nghiệp bảo hiểm. 2.3. Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự. Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự hiểu theo nghĩa chung nhất là trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người tham gia bảo hiểm. Điều bắt buộc đối với một người trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại là việc người đó phải bằng tài sản của mình gánh chịu việc bù đắp những thiệt hại về vật chất và tổn thất tinh thần do hành vi của mình gây ra cho người khác. Một người chỉ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi có đủ bốn yếu tố: Có hành vi gây thiệt hại trái pháp luật. Hành vi gây thiệt hại trái pháp luật là những hành vi xâm phạm tới tài sản, sức khoẻ, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín, quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác được thực hiện không phù hợp với quy định của pháp luật. Những hành vi có gây ra thiệt hại cho người khác nhưng được thực hiện phù hợp với quy định của pháp luật thì người thực hiện những hành vi đó không phải bồi thường. Ví dụ: hành vi gây thiệt hại trong các trường hợp trong giới hạn phòng vệ chính đáng, trong giới hạn của tình thế cấp thiết, do sự kiện bất ngờ. Có thiệt hại xảy ra. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại được áp dụng nhằm mục đích khắc phục một phần hoặc toàn bộ tổn thất tài chính cho người bị thiệt hại. Do đó, chỉ khi có thiệt hại xảy ra thì mới phải bồi thường; vì vậy cần phải xác định xem có thiệt hại xảy ra hay không và thiệt hại là bao nhiêu. Thiệt hại là những tổn thất xảy ra được tính thành tiền, bao gồm: những mất mát, hư hỏng, huỷ hoại về tài sản, nguồn thu nhập bị mất, chi phí nhằm ngăn chặn, khắc phục những hậu quả xấu về tài sản, sức khoẻ, tính mạng, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tinh thần. Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra. Một người chỉ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi thiệt hại xảy ra là hậu quả trực tiếp do hành vi trái pháp luật của họ gây ra, hay hành vi trái pháp luật là nguyên nhân gây ra hậu quả đó. Có lỗi của người gây thiệt hại. Thiệt hại xảy ra có thể do hành vi cố ý hoặc vô ý gây ra, cũng có thể do nguồn nguy hiểm cao độ hoặc do cây cối, súc vật gây ra. Song với bản chất của bảo hiểm là chỉ bảo hiểm rủi ro nên phạm vi bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm chỉ bao gồm các thiệt hại do hành vi vô ý; do súc vật, cây cối, nhà cửa, công trình xây dựng gây ra; không bảo hiểm với những thiệt hại do hành vi cố ý gây ra. Vậy đối tượng của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự chỉ là trách nhiệm về bồi thường thiệt hại do hành vi vô ý gây ra. 2.4. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự. Quyền của bên bảo hiểm là sự đối lập tương ứng với nghĩa vụ của bên tham gia bảo hiểm và bên được bảo hiểm và ngược lại. * Việc lựa chọn giao kết hợp đồng bảo hiểm. Bên mua bảo hiểm có quyền lựa chọn mua bảo hiểm ở bất kỳ doanh nghiệp bảo hiểm nào miễn là doanh nghiệp đó đang tiến hành hoạt động kinh doanh bảo hiểm trên lãnh thổ Việt Nam. Bên mua bảo hiểm có thể lựa chọn mua bảo hiểm ở doanh nghiệp bảo hiểm nào có mức phí bảo hiểm đối với loại bảo hiểm đó thấp nhất và chất lượng cao nhất. Về phía mình, doanh nghiệp bảo hiểm có quyền yêu cầu bên mua bảo hiểm cung cấp đầy đủ, trung thực thông tin liên quan đến việc giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm; và có nghĩa vụ cấp giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc đơn bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm sau khi giao kết hợp đồng và thu phí bảo hiểm * Phí bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền thu phí bảo hiểm; còn bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm đầy đủ theo đúng thời hạn và phương thức đã thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm đầy đủ, theo đúng thời hạn và phương thức đã thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm, bởi hợp đồng bảo hiểm chỉ có hiệu lực kể từ thời điểm người tham gia bảo hiểm đóng phí bảo hiểm. Tuỳ từng loại sản phẩm bảo hiểm cụ thể mà thời hạn và phương thức nộp phí bảo hiểm được quy định cụ thể hoặc theo thoả thuận của các bên. Bên mua bảo hiểm phải đóng toàn bộ phí bảo hiểm trong một lần trước khi bên bảo hiểm cấp giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc hợp đồng bảo hiểm; hoặc phí bảo hiểm được đóng nhiều lần theo định kỳ thì bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm vào định kỳ đầu tiên trước khi được cấp giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc hợp đồng bảo hiểm và phải tiếp tục đóng phí của các kỳ sau theo đúng định kỳ. Phí bảo hiểm trách nhiệm công cộng khó xác định cụ thể và mức phí thay đổi một cách đáng kể tuỳ thuộc vào từng rủi ro. Phí bảo hiểm được xác định căn cứ vào số tiền bảo hiểm, nghề nghiệp của người tham gia bảo hiểm, quy trình kinh doanh, vị trí, phạm vi hoạt động, loại hình sản xuất kinh doanh của người tham gia bảo hiểm, doanh thu của người tham gia bảo hiểm, khả năng xuất hiện bên thứ ba tại địa điểm sản xuất kinh doanh… Phí bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm thường được tính trên cơ sở doanh thu, khối lượng sản phẩm sản xuất ra. Phí bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp được xác định dựa trên quy mô hoạt động nghề nghiệp của chủ thể tham gia; số lượng và trình độ nghề nghiệp, kinh nghiệm công tác của các thành viên; cơ sở vật chất để tổ chức tiến hành nghề nghiệp; giới hạn bồi thường… Phí bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới trên nguyên tắc là do pháp luật quy định. Ngoài ra, mức phí còn tính theo tỷ lệ phần trăm mức phí theo năm đối với thời hạn bảo hiểm ngắn hạn và dài hạn. Phí bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ sử dụng lao động đối với người lao động về cơ bản được tính căn cứ vào số tiền bảo hiểm đã thoả thuận, đồng thời căn cứ vào thời hạn bảo hiểm và loại nghề nghiệp của người lao động. Phí bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự hàng không là số tiền mà hãng hàng không phải đóng cho doanh nghiệp bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Phí bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự hàng không được xác định trên các yếu tố: mức giới hạn trách nhiệm; số vụ tai nạn và mức độ tổn thất của các v
Luận văn liên quan