Luận án Hoàn thiện pháp luật đầu tư công ở Việt Nam

Đầu tư công (ĐTC) là hoạt động đóng vai trò quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia nói chung, và quốc gia đang phát triển như Việt Nam nói riêng. Trong thời gian qua, ĐTC đã góp phần quan trọng vào việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và cung ứng các dịch vụ công; tạo môi trường thúc đẩy phát triển nền kinh tế, xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội và công bằng xã hội, tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh. Tuy nhiên, về lý luận, hiện nay ĐTC còn được tiếp cận trên nhiều góc độ khác nhau. Một số nghiên cứu nước ngoài cho rằng ĐTC là đầu tư của nhà nước, của chính phủ và đồng nhất hái niệm ĐTC với hái niệm đầu tư của chính phủ, của nhà nước. Còn tại Việt Nam, từ góc độ chủ sở hữu nguồn vốn, ĐTC được hiểu là đầu tư của Nhà nước, là hoạt động đầu tư sử dụng nguồn vốn do nhà nước quản l ; từ góc độ tài chính công, ĐTC được hiểu một cách ngắn gọn là việc Chính phủ gia tăng vốn xã hội; từ góc độ thuyết vô vị lợi, khái niệm ĐTC còn được hiểu là việc sử dụng nguồn vốn nhà nước để đầu tư vào các chương trình, dự án, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội không nhằm mục đích inh doanh hoặc từ góc độ quản lý nhà nước ĐTC là hoạt động đầu tư do nhà nước quyết định từ nguồn vốn ngân sách nhà nước (NSNN) (các khoản vay, bảo lãnh của nhà nước cũng là NSNN), vì mục tiêu đầu tư vào các dự án mà nhà nước thấy nhất thiết phải thực hiện, nhưng các tổ chức kinh tế không làm hoặc không có khả năng làm được. Cách tiếp cận khái niệm ĐTC thể hiện tư duy pháp l trong quá trình xây dựng và ban hành pháp luật ĐTC, vì vậy những nhìn nhận hác nhau đó về ĐTC sẽ d n tới việc xác định nội dung điều chỉnh của pháp luật ĐTC hông thống nhất, các quy định của pháp luật đầu tư công hông đồng bộ, ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động ĐTC

pdf165 trang | Chia sẻ: thuylinhk2 | Ngày: 28/12/2022 | Lượt xem: 283 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Hoàn thiện pháp luật đầu tư công ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN HƢƠNG LY HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT ĐẦU TƢ CÔNG Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI, 2022 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN HƢƠNG LY HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT ĐẦU TƢ CÔNG Ở VIỆT NAM Ngành: Luật kinh tế Mã số: 9 38 01 07 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC PGS. TS. NGUYỄN NHƢ PHÁT HÀ NỘI, 2022 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận án là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các số liệu, thông tin được trình bày trong luận án đảm bảo tính chính xác, tin cậy, trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Kết quả nghiên cứu của luận án chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào khác. Tác giả luận án Nguyễn Hƣơng Ly MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI .......................................................................... 9 1.1 Khái quát công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài .................................. 9 1.2 Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài .................. 22 1.3 Cơ sở lý thuyết nghiên cứu ......................................................................... 26 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ........................................................................................ 31 CHƢƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT ĐẦU TƢ CÔNG .......................................................................................... 32 2.1 Khái niệm, nguyên tắc đầu tư công ............................................................ 32 2.2 Khái niệm, nội dung điều chỉnh của pháp luật ĐTC .................................. 43 2.3 Nhu cầu hoàn thiện pháp luật đầu tư công ................................................. 60 2.4 Tiêu chí đánh giá hoàn thiện pháp luật đầu tư công ................................... 62 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ........................................................................................ 68 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT ĐẦU TƢ CÔNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG ................................................... 70 3.1 Thực trạng pháp luật đầu tư công ở Việt Nam hiện nay ............................ 70 3.2 Thực tiễn áp dụng pháp luật đầu tư công ở Việt Nam ............................... 97 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ...................................................................................... 113 CHƢƠNG 4: ĐỊNH HƢỚNG, GIẢI PHÁP TIẾP TỤC HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ CƠ CHẾ ĐẢM BẢO THỰC HIỆN PHÁP LUẬT ĐẦU TƢ CÔNG Ở VIỆT NAM .................................................................................... 115 4.1 Định hướng hoàn thiện pháp luật đầu tư công ở Việt Nam ..................... 115 4.2 Giải pháp tiếp tục hoàn thiện quy định pháp luật đầu tư công ................. 120 4.3 Giải pháp hoàn thiện cơ chế đảm bảo thực hiện pháp luật đầu tư công ... 139 KẾT LUẬN CHƢƠNG 4 ...................................................................................... 148 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 149 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ ........................................... 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 152 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Tiếng Việt STT Ký hiệu Giải thích 1 ĐTC Đầu tư công 2 NSNN Ngân sách Nhà nước Tiếng Anh STT Ký hiệu Giải thích tiếng Anh Giải thích tiếng Việt 1 PPP Public – Private Partnership Đầu tư theo phương thức đối tác công –tư 2 WB The World Bank Ngân hàng Thế giới 3 ODA Official Development Assistance Hỗ trợ phát triển chính thức 4 OECD Organization for Economic Cooperation and Development Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU STT Tên hình vẽ, bảng biểu Trang Hình 1.1 Khung hệ thống quản l đầu tư công theo huyến nghị của Ngân hàng thế giới. 53 Hình 4.1 Mô phỏng công nghệ của phần mềm Quản lý dự án và ngân sách đầu tư công PABMIS 146 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đầu tư công (ĐTC) là hoạt động đóng vai trò quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia nói chung, và quốc gia đang phát triển như Việt Nam nói riêng. Trong thời gian qua, ĐTC đã góp phần quan trọng vào việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và cung ứng các dịch vụ công; tạo môi trường thúc đẩy phát triển nền kinh tế, xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội và công bằng xã hội, tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh. Tuy nhiên, về lý luận, hiện nay ĐTC còn được tiếp cận trên nhiều góc độ khác nhau. Một số nghiên cứu nước ngoài cho rằng ĐTC là đầu tư của nhà nước, của chính phủ và đồng nhất hái niệm ĐTC với hái niệm đầu tư của chính phủ, của nhà nước. Còn tại Việt Nam, từ góc độ chủ sở hữu nguồn vốn, ĐTC được hiểu là đầu tư của Nhà nước, là hoạt động đầu tư sử dụng nguồn vốn do nhà nước quản l ; từ góc độ tài chính công, ĐTC được hiểu một cách ngắn gọn là việc Chính phủ gia tăng vốn xã hội; từ góc độ thuyết vô vị lợi, khái niệm ĐTC còn được hiểu là việc sử dụng nguồn vốn nhà nước để đầu tư vào các chương trình, dự án, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội không nhằm mục đích inh doanh hoặc từ góc độ quản lý nhà nước ĐTC là hoạt động đầu tư do nhà nước quyết định từ nguồn vốn ngân sách nhà nước (NSNN) (các khoản vay, bảo lãnh của nhà nước cũng là NSNN), vì mục tiêu đầu tư vào các dự án mà nhà nước thấy nhất thiết phải thực hiện, nhưng các tổ chức kinh tế không làm hoặc không có khả năng làm được... Cách tiếp cận khái niệm ĐTC thể hiện tư duy pháp l trong quá trình xây dựng và ban hành pháp luật ĐTC, vì vậy những nhìn nhận hác nhau đó về ĐTC sẽ d n tới việc xác định nội dung điều chỉnh của pháp luật ĐTC hông thống nhất, các quy định của pháp luật đầu tư công hông đồng bộ, ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động ĐTC. Về thực tiễn, tại Việt Nam, các quy định liên quan đến ĐTC nằm rải rác trong nhiều văn bản pháp luật hác nhau, do các cấp có thẩm quyền hác nhau ban hành” [31, tr 21], và chưa đáp ứng được nhu cầu điều chỉnh hoạt động này. Luật ĐTC năm 2014, là văn bản quy phạm pháp luật đầu tiên quy định trực tiếp và cụ thể, thống nhất về ĐTC đã tạo ra hành lang pháp l tương đối vững chắc cho hoạt động ĐTC. 2 Mặc dù vậy, do mang nặng tư duy quản l nhà nước, nên các quy định của Luật ĐTC 2014 chủ yếu ghi nhận về các thủ tục hành chính trong quá trình ĐTC, chưa phản ánh được bản chất kinh tế - tài chính của ĐTC. Sau một thời gian ngắn áp dụng, Luật ĐTC năm 2014 bộc lộ rất nhiều hạn chế trong quy định về quyết định chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư, về nguồn vốn, về trình tự, thủ tục ĐTC và được thay thế bởi Luật ĐTC năm 2019. Mặc dù cơ bản đã hắc phục được các vướng mắc của Luật ĐTC năm 2014, nhưng Luật ĐTC năm 2019 v n chưa thể hiện sự thay đổi rõ nét về tư duy pháp l trong lĩnh vực ĐTC tại Việt Nam. Chẳng hạn: quy định khái niệm ĐTC chưa thể hiện bản chất của một hoạt động đầu tư; quy định đối tượng ĐTC còn quá rộng; quy định nguồn vốn ĐTC chưa hợp l ; quy định trình tự, thủ tục ĐTC còn rườm rà, phức tạp, khó khả thi trên thực tế. Hệ thống nguyên tắc lập kế hoạch ĐTC; tiêu chí đánh giá dự án ĐTC hoàn toàn mang tính hình thức, không dựa trên nguyên tắc của hoạt động chi tiêu công, không xuất phát từ cốt lõi kinh tế của hoạt động đầu tư Luật ĐTC năm 2019 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều bởi Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật ĐTC, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự năm 2022. Nhưng, sự sửa đổi này hoàn toàn hông đáp ứng được kỳ vọng về một bước đột phá trong quan điểm của nhà nước về phân cấp quản l ĐTC, hi chỉ có sự điều chỉnh một vài nội dung nhỏ về thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án ĐTC. Nói cách hác, sự sửa đổi này cơ bản khó có khả năng thúc đẩy, nâng cao hiệu quả hoạt động ĐTC trong tương lai. ĐTC tại Việt Nam v n còn dàn trải, cơ chế giải ngân vốn ĐTC còn chậm, gây thất thoát, lãng phí NSNN. Như vậy, cả lý luận và thực tiễn đều cho thấy, tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện pháp luật đầu tư công ở Việt Nam là vô cùng cấp thiết. Theo đó, nghiên cứu sinh đã lựa chọn vấn đề: “Hoàn thiện pháp luật đầu tư công ở Việt Nam” làm đề tài luận án tiến sĩ Luật học của mình. Trong đó, nghiên cứu sinh tập trung nghiên cứu sâu vào những nội dung quy định pháp luật ĐTC còn nhiều hạn chế, bất cập gây ảnh hưởng sâu sắc đến hiệu quả hoạt động ĐTC trên thực tiễn như: quy định về đối tượng ĐTC, quy định về nguồn vốn ĐTC và phương thức ĐTC, quy định về trình tự, thủ tục ĐTC. 3 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án Mục đích nghiên cứu của luận là đưa ra định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật ĐTC trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận về hoàn thiện pháp luật ĐTC; phân tích, đánh giá thực trạng quy định pháp luật ĐTC và thực tiễn thực hiện quy định pháp luật ĐTC ở Việt Nam. Để đạt được mục đích đó, nghiên cứu sinh xác định các nhiệm vụ nghiên cứu như sau: Thứ nhất, tổng quan tình hình nghiên cứu, đánh giá các kết quả đạt được và xác định những nội dung nghiên cứu sinh kế thừa cũng như những nội dung cần tiếp tục hai thác sâu hơn trong luận án, đồng thời xây dựng cơ sở lý thuyết nghiên cứu (gồm: lý thuyết nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu). Thứ hai, hệ thống hoá và làm rõ thêm những cơ sở lý luận về pháp luật ĐTC và hoàn thiện pháp luật ĐTC. Trong đó, tập trung phân tích những vấn đề trọng tâm như: luận giải khái niệm ĐTC; những nội dung điều chỉnh chủ yếu của pháp luật ĐTC; tiêu chí hoàn thiện pháp luật ĐTC. Thứ ba, nghiên cứu quá trình xây dựng, ban hành pháp luật về ĐTC ở Việt Nam cũng như sự thực hiện các quy định đó trên thực tế, cụ thể tìm ra những hạn chế, bất cập của pháp luật về ĐTC, những khoảng trống mà pháp luật về ĐTC chưa điều chỉnh để đánh giá vấn đề hoàn thiện pháp luật trên các nhóm nội dung điều chỉnh chủ yếu của pháp luật ĐTC. Thứ tư, nghiên cứu và tổng hợp kinh nghiệm pháp luật quốc tế về pháp luật ĐTC vạch ra định hướng và các giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện pháp luật ĐTC ở Việt Nam. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án Đối tượng nghiên cứu: - Các quy định của pháp luật điều chỉnh quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực ĐTC (các quy phạm pháp luật ĐTC). - Thực tiễn thực hiện pháp luật ĐTC về đối tượng ĐTC, nguồn vốn ĐTC, trình tự, thủ tục ĐTC. 4 Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nội dung: Thực ra, về lý thuyết, pháp luật đầu tư công có phạm vi rất rộng (như trình bày trong Chương 2). Tuy nhiên, trong huôn hổ của Luận án và xuất phát từ tầm quan trọng của vấn đề, hi phân tích và đánh giá pháp luật hiện hành, Luận án tập trung nghiên cứu những nội dung sau đây: (1) Quy định về đối tượng ĐTC, (2) Quy định về nguồn vốn ĐTC, (3) Quy định về trình tự, thủ tục ĐTC. Phạm vi không gian: Quy phạm pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về ĐTC ở Việt Nam Phạm vi thời gian: Từ năm 2014 (thời điểm Luật ĐTC đầu tiên ở Việt Nam được ban hành) đến 2022 (thời điểm Luật ĐTC năm 2019 được sửa đổi, bổ sung một số điều bởi Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật ĐTC, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự 2022). 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án Cơ sở phương pháp luận: Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mac-Lenin về duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, kết hợp với việc vận dụng các quan điểm, đường lối, chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước đối với pháp luật nói chung và pháp luật ĐTC nói riêng để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu sinh sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học nói chung và khoa học xã hội nói riêng. Phương pháp hệ thống hoá được nghiên cứu sinh sử dụng để sưu tầm, tổng hợp các công trình nghiên cứu về hoàn thiện pháp luật ĐTC Phương pháp nghiên cứu đa ngành liên ngành được nghiên cứu sinh sử dụng trong hầu hết tất cả các nội dung của luận án để làm rõ tính kinh tế - tài chính của ĐTC. Phương pháp mô hình hoá được nghiên cứu sinh sử dụng để làm rõ khái niệm ĐTC, nội dung điều chỉnh chủ yếu của pháp luật ĐTC cũng như hình thành cơ sở khoa học cho một số giải pháp hoàn thiện pháp luật ĐTC. 5 Phương pháp phân tích và tổng hợp kết hợp với phương pháp so sánh luật được nghiên cứu sinh sử dụng chủ yếu để làm rõ các vấn đề lý luận cũng như quy định của pháp luật hiện hành về ĐTC và đánh giá thực trạng pháp luật ĐTC ở Việt Nam. Phương pháp dự báo được nghiên cứu sinh sử dụng để xác định định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật ĐTC ở Việt Nam. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Thứ nhất, luận án nghiên cứu, xây dựng khung lý thuyết về hoàn thiện pháp luật ĐTC. Nghiên cứu sinh khẳng định hoàn thiện pháp luật ĐTC cần dựa trên việc xác định nội hàm khái niệm ĐTC. Khái niệm ĐTC cần được xem xét trên các góc độ: (1) ĐTC là hoạt động đầu tư của chủ thể nào? (2) Sử dụng nguồn vốn nào và đầu tư vào đâu? Hơn nữa, để xác định thế nào là ĐTC, thiết nghĩ cũng cần làm rõ thêm, (3) ĐTC là hoạt động nhằm mục đích gì, thực hiện chức năng, sứ mệnh của nhà nước hay nhằm mục đích sinh lời? Từ đó, Luận án xác định nội dung điều chỉnh chủ yếu của pháp luật ĐTC bao gồm 4 nhóm quy phạm: (1) Nhóm quy phạm về đối tượng ĐTC; (2) Nhóm quy phạm về nguồn vốn và phương thức ĐTC; (3) Nhóm quy phạm về chủ thể tham gia và trình tự, thủ tục ĐTC; (4) Nhóm quy phạm về xử lý vi phạm pháp luật ĐTC. Thứ hai, Nghiên cứ sinh phân tích các nguyên tắc cơ bản của ĐTC, những nguyên tắc này cũng chính là im chỉ nam, chi phối đến quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật ĐTC. Các quy định của pháp luật ĐTC phải thể hiện rõ và tuân thủ triệt để các nguyên tắc cơ bản của hoạt động ĐTC, đây cũng là yêu cầu của hoàn thiện pháp luật ĐTC. Theo nguyên tắc của WTO cũng như hầu hết các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên, để đảm bảo nguyên tắc cạnh tranh công bằng, các hoạt động của doanh nghiệp nhà nước hay các hoạt động kinh tế của nhà nước hay mang tính chất độc quyền.. phải được thực hiện theo các tiêu chí thương mại, nghĩa là theo cơ chế thị trường. Bên cạnh đó ĐTC là lĩnh vực gắn liền với việc sử dụng nguồn vốn chủ yếu từ NSNN, tính công khai, minh bạch gắn liền với trách nhiệm giải trình của các chủ thể là vấn đề cốt lõi. Chính vì vậy, hoạt động ĐTC phải đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch gắn với trách nhiệm giải trình. Nguyên tắc ổn định và khả năng tiên liệu gắn với kỷ luật tài khoá cũng được đề cập 6 bởi ĐTC là hoạt động có tính chiến lược, mang tính dài hạn, thể hiện và phải phù hợp định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Bên cạnh đó, nguyên tắc này được đặt ra cũng xuất phát từ bản chất kinh tế - tài chính của ĐTC. ĐTC là hoạt động tài chính công nên rất cần có tính ổn định và khả năng dự báo, tiên liệu. Nguyên tắc phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực là căn cứ để lựa chọn các dự án đáp ứng yêu cầu của ế hoạch phát triển inh tế xã hội trong mỗi giai đoạn để hạn chế lãng phí ĐTC, nâng cao hiệu quả ĐTC. Thứ ba, luận án phân tích và đánh giá một cách hệ thống thực trạng pháp luật về ĐTC ở Việt Nam hiện nay dựa trên các nhóm nội dung điều chỉnh chủ yếu của pháp luật ĐTC. Trong đó, luận án chỉ rõ: quy định về đối tượng ĐTC đã được thu hẹp, gần sát với chức năng ĐTC tuy nhiên hái niệm ĐTC cũng như phạm vi đối tượng ĐTC chưa thống nhất d n đến nhiều dự án không phải là ĐTC v n được nằm trong danh mục dự án ĐTC; quy định về nguồn vốn ĐTC và phương thức ĐTC cơ bản chặt chẽ nhưng chưa thể hiện rõ nét tính kinh tế - tài chính của ĐTC d n đến chưa huy động được tối đa cũng như sử dụng chưa hiệu quả các nguồn vốn ĐTC, quy định về chủ thể tham gia và trình tự, thủ tục ĐTC tương đối toàn diện nhưng còn rườm rà, phức tạp, tính khả thi hông cao, đặc biệt là các quy định cơ chế về thẩm định độc lập dự án, quyết định chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư còn trùng lặp, điều kiện và nội dung điều chỉnh dự án chưa bao quát, nguyên tắc và nội dung kế hoạch ĐTC mang tính hình thức, khó thực hiện... Thứ tư, luận án nghiên cứu, đánh giá các quy định pháp luật về ĐTC của một số quốc gia có hoạt động ĐTC hiệu quả trên thế giới (Anh, Pháp, Trung Quốc, Chi lê, Hàn Quốc) làm cơ sở kiến nghị hoàn thiện pháp luật ĐTC ở Việt Nam. Những quy định của pháp luật ĐTC về đối tượng ĐTC tại Úc, Canada, Bỉ; về nguồn vốn ĐTC tại Anh; về định hướng, rà soát, sàng lọc; thẩm định dự án đầu tư; thẩm định độc lập chương trình, dự án ĐTC tại Trung Quốc; về lựa chọn và lập ngân sách dự án ĐTC tại Pháp; về đấu thầu triển hai, điều chỉnh, vận hành, đánh giá iểm toán dự án ĐTC tại Anh, Hàn Quốc, Chi-lê, Ai-len... được tác giả phân tích rõ nét và sâu sắc. Thứ năm, luận án đề ra những định hướng và giải pháp cụ thể để tiếp tục hoàn thiện pháp luật về ĐTC. Hoàn thiện pháp luật ĐTC phải phù hợp với đường lối và 7 chính sách của Đảng và Nhà nước về ĐTC; có tính đồng bộ, thống nhất, ổn định và khả thi; thúc đẩy, hỗ trợ phát triển inh tế xã hội, cung cấp hàng hóa, dịch vụ công và vì mục đích công trên tinh thần kế thừa và tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm lập pháp nước ngoài. Bên cạnh đó, nghiên cứu sinh khẳng định và luận giải, giải pháp hoàn thiện pháp luật ĐTC không chỉ được đặt ra ở góc độ hoàn thiện quy định pháp luật ĐTC, chẳng hạn: thu hẹp và chuẩn hoá đối tượng ĐTC; quy định thẩm quyền, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư trên cơ sở phân cấp, phân quyền theo hướng từ dưới lên”, nâng cao vai trò, trách nhiệm của Kiếm toán Nhà nước trong đánh giá ĐTC bằng cách mở rộng thẩm quyền và phạm vi đánh giá, mà còn cần được thực hiện đối với cơ chế đảm bảo thực hiện pháp luật ĐTC như, nâng cao chất lượng bộ máy quản l ĐTC, hoàn thiện công tác thông tin pháp luật ĐTC... 6. ‎Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Ý nghĩa lý luận: Luận án là công trình chuyên khảo khảo sát, phân tích một cách hệ thống và tương đối toàn diện về pháp luật ĐTC trên cả phương diện lý luận, luật thực định và kiến nghị, giải pháp. Những phân tích của Luận án, nếu có thể, sẽ trở thành cơ sở để tiếp tục triển khai, phát triển những đề tài mới, nghiên cứu mới về các vấn đề cụ thể hơn về hệ thống pháp luật ĐTC trong tương lai. Cụ thể: (i) Luận án đã góp phần luận giải sâu sắc hơn, làm sáng tỏ hơn những vấn đề lý luận về pháp luật ĐTC và hoàn thiện pháp luật ĐTC; (ii) Đồng thời, thông qua nghiên cứu thực trạng pháp luật ĐTC, luận án cũng góp phần giúp người đọc có thêm thông tin, hiểu biết hơn về ĐTC; cung cấp thêm những tri thức inh nghiệm, thực tiễn để iểm nghiệm, đánh giá tính tương thích của những quan điểm, l thuyết về pháp luật ĐTC; qua đó, tiếp tục làm sáng tỏ, củng cố thêm sự đúng đắn của l thuyết trên thực tế hoặc phát hiện những hía cạnh, xu thế mới làm cơ sở và đặt ra yêu cầu cần đổi mới, hoàn thiện l thuyết; (iii) Luận án chỉ rõ những phương hướng (phù hợp với định hướng phát triển của quốc gia và xu thế chung của thế giới) về hoàn thiện pháp luật ĐTC và cung cấp những giải pháp có căn cứ khoa học rõ ràng, có tính khả thi cao cho quá trình hoàn thiện pháp luật ĐTC. 8 - Ý nghĩa th c ti n ết quả nghiên cứu hoàn thiện pháp luật ĐTC ở Việt Nam hiện nay có thể được sử dụng và ứng dụng trên thực tế ở các góc độ: (i) Góp phần giúp các cơ quan, tổ chức, cá nhân có tham gia hoạt động ĐTC hiểu r quyền, nghĩa vụ và

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_hoan_thien_phap_luat_dau_tu_cong_o_viet_nam.pdf
  • pdfQD_NguyenHuongLy.pdf
  • pdfTT eng NguyenHuongLy.pdf
  • pdfTT NguyenHuongLy.pdf
  • pdfTrichyeu_NguyenHuongLy.pdf
Luận văn liên quan