Đề tài Huyện phú bình tỉnh Thái Nguyên qua tư liệu địa bạ triều nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX

Quản lý ruộng đất là một nội dung trọng tâm của quản lý Nhà nước thời phong kiến. Bởi lẽ có nắm chắc ruộng đất Nhà nước mới có cơ sở để thu tô thuế - mà trong xã hội tiền tư bản, tô thuế ruộng đất là nguồn thu nhập tài chính chủ yếu của Nhà nước. Hơn thế nữa, từ chỗ quản lý chặt chẽ và có hiệu quả ruộng đất, Nhà nước mới có thể chi phối được mọi mặt đời sống xã hội, trong đó trước hết là chi phối người nông dân. Ngoài ra, trên cơ sở làm tốt công tác này, quyền sở hữu tối cao của Nhà nước đối với vấn đề ruộng đất được xác lập một cách vững chắc [39,5]. Nước ta dưới chế độ phong kiến, nông nghiệp luôn lôn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Vấn đề ruộng đất cùng với các vấn đề khác như thuỷ lợi, tập quán sản xuất được coi là những yếu tố cơ bản nhất quyết định thắng lợi của sản xuất nông nghiệp. Mặt khác, vấn đề ruộng đất ở mỗi địa phương bên cạnh những nét chung còn chứa đựng những nét đặc thù mà chúng ta cần tiếp tục đi sâu nghiên cứu. Chính vì lẽ đó mà việc tìm hiểu tình hình ruộng đất của một địa phương trong một giai đoạn lịch sử nhất định sẽ giúp chúng ta có cái nhìn và sự hiểu biết khá căn bản và toàn diện về tình hình kinh tế - xã hội, về đời sống nhân dân cũng như lí giải được nhiều vấn đề liên quan như tập quán sản xuất, tập quán sinh hoạt, các mối quan hệ xã hội cũng như sự phân hoá giai cấp trong các làng xã mà việc nghiên cứu về giai đoạn lịch sử đó, địa phương đó đặt ra. Có như vậy mới có thể rút ra được những bài học để có phương hướng đúng xử lí vấn đề, tạo sự phát triển cho sản xuất. Bên cạnh đó, đối với những làng xã được hình thành và phát triển theo phương thức khẩn hoang thì việc nghiên cứu vấn đề ruộng đất còn có ý nghĩa làm sáng tỏ nhiều vấn đề của lịch sử khẩn hoang.

pdf160 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2445 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Huyện phú bình tỉnh Thái Nguyên qua tư liệu địa bạ triều nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM Lê Thị Thu Hương HUYỆN PHÚ BÌNH TỈNH THÁI NGUYÊN QUA TƯ LIỆU ĐỊA BẠ TRIỀU NGUYỄN NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 60.22.54 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS Đàm Thị Uyên Th¸i Nguyªn, th¸ng 9 n¨m 2008 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, chưa được ai công bố. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2 LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Đàm Thị Uyên - người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành công trình nghiên cứu này. Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Lịch sử và các Thầy Cô giáo, cán bộ khoa Lịch sử - nơi tôi đang công tác đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Tôi xin cảm ơn UBND huyện Phú Bình, Phòng Văn hoá Thông tin huyện, Sở Văn hoá Thông tin tỉnh Thái Nguyên, các già làng, trưởng thôn và các gia đình đã giúp đỡ tôi trong quá trình đi thực tế ở địa phương. Tôi xin cảm ơn sự động viên, khích lệ của gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đối với tôi trong suốt thời gian làm luận văn. Trong quá trình thực hiện, do còn hạn chế về mặt thời gian cũng như trình độ chuyên môn nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được những ý kiến quý báu của các thầy cô giáo, các nhà khoa học cùng bạn bè, đồng nghiệp! Tôi xin chân thành cảm ơn! Tác giả Lê Thị Thu Hƣơng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN PHÚ BÌNH TỈNH THÁI NGUYÊN ... 8 1.1. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên ................................................................ 8 1.1.1.Vị trí địa lí ................................................................................................. 8 1.1.2 Điều kiện tự nhiên ..................................................................................... 9 1.2. Lịch sử hành chính huyện Phú Bình ...................................................... 11 1.3. C¸c thµnh phÇn d©n téc .......................................................................... 14 1.4. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội của huyện ......................................... 16 1.4.1. Về kinh tế ............................................................................................... 16 1.4.2. Về văn hóa - xã hội ................................................................................ 17 1.5. TruyÒn thèng lÞch sö huyÖn Phó B×nh ................................................... 18 Chương 2: HUYỆN PHÚ BÌNH TỈNH THÁI NGUYÊN QUA TƯ LIỆU ĐỊA BẠ GIA LONG 4 (1805) ......................................................................... 22 2.1. Vài nét về tình hình ruộng đất huyện Phú Bình trước thế kỉ XIX ............ 22 2.2. Tình hình ruộng đất huyện Phú Bình nửa đầu thế kỉ XIX theo địa bạ Gia Long 4 (1805) ................................................................................................... 23 2.2.1 Những số liệu tổng quát và đặc điểm của chế độ ruộng đất ở Phú Bình ........ 24 2.2.2. Tình hình sở hữu ruộng đất tư ................................................................ 30 2.2.2.1. Phân bố sở hữu đất tư .......................................................................... 30 2.2.2.2. Phân bố sở hữu ruộng tư ..................................................................... 31 2.2.2.3 Sở hữu ruộng của chủ nữ và phụ canh ................................................. 34 2.2.2.4. Sở hữu ruộng tư của nhóm họ ............................................................. 37 2.2.2.5. Sở hữu ruộng đất của chức sắc ............................................................ 40 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4 Chương 3: HUYỆN PHÚ BÌNH TỈNH THÁI NGUYÊN QUA TƯ LIỆU ĐỊA BẠ MINH MẠNG 21 (1840) ........................................................................... 45 3.1. Những số liệu tổng quát và đặc điểm của chế độ sở hữu ruộng đất ở Phú Bình .................................................................................................................. 45 3.2. Tình hình sở hữu ruộng đất tư ................................................................... 48 3.2.1. Phân bố sở hữu đất tư ............................................................................. 48 3.2.2. Phân bố sở hữu ruộng tư ........................................................................ 48 3.2.3. Sở hữu ruộng của chủ nữ và phụ canh ................................................... 51 3.2.4. Sở hữu ruộng tư của nhóm họ ................................................................ 53 3.2.5. Sở hữu ruộng tư của chức sắc ................................................................ 55 3.3. So sánh tình hình ruộng đất ở Phú Bình nửa đầu thế kỉ XIX theo địa bạ Gia Long 4 (1805) và Minh Mạng 21 (1840) .................................................. 57 3.3.1. Đặc điểm của chế độ sở hữu ruộng đất ở Phú Bình ............................... 58 3.3.2. Tình hình sở hữu ruộng đất tư ................................................................ 59 3.3.2.1 Phân bố sở hữu ruộng tư ...................................................................... 59 3.3.2.2. Sở hữu ruộng tư của chủ nữ phụ canh ................................................ 61 3.3.2.3. Quy mô sở hữu của các nhóm họ ........................................................ 61 3.3.2.4. Tình hình sở hữu ruộng đất của các chức sắc .................................... 63 KẾT LUẬN ...................................................................................................... 68 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 71 PHỤ LỤC ............................................................................................................. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết là Đọc là 1.4.13.4.1.6 1 mẫu 4 sào 13 thước 4 tấc 1 phân 6 ly PTS Phó tiến sĩ Nxb Nhà xuất bản KHXH Khoa học xã hội Rđ Ruộng đất Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Các dân tộc ở Phú Bình ..................................................................15 Bảng 2.1: Thống kê địa bạ Gia Long 4 (1805) ...............................................25 Bảng 2.2: Thống kê quy mô sở hữu ruộng đất của 30 xã, thôn có địa bạ Gia Long 4 (1805) .................................................................................................26 Bảng 2.3: Tổng diện tích các loại ruộng đất của Phú Bình theo địa bạ Gia Long 4 (1805) ..................................................................................................26 Bảng 2.4: Tình hình sử dụng ruộng đất của 30 xã có địa bạ Gia Long 4 (1805) . 29 Bảng 2.5: Thống kê các loại ruộng phân theo đẳng hạng (1805) ...................30 Bảng 2.6: Thống kê diện tích tư thổ của 30 xã có địa bạ 1805 .......................31 Bảng 2.7: Quy mô sở hữu ruộng tư theo địa bạ Gia Long 4 (1805) ...............31 Bảng 2.8: Số chủ và bình quân ruộng đất theo địa bạ Gia Long 4 (1805) ...33 Bảng 2.9: Tình hình giới tính trong sở hữu tư nhân theo địa bạ Gia Long 4 (1805) ..............................................................................................................34 Bảng 2.10: Thống kê tình hình sở hữu ruộng đất của chủ nữ (1805) .............36 Bảng 2.11: Phân bố ruộng theo nhóm họ (1805) ............................................38 Bảng 2.12: Phân bố ruộng đất của chức sắc theo địa bạ Gia Long 4 (1805) ......41 Bảng 2.13 : Tình hình sở hữu ruộng tư của chức sắc theo địa bạ Gia Long 4 (1805) ..............................................................................................................41 Bảng 3.1: Tổng diện tích các loại ruộng đất của Phú Bình theo địa bạ Minh Mạng 21 (1840) ...............................................................................................45 Bảng 3.2: Thống kê địa bạ Minh Mạng 21 (1840) .........................................46 Bảng 3.3: Thống kê quy mô sở hữu ruộng đất theo địa bạ Minh Mạng 21 (1840) .............................................................................................................47 Bảng 3.4: Thống kê các loại ruộng phân theo đẳng hạng (1840) ...................47 Bảng 3.5: Quy mô diện tích sở hữu tư thổ theo địa bạ Minh Mạng 21 ..........48 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7 Bảng 3.6: Quy mô sở hữu ruộng tư theo địa bạ Minh Mạng 21 .....................50 Bảng 3.7: Số chủ và bình quân ruộng đất theo địa bạ Minh Mạng 21 .........51 Bảng 3.8: Tình hình giới tính trong sở hữu tư nhân theo địa bạ Minh Mạng 21 Bảng 3.9: Thống kê tình hình sở hữu ruộng đất của chủ nữ theo địa bạ Minh Mạng 21 ...........................................................................................................52 Bảng 3.10: Phân bố ruộng theo nhóm họ (1840) ............................................53 Bảng 3.11 : Phân bố ruộng đất của chức sắc theo địa bạ Minh Mạng 21 .......55 Bảng 3.12: Tình hình sở hữu ruộng tư của các chức sắc theo địa bạ Minh Mạng 21 (1840) .............................................................................................. 55 Bảng 3.13: So sánh sự phân bố các loại ruộng đất của 12 địa bạ lập ở hai thời điểm Gia Long 4 (1805) và Minh Mạng 21 (1840) ....................................... 58 Bảng 3.14: So sánh quy mô sở hữu ruộng tư của 12 địa bạ lập ở hai thời điểm Gia Long 4 (1805) và Minh Mạng 21 (1840) ................................................ 59 Bảng 3.15: So sánh chủ nữ, phụ canh (1805 – 1840) ................................... 61 Bảng 3.16: So sánh quy mô sở hữu của các nhóm họ của 12 xã có địa bạ lập 2 thời điểm Gia Long 4 và Minh Mạng 21. ...................................................... 62 Bảng 3.17: So sánh quy mô sở hữu của các chức sắc .................................... 64 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 8 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Tình hình sử dụng ruộng đất ở Phú Bình theo địa bạ Gia Long 4 (1805) .............................................................................................................. 27 Biểu đồ 2.2: Mối tương quan giữa số chủ và diện tích sở hữu ruộng tư (1805) . 32 Biểu đồ 2.3: Quy mô sở hữu của nam và nữ (1805) ....................................... 35 Biểu đồ 2.4: Tỷ lệ số chủ của các nhóm họ lớn (1805) .................................. 39 Biểu đồ 2.5: Tỷ lệ diện tích của các nhóm họ lớn (1805) ............................... 39 Biểu đồ 2.6: Quy mô sở hữu ruộng của chức sắc (1805) ................................ 42 Biểu đồ 2.7 : Mối tương quan giữa ruộng đất của chức sắc với các tầng lớp xã hội khác (1805) ................................................................................................ 43 Biểu đồ 3.1: Tình hình sử dụng ruộng đất ở Phú Bình theo địa bạ Minh Mạng 21 ... 45 Biểu đồ 3.2: Mối tương quan giữa số chủ và diện tích sở hữu (1840) ........... 49 Biểu đồ 3.3: Quy mô sở hữu của nam và nữ (1840) ....................................... 51 Biểu đồ 3.4: Tỷ lệ số chủ của các nhóm họ lớn (1840) .................................. 54 Biểu đồ 3.5: Tỷ lệ diện tích của các nhóm họ lớn (1840) ............................... 55 Biểu đồ 3.6: Quy mô sở hữu của chức sắc (1840) ......................................... 56 Biểu đồ 3.7: Diện tích sở hữu của chức sắc (1840) ......................................... 57 Biểu đồ 3.8: So sánh quy mô sở hữu ruộng tư của 12 địa bạ ......................... 59 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 9 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Quản lý ruộng đất là một nội dung trọng tâm của quản lý Nhà nước thời phong kiến. Bởi lẽ có nắm chắc ruộng đất Nhà nước mới có cơ sở để thu tô thuế - mà trong xã hội tiền tư bản, tô thuế ruộng đất là nguồn thu nhập tài chính chủ yếu của Nhà nước. Hơn thế nữa, từ chỗ quản lý chặt chẽ và có hiệu quả ruộng đất, Nhà nước mới có thể chi phối được mọi mặt đời sống xã hội, trong đó trước hết là chi phối người nông dân. Ngoài ra, trên cơ sở làm tốt công tác này, quyền sở hữu tối cao của Nhà nước đối với vấn đề ruộng đất được xác lập một cách vững chắc [39,5]. Nước ta dưới chế độ phong kiến, nông nghiệp luôn lôn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Vấn đề ruộng đất cùng với các vấn đề khác như thuỷ lợi, tập quán sản xuất…được coi là những yếu tố cơ bản nhất quyết định thắng lợi của sản xuất nông nghiệp. Mặt khác, vấn đề ruộng đất ở mỗi địa phương bên cạnh những nét chung còn chứa đựng những nét đặc thù mà chúng ta cần tiếp tục đi sâu nghiên cứu. Chính vì lẽ đó mà việc tìm hiểu tình hình ruộng đất của một địa phương trong một giai đoạn lịch sử nhất định sẽ giúp chúng ta có cái nhìn và sự hiểu biết khá căn bản và toàn diện về tình hình kinh tế - xã hội, về đời sống nhân dân cũng như lí giải được nhiều vấn đề liên quan như tập quán sản xuất, tập quán sinh hoạt, các mối quan hệ xã hội cũng như sự phân hoá giai cấp trong các làng xã mà việc nghiên cứu về giai đoạn lịch sử đó, địa phương đó đặt ra. Có như vậy mới có thể rút ra được những bài học để có phương hướng đúng xử lí vấn đề, tạo sự phát triển cho sản xuất. Bên cạnh đó, đối với những làng xã được hình thành và phát triển theo phương thức khẩn hoang thì việc nghiên cứu vấn đề ruộng đất còn có ý nghĩa làm sáng tỏ nhiều vấn đề của lịch sử khẩn hoang. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 10 Rõ ràng, việc nghiên cứu vấn đề ruộng đất có tầm quan trọng đặc biệt trong việc tìm hiểu lịch sử làng xã nói riêng, lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam nói chung, góp phần làm sáng tỏ nhiều vấn đề đang được đặt ra đối với khoa học lịch sử. Tình hình ruộng đất và sự phát triển của kinh tế nông nghiệp lại chịu sự tác động trở lại của hàng loạt nhân tố như điều kiện tự nhiên, chính sách ruộng đất và nông nghiệp của Nhà nước, tình hình chính trị - xã hội, tập quán sản xuất, tục lệ phân phối ruộng đất của từng làng xã cụ thể…đòi hỏi chúng ta phải quan tâm nghiên cứu. Chọn đề tài “Huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên qua tư liệu địa bạ triều Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX” làm đề tài nghiên cứu, chúng tôi hi vọng góp phần nhỏ bé của mình vào việc tìm hiểu cơ cấu sử dụng và khai phá đất đai cũng như tập quán sản xuất của địa phương, các hình thái sở hữu ruộng đất, sự phân hoá xã hội và mức độ sở hữu điền thổ của các giai tầng trong xã hội. Từ đó chúng ta có thể hình dung được phần nào bức tranh làng xã ở huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên nửa đầu thế kỉ XIX và kết hợp với những tư liệu khác có thể nghiên cứu về dân số học lịch sử. Bên cạnh đó, tác giả mong muốn góp thêm cơ sở khoa học cho Đảng bộ và chính quyền địa phương trong việc quản lý ruộng đất, phát triển kinh tế nông nghiệp trong giai đoạn cách mạng hiện tại. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Vấn đề ruộng đất trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam từ lâu đã thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của giới sử học. Về vấn đề này, cho đến nay đã có khá nhiều công trình khoa học được công bố: Vào cuối thập kỉ 50 và đầu 60 đã có một số chuyên khảo về đề tài trên mà tiêu biểu là cuốn “Chế độ ruộng đất và kinh tế nông nghiệp thời Lê sơ” của tác giả Phan Huy Lê. Trong tác phẩm này, tác giả đã trình bày những nét lớn về chính sách ruộng đất – nông nghiệp của Nhà nước Lê sơ thế kỉ XV. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 11 Nguồn tư liệu chủ yếu của tác phẩm là là các bộ sử cũ của các sử gia phong kiến. Đây là cuốn sách đầu tiên chuyên về đề tài này của giới sử học nước nhà kể từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945. Từ những năm cuối thập kỉ 70, đầu 80 đến nay xuất hiện một số chuyên khảo khá quy mô, đánh dấu một bước tiến mới trong việc nghiên cứu vấn đề ruộng đất. Trong chuyên khảo “Tìm hiểu chế độ ruộng đất ở Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX”, dựa trên những bộ chính sử của triều Nguyễn, Vũ Huy Phúc đã hệ thống hoá những chính sách lớn về ruộng đất của nhà Nguyễn, thiết chế và kết cấu ruộng đất hình thành từ chính sách đó, cũng như tác động và hậu quả của nó đối với yêu cầu phát triển của lịch sử. Trong chuyên khảo công phu và quy mô “Chế độ ruộng đất ở Việt Nam thế kỉ XI – XVIII” (2tập), tác giả Trương Hữu Quýnh đã phác ra những nét chính về sự tiến triển của chế độ ruộng đất ở nước ta từ thế kỉ XI đến thế kỉ XVIII, qua đó bước đầu vạch ra xu thế phát triển chủ yếu cũng như tính chất kinh tế - xã hội của nó. Bên cạnh việc sử dụng các bộ chính sử, tác giả còn huy động một nguồn tư liệu địa phương khá phong phú (bao gồm văn bia, gia phả…). Vì vậy, chuyên khảo này còn có ý nghĩa trong việc cung cấp những tư liệu tham khảo có giá trị về vấn đề sở hữu ruộng đất dưới thời phong kiến. Ngoài ra còn có thể kể tới một số công trình như “Chế độ ruộng đất và kinh tế nông nghiệp Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX” - Luận án PTS sử học của tác giả Vũ Văn Quân; “Tình hình ruộng đất, kinh tế nông nghiệp và đời sống nông dân dưới triều Nguyễn” do Trương Hữu Quýnh và Đỗ Bang chủ biên. Bên cạnh các cuốn sách và luận án nói trên còn có nhiều bài viết đề cập đến vấn đề này được đăng tải trên các tạp chí Nghiên cứu lịch sử, Nghiên cứu kinh tế, Dân tộc học của các tác giả như Hà Văn Tấn và Phạm Thị Tâm, Nguyễn Hồng Phong, Trương Hữu Quýnh, Nguyễn Đức Nghinh, Phan Đại Doãn, Vũ Huy Phúc, Vũ Văn Quân - Nguyễn Quang Ngọc, Đào Tố Uyên, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 12 Nguyễn Cảnh Minh … Các bài viết nói trên đã đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau của chế độ sở hữu ruộng đất và kinh tế nông nghiệp trong lịch sử Việt Nam từ thế kỉ XI đến đầu thế kỉ XX. Ở miền Nam, học giả Nguyễn Đình Đầu đã tiến hành khai thác tư liệu địa bạ ở các tỉnh phía Nam. Các công trình có giá trị đã được công bố: + Nguyễn Đình Đầu (1992), Chế độ công điền công thổ trong lịch sử khẩn hoang lập ấp ở Nam kì lục tỉnh, Hội sử học Việt Nam, Hà Nội. + Nguyễn Đình Đầu (1994), Tổng kết nghiên cứu địa bạ ở Nam kì lục tỉnh, Nxb TP Hồ Chí Minh. + Nguyễn Đình Đầu (1994), Địa bạ Biên Hoà ở Vĩnh Long, Nxb TP Hồ Chí Minh. Trong nghiên cứu tình hình ruộng đất, nguồn tư liệu địa bạ được các nhà nghiên cứu đặc biệt coi trọng. Giáo sư sử học Nguyễn Đức Nghinh đã giành nhiều thời gian nghiên cứu và cho đến nay đã có hàng chục công trình được công bố qua việc khai thác nguồn tư liệu này. Đặc biệt, mấy năm gần đây, tại trung tâm lưu trữ Quốc gia I, 10.044 tập địa bạ đã bước đầu được thống kê, khảo sát. Hai tập sách quy mô giới thiệu địa bạ Thái Bình và địa bạ Hà Đông đã được công bố [24;25]. Trong luận án “Công cuộc khẩn hoang thành lập huyện Kim Sơn (1829)”, tác giả Đào Tố Uyên đã vạch ra những điểm cơ bản và diễn biến của chế độ ruộng đất ở huyện Kim Sơn nửa đầu thế kỉ XIX. Tác giả Bùi Quý Lộ, trong luận án “Công cuộc khẩn hoang thành lập huyện Tiền Hải” cũng đã phân tích khá kĩ chế độ ruộng đất ở huyện Tiền Hải. Như vậy, cho đến nay chưa có một công trình nào đi sâu tìm hiểu “Huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên qua tư liệu địa bạ triều Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX”. Mặc dù vậy, chúng tôi vẫn xem thành quả của những nhà nghiên cứu đi trước là những ý kiến gợi mở quý báu giúp chúng tôi có thể hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu của mình. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 13 3. Mục đích, đối tƣợng, phạm vi và nội dung nghiên cứu của đề tài - Mục đích: Thực hiện đề tài “Huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên qua tư liệu
Luận văn liên quan