Đề tài Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí Nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng và thi công xây lắp – công ty Cổ Phần Xây Dựng Giao Thông Thừa Thiên Huế

Để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt ngày nay là một điều không đơn giản. Mỗi doanh nghiệp cần nắm bắt kịp thời và chính xác các thông tin bên trong cũng như bên ngoài doanh nghiệp. Sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp phụ thuộc vào việc doanh nghiệp có đảm bảo được tự bù đắp chi phí bỏ ra và đảm bảo hoạt động có lãi hay không. Công tác kế toán nói chung và mảng kế toán chi phí – giá thành nói riêng có vai trò, ý nghĩa vô cùng quan trọng, không thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệp. Thông tin chi phí – giá thành giữ vai trò quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Đánh giá đúng, kiểm soát tốt chi phí sẽ tiết kiệm chi phí, phục vụ cho các quyết kinh tế đem lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp. Ngày nay quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước diễn ra rất mạnh mẽ. Trong những năm gần đây bộ mặt đất nước đang ngày một thay đổi, phát triển trên tất cả mọi lĩnh vực đời sống. Song song với quá trình này yêu cầu xây dựng và hiện đại hóa cơ sở hạ tầng đang là một đòi hỏi cấp thiết. Chính vì vậy mà ngành sản xuất vật liệu xây dựng và thi công xây lắp hiện nay đang phát triển mạnh. Nhu cầu về vốn đầu tư cũng không ngừng tăng lên nhưng điều kiện nguồn lực có hạn. Cũng như các ngành khác, việc quản lí nguồn lực là vấn đề quan trọng của ngành sản xuất vật liệu xây dựng nhằm sử dụng hợp lý, tránh lãng phí thất thoát nguồn lực. Thông tin chi phí có tính phức tạp, nhu cầu thông tin chi phí ngày càng đòi hỏi nhanh chóng, linh hoạt và chính xác. Do đó công tác kế toán chi phí – giá thành phải đáp ứng được điều đó. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán chi phí – giá thành, trong thời gian thực tập với kiến thức đã học, cùng sự giúp đỡ của cô giáo hướng dẫn và các anh chị trong công ty nên tôi đã chọn đề tài: “ Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí Nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng và thi công xây lắp – công ty Cổ Phần Xây Dựng Giao Thông Thừa Thiên Huế”

pdf69 trang | Chia sẻ: tuantu31 | Lượt xem: 711 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí Nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng và thi công xây lắp – công ty Cổ Phần Xây Dựng Giao Thông Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề tốt nghiệp SVTH: Cao Thị Mừng 1 PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt ngày nay là một điều không đơn giản. Mỗi doanh nghiệp cần nắm bắt kịp thời và chính xác các thông tin bên trong cũng như bên ngoài doanh nghiệp. Sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp phụ thuộc vào việc doanh nghiệp có đảm bảo được tự bù đắp chi phí bỏ ra và đảm bảo hoạt động có lãi hay không. Công tác kế toán nói chung và mảng kế toán chi phí – giá thành nói riêng có vai trò, ý nghĩa vô cùng quan trọng, không thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệp. Thông tin chi phí – giá thành giữ vai trò quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Đánh giá đúng, kiểm soát tốt chi phí sẽ tiết kiệm chi phí, phục vụ cho các quyết kinh tế đem lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp. Ngày nay quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước diễn ra rất mạnh mẽ. Trong những năm gần đây bộ mặt đất nước đang ngày một thay đổi, phát triển trên tất cả mọi lĩnh vực đời sống. Song song với quá trình này yêu cầu xây dựng và hiện đại hóa cơ sở hạ tầng đang là một đòi hỏi cấp thiết. Chính vì vậy mà ngành sản xuất vật liệu xây dựng và thi công xây lắp hiện nay đang phát triển mạnh. Nhu cầu về vốn đầu tư cũng không ngừng tăng lên nhưng điều kiện nguồn lực có hạn. Cũng như các ngành khác, việc quản lí nguồn lực là vấn đề quan trọng của ngành sản xuất vật liệu xây dựng nhằm sử dụng hợp lý, tránh lãng phí thất thoát nguồn lực. Thông tin chi phí có tính phức tạp, nhu cầu thông tin chi phí ngày càng đòi hỏi nhanh chóng, linh hoạt và chính xác. Do đó công tác kế toán chi phí – giá thành phải đáp ứng được điều đó. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán chi phí – giá thành, trong thời gian thực tập với kiến thức đã học, cùng sự giúp đỡ của cô giáo hướng dẫn và các anh chị trong công ty nên tôi đã chọn đề tài: “ Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí Nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng và thi công xây lắp – công ty Cổ Phần Xây Dựng Giao Thông Thừa Thiên Huế”. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Việc tìm hiểu, nghiên cứu đề tài này nhằm các mục tiêu sau: TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Chuyên đề tốt nghiệp SVTH: Cao Thị Mừng 2 - Nghiên cứu những vấn đề lí luận của “ Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm”. - Nghiên cứu thực trạng công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng và thi công xây lắp - CTCP xây dựng giao thông Thừa Thiên Huế. - Đề xuất một số biện pháp nhằm cải thiện công tác kế toán chi phí tại XN. 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Đề tài này nghiên cứu công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại XN sản xuất vật liệu xây dựng và thi công xây lắp – CTCP xây dựng giao thông Thừa Thiên Huế. 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Nội dung: đề tài tập trung nghiên cứu tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm đá của xí nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng và thi công xây lắp. Không gian: đề tài thực hiện tại XN sản xuất vật liệu xây dựng và thi công xây lắp – CTCP xây dựng giao thông Thừa Thiên Huế. Thời gian: từ ngày 01/07/2010 đến ngày 30/09/2010. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để thực hiện đề tài này các phương pháp nghiên cứu chủ yếu bao gồm: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: thu thập, tìm hiểu các tài liệu liên quan đến công tác kế toán nói chung và kế toán chi phí nói riêng làm cơ sở cho việc phân tích nghiên cứu. Tài liệu gồm: sách, giáo trình môn kế toán tài chính, kế toán chi phí, các bài viết trên Internet - Phương pháp quan sát phỏng vấn: quan sát kế toán thực hiện công việc và phỏng vấn họ để hiểu rõ hơn về công tác kế toán chi phí giá thành. - Phương pháp tổng hợp, phân tích: căn cứ vào tài liệu tiến hành phân tích các số liệu để đánh giá nhận xét. 6. TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI Đề tài chi phí sản xuất và tính giá thành đã có rất nhiều người nghiên cứu, thực hiện. Có thể nói đây là đề tài quen thuộc trong các đợt thực tập cuối khóa. Nhưng đề tài này có điểm khác biệt so với các đề tài khác là nghiên cứu chi phí – giá thành sản phẩm đá tại xí nghiệp của quý III năm 2010. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KIN H T Ế - HU Ế Chuyên đề tốt nghiệp SVTH: Cao Thị Mừng 3 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 1.1/ Những nội dung cơ bản về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất: 1.1.1/ Chi phí sản xuất 1.1.1.1/ Khái niệm Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của hao phí lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định thường là tháng, quý, năm (lý thuyết và thực hành kế toán tài chính, TS Nguyễn Văn Công, 2006). 1.1.1.2/ Phân loại Chi phí sản xuất bao gồm nhiều khoản chi phí có nội dung, công dụng, mục đích sử dụng khác nhau. Do đó để phục vụ công tác quản lý và hạch toán cần phải phân loại chi phí sản xuất theo tiêu thức phù hợp.  Phân loại chi phí theo nội dung kinh tế ban đầu Theo cách phân loại này chi phí trong doanh nghiệp tồn tại dưới các yếu tố sau: - Chi phí nguyên vật liệu: gồm toàn bộ giá trị nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, phụ tùng thay thế. sử dụng trong sản xuất kinh doanh. + Chi phí nhiên liệu: bao gồm giá mua và chi phí mua của nhiên liệu. Thực chất nhiên liệu cũng là vật liệu phụ nhưng nó giữ vai trò quan trọng trong việc cung cấp năng lượng trong quá trình sản xuất kinh doanh nên được xếp vào một phần riêng. + Chi phí phụ tùng thay thế: bao gồm giá mua và chi phí thu mua của các loại phụ tùng thay thế khi sữa chữa máy móc thiết bị. - Chi phí nhân công: bao gồm các khoản tiền lương chính, phụ, phụ cấp theo lương phải trả người lao động, các khoản trích theo lương như BHYT, BHXH, KPCĐ theo tỷ lệ quy định. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Chuyên đề tốt nghiệp SVTH: Cao Thị Mừng 4 - Chi phí công cụ dụng cụ: bao gồm giá mua và chi phí thu mua của các CCDC dùng vào hoạt động SXKD - Chi phí khấu hao TSCĐ: bao gồm tổng số khấu hao TSCĐ trong kỳ của tất cả TSCĐ sử dụng trong SXKD - Chi phí dịch vụ thuê ngoài: bao gồm toàn bộ chi phí dịch vụ mua từ bên ngoài phục vụ cho hoạt động SXKD như giá dịch vụ điện nước, giá bảo hiểm tài sản. - Chi phí bằng tiền khác: gồm toàn bộ chi phí SXKD bằng tiền tại doanh nghiệp và chưa được phản ánh vào các yếu tố trên.  Phân loại chi phí theo công dụng kinh tế Theo tiêu thức này chi phí được phân thành các khoản mục sau: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: bao gồm toàn bộ chi phí nguyên vật liệu sử dung trực tiếp trong từng quá trình sản xuất sản phẩm như chi phí NVL chính, chi phí NVL phụ. Chi phí NVLTT được hạch toán trực tiếp vào đối tượng chịu chi phí. Tuy nhiên khi NVLTT được sử dụng cho nhiều loại sản phẩm mà không thể xác định mức tiêu hao cho từng loại sản phẩm, từng đối tượng chịu chi phí thì kế toán tiến hành phân bổ theo tiêu thức phù hợp. - Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm tiền lương và các khoản trích theo lương tính vào chi phí sản xuất như KPCĐ, BHYT, BHXH, của công nhân trực tiếp thực hiện từng quá trình sản xuất. Chi phí NCTT được hạch toán trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí. Cũng như chi phí NVLTT khi chi phí NCTT liên quan đến nhiều đối tượng và không xác định được mức tiêu hao cho từng đối tượng thì phải tiến hành phân bổ. - Chi phí sản xuất chung: bao gồm tất cả các chi phí sản xuất ngoài hai khoản mục chi phí trên. Thường gồm: chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ dùng trong phân xưởng, chi phí khấu hao TSCĐ ở phân xưởng.  Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí Theo tiêu thức này chi phí được phân thành: TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KIN H T Ế - HU Ế Chuyên đề tốt nghiệp SVTH: Cao Thị Mừng 5 - Định phí: là những khoản chi phí không thay đổi tổng số khi mức độ hoạt đông thay đổi. Tuy nhiên tính trên một đơn vị sản phẩm thì định phí thường thay đổi. Gồm: chi phí khấu hao TSCĐ, tiền lương nhân viên, cán bộ quản lí - Biến phí: là những khoản chi phí thay đổi trên tổng số khi mức độ hoạt động thay đổi nhưng biến phí trên 1 đơn vị sản phẩm thì không đổi. - Chi phí hỗn hợp: là những khoản chi phí mà bản thân gồm cả định phí và biến phí. Ở mức độ hoạt động căn bản thì thể hiện định phí, còn vượt quá thì thể hiện đặc tính của biến phí.  Một số cách phân loại khác Ngoài cách phân loại theo các tiêu thức trên, tùy theo đặc điểm, yêu cầu quản lý của doanh nghiệp mà chi phí sản xuất kinh doanh còn có thể phân loại theo mối quan hệ với thời kỳ tính kết quả, theo phương pháp quy nạp. 1.1.2/ Giá thành sản phẩm 1.1.2.1/ Khái niệm Giá thành được hiểu là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hóa có liên quan đến khối lượng công tác, sản phẩm, lao vụ đã hoàn thành trong kỳ (lý thuyết và thực hành kế toán tài chính, TS Nguyễn Văn Công, 2006). Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, có các chức năng chủ yếu là bù đắp chi phí, lập giá và đòn bẩy kinh tế. Số tiền thu được từ việc bán sản phẩm sẽ bù đắp được một phần chi phí doanh nghiệp bỏ ra để sản xuất sản phẩm. Mục đích chính của cơ chế thị trường là tái sản xuất mở rộng, nên giá tiêu thụ không những bù đắp đủ chi phí mà còn phải đảm bảo có lãi. Do đó hạch toán công tác giá thành hợp lí, chính xác có vai trò vô cùng quan trọng. 1.1.2.2/ Phân loại Để đáp ứng các yêu cầu quản lý khác nhau mà giá thành có thể phân loại thành nhiều loại:  Theo phạm vi phát sinh chi phí thì chỉ tiêu giá thành được chia thành giá thành sản xuất và giá thành tiêu thụ. - Giá thành sản xuất: là chỉ tiêu phản ánh tất cả những chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Chuyên đề tốt nghiệp SVTH: Cao Thị Mừng 6 - Giá thành tiêu thụ: là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ chi phí liên quan đến việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.  Theo thời điểm và nguồn số liệu để tính giá thành Theo cách phân loại này, chỉ tiêu giá thành được chia thành giá thành kế hoạch, giá thành định mức và giá thành thực tế. 1.1.3/ Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm thường có cùng bản chất kinh tế là hao phí lao động sống và lao động vật hóa nhưng lại khác nhau về thời kì, phạm vi, giới hạn. Được biểu hiện qua công thức sau: Tổng giá thành CPSX CPSX CPSX Giá trị điều sản phẩm = dở dang + phát sinh - dở dang - chỉnh giảm hoàn thành đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ giá thành 1.2/ Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 1.2.1/ Tập hợp chi phí sản xuất 1.2.1.1/ Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi, giới hạn mà các chi phí sản xuất cần được tập hợp theo đó. Để xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất phải ăn cứ vào đặc điểm phát sinh chi phí, công dụng của chi phí trong sản xuất (Kế toán doanh nghiệp xây lắp – Kế toán đơn vị chủ đầu tư, PGS.TS. Võ Văn Nhị, 2009). Đối tượng tập hợp chi phí có thể là những phân xưởng, đơn đặt hàng, quy trình công nghệ, sản phẩm, công trình thi công 1.2.1.2/ Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất Phương pháp tập chi phí là cách thức, kỹ thuật xác định chi phí cho từng đối tượng tập hợp chi phí. Quá trình này được tiến hành như sau: - Tập hợp trực tiếp những chi phí sản xuất liên quan trực tiếp đến từng đối tượng chịu chi phí. - Những chi phí sản xuất liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí sản xuất thường tập hợp thành từng nhóm và chọn tiêu thức để phân bổ cho từng đối tượng chi phí. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Chuyên đề tốt nghiệp SVTH: Cao Thị Mừng 7 Hệ số phân bổ chi phí = Tổng chi phí phát sinh trong kì Tổng tiêu thức phân bổ Mức phân bổ chi phí cho đối tượng i = Hệ số phân bổ chi phí * Tiêu thức phân bổ của đối tượng 1.2.1.2.1/ Kế toán chi phí NVLTT: Chứng từ sử dụng: Để hạch toán chi phí NVLTT kế toán căn cứ vào các chứng từ như Phiếu xuất kho, bảng phân bổ chi phí TK sử dụng: TK dùng để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là TK621( TK này không có số dư cuối kì). Phương pháp hạch toán: Trình tự hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được thể hiện qua sơ đồ sau: TK152 TK621 TK154 (1) (5) TK111,112,331 (2) TK152 TK133 (6) TK111.112,331 TK141 (3) (4) Sơ đồ 1.1 sơ đồ hạch toán chi phí NVLTT theo phương pháp KKTX TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Chuyên đề tốt nghiệp SVTH: Cao Thị Mừng 8 (1) Xuất dùng NVLTT cho sản xuất (2) Mua NVL đưa thẳng vào sản xuất (3) Tạm ứng chi phí (4) Quyết toán giá trị sản lượng đã tạm ứng (5) Kết chuyển chi phí NVLTT (6) Vật liệu không dùng hết nhập lại kho\ 1.2.1.2.2/ Kế toán chi phí NCTT Chứng từ sử dụng:bảng chấm công, bảng tổng hợp lương, bảng thanh toán tiền lương TK sử dụng: TK dùng để tập hợp chi phí nhân công trực tiếp là TK622 (TK này không có số dư cuối kì) Phương pháp hạch toán: TK334 TK335 TK622 TK154 (2b) (2a) (4) TK3382, 3383, 3384 (1) (2c) TK512 (3) TK111.112 Sơ đồ 1.2 Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Chuyên đề tốt nghiệp SVTH: Cao Thị Mừng 9 (1) Tính lương và các khoản trích theo lương chính phải trả, và lương phụ không được dự toán trước phải trả. (2a) Trích trước lương phép tính vào chi phí (2b) Lương phép thực tế trả (2c) KPCĐ, BHYT, BHXH, tính vào chi phí theo lương phép thực tế trả (3) Chi phí về tiền ăn ca, về thuê lao động ở bên ngoài đã thanh toán bằng tiền hoặc sản phẩm. (4) Kết chuyển chi phí NCTT để tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 1.2.1.2.3/ Kế toán chi phí sử dụng máy thi công: Chứng từ sử dụng: Nhật trình xe, máy; bảng khấu hao xe, máy; phiếu xuất kho, phiếu chi, hóa đơn GTGT; bảng thanh toán nhật trình; bảng thanh toán lương tổ xe, máy TK sử dụng: TK dùng để hạch toán chi phí sử dụng máy thi công là TK623 (TK này không có số dư cuối kì). Phương pháp hạch toán: Trường hợp 1: Nếu doanh nghiệp tổ chức đội máy thi công riêng biệt và có phân cấp quản lý để theo dõi riêng chi phí như một bộ phận sản xuất độc lập thì việc hạch toán thể hiện như sau: - Trường hợp cung cấp lao vụ máy lẫn nhau giữa các bộ phận Sơ đồ 1.3: Sơ đồ hạch toán chi phí sử dụng MTC khi có tổ chức đội MTC riêng biệt và có tổ chức hạch toán riêng (Trường hợp cung cấp lao vụ máy lẫn nhau) Tập hợp chi phí thực tế phát sinh Kết chuyển chi phí để tính giá thành Phân bổ chi phí sử dụng MTC cho các đối tượng xây lắp TK liên quan 621,622,627 154 623 TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Chuyên đề tốt nghiệp SVTH: Cao Thị Mừng 10 -Trường hợp doanh nghiệp bán lao vụ máy lẫn nhau giữa các bộ phận TK liên quan 621, 622, 627 154 623 Giá thực tế ca máy đã bán cho các bộ phận 512 623 Giá bán Tính vào CP SD máy thi công 3331 133(1331) Thuế GTGT đầu vào Sơ đồ 1.4: Sơ đồ hạch toán chi phí sử dụng MTC khi có tổ chức đội MTC riêng biệt và có tổ chức hạch toán riêng (trường hợp cung cấp lao vụ máy lẫn nhau) Trường hợp 2: Nếu doanh nghiệp không tổ chức đội máy thi công riêng biệt, hoặc có tổ chức đội máy thi công riêng biệt nhưng không phân cấp thành một bộ phận độc lập để theo dõi riêng chi phí, thì chi phí phát sinh được tập hợp vào TK 623. Các chi phí sử dụng máy thi công gồm 2 loại chi phí là chi phí thường xuyên và chi phí tạm thời. - Chi phí thường xuyên: gồm các chi phí xảy ra hàng ngạy một cách thường xuyên cho quá trình sử dụng máy thi công. - Chi phí tạm thời là những chi phí phát sinh một lần có liên quan đến việc lắp, tháo, vận chuyển, di chuyển và các khoản chi phí về những công trình tạm phục vụ cho việc sử dụng máy như: lán che máy ở công trường, bệ để máy ở khu vực thi công Chi phí thường xuyên được tính trực tiếp một lần vào chi phí sử sụng máy thi công trong kỳ, còn chi phí tạm thời không hạch toán một lần vào chi phí sử dụng máy thi công mà được tính phân bổ dần theo thời gian sử dụng các công trình tạm hoặc TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Chuyên đề tốt nghiệp SVTH: Cao Thị Mừng 11 theo thời gian thi công trên công trường (thời gian nào ngắn hơn sẽ được chọn làm tiêu thức để phân bổ). Xác định số phân bổ hàng tháng như sau: Số phân bổ CP tạm thời hàng tháng = CP thực tế XD các công trình tạm + CP tháo dỡ các công trình tạm dự tính - Giá trị phế liệu thu hồi dự tính Thời gian sử dụng các công trình tạm hoặc thời gian thi công trên công trường Chi phí tạm thời cũng có thể tiến hành theo phương pháp trích trước vào chi phí sử dụng máy thi công. Khi sử dụng xong công trình tạm, số chênh lệch giữa chi phí thực tế phát sinh và chi phí trích trước được xử lý theo quy định. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Chuyên đề tốt nghiệp SVTH: Cao Thị Mừng 12 Sơ đồ 1.5: Sơ đồ hạch toán chi phí sử dụng máy thi công khi không có tổ chức đội máy thi công riêng Trích trước vào lương nghỉ phép của công nhân sử dụng máy Tiền lương nghỉ phépTiền lương phải trả Trích khấu hao máy thi công Chi phí CCDC cho máy thi công Theo giá chưa có thuế Theo giá chưa có thuế Chi phí NVL cho máy thi công Thuế GTGT được khấu trừ 334 214 153,142(1421) CP tạm thời thực tế phát sinh cho MTC Trích trước chi phí tạm thời Phân bổ CP tạm thời trong kỳ Chi phí thực tế 111,112,331,15 2 111,112,331 133 (1331) 142(1) 335 335 623 Các CP khác cho máy thi công TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Chuyên đề tốt nghiệp SVTH: Cao Thị Mừng 13 1.2.1.2.4/ Kế toán chi phí sản xuất chung: Chứng từ sử dụng: khoản mục chi phí sản xuất chung này do nhiều khoản mục cấu thành nên nó sử dụng nhiều chứng từ khác nhau như hóa đơn GTGT, bảng phân bổ chi phí, phiếu xuất kho, phiếu chi. TK sử dụng: TK dùng để hạch toán chi phí sản xuất chung là TK627 (TK này không có số dư cuối kỳ). Phương pháp hạch toán: TK334, 338 TK627 TK111, 138, 152 (1) (6) TK152, 153,142, 242 (2) TK632 (7) TK214 (3) TK111.112,331 TK154 (4) (8) TK141, 154, 335 (5) Sơ đồ 1.6 Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung theo phương pháp KKTX (1) Chi phí nhân viên (2) Chi phí vật tư TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Chuyên đề tốt nghiệp SVTH: Cao Thị Mừng 14 (3) Chi phí khấu hao TSCĐ (4) Chi phí dịch vụ thuê ngoài (5) Các khoản chi phí khác như: chi tạm ứng, chi phí trích trước (6) Các khoản giảm chi (7) Chi phí không phân bổ vào giá thành sản phẩm (8) Phân bổ chi phí sản xuất chung vào sản phẩm 1.2.2/ Tổng hợp chi phí sản xuất TK621 TK154 TK111, 152, 138 (1) (5) TK155 TK622 (2) (6) TK157 TK623 (3) TK632 TK627 (4) Sơ đồ 1.7 Sơ đồ tổng hợp chi phí sản xuất (1) Kết chuyển chi phí NVLTT (2) Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp (3) Kết chuyển chi phí sản xuất chung (4) Kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công (5) Các khoản giảm chi TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Chuyên đề tốt nghiệp SVTH: Cao Thị Mừng 15 (6) Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành 1.2.3/ Đối tượng tính giá thành và kì tính giá thành Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công việc, lao vụ do doanh nghiệp sản xuất ra cần được tính giá thành và giá thành đơn vị ( Phan Đình Ngân- Nguyễn Thị Thanh Huyền, 2009). 1.2.4/ Đánh giá sản phẩm DDCK Sản phẩm DDCK là những sản phẩm mà tại thời điểm tính giá thành chưa hoàn thành về mặt kĩ thuật sản xuất và thủ tục quản lí ở các giai đoạn của quy trình công nghệ chế biến sản phẩm. (Huỳnh Lợi – Nguyễn Khắc Tâm, 2002) Đánh giá sản phẩm DDCK là xác định chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang cuối kì. Các phương pháp đánh giá sản phẩm DDCK: 1.2.4.1/ Đánh giá sản phẩm DDCK theo chi phí NVLTT Theo phương pháp này chỉ tính vào chi phí sản xuất DDCK phần chi phí NVLTT, các chi phí còn lại được tính vào chi phí của sản phẩm hoàn thành. Thường áp dụng cho những sản phẩm có chi phí NVLTT chiếm một tỉ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất. Phương pháp này có ưu điểm dễ tính toán nhưng nhược điểm là độ chính xác lại không cao. Chi phí sản xuất DDCK = Chi phí NVLTT DDĐK + Chi ph
Luận văn liên quan