Đề tài Kế toán CPSX và tính giá thành mủ cao su giai đoạn sơ chế tại công ty TNHH MTV cao su Hà Tĩnh

Thông tin về chi phí rất cần thiết cho các quyết định kinh doanh của các nhà quản trị. Biết và hiểu được chi phí phí sẽ giúp các nhà quản trị ra quyết định đúng đắn, thực hiện được mục tiêu kinh doanh nhất là trong điều kiện canh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường hiện nay. Những thông tin về chi phí, giá thành được cung cấp cho nhà quản trị một cách kịp thời, chính xác, đáng tin cậy là chìa khóa thành công giúp doanh nghiệp có thể tồn tại vững chắc. Chính vì vậy kế toán quản trị nói chung và kế toán quản trị chi phí nói riêng có tầm quan trọng đặc biệt trong thiết lập hệ thống thông tin phục vụ cho điều hành và quản lý doanh nghiệp. Cảng Chân Mây là cảng biển tổng hợp nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung phục vụ cho phát triển công nghiệp, thương mại và dịch vụ, là cửa ngõ ra Biển Đông gần nhất và thuận lợi nhất đối với Hành lang kinh tế Đông Tây, kết nối miền Trung Việt Nam với Trung Hạ Lào, Đông Bắc Thái Lan, Myanma. Tận dụng những ưu thế đó, công ty TNHH một thành viên Cảng Chân Mây đã và đang phát triển không ngừng trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ hàng hải. Tuy nhiên để có thể đứng vững trước nhiều khó khăn cạnh tranh sắp tới, một hệ thống kế toán quản trị chi phí tốt là thật sự cần thiết mà hệ thống kế toán quản trị tại Công ty vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế. Xuất phát từ những yêu cầu trên đồng thời góp phần vào việc hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí tại công ty, tôi đã tìm hiểu và chọn đề tài “Kế toán quản trị chi phí tại công ty TNHH MTV Cảng Chân Mây” làm nội dung nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp của mình

pdf92 trang | Chia sẻ: tuantu31 | Lượt xem: 1813 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế toán CPSX và tính giá thành mủ cao su giai đoạn sơ chế tại công ty TNHH MTV cao su Hà Tĩnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Bạch Thị Hải - K41 Kế toán doanh nghiệp 1 TÓM TẮT NGHIÊN CỨU Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một phần hành quan trọng trong công tác kế toán tại các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hiện nay, và là đề tài quen thuộc được sinh viên hiện nay quan tâm, vai trò của nó càng trở nên quan trọng trong thời buổi kinh tế thị trường, cạnh tranh khốc liệt. Làm thế nào để kiểm soát chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuân đang là bài toán hốc búa đặt ra cho các nhà quản trị. Hiện nay, thực hiện tốt công tác kế toán CPSX và tính giá thành SP là một trong số các giải pháp hiệu quả được các doanh nghiệp quan tâm và sử dụng, viêc hạch toán chính xác và đầy đủ CPSX là hết sức cần thiết và cấp bách. Đó cũng là một trong những lý do vì sao tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu này. Trong phần của đề tài đã hệ thống một cách tổng quát những vấn đề lý luận liên quan kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm làm cơ sở để so sánh với kết quả nghiên cứu thực tế chương hai, trình bày thực trạng công tác kế toán CPSX và tính giá thành mủ giai đoạn sơ chế tại công ty TNHH MTV cao su Hà Tĩnh, từ đó chỉ ra những mặt đã đạt được, mặt còn hạn chế, từ đó đưa ra một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm trong giai đoạn này cũng như một số giải pháp nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm . Phần kết luận và kiến nghị, đề tài trình bày một cách ngắn gọn những mục tiêu mà đề tài đã đạt được, những mặt ưu điểm và hạn chế còn tồn tại mà đề tài cần được khắc phục, đồng thời đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn công tác quản lý nói chung và công tác kế toán nói riêng về lâu dài và hướng đề tài nghiên cứu có thể được thực hiện trong tương lai. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Bạch Thị Hải - K41 Kế toán doanh nghiệp 2 PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Sự kiện Việt Nam gia nhập WTO đã diễn ra cách đây một thời gian khá lâu nhưng ảnh hưởng của nó đối với các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng còn rất mạnh mẽ. Sự kiện đã đánh dấu bước ngoặt lớn trong nền kinh tế, từ đây thị trường tiêu thụ được mở rộng không những trong nước mà còn vươn ra các nước trên thế giới, đặc biệt với hành lang pháp lý thông thoáng, là cơ hội để phát triển cả về quy mô lẫn số lượng doanh nghiệp. Tuy nhiên, cũng song song với việc đối thủ cạnh tranh ngày càng tăng, đối thủ cạnh tranh về giá cả, chất lượng, thị trường tiêu thụ Mặt khác, biến động của nền kinh tế ngày càng khắc nghiệt, lạm phát, khủng hoảng làm cho không ít doanh nghiệp phải lâm vào tình trạng thô lỗ, phá sản. Đứng trước tình hình đó, doanh nghiệp Việt Nam, cụ thể là các nhà quản lý phải làm thế nào để tận dụng triệt để những lợi thế sẵn có, đồng thời giảm thiểu những rủi ro mà môi trường kinh doanh mang lại. đưa lợi nhuận doanh nghiệp ngày càng lên cao. Lợi nhuận tăng không chỉ nỗ lực trong công tác tăng doanh số bán ra mà bên cạnh đó còn có một giải pháp không kém phần hiệu quả là kiểm soát tốt chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Với chức năng theo dõi, giám sát và phản ánh một cách trung thực các thông tin chi phí thực tế phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh cũng như tính toán một cách chính xác các khoản chi phí đầu vào được sử dụng để cấu thành một đơn vị sản phẩm, kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm được xem là khâu trọng tâm trong công tác kế toán. Cùng với dự toán sản xuất đầu kì, là cơ sở để nhà quản lý đưa ra các nhận định đúng đắn về quá trình sản xuất của doanh nghiệp, từ đó tìm ra các nguyên nhân gây biến động các khoản mục chi phí sản xuất, đâu là biến động tích cực để tìm cách phát huy, đâu là biến động tiêu cực để tìm cách hạn chế, đồng thời làm cơ sở để lập dự toán sản xuất cho kì tới. Kế toán CPSX và tính giá thành được xem là phần hành mang tính tổng hợp, mô tả chi tiết hầu hết các quy trình hạch toán nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong công ty như NVL, CCDC, tiền lương, khấu hao TSCĐVì vậy lượng kiến thức sinh viên được bồi dưỡng, trau dồi khi thực hiện đề tài này là tương đối lớn. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Bạch Thị Hải - K41 Kế toán doanh nghiệp 3 Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cao Su Hà Tĩnh là một đơn vị sản xuất kinh doanh như nhiều doanh nghiệp kinh doanh khác trong nước nên những vấn đề nêu trên hiện vẫn đã và đang là thực trạng diễn ra tại công ty. Nắm bắt được tình hình đó, trong quá trình thực tập tại công ty tôi đã chọn nghiên cứu đề tài “ Kế toán CPSX và tính giá thành mủ cao su giai đoạn sơ chế tại công ty TNHH MTV cao su Hà Tĩnh” 2 . Mục tiêu nghiên cứu. Tập hợp những vấn đề lý luận liên quan đến kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất. Đánh giá công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm mủ cao su giai đoạn sơ chế tại công ty TNHH MTV Cao Su Hà Tĩnh. Đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành mủ cao su giai đoạn sơ chế tại công ty TNHH MTV Cao Su Hà Tĩnh. 3. Đối tượng nghiên cứu. Công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm mủ cao su giai đoạn sơ chế của quý 3 năm 2010 tại công ty TNHH MTV Cao Su Hà Tĩnh. 4. Phạm vi nghiên cứu. - Không gian nghiên cứu: Nghiên cứu tại công ty TNHH MTV Cao Su Hà Tĩnh. - Thời gian nghiên cứu. + Số liệu dùng để phân tích và đánh giá tình hình nguồn lực và kết quả hoạt động kinh doanh của công ty là số liệu tổng hợp của 3 năm 2008 – 2010. + Số liệu phục vụ cho công tác hạch toán: Quý 3 năm 2010 gồm 4 tháng 6, 7, 8, 9; Ngày 27/05/2010 công ty cao su Hà Tĩnh chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, theo yêu cầu tại thời điểm này công ty phải quyết toán để lập báo cáo tài chính khi chưa hết quý 2, vì thế quý 3 sẽ kéo dài từ tháng 6 - 9/2010. - Nội dung nghiên cứu. Quy trình sản xuất sản phẩm mủ cao su của công ty TNHH MTV Cao Su Hà Tĩnh có 2 giai đoạn, giai đoạn thứ nhất là khai thác và giai đoạn thứ hai là sơ chế mủ, TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Bạch Thị Hải - K41 Kế toán doanh nghiệp 4 do hạn chế về thời gian cũng như kiến thức lý thuyết và thực tế, mặt khác mong muốn đề tài nghiên cứu một cách sâu sắc nên tôi chỉ tâp trung nghiên cứu công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành mủ cao su giai đoạn sơ chế tại công ty TNHH MTV Cao Su Hà Tĩnh. 5. Phương pháp nghiên cứu. + Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Thu thập, nghiên cứu thông tin liên quan đến đề tài trong các giáo trình, chuẩn mực, thông tư hướng dẫn, khóa luận của các năm trướcnhằm hệ thống hóa lý luận về CPSX và tính giá thành sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất, đồng thời làm cơ sở để so sánh với thực tế nghiên cứu được. + Phương pháp thu thập và xử lý số liệu: Thu thập chứng từ, sổ sách, báo cáo kế toán, quy trình hạch toán CPSX, tính giá thành mủ giai đoạn sơ chế và các thông tin về tổng quan của công ty. Từ đó chọn lọc, xử lý số liệu phù hợp với mục đích nghiên cứu. + Phương pháp thống kê mô tả: Dựa vào thông tin thu thập được để mô tả lại bộ máy quản lý, bộ máy kế toán, chức năng từng bộ phận cũng như quy trình luân chuyển chứng từ, phương pháp hạch toán CPSX, tính giá thành sản phẩm. + Phương pháp so sánh, đối chiếu, tổng hợp và phân tích: Dựa vào số liệu thu thập về tình hình hoạt động kinh doanh của các năm, tiến hành phân tích xu hướng phát triển của công ty trong giai đoạn hiện nay. Từ số liệu thu thập về phần thực trạng tiến hành tổng hợp thành các quy trình hạch toán, luân chuyển chứng từ, đối chiếu, so sánh giữa lý luận và thực tế công tác kế toán CPSX, tính giá thành sản phẩm. + Phương pháp quan sát, trao đổi: Tiến hành quan sát quá trình hạch toán của nhân viên kế toán, hỏi, trao đổi về những thắc mắc, những thông tin không được thể hiện trên tài liệu đã thu thập được tại công ty. + Phương pháp kế toán: Là hệ thống các phương pháp chứng từ kế toán, phương pháp tài khoản, phương pháp tính giá, phương pháp tổng hợp cân đối, phản ánh thực trạng công tác kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm tại công ty, bao gồm tập hợp, tổng hợp CPSX, làm bằng chứng cho công tác hạch toán cũng như thể hiện mối quan hệ đối ứng của các tài khoản. đồng thời dựa vào những tồn tại đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm. TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Bạch Thị Hải - K41 Kế toán doanh nghiệp 5 PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1 LÝ THUYẾT CƠ BẢN VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM. 1.1. Chi phí sản xuất. 1.1.1. Khái niệm, bản chất chi phí sản xuất. “Chi phí là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dưới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản phân phối cho cổ đông hoặc chủ sở hữu”(chuẩn mực kế toán số 01, ban hành và công bố theo quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002). Chi phí cũng có thể hiểu một cách trừu tượng “là biểu hiện bằng tiền những hao phí lao động sống và lao động vật hóa phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh; hoặc chi phí là những phí tổn về nguồn lực kinh tế, về tài sản cụ thể sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh” (TS. Huỳnh Lợi, 2009). Tuy có những quan điểm, gốc độ nhìn nhận, hình thức thể hiện chi phí khác nhau nhưng trong đó vẫn thể hiện bản chất của nó, “chi phí là phí tổn tài nguyên, vật chất, lao động và phải phát sinh gắn liền với mục đích sản xuất kinh doanh” (TS. Huỳnh Lợi, 2009). Bản chất này giúp các nhà quản lý có thể phân biệt được giữa chi phí và chi tiêu, giữa chi phí và tài sản. 1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất. Có nhiều tiêu thức để phân loại CPSX, tùy theo gốc độ xem xét, mục đích quản lý mà chúng ta lựa chọn tiêu thức phân loại cho phù hợp. Trong doanh nghiệp sản xuất chi phí sản xuất chủ yếu được phân loại theo các cách tiêu thức sau: + Phân loại chi phí theo nội dung kinh tế ban đầu. - Chi phí nhân công. - Chi phí nguyên vật liệu. - Chi phí công cụ dụng cụ. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Bạch Thị Hải - K41 Kế toán doanh nghiệp 6 - Chi phí khấu hao TSCĐ. - Chi phí dịch vụ thuê ngoài. - Chi phí bằng tiền khác. + Phân loại chi phí sản xuất theo công dụng kinh tế. - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. - Chi phí nhân công trực tiếp. - Chi phí sản xuất chung. + Phân loại chi phí sản xuất theo mô hình ứng xử chi phí. Tiêu thức phân loại này thường được sử dụng trong kế toán quản trị. - Chi phí cố định (định phí). - Chi phí biến đổi (biến phí). - Chi phí hỗn hợp. + Phân loại theo phương pháp quy nạp - Chi phí trực tiếp. - Chi phí gián tiếp. 1.1.3. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất Để thực hiện công tác kế toán CPSX trước hết cần xác định đối tượng tập hợp CPSX, đây là cơ sở xây dựng hệ thống chứng từ ban đầu, sổ sách chi tiết về CPSX. Đối tượng tập hợp CPSX được định nghĩa “là phạm vi, giới hạn nhất định để tập hợp CPSX. Thực chất của việc xác định đối tượng tập hợp chi phí là xác định nơi phát sinh chi phí (phân xưởng, bộ phận, quy trình sản xuất) và nơi chịu chi phí (sản phẩm A, sản phẩm B) (TS. Huỳnh Lợi, 2009). Đối tượng tập hợp CPSX thường được doanh nghiệp xác định là sản phẩm, phân xưởng, đơn đặt hàng, quy trình công nghệ sản xuất. Các căn cứ để xác định đối tượng tập hợp CPSX là: - Cơ cấu tổ chức sản xuất. - Tính chất quy trình công nghệ sản xuất. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Bạch Thị Hải - K41 Kế toán doanh nghiệp 7 - Loại hình, đặc điểm sản phẩm. - Yêu cầu quản lý. - Trình độ và phương tiện kế toán. 1.1.4 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất Phương pháp tập hợp CPSX “là cách thức, kĩ thuật xác định chi phí cho từng đối tượng tập hợp chi phí” (TS. Huỳnh Lợi, 2009). Đây được coi là giai đoạn đầu của quy trình kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành SP theo chi phí thực tế phát sinh. Có hai phương pháp tập hợp CPSX. - Tập hợp trực tiếp vào đối tượng chịu chi phí: Áp dụng trong trường hợp những chi phí sản xuất phát sinh liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí như chi phí NVL chính, chi phí NCTT... - Phân bổ cho từng đối tượng chịu chi phí: Áp dụng cho trường hợp CPSX liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp CPSX thường tập hợp thành từng nhóm và chọn tiêu thức để phân bổ cho từng đối tượng chịu chi phí. Hệ số phân bổ chi phí = Tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ Tổng tiêu thức phân bổ Mức phân bổ chi phí cho đối tượng i = Hệ số phân bổ chi phí x Tiêu thức phân bổ của đối tượng i 1.1.5 Phương pháp tổng hợp chi phí sản xuất Tổng hợp chi phí sản xuất “là phân tích chi phí đã tập hợp ở từng đối tượng tập hợp CPSX để kết chuyển hoặc phân bổ CPSX vào đối tượng tính giá thành” (TS. Huỳnh Lợi, 2009). Đây là cơ sở để tính tổng giá thành, giá thành thực tế từng đơn vị SP. Tổng hợp CPSX bao gồm các bước: Thứ nhất, điều chỉnh các khoản đã xuất dùng, nhằm đảm bảo phù hợp với CPSX thực tế phát sinh và tổng hợp CPSX theo từng đối tượng tính giá thành sản phẩm. Thứ hai, kết chuyển hoặc phân bổ CPSX thực tế vào từng đối tượng tính giá thành đã được lựa chọn. Với những khoản mục như chi phí NVLTT, NCTTliên quan trực tiếp đến từng đối tượng tính giá thành được kết chuyển trực tiếp vào từng TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Bạch Thị Hải - K41 Kế toán doanh nghiệp 8 đối tượng tính giá thành, với những khoản mục như chi phí sử dụng máy thi công, CPSX chung, liên quan đến nhiều đối tượng tính giá thành thì cần lựa chọn tiêu thức thích hợp để phân bổ. Đồng thời phải đảm bảo mối liên hệ nguyên nhân – kết quả giữa đối tượng tập hợp CPSX và đối tượng tính giá thành sản phẩm. 1.2. Giá thành sản phẩm. 1.2.1 Khái niệm, bản chất của giá thành sản phẩm. “Giá thành sản phẩm là chi phí sản xuất tính cho một khối lượng sản phẩm dịch vụ hoàn thành nhất định” (TS. Huỳnh Lợi, 2009). Kết cấu giá thành sản phẩm của mỗi ngành sản xuất tùy thuộc đặc điểm kinh tế kĩ thuật của ngành sản xuất đó. Đối với ngành sản xuất công nghiệp, giá thành sản phẩm bao gồm các khoản mục chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Bản chất của giá thành sản phẩm “là sự chuyển dịch giá trị của các yếu tố vật chất và giá trị sản phẩm được sản xuất và tiêu thụ. Chưa có sự dịch chuyển này thì chưa thể nói đến chi phí và giá thành SP. Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, giá thành SP bao gồm toàn bộ các khoản hao phí vật chất thực tế cần được bù đắp bất kể nó thuộc bộ phận nào trong cấu thành giá trị SP” (TS. Võ Văn Nhị, 2006). 1.2.2 Chức năng và phân loại giá thành sản phẩm */ Chức năng giá thành Thông qua khái niệm giá thành sản phẩm, có thể thấy giá thành sản phẩm có một số chức năng cơ bản sau: - Chức năng thước đo bù đắp chi phí: Giá thành là thước đo mức hao phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, là căn cứ xác định hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Toàn bộ chi phí bỏ ra để hoàn thành một khối lượng sản phẩm, dịch vụ được bù đắp bởi số tiền thu được từ tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đó. Việc bù đắp chỉ đảm bảo cho quá trình tái sản xuất giản đơn, điều doanh nghiệp đặt ra là ngoài việc bù đắp được chi phí đầu vào còn phải tạo ra một khoản lãi. Vì vậy giá thành giúp doanh nghiệp xác định mức bù đắp chi phí và khoản lợi nhuận đạt được từ khoản chi phí bỏ ra. - Chức năng lập giá: Trong nền kinh tế thị trường, giá cả sản phẩm bán ra chịu sự TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Bạch Thị Hải - K41 Kế toán doanh nghiệp 9 chi phối của quy luật cung cầu và thỏa thuận giữa người bán và người mua nên doanh nghiệp cần dựa trên giá thành để xác định giá bán. Giá thành là cơ sở để doanh nghiệp có thể quyết định hạ giá bán khi cần thiết nhằm tăng sức canh tranh trên thị trường - Chức năng đòn bẩy kinh tế: Trong kinh doanh, các doanh nghiệp luôn tìm cách làm thế nào để đạt được lợi nhuận cao nhất, ngoài việc tăng lợi nhuận từ doanh thu còn có thể bằng cách giảm chi phí mà cụ thể là hạ giá thành sản phẩm. Vì vậy giá thành là thước đo giá trị đồng thời là đòn bẩy kinh tế giúp các doanh nghiệp tăng cường hiệu quả kinh doanh, đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. */ Phân loại giá thành + Phân loại giá thành theo thời gian và cơ sở số liệu tính giá thành - Giá thành định mức: Được xây dựng trên tiêu chuẩn của chi phí định mức; giá thành này thường lập cho từng loại sản phẩm trước khi tiến hành quá trình sản xuất, là cơ sở xây dựng giá thành kế hoạch, giá thành dự toán và xác định chi phí tiêu chuẩn. - Giá thành kế hoạch (giá thành dự toán): Giá thành được xây dựng trên tiêu chuẩn của chi phí định mức nhưng có sự điều chỉnh theo năng lực hoạt động trong kì kế hoạch hoặc kì dự toán. Loại giá thành này thường được lập cho từng sản phẩm hoặc một khối lượng sản phẩm, công việc nhất định trong từng kì sản xuất. - Giá thành thực tế:Là giá thành được tính toán dựa trên cơ sở chi phí thực tế phát sinh. Giá thành thực tế thường chỉ tính toán được sau quá trình sản xuất sản phẩm. + Phân loại giá thành theo phạm vị các chi phí cấu thành: - Giá thành sản xuất: gồm các khoản chi phí liên quan đến quá trình sản xuất phát sinh ở phân xưởng sản xuất, là giá trị thành phẩm nhập kho, đồng thời là căn cứ tính giá vốn hàng bán và lợi nhuận gộp của từng loại, từng đơn vị SP trong doanh nghiệp. Thông thường giá thành sản xuất gồm chi phí NVLTT, NCTT và chi phí CPSX chung. - Giá thành toàn bộ (giá thành tiêu thụ): là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Giá thành toàn bộ bao gồm giá thành sản xuất và chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho sản phẩm, dịch vụ hoàn thành. Giá thành toàn bộ là căn cứ để xác định lợi nhuận ròng của từng loại sản phẩm, từng đơn vị sản phẩm trong doanh nghiệp. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Bạch Thị Hải - K41 Kế toán doanh nghiệp 10 1.2.3 Đối tượng và kì tính giá thành sản phẩm. */ Đối tượng tính giá thành Đối tượng tính giá thành sản phẩm là khối lượng sản phẩm dịch vụ, lao vụ hoàn thành nhất định mà doanh nghiệp cần phải tính tổng giá thành và giá thành đơn vị. (TS. Phan Đức Dũng, 2007). Việc lựa chọn đối tượng tính giá thành thích hợp là cơ sở để tính giá thành sản phẩm chính xác. Căn cứ vào để xác định đối tượng tính giá thành SP là: - Đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp. - Chủng loại và đặc điểm của sản phẩm - Yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. - Trình độ và phương tiện của kế toán. Dựa vào những căn cứ trên, đối tượng tính giá thành của các doanh nghiệp thường là sản phẩm, dịch vụ hoàn thành, chi tiết hoặc bộ phận của sản phẩm dịch vụ. */ Kỳ tính giá thành Kỳ tính giá thành sản phẩm “là khoảng thời gian cần thiết để doanh nghiệp tiến hành tổng hợp CPSX và tính tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm” (TS. Phan Đức Dũng, 2007). Kỳ tính giá thành có thể được xác định khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm của ngành sản xuất, đặc điểm của sản phẩm và nhu cầu thông tin giá thành sản phẩm; trong kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành SP theo chi phí thực tế, kỳ tính giá thành thường được chọn trùng với kỳ báo cáo kế toán. Vai trò của xác định kì tính giá thành sản phẩm là có thể xác định rõ khoảng thời gian chi phí phát sinh, khoảng thời gian tổng hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm nhằm thu thập, cung cấp thông tin cho việc xác định giá. Đồng thời phục vụ công tác đánh giá hoạt động sản xuất trong từng thời kì theo yêu cầu nhà quản lý. 1.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ mật thiết với nhau, đây là 2 quá trình kế tiếp nhau trong một quá trình sản xuất. Cả hai có cùng bản chất kinh tế là hao phí lao động sống và lao động vật hóa, tuy vậy chúng lại khác nhau
Luận văn liên quan