Trong công cuộc đổi mới hiện nay, ngành ngân hàng ngày càng tỏ rõ vị
trí quan trọng hàng đầu của mình đối với sự phát triển của đất nước. Thực tế
những năm qua, trong sự đổi mới của bộ mặt đất nước hoạt động của hệ thống ngân hàng nói chung và Ngân hàng thương mại nói riêng được coi không chỉ là điều kiện mà còn là động lực đảm bảo thắng lợi cho công cuộc đổi mới. Để đạt được điều đó là do có sự đóng góp một phần không nhỏ của kế toán ngân hàng và kế toán ngân hàng ngày càng trở nên quan trọng và cần thiết, tổ chức tốt công tác kế toán ngân hàng là đòn bẩy không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống ngân hàng, tạo ra một hệ thống ngân hàng hoạt động tốt, có hiệu quả nhờ đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Nhưng để tồn tại và phát triển thì ngân hàng phải luông có các nghiệp vụ riêng . Mà mỗi nghiệp vụ riêng lại ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của ngân hàng. Vì vậy việc biết và nhận biết rõ nội dung vai trò của từng nghiệp vụ ngân hàng là một điều không thể thiếu đối với các nhân viên và các nhà quản lí ở ngân hàng. Nhận biết sự cần thiết của đề tài; “ khái quát về các nghiệp vụ ngân hàng thương mại hiện nay”
Mục đích của đề tài là: Dưa ra các khái niệm cơ bản nhất về các nghiệp vụ ngân hàng và thực tế vận dụng các nghiệp vụ trong một số ngân hàng thương mại ở nước ta hiện nay.
Nội dung của đề tài gồm III phần:
- Phần I: Khái quát chung về ngân hàng thương mại và nghiệp vụ ngân hàng thương mại.
- Phần II: Thực trạng chung về các nghiệp vụ ngân hàng tại một số ngân hàng thươnng mại tại Việt Nam hiện nay.
- Phần III: Giải pháp và Đánh giá chung về các nghiệp vụ ngân hàng thương mại hiện nay.
27 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 6882 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Khái quát về các nghiệp vụ ngân hàng thương mại hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
Trong công cuộc đổi mới hiện nay, ngành ngân hàng ngày càng tỏ rõ vị
trí quan trọng hàng đầu của mình đối với sự phát triển của đất nước. Thực tế
những năm qua, trong sự đổi mới của bộ mặt đất nước hoạt động của hệ thống ngân hàng nói chung và Ngân hàng thương mại nói riêng được coi không chỉ là điều kiện mà còn là động lực đảm bảo thắng lợi cho công cuộc đổi mới. Để đạt được điều đó là do có sự đóng góp một phần không nhỏ của kế toán ngân hàng và kế toán ngân hàng ngày càng trở nên quan trọng và cần thiết, tổ chức tốt công tác kế toán ngân hàng là đòn bẩy không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống ngân hàng, tạo ra một hệ thống ngân hàng hoạt động tốt, có hiệu quả nhờ đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Nhưng để tồn tại và phát triển thì ngân hàng phải luông có các nghiệp vụ riêng . Mà mỗi nghiệp vụ riêng lại ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của ngân hàng. Vì vậy việc biết và nhận biết rõ nội dung vai trò của từng nghiệp vụ ngân hàng là một điều không thể thiếu đối với các nhân viên và các nhà quản lí ở ngân hàng. Nhận biết sự cần thiết của đề tài; “ khái quát về các nghiệp vụ ngân hàng thương mại hiện nay”
Mục đích của đề tài là: Dưa ra các khái niệm cơ bản nhất về các nghiệp vụ ngân hàng và thực tế vận dụng các nghiệp vụ trong một số ngân hàng thương mại ở nước ta hiện nay.
Nội dung của đề tài gồm III phần:
Phần I: Khái quát chung về ngân hàng thương mại và nghiệp vụ ngân hàng thương mại.
Phần II: Thực trạng chung về các nghiệp vụ ngân hàng tại một số ngân hàng thươnng mại tại Việt Nam hiện nay.
Phần III: Giải pháp và Đánh giá chung về các nghiệp vụ ngân hàng thương mại hiện nay.
Phạm vi đề tài nghiên cứu là nghiệp vụ các ngân hàng thương mại tại Việt Nam từ năm 2007 tới nay. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, bài viết đưa ra một số ý kiến nhằm phát triển hoạt động này tại ngân hàng.
Do thời gian có hạn nên trong bài có thể có nhiều thiếu sót mong cô và các bạn có thể giúp đỡ đóng góp ý kiến của mình để chúng em có thể hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn.
Danh sách nhóm 9
MỤC LỤC
Phần I: Khái quát về ngân hàng thương mại và các nghiệp vụ của ngân hàng thương mại
I. Ngân Hàng Thương Mại là gì?
Ngân hàng Thương Mại là loại hình Tổ chức Tín Dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động Ngân Hàng (hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ Ngân Hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền gửi này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán) và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan và mục tiêu lợi nhuận.
II. Mô hình hoạt động của NHTM?
Theo tính chất hoạt động
- Ngân Hàng chuyên môn hóa: chuyên kinh doanh trong một hoặc một số lĩnh vực nhất định hoặc trong phạm vi một hoặc một số địa bàn nhất định
- Ngân Hàng đa năng: là loại hình ngân hàng đa dạng, hoạt động trên nhiều lĩnh vực, không giới hạn về phạm vi, địa bàn hoạt động, thực hiện đa dạng nhiều nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng.
Theo quy mô và khối lượng giao dịch:
- Ngân Hàng bán lẻ: là loại hình ngân hàng có quan hệ với đối tượng khách hàng vừa và nhỏ như cá nhân, hộ gia đình, các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Ngân Hàng bán buôn: là loại hình ngân hàng có quan hệ giao dịch chủ yếu với các khách hàng lớn, bao gồm các công ty lớn, các tập đoàn đa quốc gia, chính phủ các nước...
III. Đánh giá hoạt động của NHTM:
Bảng tổng kết Tài Sản (Balance Sheet), hay Bảng cân đối Kế toán của NHTM là một báo cáo tài chính tổng hợp, được trình bày dưới dạng cân đối, phản ánh tổng quát tình hình sử dụng vốn hoạt động của NHTM tại một thời điểm nhất định.
Bảng tổng kết Tài Sản được kết cấu thành hai phần: Tài sản Có (Assets) và Tài sản Nợ (Liabilities).
- Tài sản Nợ gồm những khoản là nguồn vốn hoạt động của NHTM, do dân chúng gửi vào NHTM hay NHTM đi vay các đối tượng trong nền kinh tế như Ngân hàng Trung Ương, các Ngân hàng trung gian hay tổ chức kinh tế khác, nước ngoài, các doanh nghiệp...
Ngoài ra, các khoản vốn tự có hay vốn cổ phần, lợi nhuận trước thuế hay tài sản ròng cũng được xem là yếu tố cấu thành của Tài sản Nợ
- Tài sản Có phản ánh những khoản mục sử dụng vốn của NHTM, hay những khoản NHTM cho thị trường vay.Vì mục tiêu của NHTM là cho vay để kiếm lời, nên Tài sản Có hay các khoản mà NHTM cho thij trường vay còn được gọi là khoản đầu tư của ngân hàng.
Các nghiệp vụ cơ bản của NHTM:
* Nghiệp vụ Tài sản Có: phản ánh quá trình sử dụng vốn vào các mục đích nhằm đảm bảo an toàn cũng như tìm kiếm lợi nhuận của các NHTM, bao gồm:
- Nghiệp vụ ngân quỹ
- Nghiệp vụ cho vay
- Nghiệp vụ đầu tư tài chính
- Nghiệp vụ khác
* Nghiệp vụ Tài sản Nợ và Vốn tự có của NHTM: phản ánh quá trình hình thành vốn cho hoạt động kinh doanh của NHTM bao gồm các nghiệp vụ sau:
- Nghiệp vụ tiền gửi
- Nghiệp vụ phát hành các giấy tờ có giá
- Nghiệp vụ đi vay
- Nghiệp cụ huy động vốn khác.
- Vốn tự có
* Nghiệp vụ ngoài Bảng tổng kết tài sản: môi giới mua bán những công cụ tài chính đã tạo ra thu nhậpnhờ các khoản lệ phí và chuyển nhượng những khoản vay; bán các khoản cho vay; thực hiện kinh doanh hối đoái nhân danh một khách hàng, phục vụ chứng khoán hỗ trợ vay thế chấp bằng cách thu tiền gốc và tiền lãi rồi tất toán, bảo đảm các chứng khoán vay nợ, ví dụ các hồi phiếu được ngân hàng chấp nhận và cung cấp các mức tín dụng hỗ trợ
Phần II: Thực trạng chung về các nghiệp vụ ngân hàng tại một số ngân hàng thươnng mại tại Việt Nam hiện nay.
THỰC TRẠNG CHUNG CỦA NGÂN HÀNG HIỆN NAY
. Ngành ngân hàng trong năm 2008
Ngành ngân hàng trong năm 2008 đã trãi qua nhiều biến động khó khăn.
a. Lạm phát: Đầu năm phải đối mặt với lạm phát tăng cao (theo tính tóan sơ bộ lạm phát năm nay của Việt Nam là 24%) do đó việc thắt chặt tiền tệ đã gây khó khăn không nhỏ cho ngân hàng. Thứ nhất: họ phải tăng lãi suất vay vì thế cho nên phải tăng lãi suất cho vay. Lãi suất cho vay quá cao khiến càng ít doanh nghiệp vay vốn, làm cản trở đến việc kinh doanh của ngân hàng. Thứ hai: Do lãi suất cao nên khả năng hoàn trả của các con nợ bị giảm sút, việc thu hồi nợ khó khăn hơn, các khoản nợ xấu gia tăng, làm tăng khả năng rủi ro của các ngân hàng. Thứ ba: Do lý do thứ hai nên các ngân hàng trở nên dè dặt trong việc cho vay vốn, tiền không được mang ra sử dụng lưu thông trở thành những khoản tiền vô ích, làm tăng chí phí cho ngân hàng.
b. Cơn bão tài chính Mỹ: Gần cuối năm, ngành tài chính ngân hàng phải đón nhận tin cơn bão tài chính ở Mỹ. Nhưng có lẽ nó có ít tác động đến ngành ngân hàng Việt Nam mà nhiều khi còn là tin tốt. Tin tốt là vì: Khi nhìn thấy sự khủng hoảng của ngành ngân hàng tại Mỹ, các ngân hàng Việt Nam sẽ suy xét và nhìn nhận lại cách làm ăn của mình. Họ sẽ thận trọng hơn với các khoản cho vay của mình; họ sẽ tìm cách giảm rủi ro trong quá trình cho vay; họ sẽ đề phòng và miễn dịch với các dự án đầu tư hay cho vay mà ở đó các khoản nợ xấu, khó đòi là cao; họ sẽ tập trung vào các khoản mục sinh lợi tốt, khả năng hoàn vốn cao và có sự phát triển trong tương lai.
c. Cạnh tranh giữa các ngân hàng: Đầu tiên là sự cạnh tranh các ngân hàng trong nước và các ngân hàng nước ngoài. Càng ngày càng có nhiều ngân hàng nước ngoài vào Việt Nam. Lợi thế của họ là có nhiều vốn, có tiềm lực tài chính và quản lý. HSBC là ngân hàng nước ngoài tích cực nhất hiện nay. HSBC vừa được Ngân hàng Nhà nước chính thức cho phép thành lập ngân hàng con 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Việc thành lập ngân hàng con sẽ cho phép HSBC mở rộng mạng lưới phân phối rộng hơn, tới các khách hàng hiện tại cũng như khách hàng mới. HSBC trở thành ngân hàng nước ngoài đầu tiên tại Việt Nam sở hữu 20% cổ phần tại một ngân hàng trong nước sau khi nâng cổ phần sở hữu tại Techcombank từ 14,4% lên 20%. Điều này cho phép HSBC mở rộng sức ảnh hưởng và gia tăng tầm hoạt động của mình. Sức ép cạnh tranh ngày càng gia tăng đối với các ngân hàng nội.
Cạnh tranh với ngân hàng trong nước: Điều này là hiển nhiên nhưng có xu thế mới đó là việc hợp tác của các ngân hàng nội. Việc rõ ràng nhất là “liên minh ATM”. Cầm thẻ ATM của ngân hàng Techcombank nhưng khi đến trạm rút tiền của ngân hàng Vietcombank bạn vẫn có thể rút tiền được. Điều này làm gia tăng tầm hoạt động, khả năng cạnh tranh, sức thu hút khách hàng hơn là những ngân hàng không nằm trong liên minh.
Nhưng sự cạnh tranh dù là giữa nội – ngoại hay nội – nội vẫn là cần thiết. Vì như thế các ngân hàng sẽ không ngừng cải thiện, không ngừng gia tăng chất lượng dịch vụ, luôn luôn sáng tạo để làm thỏa mãn những đòi hỏi của đất nước, của người dân và các doanh nghiệp.
d. Cạnh tranh với thị trường chứng khoán: Càng ngày chứng khoán càng trở nên lộ diện là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với các ngân hàng về mặt huy động vốn trong dân. Trước kia chưa có chứng khoán thì người dân sẽ gửi tiền nhàn rỗi của mình vào các ngân hàng nhằm kiếm các khoản lợi tức. Nhưng nay, chứng khoán đã làm giảm lượng huy động vốn nhàn rỗi của các ngân hàng. Những người dân có tiền nhàn rỗi họ sẵn sàng lao vào đầu tư chứng khoán với hi vọng kiếm lời cao hơn là gửi tiền vào ngân hàng (tuy có rủi ro cao hơn). Bên cạnh đó, các doanh ngiệp ngoài kênh huy động vốn là vay mượn các ngân hàng họ còn có cách là phát hành cổ phiếu ra thị trường. Đấy cũng là một cách tốt để huy động vốn.
Nói đến khó khăn thì cũng cần nhắc đến những thành tựu hay dấu hiệu khả quan mà ngành ngân hàng đã làm được trong năm nay.
Dấu hiệu khả quan:Trong năm nay, ngành ngân hàng phải chống chọi với lạm phát và cơn bão khủng hoảng tín dụng của Mỹ nên chưa có những bước phát triển như mong muốn. Dấu hiệu khả quan có thể nhận thấy ngay là góp phần cùng với ngân hàng trung ương hạn chế lạm phát một cách tích cực và hiệu quả.
Những điểm cần khắc phục:Cần mở rộng hơn nữa các chi nhánh ngân hàng. Hiện nay mới chỉ tập trung ở các thành phố lớn. Tầm hoạt động còn hẹp. Điểm cần khắc phục ngay là hệ thống ATM. Còn quá ít các điểm rút tiền tự động, mỗi lần rút là cả một sự chờ đợi. Ngày nay, việc trả lương cho công nhân viên qua hệ thống ATM cho nên cần khắc phục chất lượng của hệ thống ATM, tránh sự chờ đợi và hết tiền trong lúc chờ đợi rút tiền. Phải có liên mình ATM rộng rãi hơn nữa. Có lẽ các ngân hàng trong nước cần hợp tác với nhau về vấn đề này nhiều hơn. Cần có cơ chế quản lý rủi ro. Bài học từ tài chính Mỹ có lẽ bài học đắt giá cho ngành ngân hàng. Lợi nhuận cao luôn đi kèm với rủi ro cao, bài học ngàn năm muôn thuở. Ngày nay, ngân hàng cũng tham gia vào thị trường bất động sản, chứng khoán và thị trường vàng. Quả thực đây là các thị trường có khả năng sinh lợi cao và thật khó mà bỏ qua nhưng đấy cũng là điểm cần quan tâm. Có lẽ cần có cơ chế quản lý hay giảm thiểu rủi ro. Các trường đại học về kinh tế chỉ mới có môn học về quản lý rủi ro nhưng vẫn chưa có một chuyên ngành về quản lý, hạn chế rủi ro. Có lẽ cũng cần suy xét về vấn đề này. Nếu ngành ngân hàng và các trường đại học tham gia cùng huấn luyện hay đào tạo sinh viên về quản lý và hạn chế rủi ro thì là tốt nhất. Các sinh viên này sau khi ra trường có thể làm việc tại ngân hàng nơi mà họ được chính các ngân hàng nay tham gia đào tạo. 2. Dự báo cho ngành ngân hàng trong năm 2009
Động thái đầu tiên mà ngân hàng sẽ làm là giảm lãi suất cho vay, nới lỏng tiền tệ. Mà bằng chứng là các ngân hàng đang rục rịch giảm lãi suất khi lãi suất cơ bản giảm còn 13%. Với động thái này các doanh nghiệp sẽ dễ dàng tiếp cận với vốn vay ngân hàng. Nhưng bên cạnh đó, các khoản vay sẽ được giám sát kỹ hơn do di chứng và bài học từ khủng hoảng Mỹ để lại.
Qua cơn bão tài chính Mỹ vừa qua và các chính sách thắt chặt tiền tệ của chính phủ và ngân hàng trung ương làm các ngân hàng nhỏ điêu đứng và sang năm 2009 này các ngân hàng nhỏ, lẻ, yếu kém sẽ bị sáp nhập. Sự sáp nhập này có các điều lợi sau:
Thứ nhất: Củng cố hệ thống ngân hàng trong nước.
Thứ hai: Việc quản lý vĩ mô của chính phủ qua các ngân hàng sẽ dễ dàng hơn vì có ít các ngân hàng để quản lý hơn.
Thứ ba: Tạo sức mạnh mới cho các ngân hàng sáp nhập, mở rộng về quy mô và tầm hoạt động.
Các dịch vụ ngân hàng sẽ được củng cố, các ngân hàng sẽ chú trọng đến mảng bán lẻ hơn. Trong số đó, các dịch vụ cho vay chứng khoán, mua vàng, hay mua bất động sản sẽ được chú trọng và phát triển nhiều hơn. Bên cạnh đó sẽ có các dịch vụ chăm sóc khách hàng cá nhân tốt hơn. Mảng bán lẽ này sang năm 2009 sẽ là mảng đấu tranh quyết liệt nhất giữa các ngân hàng thương mại với nhau. Sẽ có hàng loạt các dịch vụ mới được tung ra khi các mảng đầu tư lớn đang ẩn chứa nhiều rủi ro cao.
Sang năm 2009 có thể các ngân hàng thương mại sẽ cùng ngân hàng trung ương tham gia vào việc điều chỉnh tỷ giá hối đoái. Hiện nay, đồng USD đang lên giá so với đồng nội tệ (tức là 1 USD có thể đổi lấy nhiều VND hơn trước) mà như thế sẽ tác động đến xuất khẩu (1USD đổi lấy nhiều VND hơn vì thế người ta sẽ muốn xuất khẩu nhiều hơn để lấy ngoại tệ và khi quy đổi ra nội tệ để sử dụng thì sẽ có lợi hơn). Lúc này sẽ có nhiều ngoại tệ hơn trong lưu thông và do đó tỷ giá hối đoái sẽ giảm, lúc này cũng sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu. Vì vậy, ngân hàng trung ương cùng với ngân hàng thương mại sẽ góp tay vào việc bình ổn tỷ giá hối đoái trên thị trường. Lúc đầu sẽ có sự chênh vênh về tỷ giá hối đoái nhưng sau đó nó sẽ được bình ổn dần. Đối với những người muốn đầu cơ đồng USD thì có lẽ đây là thời điểm tốt.
Năm 2009 là năm dè chừng các khoản cho vay của ngân hàng. Các ngân hàng sẽ không dễ dãi cho vay mà sẽ suy xét cẩn thận hơn. Chính điều này sẽ làm các ngân hàng thêm vững, đầu tư sẽ không dàn trãi mà tập trung, do đó khả năng lợi nhuận cũng khả quan, bên cạnh đó tránh những rủi ro không cần thiết.
Năm 2009, giá xăng sẽ còn giảm nhẹ, sau đó thì bình ổn một thời gian dài. Đây là thời điểm tốt để các doanh nghiệp trong nước đầu tư phát triển. Khi nói đến đầu tư thì người ta nghĩ ngay đến ngân hàng với các khoản vốn cho vay. Thời gian sắp tới các ngân hàng sẽ bận rộn với việc xem xét các khoản cho vay của mình và lợi nhuận sắp tới của ngân hàng sẽ được tăng cao. Có lẽ không rực rỡ nhưng khả năng thu hồi vốn sẽ cao và đồng tiền sẽ trở nên lỏng hơn.
NGIỆP VỤ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Ngiệp vụ ngân quỹ
Khái niệm: Đây là nghiệp vụ phản ánh các khoản vốn của ngân hàng được dùng vào với mục đích đảm bảo an toàn về khả năng thanh toán thường xuyên và thực hiện quy định về dự trữ bắt buộc do Ngân Hàng Trung Ương đề ra.Theo quy định của NHNN Việt Nam hiện nay thì tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 10%.
Các khoản mục trong nghiệp vụ ngân quỹ:
giữ một lượng tiền mặt dưới các dạng sau:
a/ Tiền mặt tại quỹ của ngân hàng( vault cash ): gồm tiền giấy và tiền kim loại hiện có tại kho của ngân hàng. Nhu cầu dự trữ tiền mặt cao hay thấp tùy thuộc theo quy mô hoạt đông của ngân hàng, tính thời vụ, cũng như nhu cầu rút tiền mặt của khách hàng.
b/ Tiền gửi ở các ngân hàng khác: Nhiều các ngân hàng nhỏ gửi tiền ở các ngân hàng lớn để đổi lấy nhiều dịch vụ khác nhau như thanh toán giữa các ngân hàng, gia dịch ngoại tệ, giúp mua chứng khoán. Các ngân hàng cũng mở tài khoả_Với mục đích đảm bảo khả năng thanh toán thường xuyên, ngân hàng luôn n tại các ngân hàng khác để thực hiện các nghiệp vụ thanh toán, chuyển tiền cho khách hàng.
c/ Tiền gửi tại các ngân hàng trung ương: Bao gồm tiền gửi dự trữ bắt buộc theo quy định của NHTW và tiền gửi thanh toán đẻ phục vụ các hoạt động thanh toán giữa các ngân hàng thong qua vai trò trung gian thanh toán của NHTW.
Ngoài tiền mặt, ngân hàng còn giữ các chứng khoán ngắn hạn, có tính lỏng cao đẻ có thể chuyển thành tiền mặt nhanh chóngkhi cần như tín phiếu, thương phiếu…
Các bộ phận trên hình thành nên phàn dự trữ của ngân hàng thương mại. Mặc dù dự trữ của ngân hàng thương mại không tạo nên lợi nhuận nhưng nó đảm bảo khả năng thanh toán và các nghĩa vụ tài chính khác cho ngân hàng.Vì thế nó hạn chế rủi ro thanh khoản, nâng cao uy tín cho ngân hàng, tạo nền tảng vững chắc cho khả năng sinh lời của ngân hàng.
Nghiệp vụ cho vay:
Khái niệm: cho vay là nghiệp vụ tạo khả năng sinh lời chính trong hoạt động kinh doanh của các NHTM. Nghiệp vụ này bao gồm các khoản đầu tư sinh lời của ngân hàng thông qua cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn đối với nền kinh tế. Đây có thể nói là nghiệp vụ chính của các ngân hàng thương mại.
Trong thực tế các ngân hàng có rất nhiều hình thức cho vay khác nhau để có thể đáp ứng các nhu cầu vay của nhiều đối tượng trong xã hội như : phân theo thời gian có vay ngắn hạn, vay trung hạn và vay dài hạn. Phân theo đối tượng ta có vay tiêu dùng và vay cho sản xuất, hay các dịch vụ trả góp của ngân hàng cũng là một hình thức cho vay của ngân hàng.
2. Hoạt động cho vay tiêu dùng ở Việt Nam
Do những lợi ích mà cho vay tiêu dùng mang lại, nhiều NHTM Việt Nam hiện nay đã thực hiện hoạt động cho vay tiêu dùng. Các hình thức cho vay tiêu dùng rất phong phú như cho vay mua nhà mới, sửa nhà, cho vay mua ô tô, du học, đồ dùng gia đình và các sản phẩm khác. Các ngân hàng đã triển khai hoạt động cho vay tiêu dùng gồm có các ngân hàng thương mại Nhà nước như Vietcombank, ngân hàng công thương, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, ngân hàng đầu tư Việt Nam. Bên cạnh đó, các ngân hàng cổ phần cũng tham gia rất tích cực vào thị trường mới mẻ này như ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam, ngân hàng Á Châu (ACB), ngân hàng cổ phần quân
đội, ngân hàng Sài Gòn Thương Tín, Ngân hàng Cổ phần nhà Hà Nội…
3. Ngân hàng đồng loạt mở lại các sản phẩm tín dụng tiêu dùng, nhưng cửa cho vay đã thực sự thoáng?Trong thời gian gần đây nhiều ngân hàng thương mại cổ phần đồng loạt thông báo chính thức mở cửa cho vay tiêu dùng, sau khi “nút thắt” lãi suất đã được Ngân hàng Nhà nước gỡ. Những ghi nhận ban đầu cho thấy, có vẻ nghiệp vụ này đã thoáng hơn ở các hạn mức tín dụng và lãi suất vay vốn.Hạn mức 500 triệu đồngTrong năm 2007, năm tín dụng tiêu dùng bùng nổ, thị trường ghi nhận những hạn mức cho vay tín chấp cán bộ điều hành doanh nghiệp lên tới 200 - 300 triệu đồng.Sau gần một năm bị siết chặt từ khó khăn thanh khoản trước đó và cơ chế lãi suất trần về sau, trong sự trở lại trên diện rộng từ giữa tuần này, thị trường ghi nhận kỷ lục về hạn mức cho vay tiêu dùng tín chấp tới 500 triệu đồng.Kỷ lục trên có ở Ngân hàng Liên Việt (LienVietBank). Cụ thể, theo thông báo của ngân hàng này, khách hàng là cán bộ, nhân viên của các tổ chức, doanh nghiệp có thể vay vốn mà không cần tài sản bảo đảm và không cần bảo lãnh trả thay của công ty với hạn mức vay có thể lên đến 500 triệu đồng, thời hạn cho vay tối đa là 36 tháng.Theo ông Nguyễn Đức Hưởng, Tổng giám đốc LienVietBank, “mặc dù tín chấp tiêu dùng chứa đựng nhiều rủi ro (không có tài sản đảm bảo) nhưng nếu quy định rõ ràng, cụ thể với quy trình quản lý chặt chẽ thì đây chính là thị trường đầy tiềm năng để các công ty tài chính và ngân hàng khai thác, đặc biệt là trong hoàn cảnh các chính sách vĩ mô đang hướng tới việc đẩy mạnh phát triển kinh tế như hiện nay”.Ngoài ra, ông Hưởng cho biết thêm, đẩy mạnh tín dụng tiêu dùng tham gia kích cầu là một trong những mục tiêu lớn của LienVietBank trong năm 2009.Đầu tuần này, một ngân hàng cổ phần lớn là Sacombank cũng khẳng định tiếp tục đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng, tham gia kích cầu tiêu dùng bên cạnh việc triển khai chương trình hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh.Cùng thời điểm trên, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nhà Hà Nội (Habubank) cho biết sẽ dành một gói 2.000 tỷ đồng để hỗ trợ cho các khách hàng cá nhân vay vốn tiêu dùng, cải thiện đời sống. Ngân hàng này còn áp dụng cơ chế tặng hợp đồng bảo hiểm “đính kèm” với giá trị tối đa lên tới 800 triệu đồng…Cửa đã thực sự thoáng?Ngày 23/1, Ngân hàng Nhà nước có Thông tư số 01, hướng dẫn về lãi suất thoả thuận của tổ chức tín dụng đối với cho vay các nhu cầu vốn phục vụ đời sống, cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng. Văn bản này chính thức tạo điều kiện để tín dụng tiêu dùng tìm hướng trở lại.Với văn bản trên, các tổ chức tín dụng được thực hiện lãi suất thoả thuận đối với cho vay các nhu cầu vốn phục vụ đời sống, được xác định giới hạn tín dụng liên quan…Ngay sau văn bản trên, tại một ngân hàng thương mại cổ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ngan hang tm.doc
- Thảo luận.ppt