Đề tài Khảo sát làng nghề truyền thống làng gốm Bát Tràng

Thăng Long – Hà Nội là mảnh đất có nền văn hóa lâu đời, nơi đây còn nổi tiếng với những làng thủ công mỹ nghệ bởi bàn tay tài hoa của những bậc nghệ nhân từ cổ chí kim. Các sản phẩm tài hoa của Thăng Long không những nổi tiếng trong nước mà còn bay cao, bay xa trên trường Quốc tế. Một trong những làng nghề nổi tiếng ấy là làng gốm Bát Tràng, làng gốm đã trải qua trên năm thế kỉ với nhiều thành tựu rất đáng tự hào, đó là bệ đỡ vững chắc để Bát Tràng hôm nay ngày càng tiến nhanh hơn cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của Đất Nước. Như chúng ta đã biết làng nghề phản ánh cuộc sống của cư dân nông nghiệp gắn liền với cơ chế sản xuất mùa vụ, mang đặc trưng của chế độ làng xã, trong đó bao gồm cả yếu tố dòng họ.Ở làng nghề, ngoài yếu tố sản xuất còn mang rất đậm yếu tố văn hóa và phần nào còn có những yếu tố tâm linh phù hợp. Bởi làng nghề ngoài phạm vi đơn vị sản xuất và khái niệm khu biệt bởi địa lý, nhân văn, còn có đặc trưng riêng biệt là tính cộng đồng cư trú, cộng đồng lợi ích và cộng cảm rất cao. Làng gốm Bát Tràng cũng mang đầy đủ đặc điểm của làng nghề truyền thống. Làng gốm Bát Tràng chứa đựng trong nó những yếu tố nhân văn và giá trị văn hóa truyền thống quý giá. Ngoài những yếu tố kinh tế cần được nghiên cứu phát triển thì làng gốm Bát Tràng còn là một di sản văn hóa quan trọng cần được bảo tồn và phát huy trong sự nghiệp phát triển văn hóa dân tộc và phát triển đất nước. Đó là kho tàng các kinh nghiệm, kỹ thuật, bí quyết truyền nghề từ việc sử dụng nguyên vật liệu, kỹ thuật chế tác đến chủ đề sáng tạo cho từng sản phẩm của mỗi làng nghề. Bởi vì quá trình lao động tức là quá trình sáng tạo; trong mỗi sản phẩm đơn chiếc ấy là kinh nghiệm, là kỹ thuật, là bí quyết của nghệ nhân, người thợ thủ công, và họ còn thổi vào sản phẩm ấy cả tâm hồn và ý niệm. Ví dụ, từ những tảng đất vô tri vô giác, bằng sức lao động sáng tạo, những người thợ thủ công đã tạo ra hàng vạn sản phẩm tuyệt vời, mà ở đó là tư duy, là kinh nghiệm được đúc rút qua bao thế hệ. Mỗi sản phẩm còn là khúc tuỳ hứng, khát vọng của con người và của cả cộng đồng. Đó chính là phần tồn tại vô hình cần được bảo tồn của làng nghề và sản phẩm của làng nghề - làng gốm Bát Tràng. Mặt khác, trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, việc bảo tồn các giá trị văn hóa, bản sắc văn hóa của mỗi vùng, mỗi địa phương, mỗi dân tộc, mỗi đất nước đang là một vấn đề thời sự, trong đó vấn đề bảo tồn và phát huy làng nghề thủ công truyền thống đang trở thành vấn đề quan tâm của ngành văn hóa mà còn là của toàn xã hội và đặc biệt là cộng đồng cư dân, nơi hiện có các làng nghề truyền thống. Vì vậy, công tác bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật thể của làng nghề truyền thống là không thể thiếu khi tiến hành thành lập các khu tiểu thủ công nghiệp, cũng như trong quá trình công nghiệp hóa nông thôn. Chính vì những lí do trên nên tôi đã chọn đề tài “ Khảo sát làng nghề truyền thống – làng gốm Bát Tràng” làm đề tài nghiên cứu cho bài tiểu luận của mình.

doc46 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 9375 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Khảo sát làng nghề truyền thống làng gốm Bát Tràng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A/ PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thăng Long – Hà Nội là mảnh đất có nền văn hóa lâu đời, nơi đây còn nổi tiếng với những làng thủ công mỹ nghệ bởi bàn tay tài hoa của những bậc nghệ nhân từ cổ chí kim. Các sản phẩm tài hoa của Thăng Long không những nổi tiếng trong nước mà còn bay cao, bay xa trên trường Quốc tế. Một trong những làng nghề nổi tiếng ấy là làng gốm Bát Tràng, làng gốm đã trải qua trên năm thế kỉ với nhiều thành tựu rất đáng tự hào, đó là bệ đỡ vững chắc để Bát Tràng hôm nay ngày càng tiến nhanh hơn cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của Đất Nước. Như chúng ta đã biết làng nghề phản ánh cuộc sống của cư dân nông nghiệp gắn liền với cơ chế sản xuất mùa vụ, mang đặc trưng của chế độ làng xã, trong đó bao gồm cả yếu tố dòng họ.Ở làng nghề, ngoài yếu tố sản xuất còn mang rất đậm yếu tố văn hóa và phần nào còn có những yếu tố tâm linh phù hợp. Bởi làng nghề ngoài phạm vi đơn vị sản xuất và khái niệm khu biệt bởi địa lý, nhân văn, còn có đặc trưng riêng biệt là tính cộng đồng cư trú, cộng đồng lợi ích và cộng cảm rất cao. Làng gốm Bát Tràng cũng mang đầy đủ đặc điểm của làng nghề truyền thống. Làng gốm Bát Tràng chứa đựng trong nó những yếu tố nhân văn và giá trị văn hóa truyền thống quý giá. Ngoài những yếu tố kinh tế cần được nghiên cứu phát triển thì làng gốm Bát Tràng còn là một di sản văn hóa quan trọng cần được bảo tồn và phát huy trong sự nghiệp phát triển văn hóa dân tộc và phát triển đất nước. Đó là kho tàng các kinh nghiệm, kỹ thuật, bí quyết truyền nghề từ việc sử dụng nguyên vật liệu, kỹ thuật chế tác đến chủ đề sáng tạo cho từng sản phẩm của mỗi làng nghề. Bởi vì quá trình lao động tức là quá trình sáng tạo; trong mỗi sản phẩm đơn chiếc ấy là kinh nghiệm, là kỹ thuật, là bí quyết của nghệ nhân, người thợ thủ công, và họ còn thổi vào sản phẩm ấy cả tâm hồn và ý niệm. Ví dụ, từ những tảng đất vô tri vô giác, bằng sức lao động sáng tạo, những người thợ thủ công đã tạo ra hàng vạn sản phẩm tuyệt vời, mà ở đó là tư duy, là kinh nghiệm được đúc rút qua bao thế hệ. Mỗi sản phẩm còn là khúc tuỳ hứng, khát vọng của con người và của cả cộng đồng. Đó chính là phần tồn tại vô hình cần được bảo tồn của làng nghề và sản phẩm của làng nghề - làng gốm Bát Tràng. Mặt khác, trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, việc bảo tồn các giá trị văn hóa, bản sắc văn hóa của mỗi vùng, mỗi địa phương, mỗi dân tộc, mỗi đất nước đang là một vấn đề thời sự, trong đó vấn đề bảo tồn và phát huy làng nghề thủ công truyền thống đang trở thành vấn đề quan tâm của ngành văn hóa mà còn là của toàn xã hội và đặc biệt là cộng đồng cư dân, nơi hiện có các làng nghề truyền thống. Vì vậy, công tác bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật thể của làng nghề truyền thống là không thể thiếu khi tiến hành thành lập các khu tiểu thủ công nghiệp, cũng như trong quá trình công nghiệp hóa nông thôn. Chính vì những lí do trên nên tôi đã chọn đề tài “ Khảo sát làng nghề truyền thống – làng gốm Bát Tràng” làm đề tài nghiên cứu cho bài tiểu luận của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Qua việc khảo sát làng gốm Bát Tràng tôi muốn cung cấp cho bản thân cũng như mọi người vốn kiến thức cơ bản về làng nghề truyền thống – gốm Bát Tràng, về địa lý, lịch sử, quy trình sản xuất đồ gốm, đặc điểm của gốm Bát Tràng. Nhận thấy những giá trị phi vật thể to lớn ấy sẽ giúp nâng cao nhận thức của người dân trong bảo tồn và phát triển giá trị của làng nghề truyền thống. 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Đây là một đề tài hấp dẫn và đầy ý nghĩa nên đã thu hút rất nhiều các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, tạp chí, sách báo nghiên cứu vấn đề này. Các công trình nghiên cứu, tạp chí sách báo liên quan như: Cuốn sách “Gốm Bát Tràng thế kỷ XIV – XIX ”, Sách do Trung tâm Hợp tác Nghiên cứu Việt Nam (nay là Viện Việt Nam học và khoa học phát triển) phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Hà Nội, biên soạn và xuất bản, tác giả: GS. Phan Huy Lê, Nguyễn Đình Chiến và Nguyễn Quang Ngọc, nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội. Sau Lời mở đầu, sách có 2 phần giới thiệu về trung tâm sản xuất gốm Bát Tràng của Bắc Việt Nam từ thế thế kỷ XIV - XIX. Phần 1: gồm 3 bài viết của 3 tác giả: Lịch sử hình thành và phát triển làng gốm Bát Tràng Quy trình sản xuất đồ gốm Bát Tràng Đặc điểm đồ gốm men Bát Tràng Phần 2: Sách có 83 trang ảnh màu và đen trắng, lựa chọn những loại hình, hoa văn và minh văn tiêu biểu của đồ gốm Bát Tràng, 28 trang bản vẽ hoa văn và 4 trang ảnh chụp bản dập hoa văn trên giấy dó. Nguồn gốc sưu tập chủ yếu là các bảo tàng, trong đó nhiều nhất là Bảo tàng Lịch sử Việt Nam. Ngoài ra, sách còn có bảng Chữ viết tắt, Bản đồ xã Bát Tràng và phụ lục bài viết Bát Tràng và buôn bán gốm ở quần đảo Đông Nam Á của Kerry Nguyen Long. Cuốn sách “Khám phá các làng nghề ở Việt Nam” giới thiệu hơn 40 làng nghề của Hà Nội và khu vực Hà Tây (cũ) do các tác giả Sylvie Fanchette và Nicholas Stedman thực hiện từ năm 2003, một cuốn cẩm nang mới vô cùng dày dặn và đầy đủ thông tin về các làng nghề, vừa ra mắt bạn đọc với ba ấn bản bằng tiếng Việt, Anh, Pháp. Một trong nhóm tác giả này, Nicholas Stedman, nhà nghiên cứu, giáo viên tiếng Anh, người có tới 10 năm gắn bó với Việt Nam, đã có cuộc trao đổi chung quanh cuốn sách. Theo bài “Gốm cổ Việt Nam” - tập san Nghiên cứu Huế tập Bốn năm 2002, trang 274 Kỷ yếu Hội thảo khoa học kỷ niệm 995 năm Thăng Long – Hà Nội, Nxb Hà Nội, 2005, tr295-tr299 Và còn rất nhiều công trình nghiên cứu, tạp chí viết về đề tài này. Một số trang web lien quan như: www.thanglonghanoi.gov.vn www.langngheviet.net www.battrang.village.vn www.agro.gov.vn www.battrang.info www.skydoor.net 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Khảo sát làng nghề truyền thống ở Việt Nam 4.2. Phạm vi nghiên cứu Vì thời gian không cho phép và do kiến thức còn hạn hẹp nên trong đề tài “Khảo sát làng nghề truyền thống” tôi chỉ nghiên cứu trong phạm vi khảo sát “Làng nghề truyền thống – làng gốm Bát Tràng”. 5. Ý nghĩa, tính thực tiễn của đề tài Đây là kết quả của quá trình học tập môn phương pháp nghiên cứu khoa học và phương pháp nghiên cứu khoa học trong văn hóa học, là bước tập sự cho viết tiến hành các công trình nghiên cứu sau này. Đóng góp vào nguồn tư liệu về các làng nghề truyền thống Việt Nam nói chung, làng nghề - gốm Bát Tràng nói riêng. Ngoaì việc đóng góp vào nguồn tư liệu về các làng nghề truyền thống Việt Nam nói chung, làng nghề - gốm Bát Tràng nói riêng đề tài còn muốn góp một phần nhỏ bé vào việc tôn vinh làng nghề truyền thống Việt Nam. Qua đó muốn mọi người đặc biệt là giới trẻ, thế hệ con cháu biết được cái cổ truyền của cha ông ta, thấy được tài năng nghệ thuật, óc sáng tạo ấy sẽ nâng cao ý thức gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa phi vật thể này. 6. Bố cục đề tài Đề tài gồm 3 phần: A/ Phần mở đầu B/ Phần nội dung 1Vị trí làng gốm Bát Tràng 2.Lịch sử làng gốm Bát Tràng 3. Quy trình sản xuất gốm Bát Tràng 4. Đặc điểm gốm Bát Tràng 5. Giá trị của gốm Bát Tràng C/ Phần kết luận B/ PHẦN NỘI DUNG 1. Vị trí làng gốm Bát Tràng Xã Bát Tràng là tên gọi cũ của làng Bát Tràng thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội từ trước năm 1945. Trước đây hơn 700 năm, người dân thôn Bát Tràng di cư từ làng Bồ Bát (xã Bồ Xuyên và trang Bạch Bát thuộc tổng Bạch Bát, huyện Yên Mô, phủ Trường Yên, trấn Thanh Hóa ngoại, nay là hai thôn của xã Yên Thành, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình), theo vua Lý Công Uẩn rời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, đến vùng đất bồi trên bờ sông Hồng, lập phường làm nghề gốm (gạch xây dựng); lúc đầu thôn Bát Tràng được gọi là Bạch Thổ Phường, Xã Bát Tràng (tức làng Bát Tràng ngày nay) thuộc tổng Đông Dư, huyện Gia Lâm, phủ Thuận An, tỉnh Bắc Ninh) sinh sống chủ yếu bằng nghề làm gốm sứ và buôn bán và làm quan. Thời nhà Hậu Lê, xã Bát Tràng thuộc huyện Gia Lâm, phủ Thuận An, trấn Kinh Bắc. Sang thời nhà Nguyễn, năm 1822 trấn Kinh Bắc đổi làm trấn Bắc Ninh, năm 1831 đổi làm tỉnh Bắc Ninh, lúc này xã Bát Tràng thuộc tổng Đông Dư, huyện Gia Lâm, phủ Thuận An. Đến năm 1862 chia về phủ Thuận Thành và năm 1912 chia về phủ Từ Sơn. Từ tháng 2 đến tháng 11 năm 1949, huyện Gia Lâm thuộc về tỉnh Hưng Yên. Từ năm 1961 đến nay, huyện Gia Lâm thuộc ngoại thành Hà Nội. Năm 1948, xã Bát Tràng nhập với xã Giang Cao và xã Kim Lan lập thành xã Quang Minh. Từ năm 1964, xã Bát Tràng được thành lập gồm 2 thôn Bát Tràng và Giang Cao như hiện nay. Năm 1958, nhà nước thực hiện đào sông Bắc Hưng Hải - Đại thuỷ nông Bắc Hưng Hải làm thuỷ lợi tưới tiêu cho một vùng đồng ruộng rộng lớn của 3 tỉnh: Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, tạo ra thêm một con đường mới đi vào xã Bát Tràng, vì vậy từ Hà Nội, có thể theo đường thuỷ từ bến Chương Dương hoặc bến Phà Đen, xuôi sông Hồng đến bến Bát Tràng, cũng có thể theo đường bộ qua cầu Chương Dương (hay cầu Long Biên) rồi theo đê sông Hồng đến dốc Giang Cao rẽ xuống Bát Tràng (khoảng 15 km) hoặc theo quốc lộ số 5 đến Trâu Quỳ rẽ về phía tay phải theo đường liên huyện qua xã Đa Tốn đến Bát Tràng (khoảng hơn 20 km). Hoặc từ trung tâm thành phố Hà Nội, nếu theo đường thủy có thể xuất phát từ bến Chương Dương dọc theo sông Hồng đến bến Đình Bát Tràng (cảng du lịch Bát Tràng) hoặc theo đường bộ, qua cầu Chương Dương hoặc cầu Long Biên dọc theo tuyến đê Long Biên-Xuân Quan (đê Tả Hồng) tới Cống Xuân Quan (công trình Đại thủy nông Bắc Hưng Hải) rồi rẽ tay phải đi khoảng 1 km sẽ tới Trung tâm làng cổ Bát Tràng. Hoặc từ quốc lộ 5 rẽ vào Trâu Quỳ qua xã Đa Tốn lên đê rẽ tay trái tới 1 km tới cống Xuân Quan rồi rẽ tay phải (cách trường Đại học Nông nghiệp I - Trâu Quỳ chỉ khoảng 7 km). Ngày nay việc đến Bát Tràng rất thuận lợi vì từ năm 2006, công ty vận tải Hà Nội đã mở tuyến xe buýt 47 về đến Chợ Gốm Làng cổ Bát Tràng là điểm cuối bến. Ở huyện An Lão, thành phố Hải Phòng có một xã tên gọi Bát Trang gần giống với Bát Tràng. 2. Lịch sử làng gốm Bát Tràng Gốm Bát Tràng là một dòng gốm Việt Nam có lịch sử gắn liền với việc hình thành làng gốm cổ Bát Tràng từ thế kỷ XIV – XV. Thời gian trôi qua đã chứng kiến nhiều giai đoạn phát triển của dòng gốm này. Trong quá trình giao lưu thông thương, gốm Bát Tràng mặc dù có chịu ảnh hưởng của một số đặc điểm gốm sứ Trung Quốc nhưng với chất đất và sự tài hoa của người Việt, gốm Bát Tràng vẫn tạo ra phong cách riêng độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc. Theo sử biên niên có thể xem thế kỷ 14-15 là thời gian hình thành làng gốm Bát Tràng. chép "Nhâm Thìn, Thiệu Phong năm thú 12 (1352) mùa thu, tháng 7, nước lớn tràn ngập, vỡ đê xã Bát, Khối, lúa má chìm ngập. Khoái Châu, Hồng Châu và Thuận An bị hại nhất". Xã Bát là xã Bát Tràng, xã Khối là xã Thổ Khối, hai xã ven đê bên tả ngạn sông Nhị, tức sông Hồng ngày nay. Cũng theo Đại Việt sử ký toàn thư thì năm 1376, trong một cuộc Nam chinh, đoàn chiến thuyền của vua Trần Duệ Tông xuất phát từ Thăng Long xuôi theo sông Nhị (sông Hồng) đi qua "bến sông xã Bát" tức bến sông Hồng thuộc xã Bát Tràng. Dư địa chí của Nguyễn Trãi chép "Làng Bát Tràng làm đồ bát chén" và còn có đoạn "Bát Tràng thuộc huyện Gia Lâm, Huê Câu thuộc huyện Văn Giang. Hai làng ấy cung ứng đồ cống cho Trung Quốc là 70 bộ bát đĩa, 200 tấm vải thâm"... Nhưng theo những câu chuyện thu thập được ở Bát Tràng thì làng gốm này có thể ra đời sớm hơn. Tại Bát Tràng đến nay vẫn lưu truyền những huyền thoại về nguồn gốc của nghề gốm như sau: Vào thời nhà Lý, có ba vị Thái học sinh là Hứa Vinh Kiều (hay Cảo), Đào Trí Tiến và Lưu Phương Tú (hay Lưu Vĩnh Phong) được cử đi sứ Bắc Tống. Sau khi hoàn tất sứ mệnh, trên đường trở về nước qua Thiều Châu (Quảng Đông) (hiện nay tại Triều Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc) gặp bão, phải nghỉ lại. Ở đây có lò gốm nổi tiếng, ba ông đến thăm và học được một số kỹ thuật đem về truyền bá cho dân chúng quê hương. Hứa Vĩnh Kiều truyền cho Bát Tràng nước men rạn trắng. Đào Trí Tiến truyền cho Thổ Hà (huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) nước men sắc màu vàng đỏ. Lưu Phương Tú truyền cho Phù Lãng (huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh) nước men màu đỏ màu vàng thẫm. Câu chuyện trên cũng được lưu truyền ở Thổ Hà và Phù Lãng với ít nhiều sai biệt về tình tiết. Nếu đúng vậy, nghề gốm Bát Tràng đã có từ thời nhà Lý, ngang với thời Bắc Tống nghĩa là trước năm 1127. Theo ký ức và tục lệ dân gian thì trong số các dòng họ ở Bát Tràng, có dòng họ Nguyễn Ninh Tràng. Có ý kiến cho rằng Nguyễn Ninh Tràng là họ Nguyễn ở trường Vĩnh Ninh, một lò gốm ở Thanh Hoá, nhưng chưa có tư liệu xác nhận. Gia phả một số dòng họ ở Bát Tràng như họ Lê, Vương, Phạm, Nguyễn... ghi nhận rằng tổ tiên xưa từ Bồ Bát di cư ra đây (Bồ Bát là Bồ Xuyên và Bạch Bát). Vào thời Hậu Lê khoảng cuối thế kỉ thứ 14 - đầu thế kỉ 15 và đầu thời Nguyễn, xã Bồ Xuyên và trang Bạch Bát thuộc tổng Bạch Bát, huyện Yên Mô, phủ Trường Yên, trấn Thanh Hoá Ngoại. Ngày nay, Bồ Xuyên và Bạch Bát là hai thôn của xã Yên Thành, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình, vùng này có loại đất sét trắng rất thích hợp với nghề làm gốm. Theo truyền thuyết và gia phả một số họ như họ Vũ ở Bồ Xuyên, ngày xưa cư dân Bồ Bát chuyên làm nghề gốm từ lâu đời. Điều này được xác nhận qua dấu tích của những lớp đất nung và mảnh gốm ken dày đặc tìm thấy nhiều nơi ở vùng này. Năm 1010, vua Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long, Thăng Long trở thành trung tâm chính trị của nước Đại Việt. Do nhu cầu phát triển của kinh thành, nhiều thương nhân, thợ thủ công từ các nơi tìm về Thăng Long hành nghề và lập nghiệp. Sự ra đời và phát triển của Thăng Long đã tác động mạnh đến hoạt động kinh tế của các làng xung quanh, trong đó có làng Bát Tràng. Đặc biệt vùng này lại có nhiều đất sét trắng, một nguồn nguyên liệu tốt để sản xuất đồ gốm. Một số thợ gốm Bồ Bát đã di cư ra đây cùng họ Nguyễn Ninh Tràng lập lò gốm, gọi là Bạch Thổ phường (phường Đất Trắng). Những đợt di cư tiếp theo đã biến Bát Tràng từ một làng gốm bình thường đã trở thành một trung tâm gốm nổi tiếng được triều đình chọn cung cấp đồ cống phẩm cho nhà Minh. Đến nay, chưa tìm thấy tư liệu lịch sử nào xác nhận tiểu sử của ba nhân vật trên cũng như khẳng định sự hình thành của làng. Những công trình khai quật khảo cổ học trong tương lai có thể cho thấy rõ hơn bề dày lịch sử và những di tích của làng gốm Bát Tràng. Chỉ có điều chắc chắn là gốm Bát Tràng xuất hiện từ rất sớm, vào giai đoạn cuối của Văn hoá Hoà Bình đầu Văn hoá Bắc Sơn. Trong quá trình phát triển nghề gốm, đương nhiện có nhiều quan hệ giao lưu với gốm sứ Trung Quốc và có tiếp nhận một số ảnh hưởng của gốm sứ Trung Quốc. 2.1. Thế kỉ 15–16 Một chiếc đỉnh bằng gốm tráng men trang trí đắp nổi rồng và nghê do thợ làng Bát Tràng chế tạo vào năm 1736, thời Cảnh Hưng. Chính sách của nhà Mạc đối với công thương nghiệp trong thời gian này là cởi mở, không chủ trương "ức thương" như trước nên kinh tế hàng hoá có điều kiện phát triển thuận lợi hơn; nhờ đó, sản phẩm gốm Bát Tràng được lưu thông rộng rãi. Gốm Bát Tràng thời Mạc có nhiều sản phẩm có minh văn ghi rõ năm chế tạo, tên người đặt hàng và người sản xuất. Qua những minh văn này cho thấy người đặt hàng bao gồm cả một số quan chức cao cấp và quý tộc nhà Mạc như công chúa Phúc Tràng, phò mã Ngạn quận công, Đà quốc công Mạc Ngọc Liễn, Mĩ quốc công phu nhân... Người đặt hàng trải ra trên một không gian rộng lớn bao gồm nhiều phủ huyện vùng đồng bằng Bắc Bộ và bắc Trung Bộ 2.2. Thế kỉ 16–17 Sau những phát kiến địa lí cuối thế kỉ 15, nhiều nước phát triển của Tây Âu tràn sang phương Đông. Các nước Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp... thành lập công ty, xây dựng căn cứ ở phương Đông để buôn bán. Hoạt động mậu dịch hàng hải khu vực Đông Nam Á vốn có lịch sử lâu đời càng trở nên sôi động, lôi cuốn các nước trong khu vực vào hệ thống buôn bán châu Á và với thị trường thế giới đang hình thành. Sau khi thành lập, nhà Minh (Trung Quốc) chủ trương cấm tư nhân buôn bán với nước ngoài làm cho việc xuất khẩu gốm sứ nổi tiếng của Trung Quốc bị hạn chế đã tạo điều kiện cho đồ gốm Bát Tràng mở rộng thị trường ở vùng Đông Nam Á. Khi nhà Minh (Trung Quốc) bãi bỏ chính sách bế quan toả cảng (1567) nhưng vẫn cấm xuất khẩu một số nguyên liệu và mặt hàng quan trọng sang Nhật Bản, đã tạo cho quan hệ buôn bán giữa Việt Nam và Nhật Bản đặc biệt phát triển, qua đó nhiều đồ gốm Bát Tràng được nhập cảng vào Nhật Bản. Năm 1644 nhà Thanh (Trung Quốc) tái lập lại chính sách cấm vượt biển buôn bán với nước ngoài, cho đến năm 1684 sau khi giải phóng Đài Loan. Trong thời gian đó, một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, trong đó có đồ gốm Bát Tràng không bị hàng Trung Quốc cạnh tranh nên lại có điều kiện phát triển mạnh. Thế kỉ 15–17 là giai đoạn phát triển mạnh mẽ của ngành sản xuất gốm xuất khẩu Việt Nam, trong đó ở phía bắc có hai trung tâm quan trọng và nổi tiếng là Bát Tràng và Chu Đậu-Mỹ Xá (các xã Minh Tân, Thái Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương). Lúc bấy giờ, Thăng Long (Hà Nội) và Phố Hiến (nay thuộc tỉnh Hưng Yên) là hai đô thị lớn nhất và cũng là hại trung tâm mậu dịch đối ngoại thịnh đạt nhất của Đàng Ngoài. Bát Tràng có may mắn và thuận lợi lớn là nằm bên bờ sông Nhị (sông Hồng) ở khoảng giữa Thăng Long và Phố Hiến, trên đường thuỷ nối liền hai đô thị này và là cửa ngõ thông thương với thế giới bên ngoài. Qua thuyền buôn Trung Quốc, Nhật Bản, các nước Đông Nam Á và các nước phương Tây, đồ gốm Việt Nam được bán sang Nhật Bản và nhiều nước Đông Nam Á, Nam Á. Các công ty phương Tây, nhất là Công ty Đông Ấn của Hà Lan, trong phương thức buôn bán "từ Ấn Độ (phương Đông) sang Ấn Độ", đã mua nhiều đồ gốm Việt Nam bán sang thị trường Đông Nam Á và Nhật Bản. 2.3. Cuối thế kỉ 17 đến đầu thế kỉ 18 Việc xuất khẩu và buôn bán đồ gốm Việt Nam ở Đông Nam Á bị giảm sút nhanh chóng vì sau khi Đài Loan được giải phóng (1684) và triều Thanh bãi bỏ chính sách cấm vượt biển buôn bán với nước ngoài. Từ đó, gốm sứ chất lượng cao của Trung Quốc tràn xuống thị trường Đông Nam Á và đồ gốm Việt Nam không đủ sức cạnh tranh. Nhật Bản, sau một thời gian đóng cửa để bảo vệ các nguyên liệu quý như bạc, đồng, đã đẩy mạnh được sự phát triển các ngành kinh tế trong nước như tơ lụa, đường, gốm sứ... mà trước đây phải mua sản phẩm của nước ngoài. 2.4. Thế kỉ 18–19 Tượng nghê bằng gốm do thợ gốm làng Bát Tràng làm thời Cảnh Hưng. Một số nước phương Tây đi vào cuộc cách mạng công nghiệp với những hàng hoá mới cần thị trường tiêu thụ rộng lớn. Tình hình kinh tế đó cùng với chính sách hạn chế ngoại thương của các chính quyền Trịnh, Nguyễn trong thế kỉ 18 và của nhà Nguyễn trong thế kỉ 19 đã làm cho quan hệ mậu dịch đối ngoại của Việt Nam sa sút và việc xuất khẩu đồ gốm cũng bị suy giảm. Đó là lí do khiến một số làng nghề gốm bị gián đoạn sản xuất (như làng gốm Chu Đậu-Mỹ Xá). Gốm Bát Tràng tuy có bị ảnh hưởng, nhưng vẫn giữ được sức sống bền bỉ nhờ có một thị trường tiêu thụ rộng rãi trong nước với những đồ gia dụng, đồ thờ, đồ trang trí và gạch xây rất cần thiết cho mọi tầng lớp xã hội từ quý tộc đến dân thường. Trong giai đoạn này, gốm Bát Tràng xuất khẩu giảm sút, nhưng làng gốm Bát Tràng vẫn là một trung tâm sản xuất gốm truyền thống có tiếng trong nước 2.5. Thế kỉ 19 đến nay Trong thời Pháp thuộc, các lò gốm Bát Tràng tuy bị một số xí nghiệp gốm sứ và hàng ngoại nhập cạnh tranh nhưng vẫn duy trì được hoạt động bình thường. Sau Chiến tranh Đông Dương (1945–1954), năm 1957, 10 cá nhân là địa chủ, con địa chủ của thôn Giang Cao(sau cải cách ruộng đất năm 1955) góp vốn thành lập công ty gốm Trường Thịnh, để sản xuất gốm sứ dân dụng phục vụ xã hội, đây là nền tảng khởi đầu cho Xí nghiệp sứ Bát Tràng. Năm 1958 nhà nước làm công tư hợp doanh, chuyển đổi công ty gốm Trường Thịnh thành Xí nghiệp sứ Bát Tràng, thuê công nhân thôn Bát Tràng vào làm việc. Với cơ sở vật chất đầy đủ, nhân công Bát Tràng được thử nghiệm, thực hành, sáng tạo trên cơ sở sự chịu khó, cần cù đã tạo nên được một thế hệ có tay nghề gốm vững chãi. Cùng lúc đó một số hợp tác xã như Hợp Thành (1962), đóng ở phần đất gần với xã Đa Tốn, Hưng Hà (1977), Hợp Lực (1978), Thống Nhất (1982), Ánh Hồng (1984) và Liên hiệp ngành gốm sứ (1984)Xí nghiệp X51, X54 (1988)... Các cơ sở sản xuất trên cung cấp hàng tiêu dùng trong nước, một số hàng mĩ nghệ và một số hàng