Ngày nay, mọi người đều công nhận rằng TN được sáng tạo ra nhằm mục đích tổng
kết và phổ biến những kinh nghiệm đời sống, kinh nghiệm lịch sử - xã hội của nhân dân lao
động. Những kinh nghiệm như thế ngày càng được bổ sung, bồi đắp, thêm đa dạng, phong
phú theo thời gian, không gian. Và đến bây giờ, có thể nói chúng ta đã có cả một kho tàng
TN - kho tàng kinh nghiệm. Đây là tài sản vô giá, tinh hoa của dân tộc từ ngàn đời truyền lại
và luôn được bồi đắp. Do đó việc bảo tồn và phát huy vốn TN là trách nhiệm của các cơ
quan chuyên ngành, của các nhà nghiên cứu, của mọi người.
Vấn đề tìm hiểu, nghiên cứu TN (cho đến nay), mặc dù đã đạt được những thành tựu
đáng kể, có giá trị, nhưng thực tế đòi hỏi phải tìm hiểu, nghiên cứu thêm, chuyên sâu vì còn
nhiều vấn đề chưa được nhìn nhận một cách thỏa đáng, còn nhiều ý kiến tranh luận, thậm
chí có vấn đề còn bỏ ngỏ. Chẳng hạn, vấn đề truy nguyên nguồn gốc, xuất xứ; về tính dị
bản; về ranh giới với thành ngữ, ca dao; đặc biệt là tính nhiều nghĩa và ngữ cảnh hành ngôn
phong phú, đa dạng của TN.
159 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 4632 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Khảo sát một số câu tục ngữ có nhiều cách hiểu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THANH ĐẢM
KHẢO SÁT MỘT SỐ CÂU TỤC NGỮ
CÓ NHIỀU CÁCH HIỂU
Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM
Mã số: 60 22 34
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN THỊ NGỌC ĐIỆP
Thành phố Hồ Chí Minh - 2007
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, mọi người đều công nhận rằng TN được sáng tạo ra nhằm mục đích tổng
kết và phổ biến những kinh nghiệm đời sống, kinh nghiệm lịch sử - xã hội của nhân dân lao
động. Những kinh nghiệm như thế ngày càng được bổ sung, bồi đắp, thêm đa dạng, phong
phú theo thời gian, không gian. Và đến bây giờ, có thể nói chúng ta đã có cả một kho tàng
TN - kho tàng kinh nghiệm. Đây là tài sản vô giá, tinh hoa của dân tộc từ ngàn đời truyền lại
và luôn được bồi đắp. Do đó việc bảo tồn và phát huy vốn TN là trách nhiệm của các cơ
quan chuyên ngành, của các nhà nghiên cứu, của mọi người.
Vấn đề tìm hiểu, nghiên cứu TN (cho đến nay), mặc dù đã đạt được những thành tựu
đáng kể, có giá trị, nhưng thực tế đòi hỏi phải tìm hiểu, nghiên cứu thêm, chuyên sâu vì còn
nhiều vấn đề chưa được nhìn nhận một cách thỏa đáng, còn nhiều ý kiến tranh luận, thậm
chí có vấn đề còn bỏ ngỏ. Chẳng hạn, vấn đề truy nguyên nguồn gốc, xuất xứ; về tính dị
bản; về ranh giới với thành ngữ, ca dao; đặc biệt là tính nhiều nghĩa và ngữ cảnh hành ngôn
phong phú, đa dạng của TN.
Vấn đề tính nhiều nghĩa của một câu TN cần được tiếp tục bàn bạc, xem xét do đặc
trưng của TN, có nhiều ý kiến tranh luận, không thống nhất trên các tạp chí chuyên ngành.
Hơn nữa, tính nhiều nghĩa của TN cũng là vấn đề quan tâm, thích thú đối với người viết
luận văn.
2. Mục đích nghiên cứu
Thực hiện đề tài, chúng tôi nhằm một số mục đích sau:
- Giúp mọi người thêm yêu quý di sản, tinh hoa của cha ông, dân tộc, trong đó có
TN. Mọi người phải luôn có ý thức gìn giữ và quý trọng vốn TN của dân tộc vì nó là kho
kinh nghiệm quý báu của cha ông đúc kết lại trên tất cả các lĩnh vực cuộc sống, vì nó thể
hiện lối sống của thời đại, lối nghĩ của nhân dân, lối nói của dân tộc.
- Bồi dưỡng, nâng cao kiến thức về văn học dân gian nói chung, TN nói riêng để từ
đó khám phá kiến thức về xã hội, về văn học nghệ thuật... Bởi lẽ, văn học dân gian được
xem là bộ gen, là cơ sở, là cội nguồn của văn học dân tộc.
- Biết nhận xét và vận dụng TN trong cuộc sống hàng ngày, trong công tác một cách
tốt hơn, đạt hiệu quả hơn. Bởi vì sức sống của TN ngày càng được khẳng định, nó vừa giản
dị vừa sâu sắc một cách thú vị. Bởi vì TN là “những nhận xét, phán đoán, kết luận mà tính
chân thực đã được xác nhận từ trước”, được người nói dùng làm căn cứ để “trợ lực”, để
“dựa vào nhằm để chứng minh cho tính chân thực của một nhận xét, phán đoán, kết luận
nào đó của mình” [8, tr. 122].
- Đây là dịp, cơ hội trao đổi, bàn bạc để tìm ra, để nhận dạng nghĩa của TN. Nếu câu
TN có một nghĩa duy nhất, ý nghĩa đích thực thì chọn một nghĩa và loại những nghĩa không
phù hợp. Còn nếu câu TN đích thực có nhiều nghĩa thì phải chấp nhận nó và xem đây là tính
sinh động của TN về mặt ý nghĩa.
- Thấy được con đường nhận thức và lí giải nghĩa của TN nói chung trong đó có một
số câu TN có nhiều cách hiểu là rất khó khăn, phức tạp, đòi hỏi phải vận dụng kiến thức liên
ngành để giải mã.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Một số câu TN của người Việt (Kinh) trong các cuốn từ điển, các sách chuyên
ngành mà qua đối chiếu, so sánh chúng tôi thấy có sự giải thích nghĩa khác nhau. Cụ thể:
+ Từ điển thành ngữ - tục ngữ Việt Nam của Vũ Dung, Vũ Thúy Anh, Vũ Quang
Hào, Nxb. Giáo Dục - Hà Nội, 1993.
+ Về cội về nguồn của Lê Gia, Nxb. Văn nghệ, Thành phố Hồ Chí Minh, 1995,
bốn quyển.
+ Từ điển thành ngữ, tục ngữ - ca dao Việt Nam của Việt Chương, Nxb.
Đồng Nai, 1995.
+ Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam của Nguyễn Lân, Nxb. Khoa học xã
hội, 1997.
+ Kể chuyện thành ngữ, tục ngữ do Hoàng Văn Hành chủ biên, Nxb. Khoa học
xã hội, Hà Nội, 2002.
- Những câu TN có nhiều cách hiểu khác nhau vì nhiều nguyên nhân khác nhau qua
các bài viết trao đổi, tranh luận trên các tạp chí chuyên ngành và các tạp chí có liên quan.
Cụ thể:
+ Tạp chí Văn hoá dân gian.
+ Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống.
+ Tạp chí Ngôn ngữ.
+ Tạp chí Nguồn sáng dân gian.
- Do những câu TN có nhiều cách hiểu khác nhau có số lượng tương đối nhiều nên
chúng tôi chỉ chọn một số câu có thể nói là tiêu biểu, có vấn đề tranh luận... để tìm hiểu.
Phần còn lại, chúng tôi chỉ liệt kê ra để bạn đọc tham khảo (có kèm theo các cách hiểu) và
đặt ở phần phụ lục.
- Đi vào khảo sát, chúng tôi tìm hiểu, lí giải những nguyên nhân dẫn đến một câu TN
có nhiều cách hiểu ở hai cấp độ: nhiều cách hiểu về nghĩa của cả câu TN (chủ yếu) và nhiều
cách hiểu về một vài từ ngữ, hình ảnh trong câu nhưng nghĩa vẫn thống nhất. Cụ thể: xét
câu TN trên văn bản và trong ngữ cảnh cụ thể. Từ những nguyên nhân này, chúng tôi đưa ra
một số đề xuất, giải pháp để phần nào giải quyết vấn đề khảo sát.
4. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Từ trước đến nay, việc tìm hiểu, nghiên cứu TN đã được nhiều người quan tâm. Họ
có những bài viết công phu, ở nhiều khía cạnh, có giá trị trong việc góp phần tìm hiểu TN.
Ở cấp độ ngữ nghĩa của TN có liên quan đến vấn đề người viết đang nghiên cứu, tìm hiểu,
có các loại sách, bài viết sau:
- Về giải thích ý nghĩa các câu TN, có công trình “Về cội về nguồn” của Lê Gia (4
quyển) [1]. Tác giả đã giải thích một số lượng lớn TN, đặc biệt là đã liệt kê các cách hiểu
khác đối với câu TN ở một số sách và có ý kiến đồng tình hay bác bỏ với nhiều lí lẽ, dẫn
chứng.
Có thể nói, công trình này đã giúp cho việc hiểu nghĩa câu TN cả chiều rộng lẫn
chiều sâu, tức người đọc có cái nhìn tương đối bao quát, toàn diện về các cách hiểu và gốc
tích, xuất xứ câu TN.
- Bài viết đề cập và khai thác yếu tố nội dung của TN có:
1.“Tiểu luận về tục ngữ Việt Nam” của Chu Xuân Diên trong sách Tục ngữ Việt Nam
[7]. Ở tiểu luận này, qua phân tích nội dung ngữ nghĩa của TN, tác giả đi đến kết luận TN có
tính nhiều nghĩa. Từ lúc ra đời, được lưu truyền và sử dụng thì TN có sự mở rộng nghĩa.
Tức là mở rộng nội dung kinh nghiệm được đúc kết trong TN: từ nội dung nói về kinh
nghiệm lao động sang nội dung nói về kinh nghiệm xã hội. Cũng theo tác giả, TN bắt đầu từ
những quan sát trực tiếp, cụ thể đối với sự vật và hiện tượng, sau đó chúng được khái quát,
được trừu tượng. Đây chính là tầng nghĩa bóng của TN.
2.“Về tính nhiều nghĩa của tục ngữ” trong sách Văn học dân gian Việt Nam, tập II
của Hoàng Tiến Tựu [91]. Theo tác giả thì loại TN phản ánh những hiện tượng và quy luật
vận động trong tự nhiên mang tính khái quát cao, phần lớn đều có thể được dùng theo nghĩa
bóng để nói về những hiện tượng và quy luật xã hội. Và tính chất ngụ ý không nằm trong ý
đồ sáng tác ban đầu của tác giả dân gian mà nảy sinh trong ý thức của người sử dụng TN.
Nhưng hiện tượng này chỉ xảy ra đối với những câu TN có khả năng mở rộng nghĩa – tức
mang tính chất ẩn dụ, tượng trưng, chứa đựng nghĩa bóng.
3. “Những đặc điểm thi pháp của tục ngữ” trong sách Những đặc điểm thi pháp của
các thể loại văn học dân gian của Đỗ Bình Trị [85]. Theo tác giả, TN nảy sinh từ nhu cầu
khái quát những kinh nghiệm rút ra từ sự quan sát và suy ngẫm về những sự việc, sự kiện
thực tế được lặp đi lặp lại nhiều lần. Và sau đó những kinh nghiệm ấy lại được sử dụng
trong các hoạt động thực tế. Con đường từ TN đến thực tế, tác giả chú ý đến tính đa nghĩa
và trường nghĩa của TN. Tính đa nghĩa đưa đến chức năng ẩn dụ của TN. Còn trường nghĩa
tạo nên sự mở rộng nghĩa trong ứng dụng của TN.
4. “Tục ngữ” (trích bài giảng cho sinh viên khoa văn các trường đại học) trong tập
sách nhiều tác giả Văn hóa dân gian: Những công trình nghiên cứu của Bùi Mạnh Nhị [58].
Ở bài giảng này, tác giả có đề cập đến nội dung ngữ nghĩa của TN. Đó là quá trình tạo nghĩa
và mở rộng nghĩa. Theo tác giả, TN được sáng tạo từ những quan sát cụ thể, hình ảnh, sau
đó được nâng lên thành khái quát và vận vào các hiện tượng đời sống. Và cứ mỗi lần TN
được sử dụng ở những văn cảnh khác nhau thì nội dung, ý nghĩa của nó lại giàu thêm.
- Đặc biệt là những bài phân tích, giải thích, bình luận về một vấn đề thuộc phạm vi
nghiên cứu TN hay một câu TN cụ thể trên các sách báo như:
+ “Nên hiểu câu Rau muống tháng chín nàng dâu nhịn cho mẹ chồng ăn như thế
nào? ” (Phan Văn Hoàn, Vhdg, số 4, 1987).
+ “Nhàn bàn về cách hiểu một số câu tục ngữ, thành ngữ” (Thái Phương, Ngôn
ngữ và đời sống, số 7, 1997).
+ “Bàn thêm về tục ngữ Ăn hết đánh đòn, ăn còn mất vợ” (Trần Thị Đan
Phượng, Ngôn ngữ và đời sống, số 5, 1999).
+ “Về nghĩa của tục ngữ” (Nguyễn Xuân Đức, Vhdg, số 4, 2000).
+ “Thêm một cách hiểu về một câu tục ngữ” (Nguyễn Thị Nhung, Ngôn ngữ, số
6, 2001).
+ “Chuyện về sự đa nghĩa trong thành ngữ, tục ngữ” (Nguyễn Thị Hồng Thu,
Ngôn ngữ và đời sống, số 8, 2001).
+ “Những câu tục ngữ làm đau đầu các nhà soạn sách” (Nguyễn Xuân Kính,
Nguồn sáng dân gian, số 1, 2001).
+ “Một số câu tục ngữ người Việt về ăn uống có nhiều cách hiểu”
(Phan Lan Hương, Văn hóa dân gian, số 5, 2002).
+ “ Đa nghĩa- vẫn là chuyện chữ nghĩa ” (Lê Xuân Mậu, Ngôn ngữ, số 6, 2004).
Nhìn chung, các bài viết này xuất phát từ nhiều động cơ khác nhau nhưng mục đích
chính là để rộng đường dư luận và giúp người đọc hiểu tương đối cặn kẽ về từng câu TN để
có thể vận dụng đúng trong các trường hợp cần thiết. Nhưng cũng qua các bài viết này,
chúng tôi thấy nổi lên mấy vấn đề chưa được giải quyết thoả đáng, thậm chí gây nhiều tranh
luận, bất đồng ý kiến:
- Ranh giới giữa TN và ThN, CD.
- Nguồn gốc của một câu TN.
- Về tính nhiều nghĩa của TN.
Như vậy, điểm qua lịch sử vấn đề nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy đây là những gợi
ý quí báu, là cơ sở quan trọng để chúng tôi tiếp tục khảo sát, thực hiện đề tài nghiên cứu.
Do còn nhiều vấn đề “tồn nghi” trong tìm hiểu, nghiên cứu TN, nên đề tài cần được
triển khai, nghiên cứu. Như vậy, đề tài này là sự tiếp nối trong việc lí giải nghĩa của TN, đó
là “Khảo sát một số câu tục ngữ có nhiều cách hiểu”.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Sưu tầm, tập hợp, phân loại những câu TN có nhiều nghĩa trong các cuốn từ điển
hay những câu có nhiều cách hiểu khác nhau trên các sách báo, tạp chí...
- Đối chiếu, so sánh các cách hiểu khác nhau ở một câu TN và phân tích, diễn giải để
làm rõ nguyên nhân.
- Sử dụng phương pháp hệ thống, phương pháp liên ngành (vận dụng tri thức của các
ngành văn học, ngôn ngữ, sử học, dân tộc học, xã hội học, tâm lí học...) để lí giải và đề xuất
cách hiểu nghĩa ở một câu TN.
- Tổng hợp, khái quát lại vấn đề.
6. Đóng góp của đề tài
- Có cái nhìn tương đối hệ thống, toàn diện về ngữ nghĩa TN: nguồn gốc sinh thành,
quá trình lưu truyền, ứng dụng,... cũng như cấu trúc ngữ nghĩa của nó.
- Làm phong phú thêm con đường tìm hiểu, khám phá TN. Nghĩa là để hiểu được nội
dung một câu TN thì không chỉ dừng lại ở ý nghĩa đương đại, ý nghĩa chung mà còn phải
tìm hiểu cái hay, cái đẹp ở nghĩa gốc và sự chuyển nghĩa trong quá trình lịch sử của nó. Bởi
vì, nếu dừng lại ở ý nghĩa đương đại thì sẽ không tránh khỏi những ngộ nhận về nghĩa của
từ cũng như câu TN.
- Giúp cho việc giảng dạy, học tập TN trong nhà trường đạt hiệu quả hơn cũng như
việc sử dụng trong cuộc sống hàng ngày. Sử dụng một cách linh hoạt, sáng tạo, có ý thức,
mạnh dạn tạo ra những TN mới khi ngữ cảnh cho phép để bổ sung vào kho tàng TN Việt
Nam. Chú ý khi sử dụng TN cần làm cho phát ngôn có nhạc điệu, có hình ảnh, có sức nặng
chở tư tưởng, tình cảm, có sức thuyết phục.
- Giúp cho việc tìm hiểu các tác phẩm văn học một cách thuận lợi hơn khi nhà văn,
nhà thơ có sự tiếp thu và sử dụng TN trong tác phẩm của mình. Ở khía cạnh này, TN được
xem là tài liệu bổ trợ.
7. Kết cấu luận văn
- Mở đầu.
- Nội dung chính:
+ Chương 1: Một số đặc trưng của tục ngữ có liên quan đến ngữ nghĩa.
+Chương 2: Tục ngữ có nhiều cách hiểu – Thực trạng và nguyên nhân.
+ Chương 3: Tục ngữ có nhiều cách hiểu – Một số đề xuất, giải pháp.
Kết luận.
Ngoài ra, còn có phần phụ lục (liệt kê một số câu TN có nhiều cách hiểu, có kèm
theo các nét nghĩa) và tài liệu tham khảo.
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG CỦA TỤC NGỮ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN
NGỮ NGHĨA
1.1. Khái niệm tục ngữ
Thật khó có thể có một định nghĩa nào thật sự trọn vẹn, đầy đủ, rõ ràng về TN. Hiện
nay, người ta vẫn chưa có “kênh” thống nhất về nó. Chúng ta biết rằng “tục ngữ” đã có từ
hàng nghìn năm trước của dân tộc và luôn được bồi đắp. Nghĩa là nó có tính “đại chúng lâu
đời”. Mãi về sau người ta mới “đặt tên” cho nó. Nhưng để cho nó một tên gọi thì phải biết
bản thân (hình thức, nội dung, chức năng...) nó là gì. Có thể nói, tên gọi đối tượng và bản
thân đối tượng phải luôn gắn bó chặt chẽ với nhau: tên gọi phải thể hiện được bản chất cơ
bản nhất của đối tượng. Bản chất của đối tượng có thể thấy qua định nghĩa về đối tượng. Và
thực tế cho đến nay đã có nhiều định nghĩa khác nhau về TN. Thậm chí có người còn cho
rằng, “ngay một số nhà tục ngữ học vào loại đầu đàn cũng phải thừa nhận là không một định
nghĩa nào có thể cho phép xác định rõ ràng như thế nào là một câu tục ngữ” [65, tr. 88].
Chúng tôi xin điểm lại những quan điểm chủ yếu thuộc ngành nghiên cứu văn học (với các
tác giả tiêu biểu như: Dương Quảng Hàm, Vũ Ngọc Phan, Cao Huy Đỉnh, Chu Xuân Diên,
Đỗ Bình Trị...) và ngôn ngữ học (với các tác giả tiêu biểu như: Nguyễn Văn Mệnh, Nguyễn
Thiện Giáp, Nguyễn Văn Tu, Đái Xuân Ninh, Cù Đình Tú, Hồ Lê, Hoàng Văn Hành,
Nguyễn Thái Hòa,) qua bảng sau:
Tục ngữ theo quan niệm của các nhà nghiên
cứu văn học
Tục ngữ theo quan niệm của các nhà
ngôn ngữ học
-Diễn đạt một ý trọn vẹn
-Là một phán đoán, thiên về lí trí.
-Đúc rút kinh nghiệm thực tiễn.
-Câu hoàn chỉnh.
-Phương pháp suy luận của nhân dân -
phương pháp hình thức đáng chú ý.
-Là một hiện tượng ý thức xã hội.
- . . . . . . .
-Ngữ thông báo.
-Câu hoàn chỉnh, diễn đạt một ý trọn vẹn, có
kết cấu 2 trung tâm.
-Câu - thông điệp nghệ thuật.
-Câu cố định.
- Là một phát ngôn đặc biệt và có khả năng
phân tách.
-Hiện tượng ngôn ngữ.
Như vậy, thực tế hiện nay là có nhiều định nghĩa khác nhau về TN. Vì sao lại có hiện
tượng “lạ” này? Sự không thống nhất này do TN là một hiện tượng đặc biệt, phức tạp, vừa
thuộc lĩnh vực ngôn ngữ (lời nói) lại vừa thuộc lĩnh vực văn học dân gian (tác phẩm nghệ
thuật). Hơn nữa, giữa TN và ThN, CD có quan hệ “họ hàng” chồng chéo với nhau, có sự
giao thoa, xâm nhập lẫn nhau. Nghĩa là ranh giới giữa chúng là rất mong manh, mờ nhạt,
khó phân biệt một cách rõ ràng. Cụ thể như những trường hợp ngoại lệ, những đơn vị có
tính chất “ lưỡng tính” mà các nhà nghiên cứu đã chỉ ra. Do đó, một định nghĩa (xuất phát từ
một góc độ, tiêu chí nào đó) thì không thể nào bao quát được đầy đủ những đặc trưng của
TN. Dẫn đến hệ quả là khi nghiên cứu ThN thì người ta lại viện đến TN, CD để đối chiếu,
so sánh, để khu biệt nó và ngược lại. Phan Văn Hoàn có lí khi cho rằng: “Có thể nói một
cách không quá đáng rằng, lịch sử nghiên cứu thành ngữ, tục ngữ từ trước đến nay – nhất là
từ sau 1945 là lịch sử của sự đối chiếu giữa hai đối tượng này. Không những ở những công
trình nghiên cứu chung... mà ngay ở trong những tác phẩm nghiên cứu riêng từng đối
tượng” [37, tr. 48].
Sự khó phân biệt giữa TN và ThN, TN và CD còn thể hiện ở chỗ chúng ta thấy các
sách chuyên ngành, các cuốn từ điển chưa có sự nhất quán trong xếp loại cùng một đơn vị
ngôn ngữ. Chúng tôi xin nêu một số trường hợp: (dấu X thể hiện sự lựa chọn đơn vị ngôn
ngữ là TN, ThN hay CD)
ST
T
Đơn vị ngôn ngữ Tục ngữ Thành ngữ Ca dao
1 Lệnh ông không bằng cồng bà. X [46,7,35,tr.
177, 245, 96]
X [2,25,
tr.818,287]
2 Đã sinh ra kiếp đàn ông, đèo cao
núi thẳm sông cùng quản chi.
X [46,35,
tr.100, 135]
X [2, tr. 456]
3 Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa
mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
X [46,35,
tr.83,142]
X [2,tr. 390]
4 Một cây làm chẳng nên non, ba cây
chụm lại nên hòn núi cao.
X [46,35,tr. 201,
49]
X[2,10,tr.86,439]
5 Tre non dễ uốn. X [7,10,46,tr.
307,581, 319]
X [2,tr. 668]
6 Người roi, voi búa. X [7, tr. 307] X [2,46,tr.
230, 226]
7 Trai tơ lấy phải nạ dòng, như nước
mắm thối chấm lòng lợn thiu.
X [7,35, tr. 240,
139]
X [2,tr. 651]
8 Tre già măng mọc. X [7, tr. 307] X [2,25,tr.
668, 495]
9 Của mình thì giữ bo bo, của người
thì bỏ cho bò nó ăn.
X [46,35,tr.
88, 147]
X [2,tr. 408]
Trước thực tế như vậy, có lẽ ý kiến của Hoàng Văn Hành đã thể hiện thực trạng và sự
“bế tắc” này: “Trong thế giới hiện thực khách quan muôn màu muôn vẻ, vô cùng đa dạng và
phức tạp, chớ có tham vọng đi tìm những đường ranh giới thẳng băng, dứt khoát giữa các sự
vật và hiện tượng” [27, tr. 72].
Nhưng để nghiên cứu, tìm hiểu về TN thì phải nhận diện được nó. Muốn vậy, phải
tìm ra những tiêu chí khu biệt chúng (với các đối tượng như ThN, CD,...). Chúng tôi không
có ý định đưa ra quan niệm mới về TN, cũng không phải là “định nghĩa mới” mà chỉ là khái
niệm về TN. Khái niệm này chúng tôi dựa trên các định nghĩa về TN của những người đi
trước trên cơ sở chọn lấy những đặc trưng cơ bản nhất, những cái phổ biến có tính quy luật
để làm cơ sở nghiên cứu nghĩa của TN.
Theo chúng tôi TN là: những sáng tác dân gian ngắn gọn, súc tích; giàu vần điệu,
hình ảnh; có đơn vị là câu; có chức năng đúc kết kinh nghiệm của nhân dân về thiên nhiên,
con người và xã hội; và được nhân dân vận dụng trong hoạt động (như làm ăn, giao tiếp,
ứng xử,...) của mình.
Đối với đề tài “Khảo sát một số câu tục ngữ có nhiều cách hiểu”, chúng tôi cũng
có giới hạn phạm vi của đối tượng nghiên cứu. Do tình hình thực tế không thể phủ nhận là
giữa TN, ThN, CD có sự “giao thoa” với nhau, có ranh giới mờ nhạt, và để tránh “chọn
nhầm” những câu ThN, CD, một mặt chúng tôi cố gắng giới hạn phạm vi khảo sát, mặt khác
có ý thức loại bỏ những câu được cho là “trung gian”, “lưỡng tính”. Nhưng trong quá trình
lựa chọn chắc không tránh khỏi những sơ suất, lẫn lộn. Thiết nghĩ, nếu có thì cũng không
phải là vấn đề nghiêm trọng lắm. Hơn nữa, chúng tôi không đặt vấn đề giám định tư liệu
được khảo sát một cách chặt chẽ và cũng không phải là điều mà đề tài muốn hướng tới.
1.2. Một số đặc trưng của tục ngữ có liên quan đến ngữ nghĩa
V. Ia. Prốp đã từng nói: “Chừng nào những đặc trưng của một thể loại chưa được
nghiên cứu hoặc chí ít là mô tả trên những nét đại cương, thì không thể tìm hiểu được những
tác phẩm cụ thể thuộc những thể loại ấy” [86, tr.104]. Tục ngữ cũng vậy.
Mặc dù là sự đúc kết kinh nghiệm dưới hình thức câu nói và thường được dùng trong
giao tiếp hàng ngày nhưng TN cũng là một tác phẩm thật sự. Đây là tính chất “hỗn đồng”
của TN. TN là câu nói nhưng là câu nói đạt trình độ nghệ thuật cao, có những thủ pháp nhất
định. Tính chất này thể hiện ở chỗ một câu TN có sự hoàn chỉnh về mặt ngữ pháp, nội dung
chứa đựng một ý trọn vẹn, thực hiện chức năng thông báo. Cụ thể hơn là thể hiện ở tính cân
đối của cấu trúc, tính hình tượng của từ ngữ, “chặt chẽ, đanh thép mà lại giàu hình ảnh, nhịp
nhàng, xuôi tai, thuận miệng”...Có nghĩa TN là một sáng tác nghệ thuật có đặc thù riêng cần
phải khám phá để hiểu nó. Do đó, trước khi đi vào tìm hiểu, khảo sát nghĩa cụ thể của từng
câu TN, chúng tôi xin đề cập một số đặc trưng của TN có liên quan đến ngữ nghĩa.
1.2.1. Các loại nghĩa
Gần đây có người đề xuất nghĩa khái quát khi phân loại nghĩa của TN. Nhưng loại
nghĩa này chỉ ở giai đoạn đề xuất, hơn nữa nó chưa thật sự có tính phổ biến, tính quy luật
đối với TN, lại rất gần gũi với nghĩa bóng. Do đó, chúng tôi chỉ xét hai loại nghĩa truyền
thống là nghĩa đen và nghĩa bóng.
1.2.1.1. Nghĩa đen
Một cách đơn giản nhất, có thể hiểu nghĩa đen là nghĩa gốc, nghĩa trực tiếp, nghĩa
ban đầu khi mới hình thành câu TN. Nghĩa này toát ra từ bản thân sự vật, hi