Đề tài Khảo sát thực tế tiền công tại Việt Nam

Nền kinh tế Việt Nam từ khi chuyển từ tập trung quan liêu bao cấp sang kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, đã có nhiều thay đổi và phát triển đi lên. Các hoạt động trong xã hội đều bị chi phối bởi các quy luật thị trường, đặc biệt là quy luật cạnh tranh. Theo đó xã hội luôn mong muốn không ngừng sản xuất ra của cải vật chất để nâng cao đời sống, các tổ chức kinh tế thì luôn mong muốn tạo ra lợi nhuận qua việc sản xuất hàng hóa, dịch vụ. Để đáp ứng được mong muốn đó, con người hoặc phải tăng quỹ thời gian dùng cho sản xuất hoặc phải tăng năng suất lao động. Trong các yếu tố đó, quỹ thời gian dành cho sản xuất là có hạn vì mỗi người chỉ có tối đa 24 giờ một ngày trong khi năng suất lao động có thể tăng không ngừng do các yếu tố khách quan hoặc chủ quan. Tiền công là một trong những yếu tố quan trọng nhất để tăng năng suất lao động vì tiền công là mục đích chính của người lao động. Tuy nhiên, tiền công mà người lao động được hưởng trong nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam vẫn còn ở mức thấp, chưa đáp ứng được mức sống tối thiểu của người lao động. Việc nâng cao tiền công thực tế của người lao động ở Việt Nam là một nhiệm vụ cấp bách, cần được thực hiện triệt để. Trên cơ sở lí luận về tiền công của C. Mác và thực trạng tiền công của người lao động trong một số doanh nghiệp ở Việt Nam, chúng ta sẽ cũng nhau phân tích và đưa ra những giải pháp cụ thể để nâng cao tiền công của người lao động cũng chính là tạo tiền đề phát triển vững mạnh nền kinh tế.

doc15 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2507 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Khảo sát thực tế tiền công tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục Trang Lời mở đầu 1 I. Cơ sở lý luận 1 II. Khảo sát thực tế tiền công tại Việt Nam 4 1. Khảo sát chung 4 2. Khảo sát cụ thể các doanh nghiệp 6 III. Biện pháp 9 IV. Kết luận 11 Danh mục tài liệu trích dẫn, tham khảo Lời mở đầu. Nền kinh tế Việt Nam từ khi chuyển từ tập trung quan liêu bao cấp sang kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, đã có nhiều thay đổi và phát triển đi lên. Các hoạt động trong xã hội đều bị chi phối bởi các quy luật thị trường, đặc biệt là quy luật cạnh tranh. Theo đó xã hội luôn mong muốn không ngừng sản xuất ra của cải vật chất để nâng cao đời sống, các tổ chức kinh tế thì luôn mong muốn tạo ra lợi nhuận qua việc sản xuất hàng hóa, dịch vụ. Để đáp ứng được mong muốn đó, con người hoặc phải tăng quỹ thời gian dùng cho sản xuất hoặc phải tăng năng suất lao động. Trong các yếu tố đó, quỹ thời gian dành cho sản xuất là có hạn vì mỗi người chỉ có tối đa 24 giờ một ngày trong khi năng suất lao động có thể tăng không ngừng do các yếu tố khách quan hoặc chủ quan. Tiền công là một trong những yếu tố quan trọng nhất để tăng năng suất lao động vì tiền công là mục đích chính của người lao động. Tuy nhiên, tiền công mà người lao động được hưởng trong nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam vẫn còn ở mức thấp, chưa đáp ứng được mức sống tối thiểu của người lao động. Việc nâng cao tiền công thực tế của người lao động ở Việt Nam là một nhiệm vụ cấp bách, cần được thực hiện triệt để. Trên cơ sở lí luận về tiền công của C. Mác và thực trạng tiền công của người lao động trong một số doanh nghiệp ở Việt Nam, chúng ta sẽ cũng nhau phân tích và đưa ra những giải pháp cụ thể để nâng cao tiền công của người lao động cũng chính là tạo tiền đề phát triển vững mạnh nền kinh tế. I. Cơ sở lý luận: Sở dĩ phải nghiên cứu tiền công là vì về bản chất, tiền công là giá cả hàng hóa sức lao động, nhưng bề ngoài lại biểu hiện như là giá cả lao động. Nếu tiền công là giá cả lao động, nghĩa là người công nhân hao phí bao nhiêu lao động được trả công đầy đủ bấy nhiêu, thì sẽ không có giá trị thặng dư và lý luận về giá trị thặng dư sẽ sụp đổ. Còn nếu giá trị thặng dư được bảo đảm, qui luật giá trị (trao đổi và lưu thông theo nguyên tắc ngang giá) sẽ bị phá vỡ. Bài luận được xây dựng trên cơ sở lý luận về tiền công của C. Mác dưới chủ nghĩa tư bản. Vào thời điểm Mác nghiên cứu về vấn đề này, chủ nghĩa tư bản có thể nói đang rơi vào thời kì khủng hoảng nhất, đen tối nhất khi làn sóng mâu thuẫn trong lòng xã hội giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản đang lên đến cao trào – các cuộc đấu tranh của công nhân liên tiếp nổ ra. Nhưng lý luận về giá trị thặng dư nói chung và về tiền công nói riêng, không chỉ ý nghĩa phát hiện và phê phán trong giai đoạn trên hay trong chủ nghĩa tư bản hiện đại. Nhìn nhận thực tế rằng: giá trị thặng dư là mục tiêu của mọi ngành, mọi nhà kinh doanh hướng đến – khi xã hội chưa bước vào thời kì xã hội chủ nghĩa – là một tiền đề quan trọng để có cái nhìn đúng đắn và khách quan về những lý luận kinh tế của Mác mà lý luận về tiền công là một trong những lý thuyết cơ bản và phức tạp. 1. Bản chất của tiền công: Tiền công là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa sức lao động, là giá cả của hàng hóa sức lao động. Nhưng trong xã hội tư bản, tiền công thể hiện ra như là giá cả của lao động. Sở dĩ như vậy là vì: - Hàng hóa – sức lao động có đặc điểm là không bao giờ tách khỏi người bán, hơn nữa người bán chỉ nhận được giá cả sau khi đã cung cấp giá trị sử dụng cho người mua, tức là sau khi đã cung cấp giá trị sử dụng cho người mua, tức là sau khi đã lao động. - Nhà tư bản bỏ tiền ra là để có sức lao động. Các nhà tư bản tìm cách mua được sức lao động càng rẻ càng tốt, và giải thích rằng lợi nhuận là do mua được hành hóa dưới giá trị và bán hàng hóa trên giá trị. Số lượng tiền công nhiều hay ít là tùy theo ngày lao động dài hay ngắn hoặc tùy theo kết quả lao động nhiều hay ít. - Số lượng tiền công khác nhau trả cho những công nhân làm cùng một công việc như nhau, đảm nhận chức năng như nhau nhưng khác nhau về chất lượng lao động. Hình thức bên ngoài của tiền công đã ngụy trang rất kín đáo sự bóc lột tư bản chủ nghĩa. Nó đã biểu hiện quan hệ bóc lột thành một quan hệ “thuận mua vừa bán”, “tự do”, “bình đẳng”, giữa công nhân và nhà tư bản. Nó đã xóa mờ mọi dấu vết của sự phân chia ngày lao động thành lao động tất yếu và lao động thặng dư, thành lao động có công và lao động không công. 2. Những hình thức cơ bản của tiền công: Tiền công theo thời gian: là tiền công trả theo số lượng thời gian (giờ, ngày, tuần, v. v…) mà người công nhân đã làm việc. Để đánh giá tiền công theo thời gian không chỉ xét tổng số tiền được lĩnh mà còn phải xét độ dài ngày lao động. Đơn vị tiền công tính theo thời gian trung bình được tính theo công thức Giá trị (hay giá cả) hàng ngày của sức lao động Tiền công theo giờ = Ngày lao động với mhột số giờ nhất định Tiền công theo sản phẩm: là hình thức chuyển hóa của tiền công tính theo thời gian, mỗi một đơn vị sản phẩm được trả công theo một đơn giá nhất định, gọi là đơn giá tiền công và được xác định như sau: Tiền công trung bình một ngày của công nhân Đơn giá tiền công = Số lượng sản phẩm của công nhân đó trong một ngày lao động bình thường Tiền công theo sản phẩm là hình thức thích tiền công kích thích người lao động và để quản lý hơn đối với phương thức sản xuất TBCN. Hình thức tiền công này tạo điều kiện thực hiện việc gia công của những người lao động việc làm tại nhà, nhưng đồng thời cũng tạo điều kiện cho những cai thầu ăn bớt tiền công của những người nhận gia công. Lợi nhuận của những người trung gian môi giới là khoản chênh lệch giữa tiền công mà nhà tư bản trả với tiền công mà họ trả cho những người nhận gia công. Trong hình thức tiền công theo sản phẩm, lợi ích cá nhân kích thích người lao động làm việc với cường độ lao động cao nhất và kéo dài ngày để tăng thu nhập; điều đó tạo điều kiện dễ dàng cho người sử dụng lao động làm thuê nâng cao mức bình thường của cường độ lao động, tức là ngay cả khi tiền công tính theo sản phẩm không đổi thì tự than nó cũng đã bao hàm sự giảm sút giá cả của sức lao động. 3. Tiền công danh nghĩa và tiền công thực tế - Xu hướng hạ thấp tiền công Tiền công danh nghĩa: là số tiền mà người công nhận nhận được do bán sức lao động của mình cho nhà tư bản. Tiền công được sử dụng để sản xuất và tái sản xuất sức lao động, do đó tiền công danh nghĩa phải được chuyển hóa thành tiền công thực tế. Tiền công thực tế: là tiền công được biểu hiện bằng số lượng hàng hóa tư liệu tiêu dùng và dịch vụ mà người công nhân mua được bằng tiền công trên danh nghĩa của mình. Tiền công danh nghĩa là giá cả hàng hóa sức lao động, nó có thể tăng lên hay giảm xuống tùy theo sự biến động trong quan hệ cung- cầu về hàng hóa sức lao động trên thị trường. Trong một thời gian nào đó, nếu tiền công danh nghĩa vẫn giữ nguyên, nhưng giá cả tư liệu tiêu dung và dịch vụ tăng lên hay giảm xuống thì tiền công thực tế giảm xuống hay tăng lên. C. Mác đã chỉ rõ tính quy luật của sự vận động tiền công trong chủ nghĩa tư bản như sau: trong quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản, tiền công danh nghĩa có xu hướng tăng lên, bởi các nhân tố làm tăng giá trị sức lao động như: sự nâng cao trình độ chuyên môn của người lao động, sự phát triển của khoa học công nghệ làm tăng năng suất lao động. Nhưng, mức tăng của nó thực tế không theo kịp với mức giá cả tư liệu tiêu dùng và dịch vụ, cùng hiện tượng thất nghiệp diễn ra thường xuyên và các đợt khủng hoảng kinh tế, lạm phát. Khi đó tiền công thực tế của giai cấp công nhân đang có xu hướng hạ thấp, đồng thời cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân là yếu tố cản trở xu hướng đó. II. Khảo sát thực tế tiền công tại Việt Nam 1. Khảo sát chung. - Mức lương bình quân của một số ngành: +Mức lương trung bình cho vị trí quản trị văn phòng ở công ty trong nước là 2 – 3 triệu đồng/tháng. Vị trí giám đốc nhân sự lương thậm chí từ 1000 – 2000 USD/tháng. + Lương một nhân viên maketing tầm tầm ở các công ty nhỏ cũng từ 3 triệu đồng/tháng trở lên. Còn nhân viên giỏi thì thu nhập có thể tính bằng nghìn đô la, tùy năng lực. Ông Lê Trung Thành, Phó tổng giám đốc Pepsi Việt Nam, là một trong những người maketinh giỏi nhất Việt Nam với mức lương 6000 USD/tháng. + Một bác sĩ chuyên môn trung bình có thể thu nhập trên 10 triệu đồng/tháng. - Mức tăng lương bình quân năm 2011: + Mức tăng lương bình quân ở những tập đoàn đa quốc gia, công ty 100% vốn nước ngoài là 13.3%, tăng 0.8% so với năm 2010, thấp hơn 6.7% so với tỉ lệ lạm phát dự kiến. Trong khi đó, các công ty Việt Nam có mức tăng bình quân cao hơn hẳn các công ty nước ngoài, bình quân là 19%. + Dược phẩm là ngành có tỉ lệ tăng lương cao nhất, lên đến 14.1%. Mức tăng lương bình quân ở các ngành như ngân hàng, dầu khí, công nghệ cao… từ 12.5% đến 14%. Nhóm lao động phổ thông có tỉ lệ tăng lương bình quân cao nhất với 14.1%. - Nhận xét về tương quan giữa tốc độ tăng tiền lương so với chỉ số giá tiêu dùng: + Bắt đầu từ 1/5/2011, Chính phủ quyết định tăng mức lương tối thiểu chung lên 830.000 đồng, tăng 100.000 đồng so với qui định cũ.Tuy nhiên cùng với tăng 100.000 đồng tiền lương là tăng 8.98% về chỉ số giá tiêu dùng từ tháng 5 đến tháng 11 năm 2011. + Trong 10 năm qua, từ 2001 tới 2010, đã có 6 lần điều chỉnh mức lương tối thiểu. Tuy nhiên, vẫn chưa có các thống kê chính thức để phân tích sự thay đổi của lương so với biến động của lạm phát và nền kinh tế. Năm  2001  2002  2003  2004  2005  2006  2007  2008  2009  2010   CPI  0,8  4,0  3,0  9,5  8,4  6,6  12,6  19,9  6,52  11,75   GDP  6,79  6,89  7,08  7,34  7,79  8,44  8,23  8,46  6,18  6,32   Lương tối thiểu  210  210  290  290  350  450  450  540  650  730   (Chỉ số CPI và tốc độ tăng GDP: %; Lương tối thiểu: ngàn đồng) Từ bảng số liệu, ta có thể rút ra các nhận xét: + Từ 2001 đến 2010, đồng tiền đã mất giá 2,154 lần (nhân (1+CPI) của tất cả các năm). GDP tăng trong thời gian tương ứng là 2,172 lần  trong khi mức lương tối thiểu của công chức đã tăng 3,952 lần. Lấy mức tăng lương tối thiểu chia cho sự mất giá của đồng tiền, ta được mức tăng lương thực sự (3,952/2,154=1,83 lần), thấp hơn mức tăng GDP (2,172) một chút. + 3 cặp năm mà lương tối thiểu không được điều chỉnh là 2001-2002, 2003-2004 và 2006-2007. Trước năm có thay đổi lương tối thiểu, lạm phát đều tăng cao so với các năm trước. 2. Khảo sát các doanh nghiệp cụ thể Mục đích hay lý do để những người lao động làm việc cho các nhà tư bản chính là tiền công hay còn gọi là lương. Tuy nhiên tuỳ thuộc vào từng ngành, phương thức đầu tư hoặc thành phần kinh tế mà tiền lương của công nhân (người lao động ) có thể cao hay thấp, đảm bảo hay không đảm bảo cho cuộc sống thường ngày của họ. Sau đây là những số liệu cụ thể về tiền công của người lao động làm việc tại Công ty cổ phần may Sông Hồng, doanh nghiệp Serenade ( kinh doanh khách sạn) ở Việt Nam. a, Công ty cổ phần may Sông Hồng Đối với công ty cổ phần may Sông Hồng, doanh nghiệp áp dụng hình thức tiền công tính theo thời gian, cụ thể ở đây là tính theo số giờ lao động (8h/ngày) và cứ đến cuối tháng thì người lao động sẽ được lính lương một lần. Theo những gì mà pháp luật quy định, mức lương tối thiểu mà công ty áp dụng là 830. 000/tháng, số tiền lương = mức lương tối thiểu x hệ số trình độ học vấn (trung cấp 1.86…cao đẳng 1.86, đại học 2.34) với mỗi công nhân. Tiền công phù hợp với sức lao động mỗi người và tùy từng chức vụ, vai trò, tính chất công việc khác nhau mà mức lương áp dụng có sự khác biệt. Trong công ty, bảng lương chung được chia làm 3 nhóm: + Bảng lương chức vụ quản lí doanh nghiệp. + Bảng lương viên chức chuyên môn, nghiệp vụ thừa hành, chuyên nghiệp. + Bảng lương của công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất kinh doanh và phục vụ. Tiền lương của Công ty cổ phần may sông Hồng được tính bằng công thức sau đây: Tổng lương = Giá trị sức lao động + Các khoản phụ cấp + Các khoản thưởng Lương được nhận = Tổng lương – Các khoản bảo hiểm Như vậy, một công nhân làm việc tốt trong doanh nghiệp sẽ có mức lương trung bình là 2.500.000 đồng/tháng. Đây chính là số tiền công danh nghĩa mà người công nhân của công ty được nhận. Tiền công danh nghĩa chỉ thực sự có giá trị khi nó được chuyển sang một hình thức khác, tức là tiền công thực tế. Khi người công nhân dùng số tiền công danh nghĩa để chi trả các chi phí sinh hoạt hàng ngày như tiền ăn, tiền sinh hoạt điện nước, những nhu cầu giả trí hàng ngày… thì tiền công danh nghĩa đã trở thành tiền công thực tế. Vì vậy mức tiền công thực tế của mỗi công nhân là khác nhau phụ thuộc vào cách thức sử dụng tiền công danh nghĩa của họ. Công ty cũng có những biện pháp hỗ trợ, khuyến khích người lao động bằng các khoảm phụ cấp như: + Phụ cấp chức vụ (trưởng phòng: 500.000 đồng/tháng, nhân viên 100.000 đồng/tháng). + Phụ cấp trách nhiệm (tùy vào hoàn cảnh, chức vụ) + Phụ cấp độc hại (150.000 đồng/tháng) + Phụ cấp đắt đỏ (50.000đồng/tháng) Bảo hiểm xã hội, ứng với 20% số lương. Tuy nhiên, một thực tế không thể phủ nhận là doanh nghiệp, tuy đã có những điều chỉnh thích hợp, đảm bảo quyền lợi cho người lao động nhưng trên thực tế vẫn có những bất cập. Tiền lương trên danh nghĩa chưa đủ đáp ứng nhu cầu cuộc sống của người dân. Chẳng hạn như một công nhân công ty có mức lương là 2.500.000 đông/tháng nhưng trên thực tế người đó chi tiêu các khoản phát sinh như ăn ở, đi lại, sinh hoạt,gia đình hết 4.000.000 đồng, như vậy là mức lương danh nghĩa vẫn còn chênh lệch so với thực tế. Mặt khác, sự chênh lệch mức lương giữa các chức vụ trong công ty vẫn còn rất cao… b, Doanh nghiệp Serenade Tương tự, ta xét đến doanh nghiệp Serenade (Dạ Khúc), là một trong những doanh nghiệp kinh doanh về lĩnh vực khách sạn có tiếng tại Hà Nội bởi chất lượng phục vụ tốt. Đây là một khách sạn 3 sao với vốn đầu tư trong nước, chủ đầu tư: Ông Lương Xuân Tấn (60% cổ phần), đồng chủ đầu tư là vợ ông, Bà Nguyễn Thị Phượng (40% cổ phần), hướng đến đối tượng chủ yếu là khách du lịch nước ngoài tham quan Hà Nội. Khách sạn bao gồm nhân viên chính thức, hưởng lương tháng, service charge theo quý (5% doanh thu) và nhân viên thời vụ, hưởng lương theo số dịch vụ mà họ làm được trong tháng, chia làm hai bộ phận: hành chính và kinh doanh. Công việc của một nhân viên lễ tân trong khách sạn: Nhân viên làm việc theo ca, chia làm 3 ca, mỗi ca 8 tiếng: ca A: 6 giờ - 14 giờ, ca B: 14 giờ – 22 giờ, ca C: 22 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau. Công việc chủ yếu của nhân viên lễ tân đó là check in và check out cho khách, thực hiện các thanh toán dịch vụ trong khoảng thời gian khách lưu trú tại khách sạn và giải đáp mọi thắc mắc của khách. Áp lực của một nhân viên lễ tân là rất lớn. Lượng thông tin mà họ phải xử lý rất nhiều: thông tin về khách hàng, chịu trách nhiệm khai báo thông tin đó tới cục quản lý xuất nhập cảnh và công an phường; tất cả thông tin các hóa đơn dịch vụ và tiền phòng của khách đều tập hợp về lễ tân để tổng hợp. Họ phải có liên hệ mật thiết với tất cả các bộ phận khác trong khách sạn, kịp thời phản ánh các khiếu nại của khách cũng như những yêu cầu của khách để kịp thời đáp ứng và sửa chũa. Nhân viên lễ tân phải có thông tin nhất định về địa bàn như vị trí của nhà hàng, ngân hàng, hiệu thuốc… cũng như thông tin về lịch sử, danh thắng, thời tiết, thông tin chuyến bay, giao thông. Với yêu cầu công việc đặt ra như vậy, kết hợp với mức sống của một người lao động bình thường sống và làm việc tại thủ đô hiện nay, những người chủ của Serenade tính toán mức lương cho một lễ tân như sau: Chi phí phương tiện đi lại: 300.000 Vnd/tháng. Tiền ăn uống: 1.500.000 Vnd/tháng. Chi phí sinh hoạt (điện, nước, gas, …): 200.000 Vnd/tháng. Giải trí, dịch vụ (điện thoại, tivi, internet, …): 200.000 Vnd/tháng. Mua sắm, tiêu dùng: 200.000 Vnd/tháng. Chi phí chăm sóc cho 1 con nhỏ: 1.000.000 Vnd/tháng Tổng cộng: 3.400.000 Vnd/tháng. Kết hợp thêm với chi phí đào tạo tối thiểu, nâng cao trình độ chuyên môn, đáp ứng nhu cầu nghiệp vụ, ta có thể tạm ước tính giá trị sức lao động cho 1 nhân viên lễ tân khách sạn là khoảng 3.600.000 Vnd/tháng. Tiền công danh nghĩa của một nhân viên lễ tân được trả theo thời gian là 3. 500.000 Vnd/tháng, đã bao gồm tiền ăn (một bữa trong mỗi ca làm việc) và tiền gửi xe (5.000 Vnd/ngày), tiền thưởng thêm tính theo doanh thu: trung bình 300.000 vnd/tháng. Trung bình 6 tháng tăng lương một lần, mỗi lần tăng khoảng 200.000 vnd. Có thể thấy, mức tiền công danh nghĩa trên của lê tân khách sạn Serenade là khá ổn định và đủ đảm bảo cho cuộc sống thường nhật của một người lao động bình thường. Tuy nhiên, trong nhiểu trường hợp, tiền công thực tế không đủ để người lao động tái sản xuất sức lao động, hay nói cách khác, sô tiền họ nhận được chỉ đủ chi trả một phần phí sinh hoạt chứ ko thể chi trả hoàn toàn. Có rất nhiều lý do dẫn tới điều này như: + Nhu cầu trong cuộc sống tăng cao, đòi hỏi người lao động phải chi trả nhiều. + Lạm phát tăng cao, giá cả leo thang, trong khi tiền công danh nghĩa không tăng hoặc chỉ tăng ít, không theo kịp với mức tăng của giá cả thị trường. Từ đó, ta có thể thấy Nhà nước cần phối hợp với các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất cũng như với người lao động để đưa ra những biên pháp nhất định nhằm cải thiện tiền công thực tế, đảm bảo cuộc sống cho người lao động. III. Biện pháp Trong một thời gian nào đó, nếu tiền công danh nghĩa không thay đổi, giá cả tư liệu tiêu dùng và dịch vụ sẽ quyết định tới tiền công thực tế của người lao động. Nhưng hiện nay, thời kì bão giá đang hoành hành thống trị và càng có xu hướng tăng lên dẫn đến giá cả tiêu dùng và dịch vụ cũng ngày càng gia tăng. Vì vậy, ta có thể đưa ra một số biện pháp để nâng cao tiền công thực tế của người lao động. 1. Tăng năng suất lao động. Tăng năng suất lao động giúp tăng doanh thu cho nhà tư bản, nếu tỉ suất giá trị thặng dư c / m không thay đổi, do giá trị thặng dư tăng thêm dẫn đến tiền công trả cho sức lao động sẽ cao hơn trước. Đối với các doanh nghiệp trả tiền công theo thành phẩm, việc giảm thời gian hoàn thành một sản phẩm sẽ tạo điều kiện cho người lao động làm ra được nhiều sản phẩm hơn trong một thời gian lao động không đổi, từ đó ảnh hưởng đến mức lương cho nhân công. Một trong những biện pháp tăng năng suất lao động hiệu quả là cải tiến khoa học kỹ thuật. Cách mạng khoa học kĩ thuật tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội, đòi hỏi ngày càng nâng cao trình độ học thức chuyên môn, trình độ văn hóa, tổ chức thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế, văn hóa xã hội. Khoa học kĩ thuật phát triển tạo ra được những sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu của người dân, rút ngắn thời gian lao động của người lao động. Các doanh nghiệp thu được nhiều lợi nhuận hơn, tiền công của người lao động cũng được tăng lên. 2. Tăng độ phức tạp trong quá trình lao động: Tại Nhà máy Nghi Sơn (Thanh Hóa), tổng quỹ lương của 20 chuyên gia Nhật Bản bằng tổng quỹ lương của gần 2.000 người VIệT NAM. Ở một số dịch vụ khác như ngân hàng, y tế... có tới 40% tổng số lao động có thu nhập từ 14.000 USD/năm trở lên là người nước ngoài. Theo thống kê của Bộ lao động – thương binh – xã hội, có đến 74,7% lực lượng lao động chưa qua đào tạo; còn số lao động đã qua đào tạo cũng không hoàn toàn giỏi nghề. Hiện nay, chất lượng lao động thấp là nguyên nhân chính dẫn đến nhiều vị trí chủ chốt trong doanh nghiệp phải sử dụng người nước ngoài. Để hạn chế điều này, cách tốt nhất là nâng cao chất lượng lao động tại chỗ để có thể đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư. Đây không phải là chuyện của riêng doanh nghiệp hay của người lao động mà đòi hỏi một chiến lược ở tầm quốc gia. Ta cần chú trọng vào đào tạo người lao động, từ tay nghề, ý thức, cho đến tác phong, thái độ làm việc, trong đó, trọng tâm là dạy nghề cho lực lượng lao động làm việc tại các khu công nghiệp tập trung, đa dạng hóa các kênh giao dịch trên thị trường lao động; xây dựng
Luận văn liên quan