Đề tài “Khẩu trang giấy” và nhu cầu tiêu thụ của người Việt Nam hiện nay đối với loại sản phẩm này

Bây giờ ra đường, chuyện mang khăn bịt mặt đã trở nên quá phổ biến. Với nhiều người, việc này đã trở thành thói quen không thể bỏ. Thực tế cho thấy, trước khi Nhà nước và các cơ quan quản lý môi trường nỗ lực làm giảm mức độ ô nhiễm không khí, người ta đã bắt đầu tìm kiếm sự phòng hộ cho mình. Mới đầu chỉ dùng khăn mùi xoa cột chéo phía sau và hầu như chỉ phụ nữ mới che mặt, chủ yếu để bảo vệ làn da. Sau này, mức độ ô nhiễm do khói bụi ngoài đường gia tăng, cánh đàn ông cũng quan tâm hơn đến sức khỏe của mình nên cũng. bịt mặt. Từ đó, dịch vụ kinh doanh các loại khẩu trang, khăn che mặt, áo chống nắng, chống bụi đã trở thành một dịch vụ cũng kiếm ra khá nhiều tiền. Từ chiếc khẩu trang đơn giản chỉ để che mũi và miệng như khẩu trang vải có dây thun móc vào tai giá 2.000 - 3.000 đồng/chiếc, khẩu trang có nhiều lớp giấy dai ở giữa, khẩu trang giấy có chứa bột than hoạt tính với giá 5.000-10.000 đồng/chiếc, đến khẩu trang đặc dụng giống như loại mặt nạ chống hơi độc với bộ phận lọc khí bên trong với giá trên dưới 100.000 đồng/chiếc. Riêng các loại khẩu trang 2 trong 1 vừa tránh ô nhiễm, vừa che nắng mà hầu hết các phụ nữ đều sử dụng, như khăn che mặt che kín đầu (tất nhiên trừ đôi mắt) có miếng dán hai đầu khăn (giá từ 8.000 - 12.000 đồng tùy theo chất liệu vải). Loại khăn lớn hơn che mặt và cả phần cổ, phần mũi và miệng được may phồng ôm lấy mũi và miệng với tác dụng chống nghẹt thở và không làm lem phấn son ở vùng này của quý bà, quý cô có giá từ 12.000 - 20.000 đồng cũng tùy theo chất liệu vải. Song, cái "sự" tránh nắng và tránh ô nhiễm của quý bà, quý cô chưa dừng ở đó. Nhiều nhà thiết kế còn tung ra thị trường loại áo "3 trong 1": Chỉ với một chiếc áo có thể thay thế cho: áo khoác, găng tay và khăn che mặt với phần thân áo khá dài, rộng có tấm khăn lớn che cổ và mặt được đính liền với phần sau của cổ áo, hai đầu có miếng dán, dưới tay áo được may thêm phần tam giác dài, có dây xỏ ngón để che kín mu bàn tay. Áo này có giá từ 120.000 - 150.000 đồng/chiếc, với chất liệu vải coton, màu sắc trang nhã được bán tại một số điểm bán áo, mũ nón, khẩu trang ở một số cửa hàng.

doc38 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2365 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài “Khẩu trang giấy” và nhu cầu tiêu thụ của người Việt Nam hiện nay đối với loại sản phẩm này, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
“KHẨU TRANG GIẤY” VÀ NHU CẦU TIÊU THỤ CỦA NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY ĐỐI VỚI LOẠI SẢN PHẨM NÀY CHƯƠNG I: CƠ SƠ LÝ THUYẾT CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM MỚI - LÝ THUYẾT HÀNH VI TIÊU DÙNG 1/ Các kích tố đầu vào Các kích tố marketing 1.1.1. Thương hiệu Những sản phẩm của các thương hiệu nổi tiếng luôn mang lại cảm giác an tâm hơn cho người tiêu dùng. Theo lý thuyết Fishbein về thái độ đối với thương hiệu được biểu diễn như sau: AX = ∑ biei Trong đó AX là thái độ của NTD đối với thương hiệu X; bi là niềm tin về thuộc tính I của thương hiệu X, ei là đánh giá của họ về thuộc tính I và n là số lượng thuộc tính. Giá cả Giá cả là những gì mang lại doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp nhưng lại tạo ra chi phí khách hàng. Tùy vào những mức giá cả khác nhau của một loai hàng hóa mà khách hàng có những độ nhạy khác nhau đối với hàng hóa đó gọi là độ nhạy về giá. 1.1.3. Kênh phân phối Là một tập hợp các công ty và cá nhân có tư cách tham gia vào quá trình lưu chuyển sản phẩm đến với người tiêu dùng. Địa điểm phân phối đóng vai trò rất quan trọng trong quyết định mua hàng của khách hàng, nhất là hàng tiêu dùng, địa điểm mua hàng nào càng gần thì khả năng mua hàng của người tiêu dùng càng cao. Các kích tố phi marketing Yếu tố văn hóa Văn hóa là yếu tố cơ bản quyết định nhu cầu và hành vi con người. Nhánh văn hóa là bộ phận nhỏ hơn cấu thành văn hóa như nguồn gốc dân tộc, chủng tộc, tín ngưỡng và môi trường địa lý. Yếu tố xã hội: Đó là những nhóm nguời, gia đình, vai trò xã hội và quy tắc chuẩn mực xã hội. Trong đó gia đình có ảnh hưởng rất lớn tới hành vi của nguời tiêu dùng. Mặt khác những người ở chung địa vị xã hội có khuynh hướng xử sự giống nhau. Yếu tố cá nhân: Nghề nghiệp: những nghề nghiệp khác nhau cần những loại hàng hóa khác nhau Tình trạng kinh tế: đưa ra giới hạn cho nguời tiêu dung Nhân cách: tự tin, thận trọng, tự chủ, hiếu thắng…đưa ra những hướng tiêu dùng, cách lựa chọn khác nhau khi đứng trươc những loại hàng hóa thuộc cùng một dòng Yếu tố tâm lý Là động cơ của NTD tiêu dùng những hàng hóa phục vụ cho mục tiêu đề ra theo thứ tự: nhu cầu sinh lý, nhu cầu an toàn, nhu cầu xã hội, nhu cầu tôn trọng, nhu cầu tự khẳng định mình. 2/ Quá trình trong mô hình hành vi tiêu dùng Tùy theo mỗi loại khách hàng và mỗi loại sản phẩm khác nhau mà quá trình mua hàng là khác nhau. Quá trình này gốm 3 bước: 2.1. Nhận dạng nhu cầu (Need Recognition) Do kích thích từ nội tại bản thân (đói, khát…) hoặc kích thích do môi trường bên ngoài (ảnh hưởng từ bạn bè, yêu cầu của công việc…) mà hình thành nên nhu cầu về sản phẩm. Nhu cầu ở đây dược hiểu là những đòi hỏi cơ bản nhất của con người. Theo Maslow các thang bậc nhu cầu được sắp xếp như sau: Tự thể hiện Được tôn trọng Xã hội An toàn Sinh lý Tháp nhu cầu của Maslow 2.2. Tìm kiếm thông tin ( Prepurchase search) Từ nhóm: Gia đình, bạn bè, hàng xóm…Đây là nguồn thông tin mang nặng quan điểm cá nhân nhưng có ảnh hưởng mạnh nhất đến quá trình mua hàng.. Từ hoạt động marketing: Các mẫu quảng cáo trên các phương tiện truyền thông, người bán hàng, trưng bày sản phẩm… Từ công chúng: Đánh giá chung của người tiêu đùng, báo chí, các bảng xếp hạng sản phẩm chất lượng được yêu thích… Từ kinh nghiệm của bản thân khi đi mua hàng qua tiếp xúc, dùng thử sản phẩm… 2.3. Đánh giá các thay thế ( Evaluation of alternatives) Với mỗi loại sản phẩm và nhu cầu, người tiêu dùng có các tiêu chí đánh giá khác nhau, bao gồm: chức năng công dụng của hàng hóa, chỉ tiêu thẩm mỹ, sự thuận tiện trong sử dụng, khả năng an toàn và vệ sinh của hàng hóa, độ bền chắc và hợp lý về giá cả. 3/ Quyết định mua hàng Có hai yếu tố ảnh hưởng tới việc “quyết định mua”của người tiêu dùng. 3.1. Thái độ của người khác. Mức độ thay đổi thì tùy thuộc vào hai yếu tố: Mức độ phản đối của người khác đối với phương án ưa thích của người tiêu dùng Mức độ người tiêu dùng tiếp nhận ý kiến của người khác.Thái dộ đồng tình hay phản đối của người khác càng quyết liệt và người đó càng gần gũi với người tiêu dùng thì người tiêu dùng càng quyết tâm hơn trong việc xem xét ý định mua hàng. 3.2. Những yếu tố không mong đợi, bất ngờ Những yếu tố bất ngờ phát sinh đột ngột và làm thay đổi ý định mua hàng có thể là mất việc, hàng khác cấp thiết hơn hoặc có lời đồn đại không tốt về món hàng … 4/ Quy trình mua hàng với sản phẩm mới 4.1. Khái niệm Sản phẩm mới là hàng hóa, dịch vụ hay ý tưởng mà bộ phận tiềm ẩn tiếp nhận chúng như một cái gì đó mới mẻ. Sản phẩm mới có thể đã có mặt trên thị truờng trong một thời gian nào đó nhưng người tiêu dùng chỉ mới nhận biết nó lần đầu tiên. 4.2. Quy trình chấp nhận “sản phẩm mới” Quá trình chấp nhận sản phẩm mới bao gồm 5 giai đoạn: Nhận biết: NTD nghe thấy về sản phẩm nhưng chưa có đầy đủ thông tin về nó. Quan tâm: NTD bị kích thích đi tìm kiếm thông tin về sản phẩm mới. Đánh giá: NTD quyết định có nên dùng thử sản phẩm mới hay không. Dùng thử: NTD dùng thử sản phẩm ở số lượng ít để có ý niệm đầy đủ hơn về giá trị của nó. Chấp nhận: NTD quyết định sử dụng thường xuyên và đầy đủ sản phẩm mới. Từ đó cho thấy để đưa sản phẩm mới ra thị trường, nhà marketing cần phải suy nghĩ làm thế nào để dẫn dắt mọi người từ giai đoạn này đến giai đoạn kia một cách hợp lí sao cho khách hàng dễ dàng chấp nhận sản phẩm mới của mình hơn 4.3. Các dạng khách hàng của sản phẩm mới Con người rất khác nhau về thái độ sẵn sàng dùng thử sản phẩm mới.Sự nhạy cảm với cái mới – “đó là mức độ đi trước tương đối của cá thể so với những thành viên khác của xã hội trong việc chấp nhận những ý tưởng mới”. Theo Rogers, có năm dạng khách hàng sau: Người khai phá (innovators): là những người ưa thích cái mới vì khi sử dụng sản phẩm mới họ cảm thấy có tính phiêu lưu, đặc biệt. Người tiên phong (early adopters): là những người chấp nhận cái mới rất sớm nhưng với một thái độ thận trọng, họ có khả năng dẫn dắt dư luận trong môi trường của mình. Số đông chấp nhận sớm (early majority): là những người chấp nhận sản phẩm mới một cách dè dặt. Họ chấp nhận cái mới sớm hơn người trung bình nhưng ít khi là người tiên phong. Số đông chấp nhận muộn (late majority): là những người có tính hoài nghi, họ chỉ chấp nhận cái mới sau khi nó đã được sử dụng thử. Người chấp nhận trễ (laggards): là những người lạc hậu, họ chịu nhiều ảnh hưởng của phong tục tập quán, không thích sự đổi mới và chỉ chấp nhận cái mới trong một chừng mực nhất định. 4.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chấp nhận sản phẩm mới 4.4.1. Ảnh hưởng của cá nhân Trong quá trình chấp nhận cái mới, mỗi cá nhân người tiêu dùng đóng một vai trò rất lớn không chỉ bởi họ là người tiêu thụ sản phẩm. Ảnh hưởng của cá nhân là hiệu quả do lời giới thiệu hàng hóa của một cá nhân nào đó gây ra đối với thái độ của người khác hay đối với xác suất để người đó mua hàng. 4.4.2. Ảnh hưởng của tính chất hàng hóa đến nhịp độ chấp nhận nó Tính ưu việt tương đối của sản phẩm: thể hiện ở tính năng, chất lượng của sản phẩm vượt trội hơn so với các sản phẩm khác. Tính tương hợp: sản phẩm mới có phù hợp với thói quen, sở thích , nhu cầu của người tiêu dùng hay không Tính phức tạp: thể hiện trong những chi tiêt mới của sản phẩm có những điểm còn khó hiểu và khó sử dụng đối với khách hàng. Khả năng phân chia quá trình tiếp cận và làm quen với sản phẩm, tức khả năng dùng thử sản phẩm còn ở quy mô hạn chế. Tính chất thông tin trực quan: tức mức độ thể hiện rõ ràng hay khả năng mô tả cho người khác những kết quả sử dụng nó. Ngoài ra còn có một số tính chất khác của sản phẩm mới có ảnh hưởng đến nhịp độ chấp nó như: giá cả, chi phí, sản phẩm cạnh tranh, tỷ lệ rủi ro…Do đó, những người bán sản phẩm mới cần phải nghiên cứu tất cả những yếu tố này, tập trung chú ý vào những điểm mấu chốt về đặc trưng của sản phẩm mới cũng như các giai đoạn soạn thảo chương trình marketing cho nó. CHƯƠNG II: MÔ TẢ VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ ĐƯA RA Tiến hành lập đề cương đề tài nghiên cứu một cách sơ lược. Tham khảo ý kiến của thầy phụ trách và đưa ra bản đề cương chính thức (xem phần phụ lục). Từ mục tiêu nghiên cứu và những câu hỏi nghiên cứu được đặt ra, tiến hành phác thảo bảng câu hỏi điều tra. Gửi bảng câu hỏi chưa chính thức cho thầy đồng thời phát thử điều tra một số bảng, qua đó đánh giá sơ lược về chất lượng bảng hỏi xem có đủ khả năng lấy được những thông tin mà nhóm thực hiện đề tài muốn lấy. (xem đối tượng được điều tra có hiểu ý câu hỏi hay không, có hiểu cách làm hay không…) Tổng hợp ý kiến của thầy cũng như rút kinh nghiệm từ các bảng phát thử để đưa ra một bảng câu hỏi điều tra hoàn chỉnh. (xem phụ lục). Chọn mẫu và điều tra. Cỡ mẫu là 472. Điều tra tại một số công ty, trường đại học, siêu thị, công viên, khu vui chơi giải trí, trên interner. Tất cả bảng hỏi thu về sau khi điều tra đều hợp lệ. Mã hóa thông tin đưa vào máy tính xử lý. Thông tin được mã hóa bằng phần mềm. Xử lý thông tin và kết quả đưa ra. Phân tích kết quả thông tin đưa ra. Tổng hợp và báo cáo đề tài nghiên cứu. CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG THÔNG TIN - KÊT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP 3.1. Sử dụng khẩu trang và vấn đề vệ sinh sức khỏe. 3.1.1 Tổng quan về thị trường khẩu trang hiện nay. Bây giờ ra đường,  chuyện mang khăn bịt mặt đã trở nên quá phổ biến. Với nhiều người, việc này đã trở thành thói quen không thể bỏ. Thực tế cho thấy, trước khi Nhà nước và các cơ quan quản lý môi trường nỗ lực làm giảm mức độ ô nhiễm không khí, người ta đã bắt đầu tìm kiếm sự phòng hộ cho mình. Mới đầu chỉ dùng khăn mùi xoa cột chéo phía sau và hầu như chỉ phụ nữ mới che mặt, chủ yếu để bảo vệ làn da. Sau này, mức độ ô nhiễm do khói bụi ngoài đường gia tăng, cánh đàn ông cũng quan tâm hơn đến sức khỏe của mình nên cũng... bịt mặt. Từ đó, dịch vụ kinh doanh các loại khẩu trang, khăn che mặt, áo chống nắng, chống bụi đã trở thành một dịch vụ cũng kiếm ra khá nhiều tiền. Từ chiếc khẩu trang đơn giản chỉ để che mũi và miệng như khẩu trang vải có dây thun móc vào tai giá 2.000 - 3.000 đồng/chiếc, khẩu trang có nhiều lớp giấy dai ở giữa, khẩu trang giấy có chứa bột than hoạt tính với giá 5.000-10.000 đồng/chiếc,  đến khẩu trang đặc dụng giống như loại mặt nạ chống hơi độc với bộ phận lọc khí bên trong với giá trên dưới 100.000 đồng/chiếc. Riêng các loại khẩu trang 2 trong 1 vừa tránh ô nhiễm, vừa che nắng mà hầu hết các phụ nữ đều sử dụng, như khăn che mặt che kín đầu (tất nhiên trừ đôi mắt) có miếng dán hai đầu khăn (giá từ 8.000 - 12.000 đồng tùy theo chất liệu vải). Loại khăn lớn hơn che mặt và cả phần cổ, phần mũi và miệng được may phồng ôm lấy mũi và miệng với tác dụng chống nghẹt thở và không làm lem phấn son ở vùng này của quý bà, quý cô có giá từ 12.000 - 20.000 đồng cũng tùy theo chất liệu vải. Song, cái "sự" tránh nắng và tránh ô nhiễm của quý bà, quý cô chưa dừng ở đó. Nhiều nhà thiết kế còn tung ra thị trường loại áo "3 trong 1": Chỉ với một chiếc áo có thể thay thế cho: áo khoác, găng tay và khăn che mặt với phần thân áo khá dài, rộng có tấm khăn lớn che cổ và mặt  được đính liền với phần sau của cổ áo, hai đầu có miếng dán, dưới tay áo được may thêm phần tam giác dài, có dây xỏ ngón để che kín mu bàn tay. Áo này có giá từ 120.000 - 150.000 đồng/chiếc, với chất liệu vải coton, màu sắc trang nhã được bán tại một số điểm bán áo, mũ nón, khẩu trang ở một số cửa hàng. Nhìn chung, thị trường khẩu trang hiện nay rất phong phú và đa dạng, không chỉ đa dạng về kiểu dáng mà còn rất đa dạng về chất liệu, nhiều chức năng, và giá cả cũng đủ loại . Tất cả đều nhằm mục đích đáp ứng tối đa nhu cầu của con người. 3.1.2 Mục đích sử dụng khẩu trang của người tiêu dùng. Theo kết quả nghiên cứu cho thấy mục đích chính sử dụng khẩu trang của người tiêu dùng là nhằm tránh nắng và tránh khói bụi hay những mùi khó chịu, một số ít là do vấn đề da liễu nên sử dụng, nhất là với những người có làn da nhạy cảm, dễ bị dị ứng với bụi bẩn cũng như những chất độc hại. Điều này đúng với dự đoán ban đầu mà nhóm đã đưa ra.    Nhìn vào biểu đồ ta thấy như sau: với mục đích tránh nắng có 68.7% người được phỏng vấn cho rằng đây là vấn đề rất quan trọng, mục đích tránh khói bụi chiếm 80.3%. Bên cạnh đó là vì những vấn đề da liễu đối với những người có làn da nhạy cảm, dễ bị dị ứng do nhiễm bẩn. Kết quả này cho thấy khi mà nền công nghiệp đang ngày càng phát triển như hiện nay, khói bụi ngày một tỏa ra nhiều từ các nhà máy gây ô nhiếm không khí nặng nề, đồng thời cùng với hiện tượng Trái Đất đang ngày càng nóng dần lên, ánh nắng mặt trời ngày một tỏ ra gay gắt hơn, thì người tiêu dùng cũng ngày càng quan tâm hơn đến vấn đề tự bảo vệ mình trước những hiểm họa luôn đe dọa sức khỏe của mình. Từ đó việc tìm đến một công cụ để có thể giúp họ tự bảo vệ mình như chiếc khẩu trang là một điều cần thiết hiện nay. 3.1.3 Sự quan tâm của người tiêu dùng đến vấn đề vệ sinh cho chiếc khẩu trang mỗi khi sử dụng nó. Như đã phân tích ở trên, trước những vấn đề ô nhiễm hiện nay của môi trường, thì người tiêu dùng sử dụng khẩu trang ngày càng nhiều và thường xuyên hơn. Việc giữ cho chiếc khẩu trang luôn sạch sẽ cũng rất cần phải được quan tâm vì nếu người sử dụng không thường xuyên giặt khẩu trang, phơi khô trước khi sử dụng lại (với loại thông thường), hoặc thay mới (với những loại có màng hoạt chất chống độc) thì những vi khuẩn tích tụ trên bề mặt khẩu trang sẽ trực tiếp đi qua đường miệng, đường mũi của người sử dụng vào bên trong cơ thể. Ngoài ra, khẩu trang bẩn còn có thể là tác nhân dẫn đến các bệnh ngoài da. Như vậy, nếu không giữ vệ sinh đúng cách cho chiếc khẩu trang thì đôi khi chính nó sẽ là ổ vi khuẩn gây ra nhiều bệnh tật cho người dùng. Theo kết quả điều tra cho thấy, có 81,5% số người được phỏng vấn quan tâm đến việc vệ sinh cho chiếc khẩu trang để nó luôn được sạch sẽ. Mức độ quan tâm chiếc khẩu trang có sạch hay không?      Tần số  Tần suất   Rất không quan tâm  4  0.9   Không quan tâm  12  2.6   Bình thường  70  15   Quan tâm  74  15.9   Rất quan tâm  306  65.7    Và sự quan tâm của họ có thể được thể hiện bằng cách thường xuyên giặt khẩu trang, hoặc mua cùng lúc nhiều chiếc khẩu trang để có thể thay thế nhau nếu không có nhiều thời gian cho việc vệ sinh nó. Nhưng công việc đó đôi lúc cũng mang lại nhiều phiền phức cho người sử dụng, làm mất thời gian của họ, nhất là trong thời buổi hiện nay: các bạn trẻ thì luôn thích sự độc đáo, mới mẻ và sự tiện lợi, còn những người mà công việc của họ lúc nào cũng bận rộn, quỹ thời gian được sử dụng tối đa thì họ sẽ không thể có thời gian để nghĩ đến những công việc nhỏ đó. Do vậy, một chiếc khẩu trang vừa tiện lợi nhưng phải đủ khả năng bảo vệ họ sẽ là một sản phẩm mà họ mong muốn. 3.1.4 Những yếu tố ảnh hưởng khiến người tiêu dùng có sự quan tâm khác nhau đến việc vệ sinh cho chiếc khẩu trang. - Với yếu tố giới tính, theo kết quả khảo sát ta thấy rằng:    Mức độ quan tâm chiếc khẩu trang có sạch hay không?    Rất không quan tâm  Không quan tâm  Bình thường  Quan tâm  Rất quan tâm  Tổng cộng   Giới tính  Nam  0.40%   4.30%  3.90%  22.30%  30.90%    Nữ  0.40%  2.60%  10.70%  12.00%  43.30%  69.10%    Tổng cộng  0.90%  2.60%  15.00%  15.90%  65.70%  100.00%   (Bảng 1) + Trong 100% người được phỏng vấn thì có 3.9% người là nam giới và quan tâm đến vấn đề vệ sinh cho chiếc khẩu trang, đồng thời cũng có 22.3% người là nam giới và rất quan tâm đến vấn đề này. Như vậy, có 26.2% (3.9% + 22.3%) người là nam giới có quan tâm đến việc vệ sinh cho chiếc khẩu trang trong tổng số 100% người được chọn làm mẫu đại diện. + Tương tự ta thấy, với nữ giới, trong 100% người được phỏng vấn thì có 55.3% người là nữ giới có quan tâm đến vấn đề vệ sinh này. Như vậy, có sự chênh lệch khá lớn giữa nam và nữ trong việc quan tâm đến vấn đề đang nghiên cứu, điều đó cho thấy giới tính là một yếu tố ảnh hưởng. Điều này có thể được giải thích một phần là do nữ giới hầu hết đều thích đẹp và thích làm đẹp, họ quan tâm đến việc chăm sóc sắc đẹp nhiều hơn so với nam giới, họ luôn muốn làm sao để họ ngày càng đẹp hơn, mà bụi bặm và nắng nóng là một trong nhiều tác nhân khiến da mặt họ bị dị ứng xấu, chính vì điều đó mà họ quan tâm nhiều hơn đến việc vệ sinh cho chiếc khẩu trang đang dùng để nó luôn sạch và bảo vệ họ một cách tốt nhất. Với yếu tố thời gian trung bình mỗi ngày phải lưu thông trên đường thì qua kết quả khảo sát, ta có thể thấy được:  Mức độ quan tâm chiếc khẩu trang có sạch hay không?    Rất không quan tâm  Không quan tâm  Bình thường  Quan tâm  Rất quan tâm  Tổng cộng   Thời gian trung bình 1 ngày đi trên đường  Dưới 2h  1.00%  3.10%  12.30%  13.60%  69.90%  100.00%    Trên 2h    28.60%  27.30%  44.20%  100.00%    Tổng cộng  2.60%  15.00%  5.90%  65.70%  100.00%    (Bảng 2) + Trong 100% người được phỏng vấn thì có 83.5% người có thời gian trung bình lưu thông trên đường là dưới 2h, còn lại là trên 2h. Trong 83.5% người này thì có 13.6% người quan tâm và 69.9% người rất quan tâm đến vấn đề vệ sinh của chiếc khẩu trang. Như vậy, trong 83.5% người có thời gian trung bình lưu thông trên đường dưới 2h thì có 83.5% người có quan tâm đến vấn đề vệ sinh này. + Tương tự, trong 16.5% người có thời gian trung bình lưu thông trên đường trên 2h thì có 27.3% người quan tâm và 44.2% người rất quan tâm. Nhìn chung thì trong 16.5% người này, có 71.5% người có quan tâm đến việc vệ sinh mà ta đề cập. Như vậy, dường như sự chênh lệch không lớn lắm giữa hai nhóm người. Điều ta có thể thấy là dù thời gian đi trên đường là ít hay nhiều thì họ đều quan tâm và rất quan tâm đến vấn đề vệ sinh của chiếc khẩu trang. Yếu tố này có ảnh hưởng không rõ ràng lắm. Điều này có thể được l‎y giải là bởi vì khi người dân đã ‎y thức vấn đề bảo vệ sức khỏe là quan trọng thì bất kể khi nào ra đường, bất luận thời gian đi lâu hay mau thì họ đều mong muốn luôn được bảo vệ tốt nhất, họ đều quan tâm như nhau đến việc vệ sinh cho chiếc khẩu trang để đảm bảo nó luôn sạch sẽ mà sử dụng. Với yếu tố mức thu nhập, theo kết quả khảo sát ta thấy rằng:  Mức độ quan tâm chiếc khẩu trang có sạch hay không?    Rất không quan tâm  Không quan tâm  Bình thường  Quan tâm  Rất quan tâm  Tổng cộng   Thu nhập trung bình/tháng  Dưới 3 triệu  0.90%  2.60%  12.40%  12.90%  47.20%  76.00%    3 triệu - 5 triệu    2.60%  3.00%  15.50%  21.00%    5 triệu - 7 triệu      3.00%  3.00%    Tổng cộng  0.90%  2.60%  15.00%  15.90%  65.70%  100.00%   (Bảng 3) + Đối với nhóm người có thu nhập dưới 3 triệu/ tháng thì có tồn tại tình trạng không quan tâm và rất không quan tâm đến vấn đề vệ sinh này. + Đối với nhóm người có thu nhập từ 3-5 triệu/tháng thì tình trạng không quan tâm và rất không quan tâm không còn nữa, thái độ họ tỏ ra là: hoặc bàng quang, hoặc quan tâm, hoặc rất quan tâm. + Đối với nhóm người có thu nhập trên 5 triệu/ tháng thì họ rất quan tâm đến vấn đề vệ sinh này. Như vậy, rõ ràng yếu tố thu nhập có ảnh hưởng đến vấn đề ta nghiên cứu. L‎y do có thể được giải thích theo l‎y thuyết thang nhu cầu của Maslow: khi mà nhu cầu cấp thấp 1của con người đã được thỏa mãn đầy đủ thì họ sẽ có những nhu cầu mới ở cấp độ cao hơn cần được thỏa mãn. Với những người có mức thu nhập cao thì nhu cầu về sinh l‎y của họ đã được đảm bảo ổn định, lúc này họ sẽ có những nhu cầu cao hơn về tinh thần như sự giải trí, suy nghĩ về tương lai. Và việc họ quan tâm đến vấn đề bảo vệ sức khỏe, kéo dài tuổi thọ cũng là điều dễ hiểu. Với yếu tố phương tiện đi lại được sử dụng khi lưu thông trên đường thì ta thấy rằng:  Mức độ quan tâm khẩu trang có sạch không?    Rất không quan tâm  Không quan tâm  Bình thường  Quan tâm  Rất Quan tâm  Tổng cộng   Phương tiện đi lại  Xe hơi      5.20

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docIN-KIM.doc
  • docPHỤ LỤC.doc
Luận văn liên quan