Đề tài Khi Chủ tịch nước công bố lệnh khẩn cấp trong tình trạng cả nước có chiến tranh Ở đơn vị cơ sở xã, phường, thị trấn nơi đồng chí công tác hãy xây dựng

Trải qua mấy nghìn năm chống giặc ngoại xâm, nghệ thuật quân sự của tổ tiên đã hình thành và không ngừng phát triển, trở thành những bài học vô giá cho các thế hệ sau. Nhiều tư tưởng quân sự kiệt xuất như : "Binh thư yếu lược", "Hổ trướng khu cơ", "Bình Ngô đại cáo" ; những trận đánh điển hình như : Như Nguyệt, Chi Lăng, Tây Kết, Ngọc Hồi, Đống Đa.đã để lại những kinh nghiệm quý giá. Kinh nghiệm truyền thống đó là cơ sở để toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta kế thừa, vận dụng, phát triển trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ và trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Thực tiễn lịch sử dựng nước và giữ nước của ông cha ta đã chứng minh từ thời các vua Hùng, Hai Bà Trưng đến Ngô Quyền, Lê Lợi, Quang Trung đều dựa vào dân, khẳng định dân là gốc, biết sử dụng sức mạnh của dân để đánh tan các đội quân xâm lược hùng mạnh của các triều đại phong kiến Trung quốc , Mông cổ Kế thừa tư tưởng của ông cha ta về vai trò của nhân dân, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng luôn nêu cao tư tưởng cách mạng là của dân do dân và vì dân. Quan hệ mật thiết giữa Đảng và nhân dân là nguồn gốc sức mạnh truyền thống vô cùng quý báu của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh dưa ra những quan điểm về dân “Trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân”, “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong” .Dưới ngọn cờ của Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh nhân dân ta đã đồng lòng hợp sức làm nên nhiều chiến công vẻ vang trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, đánh thắng hai cường quốc xâm lược là Pháp và Mỹ; đang từng bước xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở đất nước ta. Ngày nay trong giai đoạn đất nước ta chuyển sang thời kỳ phát triển mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, có những thuận lợi mới, thời cơ mới, song vẫn còn nhiều trở lực và thách thức; Đảng và Nhà nước ta có nhiều chủ trương quan trọng về đổi mới công tác lãnh đạo của Đảng tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân.Trong những thập kỷ tới, những mâu thuẫn cơ bản của thời đại vẫn tồn tại những biểu hiện dưới sắc thái mới; cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp trên thế giới vẫn tiếp tục diễn ra gay gắt với nhiều hình thức khác nhau. Tuy vậy, hòa bình, hợp tác, phát triển vẫn là xu thế lớn. Xu thế toàn cầu hóa về kinh tế và cuộc cách mạng khoa học công nghệ trên tất cả các lĩnh vực đang mở ra những cơ hội và thách thức mới. Thế giới tiếp tục đối mặt với khủng hoảng kinh tế và các vấn đề thiên tai, dịch bệnh, những vấn đề an ninh truyền thống và phi truyền thống. Khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Đông Bắc Á vẫn tiềm ẩn nhiều nhân tố bất ổn định do cạnh tranh lợi ích chiến lược giữa các nước lớn. Khu vực Đông Nam Á nổi lên là sự phức tạp trong ứng xử vấn đề Biển Đông, sự tranh chấp ảnh hưởng của các nước lớn ngày càng gia tăng, tạo nguy cơ mất ổn định, thậm chí căng thẳng trong các quan hệ song phương, đa phương. Trong bối cảnh quốc tế mới, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch thường xuyên thay đổi chiến lược và phương thức chống phá cách mạng nước ta, chúng sử dụng phương thức phi vũ trang, với thực hiện chiến lược hết sức nguy hiểm là “diễn biến hòa bình”, gây bạo loạn lật đổ. Các thế lực phản động, thù địch tiếp tục sử dụng chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền” để can thiệp vào công việc nội bộ của nước ta. Do vậy, phương thức đấu tranh phi vũ trang ngày càng giữ vị trí quan trọng và được chúng ta nhận thức đầy đủ hơn. Đấu tranh trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hóa, đối ngoại là những nội dung và phương thức cần được đặc biệt chú trọng trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Mặt khác, chúng ta cần đặc biệt coi trọng việc “tự bảo vệ” trong mỗi con người, mỗi tổ chức, trong mỗi ngành, mỗi cấp; bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa phải được tiến hành ngay từ cơ sở. Cần coi trọng sức mạnh truyền thống và hiện đại, sức mạnh tổng hợp trong giữ nước, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng, từ mô hình đến các quan hệ Đảng - Nhà nước - các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp trong hệ thông chính trị . nhằm tạo nên sức mạnh tổng hợp to lớn để bảo vệ Tổ quốc.

doc7 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3422 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Khi Chủ tịch nước công bố lệnh khẩn cấp trong tình trạng cả nước có chiến tranh Ở đơn vị cơ sở xã, phường, thị trấn nơi đồng chí công tác hãy xây dựng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI THU HOẠCH Đề bài : Khi Chủ tịch nước công bố lệnh khẩn cấp trong tình trạng cả nước có chiến tranh. Ở đơn vị cơ sở xã, phường, thị trấn nơi đồng chí công tác hãy xây dựng đề án quốc phòng an ninh chuyển từ thời bình sang thời chiến. Bài làm Trải qua mấy nghìn năm chống giặc ngoại xâm, nghệ thuật quân sự của tổ tiên đã hình thành và không ngừng phát triển, trở thành những bài học vô giá cho các thế hệ sau. Nhiều tư tưởng quân sự kiệt xuất như : "Binh thư yếu lược", "Hổ trướng khu cơ", "Bình Ngô đại cáo" ; những trận đánh điển hình như : Như Nguyệt, Chi Lăng, Tây Kết, Ngọc Hồi, Đống Đa...đã để lại những kinh nghiệm quý giá. Kinh nghiệm truyền thống đó là cơ sở để toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta kế thừa, vận dụng, phát triển trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ và trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Thực tiễn lịch sử dựng nước và giữ nước của ông cha ta đã chứng minh từ thời các vua Hùng, Hai Bà Trưng đến Ngô Quyền, Lê Lợi, Quang Trung… đều dựa vào dân, khẳng định dân là gốc, biết sử dụng sức mạnh của dân để đánh tan các đội quân xâm lược hùng mạnh của các triều đại phong kiến Trung quốc , Mông cổ Kế thừa tư tưởng của ông cha ta về vai trò của nhân dân, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng luôn nêu cao tư tưởng cách mạng là của dân do dân và vì dân. Quan hệ mật thiết giữa Đảng và nhân dân là nguồn gốc sức mạnh truyền thống vô cùng quý báu của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh dưa ra những quan điểm về dân “Trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân”, “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”….Dưới ngọn cờ của Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh nhân dân ta đã đồng lòng hợp sức làm nên nhiều chiến công vẻ vang trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, đánh thắng hai cường quốc xâm lược là Pháp và Mỹ; đang từng bước xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở đất nước ta. Ngày nay trong giai đoạn đất nước ta chuyển sang thời kỳ phát triển mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, có những thuận lợi mới, thời cơ mới, song vẫn còn nhiều trở lực và thách thức; Đảng và Nhà nước ta có nhiều chủ trương quan trọng về đổi mới công tác lãnh đạo của Đảng tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân.Trong những thập kỷ tới, những mâu thuẫn cơ bản của thời đại vẫn tồn tại những biểu hiện dưới sắc thái mới; cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp trên thế giới vẫn tiếp tục diễn ra gay gắt với nhiều hình thức khác nhau. Tuy vậy, hòa bình, hợp tác, phát triển vẫn là xu thế lớn. Xu thế toàn cầu hóa về kinh tế và cuộc cách mạng khoa học công nghệ trên tất cả các lĩnh vực đang mở ra những cơ hội và thách thức mới. Thế giới tiếp tục đối mặt với khủng hoảng kinh tế và các vấn đề thiên tai, dịch bệnh, những vấn đề an ninh truyền thống và phi truyền thống... Khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Đông Bắc Á vẫn tiềm ẩn nhiều nhân tố bất ổn định do cạnh tranh lợi ích chiến lược giữa các nước lớn. Khu vực Đông Nam Á nổi lên là sự phức tạp trong ứng xử vấn đề Biển Đông, sự tranh chấp ảnh hưởng của các nước lớn ngày càng gia tăng, tạo nguy cơ mất ổn định, thậm chí căng thẳng trong các quan hệ song phương, đa phương. Trong bối cảnh quốc tế mới, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch thường xuyên thay đổi chiến lược và phương thức chống phá cách mạng nước ta, chúng sử dụng phương thức phi vũ trang, với thực hiện chiến lược hết sức nguy hiểm là “diễn biến hòa bình”, gây bạo loạn lật đổ. Các thế lực phản động, thù địch tiếp tục sử dụng chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền” để can thiệp vào công việc nội bộ của nước ta. Do vậy, phương thức đấu tranh phi vũ trang ngày càng giữ vị trí quan trọng và được chúng ta nhận thức đầy đủ hơn. Đấu tranh trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hóa, đối ngoại là những nội dung và phương thức cần được đặc biệt chú trọng trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Mặt khác, chúng ta cần đặc biệt coi trọng việc “tự bảo vệ” trong mỗi con người, mỗi tổ chức, trong mỗi ngành, mỗi cấp; bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa phải được tiến hành ngay từ cơ sở. Cần coi trọng sức mạnh truyền thống và hiện đại, sức mạnh tổng hợp trong giữ nước, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng, từ mô hình đến các quan hệ Đảng - Nhà nước - các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp trong hệ thông chính trị ... nhằm tạo nên sức mạnh tổng hợp to lớn để bảo vệ Tổ quốc. Đối với các địa phương ngay từ thời bình đều phải tổ chức xây dựng sẵn các kế hoạch: Thời bình thì phát triển kinh tế- xã hội, củng cố quốc phòng- an ninh; khi có tác chiến thì điều chỉnh, bổ sung và tổ chức thực hiện kế hoạch chuyển địa phương từ thời bình sang thời chiến và các kế hoạch công tác, bảo đảm cho nhiệm vụ chuyển địa phương sang thời chiến. Khi Chủ tịch nước công bố lệnh khẩn cấp trong tình trạng cả nước có chiến tranh, các đơn vị cơ sở phải tuần tự thực hiện các nội dung sau: 1. Ban Chấp hành đảng bộ xã ra nghị quyết lãnh đạo chuyển địa phương từ thời bình sang thời chiến: a. Công tác chuẩn bị cho Hội nghị Ban Chấp hành đảng bộ xã ra nghị quyết lãnh đạo chuyển địa phương từ thời bình sang thời chiến: Để Ban Chấp hành đảng bộ xã ra được chủ trương, phương hướng lãnh đạo sát đúng với nhiệm vụ chuyển địa phương sang thời chiến, đòi hỏi các ban, ngành, đoàn thể ở địa phương, theo chức năng, nhiệm vụ của mình phải cung cấp các yếu tố, các cơ sở khoa học và thực tiễn của nghị quyết. Đây là một nội dung rất quan trọng trong tiến trình công tác tham mưu của các ban, ngành, đoàn thể địa phương, nhằm giúp cho Ban Chấp hành đảng bộ xã ra được nghị quyết lãnh đạo chuyển địa phương từ thời bình sang thời chiến đúng với quan điểm chủ trương của huyện ủy, phù hợp với tình hình mọi mặt của địa phương. Trình tự các bước ra Nghị quyết của Ban Chấp hành đảng bộ xã như sau: - Hội ý thường trực phân công chuẩn bị cho họp thường vụ. Ngay sau khi nhận được nghị của huyện ủy và chỉ thị của chủ tịch UBND huyện về chuyển địa phương từ thời bình sang thời chiến, thường trực đảng ủy xã phải thông báo tình hình cho các cơ quan liên quan và tiến hành hội ý thường trực. Trên cơ sở quán triệt các chỉ thị, nghị quyết của huyện ủy, thường trực đảng ủy xã phải xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện toàn diện các mặt công tác. Nội dung trọng tâm là xây dựng nghị quyết lãnh đạo trình Ban Chấp hành đảng bộ xã xem xét quyết nghị. - Các ban, ngành, đoàn thể cung cấp tình hình, đề xuất các chỉ tiêu, biện pháp chuyển địa phương sang thời chiến. Căn cứ vào những kết luận của thường trực, văn phòng UBND xã gửi công văn yêu cầu các ban, ngành, đoàn thể trong xã báo cáo tình hình các mặt của địa phương thuộc lĩnh vực, ngành mà mình phụ trách. Các ban, ngành căn cứ vào chỉ đạo, hướng dẫn của các cơ quan ngành dọc cấp trên và kế hoạch chuyển địa phương từ thời bình sang thời chiến của xã đã được chuẩn bị trước từ thời bình, đề xuất các chỉ tiêu, biện pháp của ngành, lĩnh vực mình bảo đảm cho nhu cầu chiến tranh. Đối với những lĩnh vực, ngành quan trọng ngoài việc báo cáo bằng văn bản, có thể yêu cầu báo cáo riêng với thường trực hoặc cử cán bộ văn phòng làm việc trực tiếp với cơ quan, ban, ngành đó. - Dự thảo nghị quyết, nội dung gồm: + Đánh giá tình hình các mặt có liên quan đến nhiệm vụ chuyển địa phương từ thời bình sang thời chiến. + Xác định chủ trương chung: Tập trung sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền chuyển nhanh mọi hoạt động của địa phương sang thời chiến, nhanh chóng ổn định mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa- xã hội, bảo đảm cho địa phương trong bất kỳ tình huống nào vẫn giữ vững ổn định chính trị, sản xuất phát triển, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu giành thắng lợi, bảo vệ vững chắc địa phương. + Chủ trương, biện pháp cụ thể: Về tuyên truyền giáo dục, chuyển LLVT địa phương lên trạng thái SSCĐ toàn bộ, thực hiện quyết định và lệnh động viên thời chiến của chủ tịch UBND huyện và Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, duy trì các hoạt động phòng thủ dân sự, điều chỉnh kế hoạch KT- XH, đổi mới phong cách lãnh đạo... - Họp Ban thường vụ triển khai công tác chuẩn bị cho hội nghị Ban Chấp hành đảng bộ xã. b. Hội nghị Ban Chấp hành đảng bộ xã: - Văn phòng làm công tác tổ chức. - Bí thư trình bày dự thảo nghị quyết của thường vụ. - Hội nghị thảo luận: Đánh thực trạng tình hình các mặt kinh tế, chính trị, vă hóa- xã hội của địa phương. Đặc biệt cần làm rõ những mâu thuẫn phát sinh, những vấn đề nổi cộm cần tập trung tháo gỡ, dự báo sự phát triển của tình hình khi chuyển địa phương sang thời chiến cũng như trong quá trình chiến tranh.. Từ đó xác định các chỉ tiêu, biện pháp cần đạt được. - Bí thư kết luận hội nghị. c.Triển khai tổ chức thực hiện nghị quyết của Ban Chấp hành: - Văn phòng hoàn chỉnh văn bản nghị quyết, gửi đến các cơ sở đảng theo quy định.- Thường vụ đảng ủy xã phân công các ủy viên trực tiếp theo dõi các mặt công tácđôn đốc các địa phương triển khai thực hiện các nội dung, biện pháp chuyển địa phương từ thời bình sang thời chiến. - Các ban, ngành giúp Ban Chấp hành đảng bộ xã lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra trong quá trình tổ chức thực hiện. 2. Hội đồng nhân dân quyết nghị các chỉ tiêu, biện pháp thực hiện nhiệm vụ chuyển địa phương sang thời chiến: a. Hoạt động của các ban ngành trong chuẩn bị kế hoạch chuyển địa phương từ thời bình sang thời chiến: - Nghiên cứu, nắm vững nghị quyết, chỉ thị của Ban chấp hành đảng bộ huyện; quyết định chỉ thị của UBND huyện; thông báo, hướng dẫn của các cơ quan ngành dọc cấp trên để tham mưu cho đảng ủy, H ĐND, UBND xã xây dựng, điều chỉnh các chỉ tiêu, định mức phát triển kinh tế- xã hội trong năm đầu chiến tranh. Từng ban ngành theo chức năng, nhiệm vụ của mình cần tập trung xácđinh, điều chỉnh các chỉ tiêu về cơ cấu đầu tư, xác định các lĩnh vực, ngành cần ưu tiên phát triển, các biện pháp để chuyển đổi mục đích từ phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội sang phục vụ mục đích quốc phòng- an ninh. - Kiến nghị điều chỉnh cơ chế, qui chế hoạt động của các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội trong chiến tranh. - Chuẩn bị các chỉ tiêu, biện pháp huy động lực lượng dự bị động viên, phương tiện kĩ thuật của nền kinh tế quốc dân thuộc lĩnh vực của ban, ngành mình phục vụ nhu cầu chiến tranh. b. Ủy ban nhân dân điều chỉnh, bổ sung kế hoạch chuyển địa phương từ thời bình sang thời chiến để trình trước Hội đồng nhân dân xã - Đề án phát triển kinh tế, văn hóa- xã hội của địa phương trong năm đầu chiến tranh: Xác định chỉ tiêu phát triển kinh tế, cơ cấu đầu tư, các vấn đề về chính sách, tài chính, ngân sách... - Xác định điều chỉnh các chỉ tiêu động viên quân dự bị và huy động phương tiện kĩ thuật của các thành phần kinh tế cho lực lượng vũ trang. - Xây dựng qui chế hoạt động của các ban, ngành, đoàn thể của địa phương trong thời chiến. c. Hội nghị Hội đồng nhân dân quyết nghị các chỉ tiêu biện pháp - Sau khi xây dựng xong kế hoạch chuyển địa phương từ thời bình sang thời chiến, chue tịch UBND xã phải báo cáo với thường trực Hội đồng nhân dân và đề nghị triệu tập hội nghị đại biểu HĐND để thông qua nghị quyết. 3. Ủy ban nhân dân triển khai nhiệm vụ cho các ban, ngành: - Quán triệt chỉ thị của chủ tịch UBND huyện, chủ trương của Đảng ủy, quyết nghị của HĐND. - Triển khai một số nội dung công việc cần giải quyết ngay như: Tiến hành các biện pháp triển khai lực lượng và thế trận chiến tranh nhân dân ở địa phương, chỉ đạo và tổ chức thực hiện lệnh động viên thời chiến, phỏ biến kế hoạch sơ tán nhân dân... - Phân công các phó chủ tịch theo dõi, đôn đốc, kiểm tra các ngành thực hiện đề án. 4. Điều chỉnh, bổ sung và thông qua kế hoạch, chương trình hành động của các ban, ngành, đoàn thể: - Trên cơ sở kế hoạch, chương trình hành động đã được chuẩn bị từ thời bình, căn cứ vào chỉ thị của chủ tịch UBND xã và tình hình thực tế của địa phương các ban, ngành, các tổ chức chính trị- xã hội tiến hành dự kiến điều chỉnh kế hoạch chuyển sang thời chiến của cơ quan mình. - Người đứng đầu các tổ chức chính trị- xã hội trực tiếp nghe báo cáo, nghiên cứu, quyết định các chỉ tiêu, biện pháp cụ thể. - Sau khi hoàn chỉnh kế hoạch, chương trình hành động được thông qua cấp trên theo phân cấp. Tiến hành chiến tranh toàn dân đó là truyền thống, đồng thời là quy luật giành thắng lợi trong chiến tranh của dân tộc ta chống những kẻ thù xâm lực lớn mạnh hơn ta nhiều lần. Tổ tiên ta đã tiến hành chiến tranh nhân dân để đánh thắng các triều đại phong kiến phương Bắc xâm lược, cũng như dưới sự lãnh đạo của Đảng, dân tộc ra đã đánh thắng thực dân Pháp và đế quốc Mĩ xâm lược. Ngày nay, chúng ta phải kế thừa và phát huy truyền thống ấy lên một trình độ mới phù hợp với điều kiện mới, thực hiện chiến tranh toàn dân đánh thắng cuộc tiến công xâm lược của địch. Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch của chủ nghĩa xã hội đã và đang thực hiện âm mưu, thủ đoạn diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đỗ để chống phá các nước xã hội chủ nghĩa còn lại, chúng luôn coi Việt Nam là một trọng điểm. Toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta luôn nâng cao cảnh giác, nhận thức rõ tính chất nguy hiểm của âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù thấy được tính chất phức tạp, quyết liệt trong cuộc đấu tranh này, đoàn kết, kiên quyết đánh bại chúng, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Đối với cán bộ công chức, việc học tập và nâng cao tri thức nhằm có nhận thức và cái nhìn đúng đắn về chính trị và đường lối của Đảng, chính phủ nước ta là rất quan trọng Chúng ta xác định, chống chiến lược diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch đối với cách mạng nước ta là nhiệm vụ cấp bách và lâu dài của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa giai đoạn mới.
Luận văn liên quan