Trên thế giới, bảo hiểm là một ngành đã có từ rất lâu đời. Tại các nước phát triển bảo hiểm đã cho thấy được vài trò qua trọng trong nền kinh tế và cả trong đời sống của mọi người dân. Bảo hiểm không chỉ thực hiện việc huy động vốn cho nền kinh tế mà nó còn góp phần đảm bảo ổn định tài chính cho các cá nhân, gia đình, cho mọi tổ chức và doanh nghiệp để khôi phục đời sống và hoạt động sản xuất kinh doanh mỗi khi gặp rủi ro. ở Việt Nam ngành bảo hiểm cũng đã có hơn 40 năm hoạt động nhưng vẫn còn là một ngành rất mới. Nhưng theo xu thế phát triển chung và nhu cầu của nền kinh tế, ngành bảo hiểm đã được quan tâm phát triển một cách đúng đắn. Chỉ trong khoảng 5 năm trở lại đây bảo hiểm mới dần trở nên quen thuộc đối với đa số người dân Việt Nam. Và ngành bảo hiểm cũng ngày một chứng tỏ được tầm quan trọng của mình đối với ngành kinh tế và đang dần đi vào cuộc sống của mỗi người dân.
Hiện nay, trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, vấn đề quan trọng hàng đầu được đặt ra đó là việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông và vận tải. Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông và vận tải ở nước ta hiện nay vẫn còn thấp kém chưa đáp ứng được sự gia tăng của các phương tiện giao thông. Vấn đề tai nạn giao thông đang trở thành vấn đề quan tâm của tất cả mọi người mọi nhà và toàn xã hội. Nhà nước ta đã có rất nhiều những biện pháp nhằm giảm thiểu tổn thất do tai nạn giao thông và hỗ trợ những trường hợp bị tai nạn sớm hồi phục sức khoẻ, phục hồi tài chính hoà nhập cuộc sống cộng đồng. Một trong số những biện pháp đó là việc triển khai các nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới tại các doanh nghiệp bảo hiểm, trong đó có nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới. Và khâu quan trọng nhất trong nghiệp vụ này là giải quyết khiếu nại. Trong thời gian thực tập tại PJICO em thấy công tác này trong nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới được công ty thực hiện khá hiệu quả. Giải quyết khiếu nại trong nghiệp vụ này có vai trò rất lớn, không chỉ với công ty mà quan trọng hơn là với những người bị tai nạn. Công tác này được thực hiện càng hiệu quả thì tác dụng của nó càng to lớn. Vì vậy em đã quyết định chọn đề tài “Nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới ở PJICO và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác khiếu nại ở PJICO” với mục đích nghiên cứu kỹ hơn công tác giải quyết khiếu nại ở đây. Sau đó, với những kiến thức đã học nêu ra một số giải pháp nhằm nâng cao công tác này tại công ty, qua đó đáp ứng tốt hơn nhu cầu của xã hội và góp phần vào sự phát triển chung của công ty.
Phần nội dung chính của đề tài gồm 3 phần:
Chương I: Lý luận chung về nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới.
Chương II: Thực trạng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới và công tác giải quyết khiếu nại nghiệp vụ này tại PJICO.
Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại đối với nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới ở PJICO.
61 trang |
Chia sẻ: ducpro | Lượt xem: 3205 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Khiếu nại bồi thường bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại PJICO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Trên thế giới, bảo hiểm là một ngành đã có từ rất lâu đời. Tại các nước phát triển bảo hiểm đã cho thấy được vài trò qua trọng trong nền kinh tế và cả trong đời sống của mọi người dân. Bảo hiểm không chỉ thực hiện việc huy động vốn cho nền kinh tế mà nó còn góp phần đảm bảo ổn định tài chính cho các cá nhân, gia đình, cho mọi tổ chức và doanh nghiệp để khôi phục đời sống và hoạt động sản xuất kinh doanh mỗi khi gặp rủi ro. ở Việt Nam ngành bảo hiểm cũng đã có hơn 40 năm hoạt động nhưng vẫn còn là một ngành rất mới. Nhưng theo xu thế phát triển chung và nhu cầu của nền kinh tế, ngành bảo hiểm đã được quan tâm phát triển một cách đúng đắn. Chỉ trong khoảng 5 năm trở lại đây bảo hiểm mới dần trở nên quen thuộc đối với đa số người dân Việt Nam. Và ngành bảo hiểm cũng ngày một chứng tỏ được tầm quan trọng của mình đối với ngành kinh tế và đang dần đi vào cuộc sống của mỗi người dân.
Hiện nay, trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, vấn đề quan trọng hàng đầu được đặt ra đó là việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông và vận tải. Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông và vận tải ở nước ta hiện nay vẫn còn thấp kém chưa đáp ứng được sự gia tăng của các phương tiện giao thông. Vấn đề tai nạn giao thông đang trở thành vấn đề quan tâm của tất cả mọi người mọi nhà và toàn xã hội. Nhà nước ta đã có rất nhiều những biện pháp nhằm giảm thiểu tổn thất do tai nạn giao thông và hỗ trợ những trường hợp bị tai nạn sớm hồi phục sức khoẻ, phục hồi tài chính hoà nhập cuộc sống cộng đồng. Một trong số những biện pháp đó là việc triển khai các nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới tại các doanh nghiệp bảo hiểm, trong đó có nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới. Và khâu quan trọng nhất trong nghiệp vụ này là giải quyết khiếu nại. Trong thời gian thực tập tại PJICO em thấy công tác này trong nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới được công ty thực hiện khá hiệu quả. Giải quyết khiếu nại trong nghiệp vụ này có vai trò rất lớn, không chỉ với công ty mà quan trọng hơn là với những người bị tai nạn. Công tác này được thực hiện càng hiệu quả thì tác dụng của nó càng to lớn. Vì vậy em đã quyết định chọn đề tài “Nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới ở PJICO và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác khiếu nại ở PJICO” với mục đích nghiên cứu kỹ hơn công tác giải quyết khiếu nại ở đây. Sau đó, với những kiến thức đã học nêu ra một số giải pháp nhằm nâng cao công tác này tại công ty, qua đó đáp ứng tốt hơn nhu cầu của xã hội và góp phần vào sự phát triển chung của công ty.
Phần nội dung chính của đề tài gồm 3 phần:
Chương I: Lý luận chung về nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới.
Chương II: Thực trạng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới và công tác giải quyết khiếu nại nghiệp vụ này tại PJICO.
Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại đối với nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới ở PJICO.
NỘI DUNG
Chương I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI.
I - KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI.
1. Sự cần thiết khách quan của bảo hiểm xe cơ giới.
Trong một vài năm trở lại đây, cùng với sự mở cửa, kinh tế nước ta đã có được tăng trưởng khá. Sự tăng trưởng đó đã tạo điều kiện cho ngành giao thông vận tải phát triển, đặc biệt là giao thông đường bộ. Những cây cầu, những con đường cao tốc, đường nhựa, đường đá,… được xây dựng với số lượng và chất lượng ngày càng cao trên khắp mọi miền của đất nước. Tính tới năm 2002 mạng đường bộ Việt Nam dài 221.115 km. Trong đó quốc lộ chiếm 15.824 km ( 7,16%); đường liên tỉnh và tỉnh lộ là 19.916 km ( 9,00%); đường huyện lộ 37.947 km (17,16%); đường địa phương chung 134.463 km (60,8%); đường đô thị 5.944 km (2,69%); đường chuyên dùng 7021 km (3.18%). Cùng với đó, các phương tiện giao thông vận tải đường bộ ngày càng nhiều đa dạng, phong phú để đáp ứng nhu cầu đi lại và vận chuyển của con người. Các doanh nghiệp thành lập mới ngày càng nhiều và số lượng ô tô để vận chuyển hàng hoá cũng tăng theo. Một số gia đình giàu có thì có thể mua xe ô tô gia đình. Một số gia đình khá giả với số tiền khoảng 50 triệu đồng tích luỹ cộng thêm tiền vay ngân hàng là có thể kinh doanh vận tải hàng hoá hay hành khách. Còn những gia đình với thu nhập trung bình cũng chỉ cần 5 – 7 triệu đồng là có thể mua được xe máy để đáp ứng nhu cầu đi lại. Do đó, số lường xe cơ giới ở nước ta tăng lên không ngừng và rất nhanh chóng. nhưng bên cạnh đó số vụ tai nạn giao thông đường bộ và số người chết vì tai nạn cũng tăng nhanh. Như vậy, tai nạn giao thông xảy ra ngày càng nhiều và số vụ tai nạn tăng theo số lượng xe cơ tham gia giao thông cùng với số kilômet đường mới được đưa vào sử dụng là điều chăc chắn. Điều này được thể hiện rõ qua số liệu thống kê trong hai bảng sau:
Bảng 1: Số lượng xe tham gia giao thông.
Năm
Tổng số
ụ tụ
Mụ tụ
1992
1.974.261
270.036
1.704.225
1993
2.720.062
292.899
2.427.163
1994
3.330.000
330.000
3.000.000
1995
3.918.935
340.779
3.578.156
1996
4.595.250
386.976
4.208.274
1997
5.244.978
417.768
4.827.210
1998
5.643.000
443.000
5.200.000
1999
6.051.000
465.000
5.586.000
2000
6.965.562
486.608
6.478.954
2001
8.916.134
557.092
8.359.042
2002
10.880.401
607.401
10.273.000
2003
12.054.000
675.000
11.379.000
(Nguồn:”Cục Đường bộ”)
Qua bảng trên ta thấy từ năm 1992 đến năm 2003 tốc độ tăng lượng xe cơ giới ở nước ta là rất lớn. Số lượng xe đã tăng hơn 6 lần, trung bình mỗi năm tăng hơn 900.000 xe các loại. Đặc biệt là trong ba năm 2000, 2001 và 2002, mỗi năm tăng khoảng 2 triệu xe. Trong đó, ôtô mỗi năm tăng khoang 37.000 xe, gấp khoảng 2.5 lần. Còn xe máy tăng gần 7 lần, mỗi năm tăng khoảng 880.000 xe.
Bảng 2:Tỡnh hỡnh tai nạn giao thụng ở Việt Nam: Từ năm 1992-2003:
Năm
Số vụ
Số người chết
Số người bị thương
T/L số người chết trên 10.000 xe
1992
8.165
2.755
9.04
13,9
1993
11.678
4.35
12.59
15,9
1994
13.118
4.533
13.056
13,6
1995
15.376
5.43
16.92
13,8
1996
19.075
5.581
21.556
12,1
1997
19.159
5.68
21.905
10,8
1998
19.975
6.067
22.723
10,7
1999
20.733
6.67
23.911
10,9
2000
22.486
7.5
25.4
10,7
2001
25.04
10.477
29.188
11,7
2002
27.134
12.8
30.733
11,8
2003
19.852
11.319
20.4
9,4
(Nguồn:” Cục Đường bộ”)
Qua bảng trên ta thấy, tai nạn giao thông Đường bộ ở Việt Nam liên tục tăng về số vụ, số người bị chết và số người bị thương. Năm 1995, số vụ tai nạn xảy ra hơn 15.000, năm 1996 số vụ tăng khá cao, lên đến hơn 19.000, từ năm 1997 đến năm 2000, tai nạn tiếp tục tăng tới hơn 22.000 vụ làm chết bỡnh quõn 6.500 người, riêng năm 2001 tuy số vụ tăng không cao nhưng số người bị chết tăng đột biến (10.866 người). Năm 2003, số người chết về tai nạn giao thông đường bộ đó bước đầu giảm xuống (-9,4%), số người bị thương giảm xuống (-35,2%). Số lượng xe máy tham gia giao thông tăng cao làm tai nạn giao thông đường bộ tăng đột biến. Thể hiện: Số vụ tai nạn do xe máy gây ra chiếm tỷ lệ cao trong tai nạn giao thông đường bộ:
+ Năm 1993: xe máy tăng 42,42% (tăng 722.938 xe, trước đó mỗi năm chỉ tăng dưới 200.000 xe), số người chết vỡ TNGT tăng 29,9%.
+ Năm 2000: xe máy tăng 11,6% và số người bị chết bắt đầu tăng cao: 12,44%
+ Năm 2001: xe máy tăng 29,61% (1.880.088 xe), số người bị chết vỡ tai nạn giao thụng đường bộ tăng đột biến: 39.69%.
Tai nạn giao thông xảy ra là do nhiều nguyên nhân khác nhau, có cả những nguyên nhân chủ quan và những nguyên nhân khách quan. Nhưng dù cho nguyên nhân nào thì một điều chắc chắn là khi tai nạn xảy ra thì cả người bị nạn, người chủ xe, người thân của họ hay doanh nghiệp đều phải chịu những tổn thất nhất định. Những tổn thất đó đôi khi rất nhỏ nhưng có những lúc nó để lại hậu quả rất nặng nề, có thể là khiến cho một gia đình bị lâm vào tình trạng khó khăn hay thậm chí khiến cho một doanh nghiệp bị lâm vào tình trạng phá sản. Vì thế tham gia bảo hiểm xe cơ giới là hết sức cần thiết. Để khi tai nạn xảy ra gây thiệt hại lớn về tài chính, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ bồi thường cho những thiệt hại đó, đảm bảo cho cuộc sống gia đình hay hoạt động sản xuất kinh doanh của chủ xe.
2.Tác dụng của bảo hiểm xe cơ giới.
Bảo hiểm xe cơ giới đã đem lại những tác dụng to lớn cho mỗi cá nhân, mỗi tổ chức kinh tế-xã hội.
2.1.Đối với cá nhân và doanh nghiệp.
Chủ phương tiện giao thông vận tải khi tham gia bảo hiểm sẽ nộp cho nhà bảo hiểm một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm, các khoản phí này sẽ hình thành quỹ tiền tệ tập trung. Các công ty bảo hiểm sử dụng quỹ này để chi trả cho hoạt động quản lý kinh doanh và phần lớn là chi bồi thường cho người được bảo hiểm khi có các tổn thất xảy ra thuộc phạm vi bảo hiểm. Như vậy, khi có các tổn thất xảy ra thuộc phạm vi bảo hiểm chủ phương tiện giao thông vận tải sẽ được bồi thường. Do vậy bảo hiểm xe cơ giới ra đời góp phần ổn định tái chính, khắc phục những hậu quả khó khăn về vật chất cũng như tinh thần cho người bị nạn, giúp họ nhanh chóng khôi phục sau rủi ro tai nạn.
2.2.Đối với xã hội.
Bảo hiểm xe cơ giới giúp cho người tham gia nhanh chóng khắc phục nhưng khó khăn về tài chính, giải quyết nhưng tranh chấp phát sinh giữa người bị thiệt hại và người có trách nhiệm tring thiệt hại đó.. Qua đó góp phần đảm bảo trật tự an toàn xã hội. Ngoài ra, các công ty bảo hiểm còn tham gia vào các hoạt động xã hội giúp nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành luật giao thông, xây dựng những công trình đảm bảo an toàn giao thông, xây dựng, mua sắm trang thiết bị an toàn như rải nhựa, làm lan can hai bên đường, xây dựng đường tránh nạn trên các đèo dốc, tăng thêm các biển báo nguy hiểm … các biện pháp này cả chủ xe và nhà bảo hiểm đều có lợi.
2.3.Đối với Nhà nước.
Thông qua thuế, các công ty bảo hiểm còn góp phần tăng doanh thu cho ngân sách Nhà nước. Ngoài ra bảo hiểm là kênh huy động vốn quan trọng đối với nền kinh tế và góp phần tạo thêm việc làm cho người lao động, góp phần giảm gánh nặng về việc làm.
II - NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI.
1. Đối tượng và phạm vi bảo hiểm.
1.1. Đối tượng bảo hiểm.
Xe cơ giới được hiểu là tất cả các loại xe tham gia giao thông trên đường bộ và chỉ có thể chuyển động bằng động cơ của chính mình. Các loại xe cơ giới bao gồm ôtô, môtô và xe máy. Bảo hiểm vật chất xe cơ giới là loại hình bảo hiểm tài sản và được thực hiện dưới hình thức bảo hiểm tự nguyện. Qua đó, chủ xe tham gia bảo hiểm vật chất xe sẽ được bồi thường cho những thiệt hại vật chất xảy ra với xe của mình do những rủi ro được bảo hiểm gây nên. Nhưng xe cơ giới chỉ được bảo hiểm khi có đủ những điều kiện cơ bản như: xe phải có giá trị sử dụng; xe phải xác định được về mặt giá trị hay lượng hoá được bằng tiền; xe phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về mặt kỹ thuật và an toàn giao thông theo quy định của pháp luật; xe phải là một chỉnh thể hoàn chỉnh. Như vậy, đối tượng bảo hiểm vật chất xe cơ giới là bản thân những chiếc xe còn giá trị và được phép lưu hành trên lãnh thổ quốc gia.
Trên thực tế, chủ xe có thể tham gia bảo hiểm cho toàn bộ xe, thường là với môtô, xe máy hoặc chỉ tham gia bảo hiểm cho một số bộ phận của xe, thường là với xe ôtô. Bộ phận xe hay tổng thành xe, đối với ôtô có các tổng thành như: thân vỏ, động cơ, hộp số, hệ thống lái,…
1.2. Phạm vi bảo hiểm.
Phạm vi bảo hiểm là phạm vi giới hạn những rủi ro mà theo thoả thuận nếu những rủi ro đó xảy ra thì nhà bảo hiểm sẽ chịu trách nhiệm bồi thường cho chủ phương tiện. Cũng như các nghiệp vụ bảo hiểm khác, bảo hiểm vật chất xe cơ giới cũng chỉ nhận bảo hiểm cho những rủi ro ngẫu nhiên, bất ngờ gây thiệt hại phần vật chất thân xe. Thông thường, những rủi ro được bảo hiểm bao gồm:
+ Tai nạn do đâm va, lật đổ;
+ Cháy, nổ, bão lụt, sét đánh, động đất, mưa đá;
+ Mất cắp toàn bộ xe;
+ Tai nạn do rủi ro bất ngờ khác gây nên.
Tuy nhiên, bảo hiểm sẽ không chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong những trường hợp sau:
+ Hao mòn tự nhiên, mất giá, giảm dần chất lượng, hỏng hóc do khuyết tật hoặc hư hỏng thêm do sửa chữa;
+ Hư hỏng về điện hoặc bộ phận máy móc, thiết bị, săm lốp mà không do tai nạn gây ra;
+ Mất cắp bộ phận xe;
+ Chủ xe, lái xe cố ý gây thiệt hại;
+ Chủ xe lái xe vi phạm các quy định về trật tự an toàn giao thông(xe không có giấy phép, lái xe không có bằng lái,…);
+ Xe không đủ điều kiện kĩ thuật và thiết bị an toàn để lưu hành theo quy định của luật an toàn giao thông đường bộ;
+ Những thiệt hại gián tiếp như: giảm giá trị thương mại, làm đình trệ sản xuất kinh doanh;
+ Thiệt hại do chiến tranh.
Ngoài ra, cũng như các nghiệp vụ bảo hiểm khác, bảo hiểm còn chịu trách nhiệm đối với những chi phí cần thiết và hợp lý nhằm đề phòng và hạn chế tổn thất xảy ra thêm, các chi phí phát sinh khi đưa xe về nơi sửa chữa, chi phí giám định nếu thuộc trách nhiệm của bảo hiểm đã được quy định trước trong hợp đồng.
Trong thời hạn bảo hiểm, nếu chủ xe chuyển quyền sở hữu xe cho chủ xe mới thì quyền lợi bảo hiểm vẫn còn hiệu lực với chủ xe mới, nếu chủ xe cũ không chuyển quyền lợi bảo hiểm cho chũ xe mới thì công ty bảo hiểm sẽ hoàn lại phí cho họ.
2. Giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm.
Giá trị bảo hiểm của xe cơ giới là giá trị thực tế trên thị trường của xe tại thời điểm chủ xe tham gia bảo hiểm cho xe. Việc xác định đúng giá trị của xe tham gia bảo hiểm là rất quan trọng vì đây là cơ sở để bồi thường. Giá trị xe thường được xác định dựa vào nhữn yếu tố như: loại xe, năm sản xuất, mức độ sử dụng xe, …
Tuy nhiên, trên thực tế, để đơn giản trong việc xác định giá trị bảo hiểm của xe, các công ty bảo hiểm thường tính trên cơ sở giá mua mới (nguyên giá) và khấu hao cho thời gian xe đã sử dụng.
Giá trị bảo hiểm = Giá trị ban đầu(nguyên giá) - Khấu hao
Khi tính khấu hao phải theo những nguyên tắc sau:
+ Chỉ sử dụng nguyên tắc khấu hao đều;
+ Khấu hao tính so với nguyên giá;
+ Khấu hao tính theo tháng, nếu tham gia bảo hiểm từ ngày 15 trở về đầu tháng, tháng đó không tính khấu hao, còn từ ngày 16 đến cuối tháng thì tháng đó phải tính khấu hao.
Giá trị bảo hiểm là cơ sở để người tham gia bảo hiểm xác định số tiền bảo hiểm. Vì đây là loại hình bảo hiểm tài sản nên về nguyên tắc, chủ xe có thể tham gia với số tiền bảo hiểm lớn nhất bằng giá trị bảo hiểm. Tuy nhiên, chủ xe cơ giới có thể tham gia với số tiền bảo hiểm lớn hơn giá trị bảo hiểm theo điềm khoản giá trị thay thế mới nếu được công ty bảo hiểm chấp nhận. Nhưng các chủ xe thường tham gia bảo hiểm dưới giá trị dưới hình thức bảo hiểm cho một số tổng thành của xe mà không bảo hiểm cho toàn bộ xe.
3. Phí bảo hiểm.
Phí bảo hiểm là nhân tố đầu tiên quyết định sự lựa chọn của khách hàng. Vì vậy việc xác định chính xác phí bảo hiểm sẽ bảo đảm cho hoạt động của Công ty đồng thời làm tăng tính cạnh tranh cho Công ty trên thị trường bảo hiểm. Khi xác định phí bảo hiểm cho từng đối tượng tham gia bảo hiểm cụ thể, các công ty bảo hiểm thường căn cứ vào những nhân tố sau:
- Loại xe: Do mỗi loại xe có những đặc điểm kỹ thuật khác nhau, xác suất rủi ro cũng khác nhau nên phí bảo hiểm vật chất cũng sẽ được tính riêng cho từng loại xe. Thông thường, các công ty bảo hiểm đưa ra các biểu xác định phí bảo hiểm phù hợp cho hầu hết các loại xe thông dụng thông qua việc phân các loại xe thành nhóm. Việc phân loại này dựa trên cơ sở tốc độ tối đa của xe, tỷ lệ gia tốc, chi phí và mức độ khó khăn khi sửa chữa và sự khan hiếm của phụ tùng khi thay thế.Đối với những loại xe hoạt động không thông dụng như xe kéo rơ moóc, xe chở hàng nặng, do có mức độ rủi ro cao nên phí bảo hiểm thường được công thêm một tỷ lệ nhất định dựa trên mức phí cơ bản.
Phí bảo hiểm phải đóng cho mỗi đầu xe, mỗi loại xe được tính theo công thức sau:
P = f + d
Trong đó P: Phí bảo hiểm mồi đầu xe
f: Phí thuần
d: Phụ phí
Căn cứ vào tình hình tổn thất năm trước. Căn cứ vào số liệu thống kê công ty bảo hiểm sẽ thực hiện tính toán phí thuần f cho mỗi đầu xe như sau:
Trong đó : Si : Số vụ tai nạn xảy ra năm thứ i
Ti : Thiệt hại bình quân một vụ tai nạn năm i
Ci : Số xe hoạt động năm i
Phụ phí d bao gồm chi phí quản lý, phí đề phòng hạn chế tổn thất. Phần phí này thường được tính bằng một tỷ lệ phần trăm nhất định so với phí bồi thường.
Ngoài ra, khi tính phí bảo hiểm các công ty bảo hiểm còn dựa vào những nhân tố sau :
- Khu vực giữ và để xe: Thông thường thì các công ty bảo hiểm ít quan tâm đến nhân tố này nhưng cũng có một số công ty bảo hiểm lại rất coi trọng nhân tố này. Đây là nhân tố liên quan đến những rủi rjo như cháy nổ, mất cắp,...
- Mục đích sử dụng xe: Đây là nhân tố rất quan trọng khi xác định phí bảo hiểm vì nó giúp công ty bảo hiểm biết được mức độ rủi ro có thể xảy ra. Rõ ràng là những xe chỉ phục vu cho mục đích đi lại thì có xác suất rủi ro thấp hơn so với những xe dùng vào mục đích kinh doanh vì xe dùng vào mục đích kinh doanh thương phải đi nhiều và trên một diện rộng hơn xe dùng cho mục đích đi lại thông thường.
- Tuổi tác kinh nghiệm lái xe của người yêu cầu bảo hiểm và những người thường xuyên sử dụng chiếc xe được bảo hiểm. Theo số liệu thống kê cho thấy các lái xe trẻ tuổi bị tai nạn nhiều hơn so với các lái xe lớn tuổi. Do vậy, thường các công ty bảo hiểm thường áp dụng giảm phí cho các lái xe trên 50 hoặc 55 tuổi. Tuy nhiên, Với những lái xe quá lớn tuổi thường phải có giấy chứng nhận sức khoẻ phù hợp để có thể lái xe thì công ty bảo hiểm mới nhận bảo hiểm.
- Giảm phí bảo hiểm: Để khuyến khích các chủ xe có số lượng lớn tham gia bảo hiểm tại công ty mình, các công ty bảo hiểm thường áp dụng mức giảm phí so với mức phí chung theo số lượng xe tham gia bảo hiểm. Ngoài ra, hầu hết các công ty bảo hiểm còn áp dụng cơ chế giảm giá cho những người tham gia bảo hiểm không có khiếu nại và gia tăng tỉ lệ giảm giá này cho một số năm không có khiếu nại gia tăng. Có thể nói đây là biện pháp phổ biến trong bảo hiểm xe cơ giới.
Đối với những xe hoạt động mang tính chất mùa vụ, tức là xe chỉ hoạt động một số ngày trong năm, thì chủ xe chỉ đóng phí cho những ngày hoạt động theo công thức sau:
Phí bảo hiểm = Mức phí cả năm * Số tháng xe hoạt động trong năm
12 tháng
- Biểu phí đặc biệt: Khi khách hàng có số lượng xe tham gia bảo hiểm nhiều, các công ty bảo hiểm có thể áp dụng biểu phí riêng cho khách hàng đó. Việc tính toán biểu phí riêng cũng tương tự như cách tính phí được đề cập ở trên, chỉ khác là chỉ dựa trên các số liệu thống kê về bản thân khách hàng đó, cụ thể:
+ Số lượng xe của công ty tham gia bảo hiểm;
+ Tình hình bồi thường tổn thất của công ty bảo hiểm cho khách hàng ở những năm trước đó;
+ Tỷ lệ phí theo quy định của công ty.
Trong trường hợp mức phí đặc biệt thấp hơn mức phí quy định chung, công ty bảo hiểm sẽ áp dụng theo mức phí đặc biệt, còn nếu cao hơn (hoặc bằng) thì công ty bảo hiểm sẽ áp dụng méc phí chung.
- Hoàn phí bảo hiểm: Có những trường hợp chủ xe đã đóng phí bảo hiểm cả năm, nhưng trong năm xe không hoạt động một thời gian vì một lý do nào đó thì thông thường trong trường hợp này công ty bảo hiểm sẽ hoàn lại phí bảo hiểm của những tháng ngừng hoạt động đó cho chủ xe. Số phí hoàn lại được tính theo công thức sau:
Phí Phí Số tháng không hoạt động Tỷ lệ
hoàn = cả * * hoàn lại phí
lại năm 12 tháng
Mỗi công ty bảo hiểm có tỷ lệ hoàn phí khác nhau nhưng thông thường tỷ lệ này là 80%.
Trong trường hợp chủ xe muốn huỷ bỏ hợp đồng vảo hiểm khi chưa hết thời hạn hợp đồng thì thông thường công ty bảo hiểm cũng hoàn lại phí bảo hiểm cho thời gian còn lại đó theo công thức trên, nhưng với điều kiện là chủ xe chưa có lần nào được công ty bảo hiểm trả tiền bảo hiểm.
4.Giám định và bồi thường.
4.1.Tai nạn và giám định.
Theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm, khi có các sự kiện bảo hiểm xảy ra, công ty bảo hiểm phải có trách nhiệ