Nền văn minh nông nghiệp là nền văn minh ra đời sớm nhất và tồn tại lâu nhất, và cũng là một ngành không thể thay thế được, cho dù là trong thế kỷ XXI, hoặc sau này, khi mà các ngành khoa học kỷ thuật, hóa sinh phát triển cao độ.
Nông nghiệp – nông dân – nông thôn đã trải qua nhiều thăng trầm trong các phương thức sản xuất. Nhiều quốc gia đã đi tìm các con đường khác nhằm rút ngắn quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn, hoặc tìm cách phát triển nông nghiệp một cách bền vững nhằm bảo đảm các vấn đề thiết yếu của quốc gia.
Dù là các nước tư bản phát triển, hay các nước đang trên đường phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa, thì cuối cùng nền nông nghiệp cũng hình thành với các trang trại, với những quy mô khác nhau, sử dụng lao động gia đình là chủ yếu.
Trên cơ sở nhu cầu phát triển các nông hộ ( trang trại gia đình ) hợp tác với nhau, sản xuất hàng hóa, dịch vụ, với quy mô đa dạng và thuộc nhiều lĩnh vực sản xuất, dịch vụ, cung cầu .Từ thực tiễn đó đã thúc đẩy nhiều nhà nghiên cứu khoa học, kinh tế, xã hội học . nghiên cứu một cách nghiêm túc về hộ và kinh tế nông hội.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII ( 28/6-1/7/1996 ), đã nhấn mạnh rằng “ đặc biệt coi trọng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn .”. Kể từ đó đến nay đã hơn 14 năm nước ta thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung, và công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn nói riêng. Từ một nước chỉ sản xuất tự cung tự cấp, nay đã và đang chuyển qua sản xuất hàng hóa, có thể nói đây là một bước chuyển mình đầy mới mẻ và đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ đất nước đổi mới. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong ngành nông nghiệp nói chung, thì đối với kinh tế hộ nông dân của cả nước cũng đã có được nhiều kết quả làm thay đổi cuộc sống của nhiều hộ nông dân. Từ việc canh tác với những công cụ và kỉ thuật thô sơ, lạc hậu và năng suất thu được chỉ đủ cho gia đình sử dụng thì nay họ còn bán những sản phẩm mà mình tạo ra nhằm cải thiện cuộc sống gia đình, và mua thêm những trang thiết bị, máy móc nhằm đạt được năng suất cao hơn trong sản xuất.
Việc tìm hiểu về sự tồn tại và phát triển của kinh tế nông hộ trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp – nông thôn, tìm hiểu về những xu hướng vận động và phát triển của kinh tế nông hộ trong một cơ chế mới, một cải cách mới. Nhằm hiểu rõ hơn thực trạng và xu hướng phát triển của kinh tế nông hộ trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại nông nghiệp và nông thôn hiện nay, để từ đó có những giải pháp phù hợp nhằm phát triển ngành nông nghiệp một cách khoa học và hiệu quả nhất, cũng như tạo được sự bền vững cho kinh tế nông hộ ở nông thôn.
10 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2620 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Kinh tế nông hộ trong quá trình Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa ở nông thôn hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Nền văn minh nông nghiệp là nền văn minh ra đời sớm nhất và tồn tại lâu nhất, và cũng là một ngành không thể thay thế được, cho dù là trong thế kỷ XXI, hoặc sau này, khi mà các ngành khoa học kỷ thuật, hóa sinh phát triển cao độ.
Nông nghiệp – nông dân – nông thôn đã trải qua nhiều thăng trầm trong các phương thức sản xuất. Nhiều quốc gia đã đi tìm các con đường khác nhằm rút ngắn quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn, hoặc tìm cách phát triển nông nghiệp một cách bền vững nhằm bảo đảm các vấn đề thiết yếu của quốc gia.
Dù là các nước tư bản phát triển, hay các nước đang trên đường phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa, thì cuối cùng nền nông nghiệp cũng hình thành với các trang trại, với những quy mô khác nhau, sử dụng lao động gia đình là chủ yếu.
Trên cơ sở nhu cầu phát triển các nông hộ ( trang trại gia đình ) hợp tác với nhau, sản xuất hàng hóa, dịch vụ, với quy mô đa dạng và thuộc nhiều lĩnh vực sản xuất, dịch vụ, cung cầu….Từ thực tiễn đó đã thúc đẩy nhiều nhà nghiên cứu khoa học, kinh tế, xã hội học…. nghiên cứu một cách nghiêm túc về hộ và kinh tế nông hội.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII ( 28/6-1/7/1996 ), đã nhấn mạnh rằng “ đặc biệt coi trọng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn….”. Kể từ đó đến nay đã hơn 14 năm nước ta thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung, và công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn nói riêng. Từ một nước chỉ sản xuất tự cung tự cấp, nay đã và đang chuyển qua sản xuất hàng hóa, có thể nói đây là một bước chuyển mình đầy mới mẻ và đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ đất nước đổi mới. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong ngành nông nghiệp nói chung, thì đối với kinh tế hộ nông dân của cả nước cũng đã có được nhiều kết quả làm thay đổi cuộc sống của nhiều hộ nông dân. Từ việc canh tác với những công cụ và kỉ thuật thô sơ, lạc hậu và năng suất thu được chỉ đủ cho gia đình sử dụng thì nay họ còn bán những sản phẩm mà mình tạo ra nhằm cải thiện cuộc sống gia đình, và mua thêm những trang thiết bị, máy móc nhằm đạt được năng suất cao hơn trong sản xuất.
Việc tìm hiểu về sự tồn tại và phát triển của kinh tế nông hộ trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp – nông thôn, tìm hiểu về những xu hướng vận động và phát triển của kinh tế nông hộ trong một cơ chế mới, một cải cách mới. Nhằm hiểu rõ hơn thực trạng và xu hướng phát triển của kinh tế nông hộ trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại nông nghiệp và nông thôn hiện nay, để từ đó có những giải pháp phù hợp nhằm phát triển ngành nông nghiệp một cách khoa học và hiệu quả nhất, cũng như tạo được sự bền vững cho kinh tế nông hộ ở nông thôn.
Xuất phát từ thực tiễn đó, cùng với những kiến thức đã được các thầy , cô truyền thụ. Và được sự cho phép của giảng viên bộ môn Kinh tế hộ-Kinh tế trang trại, nhóm chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “ Kinh tế nông hộ trong quá trình công nghiệp hóa-hiện đại hóa ở nông thôn hiện nay”.
Mục lục
Trang
Phần I: Cơ sở lý luận.
1. Khái niệm về kinh tế nông hộ 3
2. Những nội dung chủ yếu của CNH - HĐH nông nghiệp. 4
Phần II: Thực trạng về vấn đề “Kinh tế nông hộ trong quá trình
CNH - HĐH nông nghiệp-nông thôn hiện nay".
1. Thực trạng cơ giới hóa nông thôn nước ta hiện nay 5
2. Thực trạng về thủy lợi hóa 7
3. thực trạng hóa học hóa trong nông nghiệp 7
4. Thực trạng về sinh hóa trong nông nghiệp 8
Phần III: Giải pháp phát triển kinh tế nông hộ trong quá trình
CNH - HĐH nông nghiệp-nông thôn hiện nay.
1. Phương hướng chung 9
2. Các giải pháp phát triễn cụ thể 9
Phần I: Cơ Sở Lý Luận
1.Khái niệm về kinh tế nông hộ:
- Kinh tế hộ gia đình nông dân là một cơ sở kinh tế có đất đai, các tư liệu sản xuất
Thuộc sở hữu của hộ gia đình, sử dụng chủ yếu sức lao động của gia đình để sản xuất và thường là nằm trong một hệ thống kinh tế lớn hơn. Nhưng chủ yếu được đặc trưng bởi sự tham gia cục bộ vào các thị trường có xu hướng hoạt động với mức độ không hoàn hảo cao.
Khi nghiên cứu về khái niệm “hộ”, các tổ chứ quốc tế và các nhà khoa học đã đưa ra nhiều định nghĩa dưới những góc độ nhìn nhận khác nhau.
Hộ:
+ Là gia đình coi như một đơn vị hành chính
+ Là đơn vị những người cùng ăn cùng ở với nhau
+ Là tất cả những người cùng sống chung trong một mái nhà. Nhóm người đó bao gồm những người cùng chung huyết tộc và những người làm công.
Theo Liên hiệp Quốc: Hộ là những người cùng sống chung dưới một mái nhà, cùng ăn chung và có chung một ngân quỹ.
Trong thời gian qua đã có nhiều cuộc thảo luận nghiên cứu nghiêm túc về khái niệm hộ giữa các nhà nghiên cứu cũng như các nhà chỉ đạo thực tiễn. Tại cuộc hội thảo Quốc tế lần 2 về quản lý nông trại tại Hà Lan năm 1980, các nhà đại biểu nhất trí cho rằng : “Hộ là một đơn vị cơ bản của xã hội có liên quan đến sản xuất, tái sản xuất, đên tiêu dùng và các hoạt động khác”.
Như vậy, hộ là một nhóm người cùng huyết tộc, sống chung hay không sống chung với những người khác huyết tộc trong cùng một mái nhà, ăn chung và có chung một ngân quỹ.
Nên lưu ý rằng từ “ăn chung” không chỉ có nghĩa ăn thông thường, nó còn hàm nghĩa phân phối chung nguồn thu nhập mà các thành viên của hộ sáng tạo ra trong một khoảng thời gian nhất định.
Về hộ nông dân:
Nông hộ ( hộ nông dân ) : là gia đình sống bằng nghề nông, là một đơn vị về mặt chính quyền. là gia đình sống bằng nghề nông.
Hộ nông dân là đơn vị sản xuất cơ bản. Theo Traianop, hộ nông dân là đơn vị sản xuất “rất ổn định và là phương tiện tuyệt vời để tăng trưởng và phát triển nông nghiệp”.
Hộ nông dân có những đặc trưng riêng biệt, nó có một cơ chế vận hành khá đặc biệt, không giống như những đơn vị kinh tế khác, do đó có thể thấy rằng: nông hộ là một đơn vị kinh tế xã hội đặ biệt.
Theo tác giả Frankellis “nông dân là các hộ gia đình nông nghiệp có quyền kiếm kế sinh nhai trên mảnh đât đai, sử dụng chủ yếu sức lao động cảu gia đình để sản xuất, thường là nằm trong một hệ thống kinh tế lớn hơn, nhưng chủ yếu đặc trưng bởi sự tham gia cục bộ vào các thị trường có xu hướng hoạt động với mức độ không hoàn hảo cao”
2. Những nội dung chủ yếu của CNH - HĐH nông nghiệp:
2.1 Công nghiệp hóa nông nghiệp:
Công nghiệp hoá nông nghiệp có nghĩa là đưa máy móc, thiết bị, ứng dụng những tiến bộ khoa học công nghệ và các phương pháp sản xuất, các hình thức tổ chức kiểu công nghiệp. Tiến bộ khoa học công nghệ nông nghiệp đã thúc đẩy mạnh mẽ sản xuất nông nghiệp phát triển và cũng là động lực cơ bản, là nhân tố quyết định trong quá trình công nghiệp hoá nông nghiệp. Nội dung chủ yếu của tiến bộ khoa học công nghệ trong nông nghiệp là các phương thức tiến hành như thuỷ lợi hoá, cơ giới hoá, điện khí hoá, hoá học hoá và sinh học hoá.
2.2 Hiện đại hóa nông nghiệp:
Hiện đại hoá nông nghiệp là quá trình không ngừng nâng cao trình độ khoa học - kỹ thuật - công nghệ, trình độ tổ chức sản xuất và quản lý sản xuất nông nghiệp. Đây là quá trình cần được thực hiện một cách liên tục vì luôn có những tiến bộ kỹ thuật mới xuất hiện và được ứng dụng trong sản xuất.
Phần II: Thực trạng về vấn đề
“Kinh tế nông hộ trong quá trình CNH - HĐH nông nghiệp-nông thôn hiện nay"
1. Thực trạng cơ giới hóa nông thôn nước ta hiện nay:
Quá trình phát triển cơ điện nông nghiệp ở Việt Nam trong những năm đổi mới đã đạt nhiều thành tựu đáng kể. Đến năm 2007, diện tích được cơ giới hoá khâu làm đất đạt 70%; tưới tiêu nước đạt 85%; tuốt lúa đạt 84%; xay xát lúa gạo đạt 95%. Máy gặt đập liên hợp lúa đã phát triển nhanh ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Cho đến đầu năm 2008, cả nước trang bị khoảng 5.000 chiếc, riêng ĐBSCL đảm bảo gặt khoảng 10% diện tích lúa. Với gần 100.000 phương tiện vận tải nông thôn (thủy và trên đường), nông dân chuyển hầu hết vật tư nông nghiệp, nông sản sau thu hoạch về gia đình (hoặc ra chợ).
Về chế biến nông - lâm - thủy sản, đến nay, có 4.100 cơ sở chế biến công nghiệp ở nông thôn; trong đó có 1.253 nhà máy chế biến nông - lâm - thủy sản, qui mô vừa và lớn với công nghệ hiện đại, tạo bước đột phá phát triển của ngành
Ngoài ra, các thành phần kinh tế đã đầu tư, trang bị gần 300.000 máy móc- thiết bị (qui mô nhỏ) phục vụ cho khâu chế biến, bình quân 2,1 - 2,5 cơ sở chế biến/100 hộ nông dân.
Cơ giới hóa khâu khai thác hải sản đã tăng nhanh: khoảng 5.800.000 mã lực, đánh bắt trên 1.000.000 tấn/năm. Cơ giới hoá đã góp phần quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao năng suất lao động và chất lượng nông - lâm - thủy sản, tăng uy tín trên thị trường quốc tế.
Về phương thức đầu tư, nông dân bỏ vốn mua máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất cho gia đình và làm dịch vụ (khoảng 95% số máy móc, thiết bị do dân tự đầu tư).
Cơ điện khí hoá nông nghiệp đã góp phần đổi mới lực lượng sản xuất, sử dụng có hiệu quả lao động, khai thác tiềm năng đất đai, góp phần đắc lực trong phát triển kinh tế nông thôn
Nhà nước chưa có chủ trương, biện pháp thúc đẩy ngành cơ điện nông nghiệp phát triển nhưng, xuất phát từ nhu cầu thực tế và từ kinh nghiệm ban đầu của Nghệ An, Lạng Sơn, đến nay có trên 40 thành phố, tỉnh đề ra biện pháp thiết thực: tập trung đầu tư cho cơ sở chế tạo máy, nông dân được vay vốn trung hạn không lãi, tổ chức tiếp thị và dịch vụ bảo hành đến người tiêu dùng… làm đòn bẩy cho ngành cơ điện phục vụ quá trình cơ giới hóa trước, trong và sau thu hoạch.
Bên cạnh đó, công tác đào tạo, bồi dưỡng, hướng dẫn sử dụng máy móc phục vụ quá trình cơ giới hoá - điện khí hoá nông nghiệp, nông thôn chưa được chú trọng. Thu nhập bình quân đầu người cao hơn nhiều, nhưng không đều giữa các vùng.
Sản xuất nông nghiệp tuy được mùa, nông dân tiêu thụ được sản phẩm lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày, dài ngày, cây ăn quả, chăn nuôi… đời sống nông dân có khá lên nhưng giá nông sản bấp bênh và còn thấp trong khi đó giá máy nông nghiệp cao. Khả năng tích luỹ để mua sắm máy móc, trang bị các dây chuyền chế biến đồng bộ của các thành phần kinh tế còn rất hạn chế. Tại nhiều địa phương, thực hiện chính sách hỗ trợ, quy trình, thủ tục còn rườm rà, phức tạp. Ðặc biệt, việc thẩm định cho vay vốn của ngân hàng rắc rối, tốn rất nhiều thời gian, bỏ lỡ thời vụ.
Một số cơ chế hỗ trợ chưa phù hợp, một bộ phận cán bộ thực thi chưa nhiệt tình, thiếu trách nhiệm. Một số địa phương chưa quan tâm, chưa có chính sách hỗ trợ nông dân đầu tư trang bị máy nông nghiệp.
Ngoài ra, trên thị trường, nguồn máy sản xuất trong nước hạn chế về số lượng, chất lượng, nhỏ hẹp thị phần, bất hợp lý chủng loại và giá cả, nguồn nhập khẩu có hiện tượng gian lận, trốn thuế, hàng qua sử dụng không rõ nguồn gốc, làm ảnh hưởng sản xuất cơ khí trong nước, môi trường cạnh tranh và quá trình vận hành máy, thiết bị của nông dân, nhất là khâu kỹ thuật bảo dưỡng, phụ tùng thay thế...
Mặc dù trong giai đoạn 2001 - 2006, vốn đầu tư của Nhà nước có tăng từ 2 - 2,5 lần so với giai đoạn trước 2000 cho nông thôn, nông nghiệp, đầu tư để phát triển cơ giới hoá nông nghiệp hầu như còn rất thấp
Mặt khác, khả năng thu hút vốn đầu tư của các thành phần kinh tế trong lĩnh vực trang bị máy móc cơ điện nông nghiệp cho nông dân quá khiêm tốn. Điều này cho thấy môi trường đầu tư nông thôn nói chung, đối với cơ khí nông nghiệp nói riêng vẫn khá hấp dẫn
Hội nghị Trung ương lần thứ 7 (khóa X) đã nhấn mạnh: hiện đại hóa ngành trồng trọt trên cơ sở đẩy mạnh tổ chức vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn liền với chế biến và ứng dụng khoa học công nghệ, trong đó đã nhấn mạnh: tăng cường thực hiện cơ khí hóa các khâu sản xuất nông nghiệp, trước hết là các khâu sản xuất quan trọng: Đến năm 2015, cơ giới hóa khâu làm đất đạt 90% và đến năm 2020 phải đạt 100%; cơ giới hóa khâu gieo cấy đạt từ 25 - 50%; thu hoạch từ 50 - 80%; trang bị nguồn động lực cho nông nghiệp phải tăng từ 1,5 - 2,5 mã lực/ha. Với khâu cơ giới hóa phục vụ chăn nuôi: cần hình thành cơ sở giết mổ, chế biến thịt gắn với vùng nhiều sản phẩm, trang thiết bị hiện đại đảm bảo yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm.
Đồng thời, quan tâm đến môi trường vệ sinh trong chăn nuôi. Cũng như ngành chăn nuôi, ngành thủy sản đòi hỏi trang bị dây chuyền chế biến hiện đại, đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu. Nói tóm lại, bản thân ngành cơ điện nông nghiệp phải vươn lên đáp ứng nhu cầu của thị trường theo những chỉ tiêu định hướng mà ngành nông nghiệp phát triển nông thôn đề ra: đảm bảo chế biến công nghiệp một số mặt hàng nông - lâm - thủy sản đạt từ 70 - 90%, phục vụ nội tiêu và xuất khẩu.
Nông dân thu nhập thấp không đủ vốn để đầu tư trang bị máy móc cơ điện phục vụ sản xuất, chế biến nông - lâm sản.
Đầu tư cho ngành công nghiệp chế tạo máy kéo, máy móc nông nghiệp phục vụ các khâu trước, trong và sau thu hoạch đòi hỏi đầu tư ban đầu khá lớn, lợi nhuận mang lại rất thấp, do đó khó thu hút được dự án đầu tư từ các thành phần kinh tế kể cả trong và ngoài nước
Mặc dù đã có những điển hình về sản xuất máy móc nông nghiệp nhưng đại đa số là sản xuất nhỏ, lẻ, khép kín; thiếu chuyên môn hóa, thiếu hợp tác giữa các đơn vị, do đó hiệu quả đầu tư sản xuất chưa cao.
Toàn cầu hóa, buộc các nước đang phát triển mở cửa cho sản phẩm chất lượng cao, mặc dù giá máy không phải thấp được nhập từ các nước có nền sản xuất công nghệ tiên tiến. Lợi thế cạnh tranh về nguồn lao động với giá rẻ ở các nước đang phát triển là điều kiện cần nhưng chưa đủ để phát triển kinh tế nói chung, trong đó có vấn đề cơ giới hóa nông nghiệp. Sự phụ thuộc giữa nước nghèo và các nước kinh tế phát triển thể hiện ở nguồn tài chính và công nghệ
Nền công nghiệp chế tạo máy của Việt Nam còn yếu, nguyên nhiên vật liệu, những yếu tố "vào" quan trọng hầu như phải nhập khẩu, do đó máy nông nghiệp, máy chế biến nông - lâm sản với công nghệ cao chế tạo trong nước, cùng với đội mgĩ công nhân lành nghề ở ta còn hạn chế, vì vậy ta bị cạnh tranh không cân sức ở tại mọi nơi, mọi lúc. Công tác nghiên cứu - phát triển tuy được Đảng và nhà nước chú trọng nhưng thiếu những chính sách và các nhóm giải pháp đồng bộ để đẩy mạnh ngành phát triển nhanh, đáp ứng nhu cầu của sản xuất nông nghiệp, nông thôn đề ra.
2. Thực trạng về thủy lợi hóa:
Nhận thức tầm quan trọng của công tác thuỷ lợi đối với sự phát triển của nông nghiệp, trong những năm qua, nhà nước và nhân dân ta đã đầu tư khá lớn cho việc xây dựng mới, hoàn thiện và nâng cấp hệ thống các công trình thuỷ lợi.
Theo số liệu thống kê đến nay cả nước đã có 21.177 công trình các loại ( trong đó có 1.957 hồ nước có dung tích trên 300.000m3 .Hiện nay có khoảng hơn 130 đơn vị khai thác công trình thủy lợi thuộc nhà nước ( chưa kể các trạm độc lập , ban quản lý ) quản lý 19.391 công trình ( chiếm 91 % tổng số ), số công trình còn lại ( 9% ) do các tổ chức tập thể và tư nhân quản lý.
Cơ sở vật chất thủy lợi nói trên có giá trị tương đương vào khoảng tên 6 tỷ USD, chưa đảm bảo xây dựng công trình đồng bộ, khép kín, vận hành êm ái, chưa đáp ứng cao nhất yêu cầu thâm canh trong nông nghiệp.
Theo tài liệu điều tra thì hiệu quả đạt được của nhiều hệ thống thủy lợi vẫn chưa tương xướng với đầu tư ( bình quân cả nước mới đảm bảo tưới tiêu ổn định 55-65% so với thiết kế. Trong đó có hệ thống mới đảm bảo tưới 27-30% diện tích thiết kế ( chủ yếu là các hệ thống thủy lợi nhỏ ở miền núi ), hầu hết các thủy lợi vừa và lớn đảm bảo tới 90-100% diện tích nhưng phải có các biện pháp hỗ trợ nên đã làm cho chi phí quản lý tăng them nhất là vùng cuối kênh ( theo tài liệu điều tra thì ở một số hệ thống do doanh nghiệp nhà nước quản lý, người dân phải chi phí thêm 400-600 nghìn VND/ha được tưới ).
Thủy lợi hóa cao nhất vẫn tập trung chủ yếu ở đồng bằng sông hồng (chiếm tỷ lệ 90%)
3. Thực trạng hóa học hóa trong nông nghiệp:
Cùng với cơ giới hoá, thuỷ lợi hoá trong những năm qua ở nước ta quá trình hoá học hoá sản xuất nông nghiệp cũng có nhiều khởi sắc: lượng phân bón và thuốc trừ sâu, diệt cỏ tăng lên, chủng loại đa dạng, cơ cấu được điều chỉnh phù hợp với nhu cầu sản xuất.
Hiện nay ở nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới hệ số sử dụng phân hoá học còn rất thấp, bình quân trên 250 kg/ha, so với các nước phát triển có nền thâm canh cao (như Hàn Quốc: 467kg/ha, Nhật Bản 403kg/ha, Trung Quốc 390 kg/ha).
Kết quả trong thí nghiệm và mô hình ở nước ta trong mấy năm qua cho kết quả nếu bón NPK cân đối so với chỉ bón đạm, năng suất lúa trên đất bạc màu có thể tăng 100-200%, năng suất bắp cải và cà chua tăng được 10-20%, nhưng đặc biệt là hàm lượng NO3- tích luỹ trong bắp cải giảm đáng kể, giảm 40-50% so với chỉ bón phân đạm.
Thông qua việc bón phân đạm, lân và các yếu tố dinh dưỡng khác tích luỹ trong ao, hồ, đập chứa,...gây hiện tượng phú dưỡng nguồn nước, ở nơi đó rong rêu phát triển tranh chấp o xi O2 với cá và động vật thuỷ sinh khác gây tắc nghẽn dòng chảy. Khi chết đi chúng để lại một khối lượng sinh khối lớn, bị vi sinh vật phân huỷ gây mùi hôi, thối rất khó chịu ô nhiễm cả nguồn nước và không khí.
Ngoài ra phân là hỗn hợp có chứa kim loại nặng (KLN), đặc biệt là Cadmium (Cd) khi được bón vào đất, cây trồng sẽ sử dụng và gây nên nguy cơ tích luỹ KLN trong nông sản.
Ngoài phân bón, một số hoá chất khác như thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích cây trồng và vật nuôi cũng khá đa dạng về chủng loại.
Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) góp phần quan trọng trọng việc bảo vệ sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, thuốc BVTV cũng ẩn chứa nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe con người, làm mất cân bằng sinh thái, gây ô nhiễm môi trường sống
4. Thực trạng về sinh hóa trong nông nghiệp:
CNSH ở nước ta đang được chú trọng và có được bước phát triển khá nhanh, triển vọng có bước tiến khả quan hơn trong những năm tới. Chúng ta đã thực hiện hợp tác với các nhà khoa học của nhiều nước, nhiều tổ chức quốc tế và tích cực ứng dụng nhiều thành quả CNSH trong sản xuất nông nghiệp.
Từ lâu nông dân ta ở nhiều nơi đã có tập quán ủ và sử dụng phân hữu cơ từ phân gia súc, cỏ rác, lá xanh, thực hiện "sạch làng tốt ruộng". Đó là phương thức canh tác văn minh, tiền thân của việc ứng dụng CNSH phục vụ nông nghiệp.
Vào những năm 70, hàng loạt giống lúa mới ngắn ngày có năng suất cao được tạo ra bằng CNSH đã được đưa vào sản xuất. Những giống lúa này đã làm chuyển được vụ lúa chiêm dài ngày, ổn định, góp phần tăng sản lượng lúa lên nhanh chóng.
Kỹ thuật nuôi cấy mô của các chuyên gia sinh học nước ta cũng đạt được kết quả rất tốt trong việc nhân giống khoai tây, giống hoa và một số giống cây trồng khác.
Một số giống lúa mới của Việt Nam được tạo bằng CNSH như DR1, DR2 có những đặc tính tốt đặc biệt: chịu rét, đẻ nhánh khỏe và tập trung, thấp cây, ngắn ngày, năng suất đạt 8-9 tấn/ha. Đây là những giống lúa rất có triển vọng đưa ra sản xuất đại trà.
Ở Lâm Đồng, CNSH đã được ứng dụng để nhân giống khoai tây, dâu tây, hoa lan, lys bằng kỹ thuật nuôi cấy mô và sản xuất một số loại phân hữu cơ vi sinh.
Biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM) đang được triển khai rộng khắp những năm gần đây được nông dân hưởng ứng tích cực. Đây thực sự là một tiến bộ kỹ thuật đưa lại hiệu quả lớn, giảm đáng kể lượng thuốc trừ sâu bệnh, là biện pháp tích cực hướng tới một nền nông nghiệp sạch đang là xu thế của nền nông nghiệp tiên tiến hiện nay.
Trong chăn nuôi, phương pháp truyền giống nhân tạo được áp dụng rộng rãi. Từ việc thực hiện "lai kinh tế" đến nay đã chuyển sang hướng lai cải tạo giống, thực hiện nạc hóa đàn heo và sinh hóa đàn bò. Bằng phương pháp thụ tinh bằng viên tinh đông khô, chúng ta đã có được hàng loạt gia súc thích hợp với khí hậu và điều kiện chăn nuôi của nước ta.
Một số loại vaccin chế tạo trong nước đã đạt trình độ quốc tế giúp chúng ta chủ động trong việc phòng dịch cho gia súc. Phần lớn các loại premix vitamin, đạm, khoáng làm thức ăn bổ sung được sản xuất trong nước và được sử dụng rộng rãi.Kỹ thuật nuôi cấy phôi bò được các nhà khoa học nước ta thực hiện thành công từ những năm 1990, tuy mới ở dạng thí nghiệm. Điều này cho chúng ta có niềm tin ở các nhà sinh học và triển vọng khả quan của CNSH nước ta.
Phần III: Giải pháp phát triển kinh tế nông hộ trong quá trình
CNH - HĐH nông nghiệp-nông thôn hiện nay.