Đề tài Kỹ thuật sản xuất giống cá sấu

Chuẩn bị ao nuôi cá bố mẹ Xử lý ao trước khi đưa vào nuôi Cấp nước sạch,đảm bảo các yếu tố môi trường Chuẩn bị tốt các công trình cho cá đẻ trứng và nghỉ

pptx31 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2458 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kỹ thuật sản xuất giống cá sấu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Click to edit Master title style Click to edit Master text styles Second level Third level Fourth level Fifth level 2014-04-11 ‹#› TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG VIỆN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Chủ đề : KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG CÁ SẤU GVHD: VÕ NGỌC THÁM. NHÓM: 3 LỚP: 53NTTS TUYỂN CHỌN VÀ NUÔI VỖ CA SẤU BỐ MẸ ƯƠNG CÁ SẤU GiỐNG CHO CÁ SẤU ĐẺ VÀ ẤP TRỨNG Text Kỹ thuật sản xuất giống cá sấu I. TUYỂN CHỌN VÀ NUÔI VỖ CÁ SẤU BỐ MẸ Chuẩn bị công trình và thiết bị. Tuyển chọn và đưa cá sấu vào nuôi vỗ. Chăm sóc và quản lý. I.1 Chuẩn bị công trình và thiết bị. Cá sấu bố mẹ có thể nuôi trong ao hoặc bể. khu Ao Khu cho ăn Khu tắm nắng và đẻ trứng ống dẫn thoát nước Cửa ra vào Tường rào Công trình và thiết bị Chuẩn bị ao nuôi Chuẩn bị ao nuôi cá bố mẹ Xử lý ao trước khi đưa vào nuôi Cấp nước sạch,đảm bảo các yếu tố môi trường Chuẩn bị tốt các công trình cho cá đẻ trứng và nghỉ I.2 Tuyển chọn và đưa cá sấu vào nuôi vỗ. Lựa chọn cá sấu bố mẹ: Lựa chọn được tiến hành khi các cá thể đạt 3 năm tuổi. Tiêu chuẩn chọn : + Chọn theo hình dáng bên ngoài: Con đực và cái phải có hình dáng cân đối, không quá mập, không quá ốm, không bị dị tật. + Chọn theo nguồn gốc: Chọn con của những cặp bố mẹ đẻ từ lứa thứ ba trở đi và số trứng mỗi lần đẻ phải trên 30 trứng, tỷ lệ nở trên 70%. + Chọn theo tình trạng sinh trưởng cá thể: chọn những con có tốc độ tăng trưởng trung bình không bị còi hoặc lớn quá nhanh. - Chọn đôi và tỷ lệ ghép cặp (đực) + (cái): 1:1 hoặc 1:2 Mật độ nuôi: 1con/11m2 Tuyển chọn cá sấu bố mẹ I.3 Chăm sóc và quản lý. Thức ăn và kỹ thuật cho ăn Tốt nhất là thức ăn còn tươi sống: cá tạp tươi, gia cầm, chuột... Mỗi tuần 1 lần cho cá sấu ăn động vật còn xương như cá còn nguyên con, chuột, gà, vịt còn lông xương.. Cá sấu sau khi đẻ mỗi tuần cho ăn 1 con vịt để lấy lại sức. Cho ăn 1 tuần/lần, lượng thức ăn 1 lần chiếm 10 khối lượng thân. Khi cá sấu mang thai và ấp trứng lượng thức ăn chi còn 3-5% khối lượng thân Quản lý chất lượng nước trong ao nuôi. Nguồn nước nuôi Nước giếng khoan và nước máy: đây là nguồn nước sạch, không nên cho thêm hoá chất sát trùng vào. Để chủ động có nguồn nước "như tự nhiên" cần cho thêm men vi sinh vào theo liều lượng qui định của nhà sản xuất. Nguồn vi sinh có trong sinh phẩm sẽ giúp xử lý các thức ăn thừa, phân, chất thải... và khống chế các mầm bệnh thường phát sinh trong môi trường giàu dinh dưỡng mà nước tù, không lưu thông. Nước tự nhiện từ sông, hồ: Cần được lọc bớt  đục để xử lý hoá chất diệt mầm bệnh hiệu quả, sau đó cũng dùng men vi sinh như trên Thường xuyên kiểm tra tường rào bảo vệ. Kiểm tra khả năng bắt mồi, hoạt động hằng ngày. Kiểm tra hoạt động giao phối và đẻ trứng của cá sấu bố mẹ. Khi cá sấu đẻ thu trứng và đưa vào ấp nhân tạo. Quản lý sức khỏe cá sấu bố me: một số bệnh ở cá sấu: Bệnh thiếu đường trong máu: cá sấu có hiện tượng dãn đồng tử, mũi hếch lên phía cao, toàn thân run rẩy và mất phản xạ thăng bằng. Điều trị bệnh bằng cách dùng ống thông để đưa đường vào miệng cá sấu với tỷ lệ 3g/ 1kg trọng lượng cá sấu. Hoặc 1kg trọng lượng cá sấu cho 2g đường pha với 12ml nước. Quản lý sức khỏe cá sấu bố me: Bệnh thiếu canxi: Biểu hiện: miệng cá sấu bị mềm, yếu, răng mọc thiếu không đều. Điều trị: cho cá sấu cho ăn thức ăn lẫn cả xương( cá, chuột… nguyên con) hoặc bột xương đã xấy khô, xương nghiền nhỏ hoặc chất phosphat. Và chú ý đảm bảo tỷ lệ canxi: phosphor trong thức ăn là 1,5:1 hoặc 2:1. Bệnh do vi khuẩn: Cá sấu bị viêm ruột non ta điều trị bệnh: trộn chlorhydrat oxytetra-cyclin vào thức ăn với lượng 500mg/1kg thức ăn cho ăn 3 ngày liên tục. Khi bị viêm đường hô hấp cá sấu thường ho, hắt hơi chảy nước mũi chữa bằng: nước oxy già, nước muối… Bị viêm mắt thì mắt cá sấu bị ướt, nếu nặng hốc mắt sưng phồng. Điều trị bằng cách nhỏ chloramphenicol hoặc violetgentian hằng ngày… Bệnh do nấm: phòng trừ bằng cách hòa thuốc tím hoặc thêm sunphat đồng vào nước mỗi khi làm vệ sinh bể nuôi. Bệnh do ký sinh trừng: thường gặp trong dạ dày là giun tròn ký sinh và tẩy chúng bằng cách cho chúng ăn bằng thuốc vẫn thường dùng để tẩy giun cho chó trộn và thức ăn cho cá sấu hoặc trộn fenbendazole vào thức ăn với lượng 200mg/kg cá sấu và cho ăn 2 bữa liên tiếp…. II. CHO CÁ SẤU ĐẺ VÀ ẤP TRỨNG Công tác chuẩn bị các yếu tố Trong mùa giao phối của cá sấu (từ tháng 12 đến tháng 3) phải giữ mực nước trong bể ,ao ít nhất là 1m để cá sấu đực, cái có thể ghép đôi. Cần chuẩn bị nhiều rơm, đất ẩm để cá sấu làm tổ. Tổ đẻ phải gần nước, có thời gian xen kẽ râm và nắng để đảm bảo nhiệt độ và độ ẩm thích hợp cho trứng khi đẻ ra. Chuồng trại cần được yên tĩnh Sau khi cá sấu đẻ ta tiến hành thu và ấp trứng: Lấy trứng ra ngay sau khi sấu đẻ, vệ sinh trứng sạch sẽ và cho vào thau có lót lá hoặc rơm khô (lưu ý nên đánh dấu điểm trên của trứng và không được xoay sai hướng ban đầu của trứng). ẤP TRỨNG Đem trứng vào lò ấp, loại bỏ những trứng vỡ. Dùng lá, cỏ khô băm nhỏ trộn với đất thịt có độ ẩm 85 – 100% tạo thành những ổ ấp rồi xếp trứng vào, lấp ổ lại. Kiểm soát nhiệt độ trong ổ 2 lần/ngày (nhiệt độ thích hợp là 28 – 320C), ẩm độ trong lò ấp từ 85 – 100%. Sau 50 ngày kiểm tra loại bỏ trứng hư. Sau 68 ngày kiểm tra trứng, đưa vào thau nhựa có lót đất thịt, lá khô chuyển vào phòng úm chờ trứng nở hoặc giúp trứng nở (nếu sau 70 – 80 ngày trứng chưa tự nở). Ta chuyển sấu non vào thau nhựa úm ở nhiệt độ 28 –320C III. KỸ THUẬT ƯƠNG CÁ GIỐNG. Chăm sóc cá sấu con. Sát trùng rốn, da. Cho uông thuốc phòng bệnh. Giữ ấm cho cá sấu con Bảo vệ cá sấu con Tắm nắng cá sấu con Thay nước cho cá sấu con Thu hoạch và vận chuyển. Chăm sóc cá sấu con Đảm bảo tốt các yếu tố môi trường: nhiệt độ, ánh sáng, tiếng động.. Thường xuyên kiểm tra các hoạt động của cá sấu: ăn, ngủ, phơi nắng… Kiểm tra tình trạng sức khỏe của cá sấu con thường xuyên. Đảm bảo tốt các yếu tố dinh dưỡng cho cá sấu con Giữ ấm cho cá sấu con Cá sấu con cũng như bao loài động vật khác, cần được giữ ấm. Nếu sấu lạnh dễ bị bệnh phổi, chết ngay hoặc bị èo uột, khó nuôi. Ban ngày khi trời mưa và suốt đêm cho đến sáng khi mặt trời đã nắng ấm, phải sưởi ấm sấu con. Để sấu con trong thau có nắp đậy bằng lưới sắt, phía trên để bóng đèn tròn 90W cao cách cá sấu 25 – 30 cm. Về đêm bạn sẽ thấy chúng co cụm lại dưới ánh đèn để được sưởi ấm. Để cá sấu con không bị ánh sáng làm khó chịu, bạn nên lấy tấm vải đen phủ lên nắp đậy, phải để tấm vải cách xa bóng đèn, phòng bị khô cháy. Trong suốt thời gian 8 tháng đầu sau khi sấu nở, nên giữ nhiệt độ của nước và không khí trong chuồng cá sấu con ổn định ở mức 30 - 320C. Bảo vệ cá sấu con Cá sấu con da, rốn còn tanh mùi máu rất dễ bị kiến, chuột, rắn tấn công. Bạn phải có biện pháp bảo vệ chúng được an toàn. Xung quanh nhà nuôi cá sấu con, phải phun xịt thuốc kiến. Phải có nắp chặn cho chuột, rắn khỏi vào ăn thịt cá sấu con. Tắm nắng cho cá sấu con Khi cá sấu còn nhỏ yếu, nên để cá sấu trong thau để dễ di chuyển, dễ thay nước hàng ngày khi mặt trời buổi sáng nắng ấm, nên bưng thau khô cá sấu con ra phơi nắng độ 30 - 40 phút. Chú ý phải canh chừng, đừng phơi lâu quá cá sấu sẽ bị chết Ánh sáng mặt trời diệt các loại vi khuẩn trên da cá sấu rất tốt. Những chuồng cá sấu con nằm trong mát, ít được ánh sáng mặt trời chiếu tới thường hay bị bệnh nấm da. Khi sấu được 10 ngày tuổi có thể phơi nắng lâu hơn, trong thau đổ thêm 1 cm nước để sấu khỏi bị nóng. Thay nước cho cá sấu con Mỗi ngày nên thay nước cho cá sấu con một lần, các động tác phải thực hiện nhẹ nhàng ít gây tiếng động. Có thể dùng một thau, hồ chứa khác bắt nhẹ cá sấu chuyển qua, xong cọ rửa sạch sẽ, lại chuyển số khác sang hồ vừa mới cọ rửa xong. Sau 1 tháng tuổi có thể thay nước 1 tuần 2, 3 lần. Đừng để hồ dơ, sợ mầm bệnh phát sinh, nhất là bệnh mắt. Thức ăn cho cá sấu con Cá sấu sau khi nở 5 – 7 ngày bắt đầu cho ăn. Thức ăn có thể là gan heo bò, cá lóc bỏ xương, tép nhỏ phải lặt bỏ đầu nhọn. Thức ăn cho cá sấu con phải sạch tươi, không ăn thức ăn đã biến chất. Cá sấu con lần ăn đầu tiên nên cho ăn cá, sau đó cho ăn gan bò, heo Để giúp cá sấu con tăng sức đề kháng và có chất dinh dưỡng phụ ngoài thức ăn trong mồi nên trộn thêm Vitamin C và Vitamin tổng hợp. Các loại thuốc bổ, thuốc trị bệnh dành cho cá, tôm có thể dùng cho cá sấu con. Liều lượng và cách dùng phải cẩn thận, tuân thủ đúng hướng dẫn cách sử dụng. Vận chuyển cá sấu giống a. Kỹ thuật bắt cá sấu non mới nở Cá sấu con mới nở da và thân rất mềm. Khi bắt phải nhẹ tay tránh nắm quá chặt làm cá sấu bị chấn thương các bộ phận bên trong. Lấy tay luồng nhẹ dưới bụng, nhẹ nhàng nâng lên hoặc nắm từ trên xuống lưng cá sấu về phía lòng bàn tay, ngón cái và 4 ngón còn lại giữ lỏng con cá sấu. Khi bắt không gây ồn ào, động tác nhẹ nhàng thì cá sấu con không giẫy giụa nhiều, bắt rất dễ. b. Đóng thùng vận chuyển cá sấu con Thùng đựng cá sấu con nếu vận chuyển gần có thể làm bằng giỏ tre, giỏ đệm, giỏ lưới, thùng gỗ. Tốt nhất là bằng thùng nhựa, hay thùng xốp có mặt phẳng láng để da và mõm cá sấu không bị trầy xước. . Khi vận chuyển nên để cá sấu ở nơi thông thoáng tránh nắng gắt trong nhiều giờ. Miệng cá sấu con không cần buộc chặt vì chúng ít cắn nhau. Mỗi thùng chỉ đựng 30 - 40 con, nhiều hơn chật chội có thể bị chết. Cảm ơn thầy và các bạn đã lắng nghe
Luận văn liên quan