Lạm phát là một hiện tượng kinh tế vĩ mô phổ biến, "nóng bỏng" và có ảnh hưởng to lớn tới bề mặt của đời sống kinh tế xã hội hiện nay. Sự gia tăng liên tục mức giá chung của nền kinh tế đã làm thay đổi mức sống, thu nhập thực tế và chi tiêu mua sắm hàng hoá dịch vụ của một nước có thể bị suy giảm, nền kinh tế phát triển chậm bởi lạm phát. Trên thế giới đã từng xảy ra những cuộc khủng hoảng lớn và ngay cả hiện nay cũng vậy. Lạm phát cao, không kiểm soát được là một bất lợi đối với bất cứ nền kinh tế nào. Trong lịch sử một số nước phát triển , lạm phát tăng đã tác động sâu rộng đến nền kinh tế của họ.
Việt Nam cũng như phần lớn các nước khác khi vừa trải qua chiến tranh, luôn phải đối mặt với tỷ lệ lạm phát rất cao, lên đến 3 con số. Nhất là thời kỳ siêu lạm phát 1986 - 1989. Hiện nay nền kinh tế nước ta đã chuyển thành kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trải qua 20 năm , đối mặt với mức lạm phát cao, hiện nay nền kinh tế có mức lạm phát chỉ ở mức vừa phải, theo số liệu thống kê của Cục thống kê thì năm 2007 nước ta đã có mức tăng trưởng kinh tế đạt kỉ lục trong 10 năm nhưng lạm phát lại tăng ở mức 12,63% và do đó đã gây bất lợi cho tăng trưởng kinh tế lẽ ra có thể cao hơn nữa, mặt khác đã làm xáo trộn đến mặt bằng giá cả hàng hoá, ảnh hưởng xấu trực tiếp tới sản xuất và đời sống của nhân dân. Để hiểu rõ hơn sự tác động của lạm phát tới đời sống kinh tế xã hội ở Việt Nam và từ đó đưa ra các giải pháp cho lạm phát tại Việt Nam nên em đã chọn đề tài để nghiên cứu và tìm hiểu cụ thể là "Tình hình lạm phát ở Việt Nam hiện nay".
22 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 4090 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lạm phát là một hiện tượng kinh tế vĩ mô phổ biến, "nóng bỏng" và có ảnh hưởng to lớn tới bề mặt của đời sống kinh tế xã hội hiện nay. Sự gia tăng liên tục mức giá chung của nền kinh tế đã làm thay đổi mức sống, thu nhập thực tế và chi tiêu mua sắm hàng hoá dịch vụ của một nước có thể bị suy giảm, nền kinh tế phát triển chậm bởi lạm phát. Trên thế giới đã từng xảy ra những cuộc khủng hoảng lớn và ngay cả hiện nay cũng vậy. Lạm phát cao, không kiểm soát được là một bất lợi đối với bất cứ nền kinh tế nào. Trong lịch sử một số nước phát triển , lạm phát tăng đã tác động sâu rộng đến nền kinh tế của họ.
Việt Nam cũng như phần lớn các nước khác khi vừa trải qua chiến tranh, luôn phải đối mặt với tỷ lệ lạm phát rất cao, lên đến 3 con số. Nhất là thời kỳ siêu lạm phát 1986 - 1989. Hiện nay nền kinh tế nước ta đã chuyển thành kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trải qua 20 năm , đối mặt với mức lạm phát cao, hiện nay nền kinh tế có mức lạm phát chỉ ở mức vừa phải, theo số liệu thống kê của Cục thống kê thì năm 2007 nước ta đã có mức tăng trưởng kinh tế đạt kỉ lục trong 10 năm nhưng lạm phát lại tăng ở mức 12,63% và do đó đã gây bất lợi cho tăng trưởng kinh tế lẽ ra có thể cao hơn nữa, mặt khác đã làm xáo trộn đến mặt bằng giá cả hàng hoá, ảnh hưởng xấu trực tiếp tới sản xuất và đời sống của nhân dân. Để hiểu rõ hơn sự tác động của lạm phát tới đời sống kinh tế xã hội ở Việt Nam và từ đó đưa ra các giải pháp cho lạm phát tại Việt Nam nên em đã chọn đề tài để nghiên cứu và tìm hiểu cụ thể là "Tình hình lạm phát ở Việt Nam hiện nay".
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu về lạm phát ở Việt Nam.
- Thấy rõ được tác động của lạm phát tới nền kinh tế Việt Nam.
- Đưa ra các giải pháp cho lạm phát tại Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu về tình hình lạm phát ở Việt Nam hiện nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp so sánh, đánh giá.
- Phương pháp thu thập, tổng hợp, phân tích các số liệu về lạm phát ở Việt Nam và số nước khu vực.
- Sử dụng các công cụ nghiên cứu( số liệu thống kê, bảng biểu...)
5. Kết cấu bài tập lớn
Ngoài phần mở đâu, kết luận, mục lục, danh mục tham khảo, danh mục các từ viết tắt thì kết cấu đề tài bao gồm 3 phần cụ thể là:
- Phần 1: Lý luận về lạm phát
- Phần 2: Thực trạng vấn đề lạm phát ở Việt Nam hiện nay
- Phần 3: Giải pháp cho lạm phát tại Việt Nam
NỘI DUNG
1./LÝ LUẬN VỀ LẠM PHÁT
1.1/ Khái niệm về lạm phát
Trong kinh tế học, lạm phát là sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung của nền kinh tế. Nó không có nghĩa là giá cả của mọi hàng hoá và dịch vụ đồng thời phải tăng lên theo cùng một tỷ lệ mà chỉ cần mức giá trung bình tăng lên, hay nền kinh tế có thể trải qua lạm phát mặc dù giá cả của một số hàng hoá và dịch vụ giảm nhưng giá cả hàng hoá và dịch vụ khác tăng đủ mạnh.
Trong một nền kinh tế lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức mua của đồng tiền nội tệ.Tức là khi có lạm phát thì chúng ta sẽ phải chi ngày càng nhiều đồng nội tệ hơn để mua một giỏ hàng hoá và dịch vụ cố định. Khi so sánh với nền kinh tế khác thì lạm phát là sự phá giá tiền tệ của một loại tiền tệ so với cá loại tiền tệ khác đây chính là lạm phát của một loại tiền tệ trong phạm vi thị trường toàn cầu.
Cần chú ý rằng lạm phát không chỉ đơn thuần là sự tăng của mức giá mà đó phải là sự gia tăng liên tục trong mức giá. Trường hợp chỉ có một cú sốc xuất hiện làm cho mức giá tăng lên đột ngột rồi giảm trở lại mức ban đầu không lâu ngay sau đó, hiện tượng tăng mức giá tạm thời như vậy không được gọi là lạm phát. Nhưng trong thực tế thì một cú sốc có thể ảnh hưởng kéo dài đối với một nền kinh tế và do đó có thể gây ra lạm phát.
1.2/ Đo lường lạm phát và các tiêu chí đo lường lạm phát
Lạm phát được đo lường bằng cách theo dõi sự thay đổi trong giá cả của một lượng lớn các hàng hoá và dịch vụ trong một nền kinh tế mà thông thường dựa trên dữ liệu được thu thập bởi các tổ chức Nhà nước. Giá cả của các loại hàng hoá và dịch vụ được tổ hợp với nhau để đưa ra một mức giá cả trung bình, gọi là mức giá trung bình của một tập hợp các sản phẩm. Không tồn tại phép đo chính xác duy nhất chỉ số lạm phát vì giá trị của chỉ số này phụ thuộc vào tỷ trọng mà người ta gán cho mỗi hàng hoá trong chỉ số, cũng như phụ thuộc vào phạm vi khu vực kinh tế mà nó được thực hiện. Các phép đo phổ biến của chỉ số lạm phát bao gồm:
* Chỉ số giá sinh hoạt (CLI) là sự tăng lên trên lý thuyết giá cả sinh hoạt của một cá nhân so với thu nhập, trong đó các chỉ số giá tiêu dùng (CPI) được giả định một cách xấp xỉ.
* Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là chỉ số đo giá cả các hàng hoá hay được mua bởi “người tiêu dùng điển hình” một cách có lựa chọn. Trong nhiều quốc gia công nghiệp, những sự thay đổi theo phần trăm hàng năm trong các chỉ số này là con số lạm phát thông thường hay được nhắc tới. Các phép đo này thường được sử dụng trong việc chuyển trả lương, do những người lao động mong muốn có khoản chi trả (danh định) tăng ít nhất là bằng hoặc cao hơn tỷ lệ tăng của CPI.
* Chỉ số giá sản xuất (PPI) đo mức giá mà các nhà sản xuất nhận được không tính đến giá bổ sung qua đại lý hoặc thuế doanh thu. Nó khác với CPI là sự trợ cấp giá, lợi nhuận và thuế có thể sinh ra một điều là gía trị nhận được bởi các nhà sản xuất là không bằng với những gì người tiêu dùng đã thanh toán .
* Chỉ số bán buôn là chỉ số đo sự thay đổi trong giá cả các hàng hoá bán buôn( thông thường là trước khi bán có thuế) một cách có lựa chọn. Chỉ số này rất giống với PPI.
* Chỉ số giá hàng hoá là chỉ số đo sự thay đổi trong giá cả của các hàng hoá một cách có lựa chọn.
* Chỉ số giảm phát GDP là chỉ số dựa trên việc tính toán của tổng sản phẩm quốc nội: Nó là tỷ lệ của tổng giá trị GDP giá thực tế với tổng giá trị GDP của năm gốc, từ đó có thể xác định GDP của năm báo cáo theo giá so sánh hay GDP thực . Nó là phép đo mức giá cả được sử dụng rộng rãi nhất. Các phép khử lạm phát cũng tính toán các thành phần của GDP như chi phí tiêu dùng cá nhân.
1.3/ Phân loại lạm phát
Tùy theo tiêu thức dùng để phân loại lạm phát mà có các loại lạm phát khác nhau. Người ta phân loại lạm phát trên cơ sở định lượng và định tính.
1.3.1/ Về mặt định lượng
Đó là dựa trên tỷ lệ phần trăm lạm phát được tính trong năm, phân theo cách này thì lạm phát có các loại sau:
* Lạm phát vừa phải: Được đặc trưng bởi giá cả tăng chậm và có thể dự đoán trước được. Đối với các nước đang phát triển , lạm phát ở mức độ một con số thường được coi là lạm phát vừa phải. Đó là mức lạm phát mà bình thường nền kinh tế trải qua và ít gây tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Lạm phát vừa phải có hai cấp độ cơ bản đó là:
- Thiểu phát: là tỷ lệ lạm phát ở mức 3 - 4 % một năm trở xuống
- Lạm phát thấp: là mức lạm phát có tỷ lệ ở 3% đến 7% một năm
* Lạm phát cao ( lạm phát phi mã): là loại lạm phát ở mức hai đến ba con số một năm. Loại lạm phát này tác động tiêu cực đến nền kinh tế , với những hậu quả cực kì khó khăn cho đời sống kinh tế, xã hội, chính trị trong nước. Lạm phát phi mã được duy trì trong thời gian dài sẽ gây ra những biến dạng kinh tế nghiêm trọng. Trong bối cảnh đó, đồng tiền bị mất giá rất nhanh, cho nên mọi người chỉ giữ lượng tiền tối thiểu vừa đủ cho các giao dịch hàng ngày. Mọi người có xu hướng tích trữ hàng hoá, mua bất động sản và chuyển sang sử dụng vàng hoặc các ngoại tệ mạnh để làm phương tiện thanh toán cho các giao dịch có giá trị lớn và tích luỹ của cải.
* Siêu lạm phát: là lạm phát mất kiểm soát, một tình trạng giá cả tăng nhanh chóng khi tiền tệ mất giá trị. Siêu lạm phát là lạm phát ở mức 4 con số, từ 1000% trở lên.
Đặc điểm chung của mọi cuộc siêu lạm phát là sự gia tăng quá mức trong cung tiền, điều này thường bắt nguồn từ sự cần thiết phải tài trợ cho thâm hụt ngân sách quá lớn. Hơn nữa một khi lạm phát cao đã bắt đầu , tình hình thâm hụt ngân sách có thể trở nên không thể kiểm soát được: lạm phát cao dẫn đến giảm mạnh nguồn thu từ thuế tính theo phần trăm so với GDP mà điều này đến lượt nó làm tăng thâm hụt ngân sách và dẫn đến lạm phát cao hơn.
1.3.2/ Về mặt định tính
Lạm phát được chia thành nhiều loại khác nhau, tuỳ theo tính chất của lạm phát mà người ta chia thành các loại cơ bản sau:
- Lạm phát thuần túy: Đây là trường hợp đặc biệt của lạm phát, hầu như giá cả của mọi loại hàng hoá đều tăng lên cùng một tỷ lệ trong cùng một đơn vị thời gian.
- Lạm phát cân bằng: Là loại lạm phát có mức giá chung tăng tương ứng với mức tăng thu nhập.
- Lạm phát được dự đoán trước: Là lạm phát mà mọi người có thể dự đoán trước nhờ vào sự diễn tiến liên tục theo chuỗi thời gian trong nhiều năm.
- Lạm phát không được dự đoán trước: Là lạm phát xảy ra bất ngờ, ngoài sự tiên liệu của mọi người về quy mô, cường độ cũng như mức độ tác động.
- Lạm phát cao và lạm phát thấp: lạm phát cao là mức lạm phát mà tỷ lệ tăng thu nhập tăng thấp hơn tỷ lệ lạm phát, lạm phát thấp là mức tăng thu nhập tăng cao hơn mức độ tăng của tỷ lệ lạm phát.
1.4/ Ảnh hưởng tiêu cực của lạm phát
1.4.1/ Đối với lạm phát dự kiến
Trong trường hợp lạm phát có thể dự kiến trước thì các thực thể tham gia vào nền kinh tế có thể chủ động ứng phó với nó, tuy vậy nó vẫn gây ra những tổn thất cho xã hội:
-Chi phí mòn giày: Lạm phát giống như một thứ thuế đánh vào người gữi tiền và lãi suất danh nghĩa bằng lãi suất thực tế cộng với lạm phát nên lạm phát làm cho người ta giữ ít tiền hơn và hay làm giảm cầu về tiền. Khi đó họ cần phải thường xuyên đến ngân hàng để rút tiền hơn. Các nhà kinh tế đã dùng thuật ngữ “ chi phí mòn giày” để chỉ những tổn thất phát sinh do sự bất tiện cũng như thời gian tiêu tốn mà người ta phải hứng chịu nhiều hơn so với khi không có lạm phát.
- Chí phí thực đơn: Lạm phát thường sẽ dẫn đén giá cả tăng lên, các doanh nghiệp sẽ mất thêm chi phí để in ấn, phát hành bảng giá sản phẩm hay các hiệu ăn cũng phải đổi mới thực dơn . Việc nay tạo ra sự tốn kém nhất định .
- Làm thay đổi giá tương đối một cách không mong muốn: trong trường hợp do lạm phát doanh nghiệp này tăng giá (phát sinh chi phí thực đơn) còn doanh nghiệp khác lại không tăng giá do không muốn phát sinh chi phí thực đơn thì giá cả của doanh nghiệp giữ nguyên giá sẽ trở nên rẻ tương đối so với doanh nghiệp tăng giá. Do nền kinh tế thị trường phân bổ nguồn lực dựa trên giá tương đối nên lạm phát đã dẫn đến tình trạng phân bố nguồn lực kém hiệu quả.
- Lạm phát có thể làm thay đổi nghĩa vụ nộp thuế của các cá nhân trái với ý muốn của người làm luật do một số luật thuế không tính đến ảnh hưởng của lạm phát. Ví dụ : trong trường hợp thu nhập thực tế của cá nhân không thay đổi nhưng thu nhập danh nghĩa tăng lên do lạm phát thì cá nhân phải nộp thuế thu nhập trên cả phần chênh lệch giữa thu nhập danh nghĩa và thu nhập thực tế.
- Lạm phát gây ra sự nhầm lẫn, bất tiện: đồng tiền được sử dụng làm thước đo trong tính toán các giao dịch kinh tế, khi có lạm phát cái thước đo này co giãn và vì vậy các cá nhân khó khăn hơn trong việc ra quyết định của mình.
1.4.2/ Lạm phát không dự kiến
Đây là loại lạm phát gây ra nhiều tổn thất nhất vì nó phân phối của cải giữa các cá nhân một cách độc đoán. Các hợp đồng, cam kết tín dụng thường được lập trên lãi suất danh nghĩa khi lạm phát cao hơn dự kiến người cho vay được hưởng lợi còn người đi vay chịu thiệt hại. Lạm phát không dự kiến thường ở mức cao hoặc siêu lạm phát nên tác động của nó rất lớn.
Các nhà kinh tế có quan điểm rất khác nhau về quy mô của tác động tiêu cực của lạm phát, thậm chí nhiều nhà kinh tế cho rằng tổn thất do lạm phát gây ra không đáng kể và điều này được coi là đúng khi tỷ lệ lạm phát ổn định và ở mức vừa phải. Khi lạm phát biến động mạnh, tác động xã hội của nó thông qua việc phân phối lại của cải giữa các cá nhân một cách độc đoán rõ ràng là rất lớn và do vậy chính phủ của tất cả các nước đều tìm cách chống lại loại lạm phát này.
1.5/ Nguyên nhân gây lạm phát
1.5.1/ Lạm phát do cầu kéo
Lạm phát do cầu kéo xảy ra do tổng cầu tăng, đặc biệt là khi sản lượng đã đạt vượt qua mức tự nhiên. Lạm phát có thể hình thành khi xuất hiện sự gia tăng đột ngột trong nhu cầu về tiêu dùng và đầu tư. Hoặc trong nhiều trường hợp lạm phát lại thường bắt nguồn từ sự gia tăng quá mức trong chương trình chi tiêu của Chính phủ, ngoài ra nhu cầu xuất khẩu và lượng vốn chảy vào cũng có thể gây ra lạm phát.
1.5.2/ Lạm phát do cầu thay đổi
Giả dụ lượng cầu về một mặt hàng giảm đi, trong khi lượng cầu về một mặt hàng khác lại tăng lên. Nếu thị trường có người cung cấp độc quyền và giá cả có tính chất cứng nhắc phía dưới( chỉ có thể tăng mà không giảm), thì mặt hàng mà lượng cầu giảm vẫn không giảm giá. Trong khi đó mặt hàng có lượng cầu tăng thì lại tăng giá. Kết quả là mức giá chung tăng lên, nghĩa là lạm phát.
1.5.3 /Lạm phát do chi phí đẩy
Nếu tiền công danh nghĩa tăng lên, thì chi phí sản xuất của các xí nghiệp tăng. Các xí nghiệp vì muốn bảo toàn mức lợi nhuận của mình sẽ tăng giá thành sản phẩm , mức giá chung của toàn thể nền kinh tế cũng tăng.
1.5.4 /Lạm phát do cơ cấu
Ngành kinh doanh có hiệu quả tăng tiền công danh nghĩa cho người lao động. Ngành kinh doanh không hiệu quả vì thế không thể không tăng tiền công cho người lao động trong ngành mình. Nhưng để đảm bảo mức lợi nhuận, ngành kinh doanh kém hiệu quả sẽ tăng giá thành sản phẩm. Lạm phát nảy sinh vì điều đó.
1.5.5/ Lạm phát do xuất khẩu
Xuất khẩu tăng dẫn tới tổng cầu tăng cao hơn tổng cung, hoặc sản phẩm được huy động cho xuất khẩu khiến lượng cung sản phẩm cho thị trường trong nước giảm khiến tổng cung thấp hơn tổng cầu. Lạm phát nảy sinh do tổng cung và tổng cầu mất cân bằng.
1.5.6/ Lạm phát do nhập khẩu
Sản phẩm không tự sản xuất trong nước được mà phải nhập khẩu. Khi giá nhập khẩu tăng ( do nhà cung cấp nước ngoài tăng giá) thì giá bán sản phẩm đó trong nước cũng tăng. Lạm phát hình thành khi mức giá chung bị giá nhập khẩu đổi lên.
1.5.7/ Lạm phát tiền tệ
Cung tiền tăng vì một lý do nào đó khiến cho lượng tiền trong lưu thông tăng lên là nguyên nhân gây ra lạm phát.
2./ THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1/Thực trạng lạm phát ở Việt Nam
Vấn đề lạm phát của nền kinh tế nước ta đã được nhắc đến nhiều từ giữa năm 2007, Việt Nam luôn phải trực diện với " cuộc chiến chống lạm phát". Khó khăn, thách thức lớn đặt ra nhưng không vì thế mà bi quan, lo ngại.
Năm 2007 vừa qua, mặc dù với tăng trưởng kinh tế ( GDP) 8,5% đã đạt mức kỷ lục trong 10 năm trở lại, song "đồng hành" theo là lạm phát cũng đã tăng tới mức kỷ lục kể từ năm 1992 đến nay vì chỉ số giá tiêu dùng( CPI) cũng đã lên tới hai con số là 12,63%. Từ đầu năm 2008 đến nay, " cơn bão giá" vẫn tiếp tục gia tăng mạnh ở hầu hết mặt hàng từ các hàng hoá chiến lược cho CNH, HĐH đất nước như xăng , dầu, vật liệu xây dựng,..; các hàng hoá có giá trị lớn như bất động sản và vàng,...; Cho đến các nhu yếu phẩm đời thường cho người dân như lạng thịt, mớ rau,..Vượt qua mọi dự đoán, chỉ số giá tiêu dùng 11 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm 2007 là 123,25% Đây là một con số kỷ lục (Theo thống kê của cục thông kê ).
Bảng 2.1.1 - Chỉ số tiêu dùng cả nước tháng 11 năm 2008
Chỉ số giá tháng 11 năm 2008 so với(%)
Chỉ số giá 11 tháng đầu năm 2008 so với cùng kỳ 2007
Kỳ gốc năm 2005
Tháng 11 năm 2007
Tháng 12 năm 2007
Tháng 10 năm 2008
Chỉ số giá tiêu dùng
147,07
124,22
120,71
99,24
123,25
I.Hàng ăn và dịch vụ ăn uống
172,02
137,63
132,03
99,93
137,01
Trong đó: 1- Lương thực
195,73
151,08
146,71
96,90
149,71
2- Thực phẩm
162,62
131,46
125,57
100,91
132,91
3-Ăn uống ngoài gia đình
172,13
139,12
133,13
101,34
132,56
II. Đồ uống và thuốc lá
129,48
113,83
112,34
100,90
110,53
III.May mặc, mũ nón, giày dép
127,13
113,07
111,77
100,86
110,10
IV. Nhà ở và vật liêu xây dựng (*)
141,19
114,73
111,08
95,14
121,67
V. Thiết bị và đồ dùng gia đình
126,78
112,52
112,00
100,67
108,73
VI. Dược phẩm, y tế
123,35
109,72
109,05
100,28
108,81
VII. Phương tiện đi lại, bưu điện
132,35
119,31
114,30
95,60
116,89
Trong đó: Bưu chính viễn thông
83,41
89,64
90,34
99,94
88,54
VIII. Giáo dục
115,16
106,77
106,69
100,12
103,91
IX. Văn hoá, thể thao, giải trí
116,07
109,92
109,60
100,28
105,47
X. Đồ dùng và dịch vụ khác
132,86
113,93
112,13
100,39
113,18
(*) Nhóm này bao gồm: nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng.
Như đã biết, tăng trưởng cao, lạm phát thấp và một số chỉ số cơ bản khác của kinh tế vĩ mô như cán cân thương mại, thu chi ngân sách, cán cân thanh toán quốc tế nếu đều đạt được giá trị dương.. thì đó là những tín hiệu phát triển khả quan mong muốn của mọi nền kinh tế. Giữa các chỉ số này có quan hệ tác động tương hỗ chặt chẽ, nhất là giữa tăng trưởng và lạm phát. Thông thường tính quy luật là: tăng trưởng cao thì lạm phát thấp, khi lạm phát cao quá hoặc thiểu phát đều làm cho tăng trưởng thấp. Song tính quy luật này có những khác biệt tuỳ theo trình độ phát triển cũng như các đặc điểm riêng biệt của mỗi nền kinh tế. Với các nước đang phát triển như Việt Nam hiện nay, khi mặt bằng giá trong nước còn thấp hơn nhiều so với mặt bằng giá thế giới thì lạm phát ở mức ngang bằng. Số liệu hai năm gần đây là 2006 và 2007 đó là năm 2006, CPI tăng 6,6% nhưng GDP tăng 8,2% có nghĩa lạm phát vẫn tăng nhưng mức tăng chậm hơn mức tăng trưởng kinh tế, đó là biểu hiện tốt của sự phát triển. Năm 2007 vừa qua, mặc dù tăng trưởng GDP đạt mức kỷ lục 8,5% nhưng CPI lại tăng vọt đến mức khá cao là 12,63 và do đó đã gây bất lợi cho tăng trưởng lẽ ra có thể cao hơn nữa, mặt khác đã làm xáo động đến mặt bằng giá cả hàng hoá và dịch vụ, ảnh hưởng xấu trực tiếp đến sản xuất và đời sống nhân dân.
Trước tình hình và diễn biến của nền kinh tế - xã hội, giá cả leo thang làm cho người tiêu dùng và các doanh nghiệp điêu đứng. Không chỉ giá lương thực thực phẩm leo lên vùn vụt, mà giá than, đặc biệt là vật liệu xây dựng và các dịch vụ khác cũng tăng lên. Hiện tượng mức giá chung tăng đều đặn dẫn tới lạm phát. Chỉ số CPI đã liên tục tăng suốt 4 năm qua: Bắt dầu là 9,5% (2004), 8,4%( 2005), 6,6%(2006), 12,6%(2007) và trong 4 tháng đầu năm 2008 tăng lên 11%
Lạm phát ở Việt Nam chủ yếu xuất phát từ các nhân tố chủ quan, có tính cơ cấu của nền kinh tế vì nếu lạm phát chủ yếu do giá thế giới tăng thì các nước khác như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia.. đều chịu sức ép tương tự. Tuy nhiện, lạm phát ở các nước này lại thấp hơn một cách đáng kể so với Việt Nam.
Bảng 2.1.2 - Chỉ số giá tiêu dùng ở Việt Nam và một số nước trong khu vực
Như vậy sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam còn thấp và yếu so với khu vực. Trong hai tháng đầu năm , chỉ số giá tiêu dùng ở các nước trong khu vựa tăng không đáng kể: Thái Lan 1,7%, Malaysia - 2,2%, Indonesia - 1,8% , Trung Quốc - 2,9% trong đó con số này ở nước ta là - 6,19%. Đây quả là sự chênh lệch rất lớn.
2.2/ Một số nguyên nhân căn bản
Theo dõi diễn biến kinh tế và một số động thái chính sách của Việt Nam hiện nay, đối chiếu trên những khía cạnh tương tự với một số nước trong khu vực, có thể nói tình trạng lạm phát hiện nay ở Việt Nam là hậu quả tổng hợp của một số hiện tượng kinh tế đặc thù đi liền với sự kết hợp thiếu đồng bộ giữa một số chính sách vĩ mô trong thời gian qua. Có thể đề cập đến hai nhóm nguyên nhân: các nhân tố tác động từ kinh tế toàn cầu, và các nhân tố từ nội tại nền kinh tế Việt Nam, cụ thể như sau:
2.2.1/ Nguyên nhân chính từ bối cảnh kinh tế toàn cầu
Thứ nhất: Giá dầu và giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào của sản xuất liên tục gia tăng: Trong 4 năm từ 2003-2006 kinh tế toàn cầu liên tục tăng trưởng cao, đặc biệt là nhóm các nước “mới nổi” ở khu vực Châu á, nhất là Trung Quốc đã đẩy nhu cầu năng lượng toàn cầu tăng cao đột biến, cùng với những bất ổn và xung đột chính trị quân sự tại khu vực Trung Đông là các nguyên nhân trực tiếp đẩy giá dầu lên cao chưa từng có trong lịch sử 110 USD/thùng trong tháng 3/2008, đồng thời giá các nguyên vật liệu đầu vào khác như sắt thép, phân bón, xi măng cũng liên tục gia tăng. Như vậy, giá dầu đã tăng 72%, sắt thép tăng 114%, phân bón tăng 59,6%, khí hoá lỏng tăng 95% kể từ đầu năm 2007 đến tháng 3/2008 và đây cũng là mức tăng cao n