Sự phát triển kinh tế và hội nhập thế giới đã phát sinh nhiều vấn đề liên
quan đến các quan hệ lao động, trong đó có lao động cưỡng bức. Lao động
cưỡng bức là một trong những hình thức lao động tồi tệ nhất, là mặt trái của quá
trình toàn cầu hóa hiện nay. Lao động cưỡng bức xâm phạm đến quyền tự do lao
động, tự do thân thể của con người, một trong những nhóm quyền cơ bản được
pháp luật bảo vệ. Xoá bỏ lao động cưỡng bức là một trong những tiêu chí quan
trọng để xây dựng một xã hội văn minh, tiến bộ và đó cũng là một trong những
tiêu chuẩn lao động quốc tế cơ bản được cộng đồng thế giới thừa nhận. Theo
báo cáo của Tổ chức lao động Quốc tế (ILO) năm 2014, lao động cưỡng bức
trong khu vực kinh tế tư nhân tạo ra 150 tỷ USD lợi nhuận bất hợp pháp mỗi
năm trên toàn thế giới, với nguồn thu cao nhất (hơn 1/3 lợi nhuận trên toàn cầu)
đến từ khu vực châu Á - Thái Bình Dương; toàn thế giới có khoảng 20,9 triệu
người đang là nạn nhân của lao động cưỡng bức, trong đó 9,8 triệu người bị tư
nhân bóc lột với hơn 2,4 triệu lao động cưỡng bức là nạn nhân của buôn người1.
Quan điểm về lao động cưỡng bức và xóa bỏ lao động cưỡng bức đã được
Đảng và Nhà nước ta thể hiện nhất quán trong các văn bản pháp lý, đặc biệt là
sau khi nước ta chính thức phê chuẩn Công ước 29 của Tổ chức lao động quốc
tế (ILO) năm 2007 sau khi trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới
WTO, đồng thời đang trong lộ trình gia nhập Công ước 105 về xóa bỏ lao động
cưỡng bức. Chính điều này cũng đặt ra yêu cầu “nội luật hóa” đầy đủ các nội
dung của Công ước như là nghĩa vụ bắt buộc của một quốc gia thành viên mà
Việt Nam cũng không ngoại lệ. Hệ thống các quy phạm pháp luật liên quan đến
lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc của Việt Nam về cơ bản phù hợp và tương
thích với nội dung của Công ước 29 là nghiêm cấm cưỡng bức lao động dưới
mọi hình thức.
69 trang |
Chia sẻ: Trịnh Thiết | Ngày: 06/04/2024 | Lượt xem: 597 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Lao động cưỡng bức theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam – Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
------------o0o------------
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
Lao động cưỡng bức theo quy định của pháp luật lao động
Việt Nam – Thực trạng và giải pháp
Chủ nhiệm đề tài: Đinh Thị Thanh Thủy
Hà Nội, năm 2017
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI ..................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu .......................................................... 1
1.2. Tình hình nghiên cứu: ................................................................................ 3
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới: ..................................................... 3
1.2.2.Tình hình nghiên cứu ở Việt nam: ....................................................... 5
1.3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ........................................... 8
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu: ........................................................................ 8
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu: ............................................................................ 8
1.4. Mục tiêu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu ..................................... 9
1.4.1. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................ 9
1.4.2. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 9
1.5. Ý nghĩa của nghiên cứu ............................................................................ 10
1.6. Kết cấu của đề tài nghiên cứu .................................................................. 11
CHƯƠNG 2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ LAO ĐỘNG
CƯỠNG BỨC .................................................................................................... 12
2.1. Khái quát chung về lao động cưỡng bức ................................................. 12
2.1.1. Khái niệm lao động cưỡng bức ......................................................... 12
2.1.2. Đặc điểm của lao động cưỡng bức .................................................... 15
2.1.3. Các hình thức của lao động cưỡng bức ............................................. 19
2.2. Pháp luật về lao động cưỡng bức. ............................................................ 21
2.2.1.Khái niệm pháp luật về lao động cưỡng bức ..................................... 21
2.2.2. Nội dung pháp luật điều chỉnh về lao động cưỡng bức .................... 22
2.2.3. Sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật về lao động cưỡng bức .......26
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ LAO ĐỘNG CƯỠNG
BỨC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ...................................................................... 28
3.1. Thực trạng các quy định của pháp luật Việt Nam về lao động
cưỡng bức ....................................................................................................... 28
3.1.1. Ngoại lệ và những hình thức lao động cưỡng bức bị cấm theo quy
định của pháp luật Việt Nam ....................................................................... 28
3.1.2. Thực trạng các quy định về lao động cưỡng bức quy định ở Bộ Luật
lao động năm 2012 ...................................................................................... 30
3.1.3. Thực trạng các quy định về lao động cưỡng bức trong một số trường
hợp khác ...................................................................................................... 36
3.1.4. Thực trạng các quy định về xử lý các hành vi lao động cưỡng bức . 39
3.2. Thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật lao động về lao động
cưỡng bức ở Việt Nam hiện nay ..................................................................... 40
3.2.1. Thực tiễn thực hiện các quy định về lao động cưỡng bức đối với
người lao động trong quan hệ hợp đồng lao động ...................................... 40
3.2.2. Thực tiễn thực hiện các quy định về xử lý các hành vi lao động
cưỡng bức ................................................................................................... 43
3.3. Đánh giá chung thực trạng pháp luật về lao động cưỡng bức hiện nay ở
Việt Nam ......................................................................................................... 45
3.3.1. Những thành tựu đạt được ................................................................. 45
3.3.2. Những vấn đề tồn tại ......................................................................... 45
CHƯƠNG 4. QUAN ĐIỂM HOÀN THIỆN VÀ ĐỂ XUẤT MỘT SỐ GIẢI
PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ LAO ĐỘNG CƯỠNG BỨC Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY .................................................................................... 49
4.1. Quan điểm hoàn thiện pháp luật về lao động cưỡng bức ở Việt Nam hiện
nay ................................................................................................................... 49
4.1.1. Khắc phục những tồn tại trong hệ thống pháp luật: .......................... 49
4.1.2. Bảo đảm phù hợp với các công ước quốc tế nhằm tạo nền tảng vững
chắc cho hội nhập quốc tế ........................................................................... 50
4.1.3. Bảo đảm phù hợp với trình độ phát triển và và những yếu tố xã hội
đặc thù của Việt Nam: ................................................................................. 51
4.2. Một số giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về lao động cưỡng
bức ở Việt Nam hiện nay ................................................................................ 52
4.2.1. Về khái niệm lao động cưỡng bức .................................................... 52
4.2.2.Đối với các quy định về lao động cưỡng bức được thực hiện đối với
người lao động trong quan hệ hợp đồng lao động bao gồm: ...................... 53
4.2.3. Đối với lao động là phạm nhân chấp hành hình phạt tù ................... 55
4.2.4. Quy định về chế tài xử lý đối với hành vi sử dụng lao động cưỡng
bức bị cấm, cụ thể: ...................................................................................... 55
4.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về lao động
cưỡng bức ở Việt Nam hiện nay ..................................................................... 57
4.3.1. Tăng cường vai trò và hoạt động của tổ chức Công đoàn các cấp ... 57
4.3.2. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật và trợ giúp pháp lý cho NLĐ ...... 58
4.3.3. Đẩy mạnh các biện pháp thanh, kiểm tra, giám sát, xử phạt NSDLĐ
khi có hành vi LĐCB .................................................................................. 58
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 59
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................... 60
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ADB: Ngân hàng Phát triển Châu Á
BLLĐ: Bộ luật Lao động
BLDS: Bộ luật Dân sự
BLHS: Bộ luật Hình sự
Bộ LĐTB&XH: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
CAT: Công ước về chống tra tấn và các hình thức đối xử,
trừng phạt dã man, vô nhân đạo hay hạ nhục con người
CƯQT: Công ước quốc tế
HDI: Chỉ số phát triển con người
NLĐ: Người lao động
NSDLĐ: Người sử dụng lao động
LĐCB: Lao động cưỡng bức
LDN: Luật Doanh nghiệp
LHQ: Liên Hợp Quốc
TPP: Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương
UNDP Chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc
UDHR: Tuyên ngôn quốc tế/ thế giới về nhân quyền
ICCPR: Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị
ICESCR: Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội, Văn
hóa
ILO: Tổ chức Lao động thế giới
1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Sự phát triển kinh tế và hội nhập thế giới đã phát sinh nhiều vấn đề liên
quan đến các quan hệ lao động, trong đó có lao động cưỡng bức. Lao động
cưỡng bức là một trong những hình thức lao động tồi tệ nhất, là mặt trái của quá
trình toàn cầu hóa hiện nay. Lao động cưỡng bức xâm phạm đến quyền tự do lao
động, tự do thân thể của con người, một trong những nhóm quyền cơ bản được
pháp luật bảo vệ. Xoá bỏ lao động cưỡng bức là một trong những tiêu chí quan
trọng để xây dựng một xã hội văn minh, tiến bộ và đó cũng là một trong những
tiêu chuẩn lao động quốc tế cơ bản được cộng đồng thế giới thừa nhận. Theo
báo cáo của Tổ chức lao động Quốc tế (ILO) năm 2014, lao động cưỡng bức
trong khu vực kinh tế tư nhân tạo ra 150 tỷ USD lợi nhuận bất hợp pháp mỗi
năm trên toàn thế giới, với nguồn thu cao nhất (hơn 1/3 lợi nhuận trên toàn cầu)
đến từ khu vực châu Á - Thái Bình Dương; toàn thế giới có khoảng 20,9 triệu
người đang là nạn nhân của lao động cưỡng bức, trong đó 9,8 triệu người bị tư
nhân bóc lột với hơn 2,4 triệu lao động cưỡng bức là nạn nhân của buôn người1.
Quan điểm về lao động cưỡng bức và xóa bỏ lao động cưỡng bức đã được
Đảng và Nhà nước ta thể hiện nhất quán trong các văn bản pháp lý, đặc biệt là
sau khi nước ta chính thức phê chuẩn Công ước 29 của Tổ chức lao động quốc
tế (ILO) năm 2007 sau khi trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới
WTO, đồng thời đang trong lộ trình gia nhập Công ước 105 về xóa bỏ lao động
cưỡng bức. Chính điều này cũng đặt ra yêu cầu “nội luật hóa” đầy đủ các nội
dung của Công ước như là nghĩa vụ bắt buộc của một quốc gia thành viên mà
Việt Nam cũng không ngoại lệ. Hệ thống các quy phạm pháp luật liên quan đến
lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc của Việt Nam về cơ bản phù hợp và tương
thích với nội dung của Công ước 29 là nghiêm cấm cưỡng bức lao động dưới
mọi hình thức. Nguyên tắc hiến định được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013
1
2
là “công dân có quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm
việc”, “nghiêm cấm phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động”. Việt Nam đã tiến
hành những sửa đổi tổng thể pháp luật gốc về lao động, với hai văn bản luật là
Bộ luật Lao động năm 2012 và Luật Công đoàn năm 2012. Cho đến nay, tuy
chưa có luật riêng về lao động cưỡng bức nhưng các quy định về lao động
cưỡng bức và xóa bỏ lao động cưỡng bức ở nước ta được nhận diện ở nhiều góc
độ khác nhau và ghi nhận trong các văn bản pháp luật như Luật nghĩa vụ quân
sự, Luật phòng chống ma túy, Bộ luật lao động, Bộ luật hình sự, trong
các lĩnh vực: lao động trong doanh nghiệp; người mại dâm, người nghiện
ma túy; người chưa thành niên có hành vi vi phạm pháp luật bị đưa vào
trường giáo dưỡng; người thi hành hình phạt tù phải lao động cải tạo và các
trường hợp khác...
Bên cạnh những nỗ lực của Việt Nam nhằm thực hiện các cam kết về xóa
bỏ lao động cưỡng bức, sau gần 10 năm gia nhập Công ước số 29, hệ thống các
quy định pháp luật lao động điều chỉnh đối với lao động cưỡng bức của nước ta
hiện nay chưa thực sự đầy đủ, minh bạch. Pháp luật lao động với tư cách là luật
chuyên ngành đóng vai trò chủ yếu trong điều chỉnh đối với lao động cưỡng bức
còn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập. Bên cạnh đó, quá trình thiết lập và vận hành
quan hệ lao động trong cơ chế thị trường đã và đang xuất hiện những biểu hiện
tinh vi hơn của lao động cưỡng bức, các hành vi cưỡng bức lao động xảy ra khá
phổ biến, thời gian vừa qua xảy ra nhiều vụ người lao động bị dụ dỗ, ép làm
thêm giờ, đe dọa đánh đập, mức lương được trả thấp Bên cạnh đó, hiện nay
pháp luật chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về các hình thức của lao động
cưỡng bức hoặc bắt buộc bị cấm; Còn thiếu các quy định cụ thể về các trường
hợp không được coi là lao động cưỡng bức. Nhưng quy định này dễ bị phía
doanh nghiệp lợi dụng để thực hiện hành vi cưỡng bức hoặc bắt buộc người lao
động làm những công việc họ không mong muốn với mức lương thấp hơn mức
lương công việc hiện tại. Mặt khác, dù mục tiêu của Công ước 29 và Công ước
105 của ILO là hướng đến việc xóa bỏ lao động cưỡng bức, nhưng yêu cầu của
3
mỗi Công ước rất khác nhau. Công ước 29 mà Việt Nam đã tham gia cho phép
các nước thành viên có một lộ trình phù hợp để tiến tới thực hiện đầy đủ các
cam kết. Vì vậy, các quốc gia trong thời gian nhất định sẽ được phép tồn tại một
số dạng lao động như phục vụ lợi ích công cộng. Nhưng đối với Công ước 105
thì yêu cầu rất lớn là “các quốc gia thành viên phê chuẩn Công ước 105 phải tìm
mọi biện pháp để loại bỏ ngay việc sử dụng lao động cưỡng bức hoặc bắt
buộc dưới mọi hình thức và cam kết không sử dụng bất kỳ hình thức nào của lao
động cưỡng bức”.
Bên cạnh đó, tình hình nghiên cứu về lao động cưỡng bức ở Việt Nam
hiện nay vẫn còn khá ít ỏi, đặc biệt các nghiên cứu về mặt lý luận đối với
các hình thức cưỡng bức lao động hoặc bắt buộc lao động, nhận diện được
hành vi này trên thực tế, thực trạng lao động cưỡng bức hiện nay ở thế giới
nói chung và Việt Nam nói riêng; thực tiễn áp dụng pháp luật về lao động
cưỡng bức hiện nay, từ đó có các điều chỉnh pháp lý phù hợp trong bối cảnh
quan hệ lao động của nền kinh tế thị trường và mang tính đặc thù ở Việt
Nam. Chính vì vậy, việc lựa chọn đề tài: “Lao động cưỡng bức theo quy
định của pháp luật lao động Việt Nam – Thực trạng và giải pháp” có ý
nghĩa cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn.
1.2. Tình hình nghiên cứu:
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới:
Trên thế giới cũng có nhiều nghiên cứu đa dạng về cưỡng bức lao động,
lao động bắt buộc, trong đó phải kể đến một số nghiên cứu về LĐCB trong thời
gian gần đây như:
- A.C.L. Davies, Cambridge, “Perspectives on Labour law” (2003). Tác
giả phân tích một số nội dung trong Hiến chương Châu Âu về các quyền cơ bản
của Liên minh Châu Âu, trong đó có các quy định liên quan đến vấn đề cưỡng
bức lao động và xóa bỏ cưỡng bức lao động hiện nay tại các quốc gia thuộc Liên
minh Châu Âu.
4
- John D.R. Craig and S.Michael Lynk,“Globalization and the future of
labour law” (2006). Tài liệu đề cập đến các vấn đề liên quan đến việc đảm bảo
quyền cho lao động nữ, đó là: (i) Không bị phân biệt đối xử buộc thôi việc khi
lao động nữ trong giai đoạn mang thai, bảo đảm quyền cho họ được trở lại làm
việc và được hưởng mức lương tương đương với vị trí làm việc khi nghỉ sinh;
(ii) Không được buộc thôi việc khi NLĐ lập gia đình trong quá trình làm việc.
- Sách “Cân đối hài hòa giữa an ninh và linh hoạt ở các nước mới
nổi” do ILO và Chính phủ Đan Mạch thực hiện 12/2009. Một trong những nội
dung của tài liệu khẳng định: (i) Thể chế thị trường lao động phải được xây
dựng nhằm đảm bảo mức độ linh hoạt tối ưu cho NSDLĐ và sự an ninh cần
thiết cho NLĐ. Vấn đề cưỡng bức lao động có thể xảy ra trong tất cả quá trình
lao động và hậu quả cuối cùng có thể là NLĐ bị sa thải, vì vậy hầu hết các nước
có sự bảo hộ việc làm chặt chẽ làm cho NSDLĐ rất khó có thể sa thải NLĐ
hoặc phải chi phí tốn kém mới có thể sa thải NLĐ. Tuy nhiên, hiện nay nhiều
doanh nghiệp sử dụng lao động cũng có nhiều cách để phá vỡ sự bảo hộ việc
làm này như sử dụng các chính sách điều chỉnh. Chẳng hạn gần đây trong Liên
minh châu Âu có hiện tượng chung là sa thải NLĐ lớn tuổi (là đối tượng được
pháp luật lao động bảo vệ rất tốt), thông qua chính sách bảo trợ xã hội; (ii) Bên
cạnh đó, cũng có nhiều hình thức điều chỉnh khác nữa, chẳng hạn như các đề án
đào tạo, dự kiến đào tạo cho NLĐ để có công việc khác (ở Pháp mô hình này
được gọi là chương trình đào tạo chuyển đổi). Một số nước còn trả trợ cấp lương
cho phần chênh lệch giữa công việc bị mất và công việc mới; Bộ luật Lao động
ở tất cả các nước phát triển đều có quy định về việc phải thông báo trước cho
NLĐ khi sa thải, thông báo cho công đoàn và đôi khi là cả chính quyền
Như vậy, vai trò quản lý của Nhà nước trong quan hệ lao động vô cùng quan
trọng, nhằm kiểm soát và xóa bỏ cưỡng bức lao động nhưng cũng phải bảo đảm
sự linh hoạt trong quản lý và sử dụng lao động của người sử dụng lao động.
- Report of the Director – general, “A global alliance against forced
labour: Global report under the follow - up to the ILO declaration on
5
fundamental principles and rights at work 2005” International Labour office
Geneva, 2005. Báo cáo đề cập đến các nội dung: khái niệm lao động cưỡng bức,
phân loại và đo lường lao động cưỡng bức, các hình thức chủ yếu của lao động
cưỡng bức cũng như đối tượng người lao động bị cưỡng bức theo giới tính và độ
tuổi. Báo báo cũng nêu lên bức tranh toàn cảnh về vấn đề cưỡng bức lao động
tại một số quốc gia đang phát triển, trong đó có Myama, khu vực Nam Á, Mỹ
Latinh, Châu Phi đang phải đối mặt như lao động di cư, bóc lột tình dục
Những để xuất được đưa ra nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội và vận
động các tổ chức xã hội, các tổ chức đoàn thể cùng tham gia nhận diện và xóa
bỏ lao động cưỡng bức trong quan hệ lao động hiện nay.
- Kevin Bales, Laurel Fletcher, Eric Stover, “ Forced Labor in the United
States”, Human Rights Center 2005. Nhóm tác giả đưa ra bức tranh toàn cảnh về
tính chất cũng như phạm vi cưỡng bức lao động ở Hoa Kỳ trong thời gian từ
tháng 1 năm 1998 đến năm 2003. Đây là nghiên cứu đầu tiên đánh giá toàn diện
thực trạng vấn đề cưỡng bức lao động trên toàn bộ lãnh thổ của Mỹ (nguyên
nhân, các số liệu điều tra về nạn nhân đến từ nhiều quốc gia và chủng tộc bị
cưỡng bức lao động, phản ứng của Chính phủ đối với thực trạng này). Nhóm
tác giả cũng đề xuất những cơ chế nhằm bảo vệ quyền lợi và tránh bị cưỡng bức
lao động với nhóm người lao động nhập cư, lao động da màu, tăng cường các
công cụ hỗ trợ cả về vật chất và pháp lý của các cơ quan dịch vụ xã hội để bảo
vệ nhóm người lao động yếu thế.
- N. Roger Baldwin, “Forced labor: the Communist Betrayal of Human
Rights”, Adolf A. Berle. - S.l : Oceana Publ, 1953; Richard K Carlton,“Forced
labor in the "people's democracies" Groundwood Books, 2008
1.2.2.Tình hình nghiên cứu ở Việt nam:
Cưỡng bức lao động là vấn đề được đề cập trong khá nhiều khóa luận,
luận văn, luận án, tài liệu, bài viết nghiên cứu ở những góc độ khác nhau. Tuy
nhiên, hiện nay ở Việt Nam vẫn chưa có nhiều đề tài, công trình nghiên cứu
khoa học pháp lý chuyên sâu về nội dung này.
6
1.2.2.1. Các tài liệu là giáo trình, bài giảng Luật Lao động của các trường đại
học có đề cập đến vấn đề lý luận về lao động cưỡng bức, cung cấp các khái
niệm về lao động cưỡng bức, những hình thức lao động cưỡng bức bị cấm:
- Giáo trình Luật Lao động của Trường Đại học Luật TP.HCM, Nxb. Đại
học Quốc gia TP.HCM xuất bản năm 2011 do PGS.TS Trần Hoàng Hải chủ biên
- Giáo trình Luật Lao động của Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb. Công
an nhân dân phát hành 2014 do tác giả Lưu Bình Nhưỡng chủ biên
- Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo trình chủ nghĩa duy vật
lịch sử, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003
1.2.2.2. Một số luận văn, luận án và công trình nghiên cứu khoa học liên quan:
- Nguyễn Thị Ngọc Yến, Pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về xóa
bỏ lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc, Luận văn thạc sĩ luật học, ĐH Quốc gia
2012. Tác giả đã làm rõ những vấn đề cơ bản về thực trạng lao động cưỡng
bức cũng như xu hướng, diễn biến của lao động cưỡng bức trên thế giới và ở
Việt Nam; đi sâu nghiên cứu pháp luật quốc tế, pháp luật của một số quốc gia
trên thế giới và đánh giá các quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề này.
Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất những giải pháp nhằm xóa bỏ lao động cưỡng
bức hoặc bắt buộc.
- Phạm Trọng Nghĩa, “Thực hiện các Công ước cơ bản của Tổ chức lao
động quốc tế tại Việt Nam: cơ hội và thách thức”, Nxb chính trị quốc gia, 2014.
- Nguyễn Việt Cường, 72 vụ án tranh chấp lao động điển hình – tóm tắt
và bình luận, Nxb Lao động – xã hội, 2004
- Bộ lao động thương bình và xã hội, Tài liệt tham khảo pháp luật lao
động nước ngoài, Nxb Lao động xã hội, Hà nội, 2010.
- Bộ lao động thương bình và xã hội, Một số vấn đề liên quan đến lao
động cưỡng bức và xóa bỏ lao động cưỡng bức của Bộ Lao động – Thương binh
và Xã hội, 2007
1.2.2.3.. Một số tạp chí, Hội thảo khoa học và bài viết liên quan:
- Phạm Trọng Nghĩa, “Tác động của việc thực hiên các tiêu chuẩn lao động
quốc tế cơ bản đến khả năng cạnh tranh của quốc gia” tạp chí Nghiên cứu lập
pháp đi