Đề tài Lập dự án đầu tư và xây dựng hệ thống tưới hồ P1 ở tỉnh Bình Thuận

Đất nước ta đang hoà mình vào quá trình hội nhập và phát triển kinh tế của khu vực và thế giới. Phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia là một trong những mục tiêu quan trọng mà đảng và nhà nước ta đang phấn đấu thực hiện. Để có thể phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp thì nhiệm vụ đặt ra đối với công tác thuỷ lợi là cần giải quyết một cách tối ưu các nhu cầu về tưới và tiêu của ngành nông nghiệp. Vì vậy việc lập và xây dựng các dự án về thuỷ lợi trong đó có các hệ thống tưới, tiêu cho các vùng miền trên cả nước, bảo đảm sự khai thác hợp lý, hiệu quả và bền vững tài nguyên đất, nước và điều kiện tự nhiên của từng vùng là vấn đề có ý nghĩa quyết định.

doc135 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2581 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Lập dự án đầu tư và xây dựng hệ thống tưới hồ P1 ở tỉnh Bình Thuận, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Trang MỤC LỤC 1 LỜI NÓI ĐẦU 5 PHẦN I. TÌNH HÌNH CHUNG 6 Chương 1. Tình hình chung của khu vực 6 1.1. Điều kiện tự nhiên của khu vực 6 1.1.1. Vị trí địa lý và địa hình tự nhiên 6 1.1.2. Tình hình khí tượng thuỷ văn 8 1.1.3. Tình hình địa chất thổ nhưỡng của khu vực 14 1.2. Tình hình kinh tế cã hội của khu vực 16 1.2.1. Phân khu hành chính và dân cư 16 1.2.2. Hiện trạng kinh tế 18 1.2.3. Yêu cầu phát triển kinh tế trước mắt và lâu dài đối với ngành nông lâm nghiệp 22 1.3. Hiện trạng thuỷ lợi của khu vực 24 1.3.1. Hiện trạng phân vùng tưới của khu vực 24 1.3.2. Hiện trạng hệ thống tưới trong khu vực 24 1.3.3. Kết luận về yêu cầu thuỷ lợi đối với khu vực 26 PHẦN II. TÍNH TOÁN CÁC CHỈ TIÊU KỸ THUẬT 27 PHỤC VỤ CHO LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ 27 Chương 2. Tính toán các đặc trưng khí tượng thuỷ văn 27 2.1. Mục đích, ý nghĩa và nội dung tính toán 27 2.1.1. Mục đích, ý nghĩa 27 2.1.2. Nội dung tính toán 27 2.2. Tính toán mưa tưới thiết kế 27 2.2.1. Mục đích, ý nghĩa và nội dung tính toán 27 2.2.2. Chọn trạm tính toán và tần suất thiết kế cho tưới 28 2.2.3. Chọn thời đoạn tính toán và phương pháp tính toán 28 2.2.4. Tính toán mô hình mưa vụ thiết kế 29 2.3. Tính toán mưa năm của khu vực 34 2.3.1. Mục đích, ý nghĩa và nội dung tính toán 34 2.3.2. Chọn trạm tính toán 34 2.3.3. Tính mưa năm trung bình nhiều năm Xo 34 2.4. Tính toán lượng mưa một ngày max 35 2.5. Tính toán bốc hơi và bốc hơi chênh lệch khi có hồ 35 2.5.1. Mục đích, ý nghĩa và nội dung tính toán 35 2.5.2. Chọn trạm tính toán 36 2.5.3. Tính toán bốc hơi trên khu tưới 36 2.5.4. Tính toán bốc hơi chênh lệch khi có hồ 36 2.6. Tính toán các đặc trưng khí tượng khác 38 2.6.1. Nhiệt độ 38 2.6.2. Độ ẩm 38 2.6.3. Tốc độ gió 38 2.6.4. Số giờ nắng 39 2.7. Tính toán các đặc trưng thuỷ văn 39 2.7.1. Phân tích tài liệu dòng chảy và chọn trạm tính toán 39 2.7.2. Tính toán dòng chảy năm ứng với tần suất thiết kế 40 2.6.3. Tính toán dòng chảy lũ 44 2.6.4. Tính toán bùn cát 47 Chương 3. Tính toán yêu cầu nước của khu vực 49 3.1. Mục đích,ý nghĩa và nội dung tính toán 49 3.1.1. Mục đích, ý nghĩa 49 3.1.2. Nội dung tính toán 49 3.2. Tính toán chế độ tưới cho các loại cây trồng 49 3.2.1. Mục đích, ý nghĩa và nội dung tính toán 49 3.2.2. Nguyên lý tính toán 50 3.2.3. Các tài liệu dùng trong tính toán 50 3.2.4. Xác định lượng bốc hơi mặt ruộng 52 3.2.4. Tính toán chế độ tưới cho lúa 54 3.2.5. Tính toán chế độ tưới cho cây trồng cạn (cây ngô vụ đông) 62 3.2.6. Tính hệ số tưới và giản đồ hệ số tưới cho các loại cây trồng 64 3.3. Tính yêu cầu nước cho sinh hoạt 66 3.4. Xác định yêu cầu nước cho toàn hệ thống 66 3.4.1. Mục đích, ý nghĩa 66 3.4.2. Nội dung tính toán 67 PHẦN III. ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN VÀ TÍNH TOÁN 68 PHƯƠNG ÁN 68 CHƯƠNG IV. ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN BỐ TRÍ HỆ THỐNG TƯỚI CHO KHU VỰC 68 4.1. Mục đích, ý nghĩa 68 4.1.1. Mục đích 68 4.1.2. Ý nghĩa 68 4.2. Phân tích các điều kiện tự nhiên, hiện trạng tưới của khu vực 68 4.2.1. Phân tích các điều kiện tự nhiên của khu vực 68 4.2.2. Hiện trạng cấp nước của khu vực 71 4.3. Đề xuất phương án nguồn nước và biện pháp công trình trong khu vực 71 4.3.1. Đề xuất phương án về nguồn nước 71 4.3.2. Đề xuất biện pháp công trình trong khu vực 71 4.3.3. Xác định nhiệm vụ của công trình 72 4.4. Phân tích và chọn phương án bố trí công trình đầu mối 73 4.4.1. Chọn tuyến đập chính 73 4.4.2. Chọn tuyến đập phụ 77 4.4.3. Chọn phương án bố trí cống lấy nước 77 4.4.4. Chọn phương án bố trí tràn xả lũ 79 4.5. Phân tích và chọn phương án bố trí hệ thống kênh và công trình trên hệ thống 81 4.5.1. Nguyên tắc bố trí kênh tưới 81 4.5.2. Phân tích và chọn phương án bố trí hệ thống kênh 82 CHƯƠNG V. TÍNH TOÁN PHƯƠNG ÁN 84 5.1. Mục đích, ý nghĩa 84 5.1.1. Mục đích 84 5.1.2. Ý nghĩa 84 5.1.3. Nội dung tính toán 84 5.2. Tính toán quá trình lưu lượng yêu cầu ở đầu hệ thống 84 5.2.1. Mục đích, ý nghĩa 84 5.2.2. Các tài liệu dùng trong tính toán 85 5.2.3. Nội dung tính toán 86 5.3. Tính toán mực nước yêu cầu khống chế tưới tự chảy đầu hệ thống (yc 90 5.3.1. Mục đích, ý nghĩa 90 5.3.2. Nội dung tính toán 90 5.4. Tính toán điều tiết hồ 91 5.4.1. Mục đích, ý nghĩa 91 5.4.2. Nội dung tính toán 92 PHẦN IV. THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH ĐẦU MỐI 109 CHƯƠNG VI. THIẾT KẾ ĐƯỜNG TRÀN XẢ LŨ 109 6.1. Mục đích,ý nghĩa và nội dung tính toán 109 6.1.1. Mục đích, ý nghĩa 109 6.1.2. Nội dung tính toán 109 6.2. Các tài liệu tính toán và hình thức tràn 109 6.2.1. Các tài liệu dùng trong thiết kế 109 6.2.2 Phương án bố trí và chọn hình thức tràn 109 6.3. Xác định kích thước tràn cơ bản của đường tràn 110 6.3.1. Tường cánh hướng dòng 110 6.3.2. Ngưỡng tràn 111 6.3.3. Dốc nước 111 6.4. Tính toán thuỷ lực của đường tràn 112 6.4.1. Tính toán thuỷ lực đoạn thu hẹp 112 6.4.2. Tính toán thuỷ lực dốc nước đoạn có chiều dài không đổi 114 6.5. Tính toán kênh dẫn hạ lưu 119 6.5.1. Thiết kế kênh 119 6.5.2. Kiểm tra điều kiện không xói của kênh 120 6.6. Tính nối tiếp và tiêu năng ở chân dốc nước 120 6.6.1. Mục đích tính toán tiêu năng 120 6.6.2. Hình thức tiêu năng 121 PHẦN V. TÍNH TOÁN KINH TẾ 124 CHƯƠNG VII. TÍNH TOÁN KINH TẾ CỦA DỰ ÁN 124 7.1. Mục đích, ý nghĩa và nội dung tính toán 124 7.1.1. Mục đích 124 7.1.2. Ý nghĩa 124 7.1.3. Nội dung tính toán 124 7.2. Nguyên lý tính toán 124 7.3. Tính toán các chỉ tiêu kinh tế 125 7.3.1. Các khái niệm cơ bản và phương pháp tính toán 125 7.3.2. Tính toán các chỉ tiêu kinh tế 127 7.4. Kết luận và kiến nghị 132 LỜI NÓI ĐẦU Đất nước ta đang hoà mình vào quá trình hội nhập và phát triển kinh tế của khu vực và thế giới. Phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia là một trong những mục tiêu quan trọng mà đảng và nhà nước ta đang phấn đấu thực hiện. Để có thể phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp thì nhiệm vụ đặt ra đối với công tác thuỷ lợi là cần giải quyết một cách tối ưu các nhu cầu về tưới và tiêu của ngành nông nghiệp. Vì vậy việc lập và xây dựng các dự án về thuỷ lợi trong đó có các hệ thống tưới, tiêu cho các vùng miền trên cả nước, bảo đảm sự khai thác hợp lý, hiệu quả và bền vững tài nguyên đất, nước và điều kiện tự nhiên của từng vùng là vấn đề có ý nghĩa quyết định. Được nhận đề tài tốt nghiệp với nhiệm vụ “Lập dự án đầu tư và xây dựng hệ thống tưới hồ P1’’ ở tỉnh Bình Thuận, với sự hướng dẫn của PGS.TS. Phạm Ngọc Hải. Sau thời gian nghiên cứu, tham khảo các tài liệu có liên quan và tính toán nay em xin trình bày những nội dung cơ bản của dự án đã lập với mong muốn đáp ứng được các yêu cầu đã đề ra. Do kiến thức và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp và chỉ dẫn của các thầy cô. Em xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, tháng 5 năm 2010. Sinh viên thực hiện. Trần Nam Hải PHẦN I. TÌNH HÌNH CHUNG Chương 1. Tình hình chung của khu vực 1.1. Điều kiện tự nhiên của khu vực 1.1.1. Vị trí địa lý và địa hình tự nhiên 1.1.1.1.Vị trí địa lý Khu tưới P1 là vùng đồng bằng lớn nhất của tỉnh Bình Thuận, thuộc địa phận huyện Hàm Thuận Bắc, kéo dài từ xã Hàm Trí ở phía Bắc xuống tới thành phố Phan Thiết ở phía Nam, từ sông Khan ở phía Đông đến giáp đường đồng mức +50 ở phía Tây. Tọa độ trung tâm khu tưới: Kinh độ Đông: 108º8´; Vĩ độ Bắc: 11º4´ Hàm Thuận Bắc là huyện nằm ở vị trí trung tâm tỉnh Bình Thuận, có toạ độ địa lý: 11º12´40´´ đến 11º39´32´´ vĩ độ bắc; 107º50´00´´ đến 108º10´58´´ kinh độ đông. Bản đồ hành chính huyện Hàm Thuận Bắc  Phía Bắc huyện giáp với cao nguyên Di Linh, phía nam giáp với thành phố Phan Thiết, phía đông giáp với huyện Bắc Bình và phía tây giáp huyện Hàm Thuận Nam và huyện Tánh Linh. Như vậy, Hàm Thuận Bắc có vị trí địa lý khá thuận lợi, nằm gần trung tâm kinh tế, hành chính của tỉnh là thành phố Phan Thiết, có khu công nghiệp Bình Thuận, gần trung tâm kinh tế lớn thứ hai của đất nước (Thành phố Hồ Chí Minh), thuộc tam giác phát triển kinh tế miền Đông Nam Bộ, gần vùng kinh tế trọng điểm phía nam... nên cũng có nhiều thuận lợi trong việc phát triển và hội nhập với nền kinh tế quốc gia. Do đó huyện dễ dàng nâng cao khả năng thu hút đầu tư trong cũng như ngoài nước, tiếp cận với các thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến cũng như vấn đề đào tạo và phát triển nguồn nhân lực địa phương để phát triển kinh tế. 1.1.1.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo 1. Địa hình Lưu vực sông Quao nhìn chung có địa hình thấp dần từ Tây sang Đông với nhiều dãy núi của Đông Trường Sơn ăn lan tận ra biển. Vì thế địa hình bị chia cắt thành những vách dốc, những thung lũng sâu và các đồng bằng hẹp. Phía tây và tây bắc là những dãy núi cao từ 300 ÷ 1000 (m). Do địa hình như vậy nên hệ thống sông suối ở đây phần lớn là ngắn và có độ dốc lớn. Cao trình ruộng đất trong khu tưới chênh nhau khá lớn, từ cao độ +50 (m) ở phía Tây - Tây Bắc xuống dần cao độ + 5 m đến + 10 m ở phía Đông – Đông Nam. Diện tích khu vực đo trên bản đồ tỉ lệ 1/10.000 phân bố theo cao độ như sau : Bảng 1.1. Phân bố diện tích huyện Hàm Thuận Bắc theo cao độ. Cao độ ( m )  < 10  15  20  25  30  35  40  45  50   Diện tích tự nhiên ( ha )  2196  5694  6199  8843  11253  13744  16263  18694  20724   Thực tế cần tưới (ha )  1740  3000  4300  5750  6830  7700  8200  8530  8140   2. Địa mạo Khu vực có 3 dạng địa mạo chính: - Vùng đồi núi và vùng bán sơn địa phía bắc và tây bắc là các khu vực phía tây đường sắt Bắc Nam bao gồm các xã: Hàm Trí, Hàm Phú, Thuận Hoà và 4 xã vùng cao Đông Giang, Đông Tiến, La Dạ và Thuận Minh. - Vùng đồng bằng phù sa ven sông: Bao gồm các xã nằm dọc theo Quốc lộ 1A và Quốc lộ 28. Đây là vùng có địa hình tương đối bằng phẳng và đất đai màu mỡ thuộc loại bậc nhất của tỉnh Bình Thuận. - Vùng cồn cát ven biển phía nam và đông nam: Phân bố phía đông Quốc lộ 1A. Bao gồm các xã: Hàm Đức, Hồng Sơn,Hồng Liêm và Hàm Nhơn. 1.1.2. Tình hình khí tượng thuỷ văn 1.1.2.1. Tình hình khí tượng 1. Mạng lưới trạm khí tượng Lưu vực sông Quao và vùng lân cận có các trạm khí tượng: Phan Thiết, Phước Lễ, Sông Lũy, Bảo Lộc, Tà Pao, Di Linh.... Ảnh hưởng của các khối không khí gây mưa khác nhau trong từng thời kỳ và sự biến động về điều kiện địa hình đã kéo theo sự thay đổi về các yếu tố khí tượng, rõ nét nhất là mưa ở từng khu vực. Lượng mưa phụ thuộc vào các yếu tố đại khí hậu trên diện rộng do các khối không khí lớn gây ra, ngoài ra còn phụ thuộc vào các yếu tố vi khí hậu do biến động địa hình một cách cục bộ nên diễn biến mưa theo không gian khá phức tạp. Do đó, khi tính toán phải chọn những trạm cơ bản thoả mãn các điều kiện : Có tài liệu dài, chất lượng tài liệu tốt, phản ánh đùng tính chất mưa đặc trưng cho khu vực. 2. Các yếu tố khí hậu a. Nhiệt độ: Chế độ nhiệt trên lưu vực phản ánh đặc thù chung của miền núi, nhưng cũng có nét riêng của từng vùng. Về mặt vị trí, khu tưới P1 do gần biển hơn các khu vực thuộc lưu vực sông Đồng Nai, độ cao giảm nên nền nhiệt độ có cao hơn. Nếu lấy trạm Phan Thiết là trạm gần khu tưới nhất thì có các đặc trưng về nhiệt độ như sau: - Nhiệt độ trung bình năm đạt : 26,8ºC. - Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất : 28,8ºC. - Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất : 25ºC. Sự dao động nhiệt độ giữa ngày và đêm cũng có sự khác biệt. Nếu như sự chênh lệch đó ở vùng núi phía trên đạt 8ºC thì vùng Phan Thiết chỉ đạt 3ºC ÷ 4ºC. Bảng 1.2. Nhiệt độ trung bình, max, min tại trạm Phan Thiết. Tháng  1  2  3  4  5  6  7  8  9  10  11  12  Trung bình   TTbình  25,1  25,3  26,6  28,4  28,8  27,8  27,2  27,1  26,9  27,1  26,4  25,1  26,8   Tmax  32,9  33,7  32,4  37,2  37,2  35,8  35  34,2  35,5  33,8  34,2  33,6  34,6   Tmin  18  17,3  18,3  22,6  22,9  21,8  21,6  23,2  22,4  21,6  19,2  18,2  20,6   b. Bốc hơi: Tại lưu vực sông Quao cũng không có điều kiện để đo bốc hơi tại chỗ nên ở đây phải lấy bốc hơi tại trạm Phan Thiết làm căn cứ. Ta thấy rằng trong khu vực thượng nguồn sông Quao và vùng ven Phan Thiết có sự khác nhau. Những nơi mưa nhiều như vùng Bảo Lộc thì lượng bốc hơi lưu vực thấp nhất, chỉ đạt 1,77 (mm/ngày - đêm). Nơi mưa ít như Phan Thiết thì lượng bốc hơi lớn nhất, đạt đến 3,97 ( mm/ngày - đêm). Bảng 1.3. Bốc hơi trung bình ngày tại Phan Thiết (mm/ ngày - đêm ). Tháng  1  2  3  4  5  6  7  8  9  10  11  12  Trung bình   Trạm Phan Thiết  4,72  4,56  4,73  4,79  4,23  3,74  3,38  3,23  2,79  2,98  3,84  4,66  3,97   Dựa vào tài liệu bốc hơi của trạm Phan Thiết, lượng bốc hơi lớn nhất đạt vào tháng 4 hàng năm với khoảng 4,79 (mm/ngày - đêm). Đây là con số tương đối lớn, biểu hiện điều kiện khí hậu nóng ở miền Đông Nam Bộ nước ta, và ở đây cũng là vùng có lượng mưa khá nhỏ. Bốc hơi trung bình tháng nhỏ nhất xảy ra vào tháng 9, khoảng 2,79 (mm/ngày - đêm). Điều đó cho ta thấy sự chênh lệch bốc hơi giữa các tháng trong năm là khá lớn. c. Mưa: Chế độ mưa trên lưu vực thể hiện rõ quy luật của chế độ gió mùa.Lượng mưa trung bình nhiều năm của lưu vực khoảng 1500 (mm). Lượng mưa thay đổi theo địa hình từng vùng trong lưu vực. Khu vực nằm ở vị trí ít mưa, có lượng mưa bình quân từ 1000 (mm) ÷ 2000 (mm). Mỗi năm, mưa cũng phân bố làm hai mùa. Mùa mưa thường bắt đầu từ cuối tháng 4 đến cuối tháng 10 và lượng mưa chiếm khoảng 85% ÷ 90% lượng mưa cả năm. Còn mùa khô thường kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau với lượng mưa chỉ chiếm 10% ÷ 15% lượng mưa cả năm. Bảng 1.4. Lượng mưa trung bình tháng của một số trạm xung quanh khu vực. Thang Trạm  1  2  3  4  5  6  7  8  9  10  11  12   Sông Lũy  0,1  0,0  17,5  18  116  163  126  148  168  198  58,6  3,7   Phan Thiết  0,9  0,4  5,0  29  139  148  175  175  195  181  50,5  12,8   Tà Lài  8,8  14,5  47,6  105  251  428  393  543  438  333  147  38,6   Đại Nga  26,4  31,5  79,8  153  216  283  257  382  292  283  154  71   Tà Pao  5,9  5,8  32,4  56,3  221  403  437  551  379  261  91  12   d. Gió: Theo tài liệu về gió tại trạm Phan Thiết, lưu vực sông Quao chịu ảnh hưởng của hai loại gió chính: - Gió Đông thường thổi từ tháng 11 đến tháng 4, có nguồn gốc từ Bắc bán cầu, có độ ẩm rất thấp, gây ra tình trạng khô hạn. Trong những tháng này, nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ trung bình năm, còn số giờ nắng và bốc hơi lại cao hơn so với trung bình năm. - Gió Tây thường thổi từ tháng 5 đến tháng 10, được hình thành từ vịnh Băng Gan, mang theo nhiều hơi nước và gây mưa nhiều. Trong các tháng này, độ ẩm và nhiệt độ cao hơn so với trung bình năm nhưng lượng bốc hơi và số giờ nắmg thì thấp. Bảng 1.5. Hướng gió trung bình, tốc độ gió max và trung bình tại trạm Phan Thiết (m/s). Tháng  1  2  3  4  5  6  7  8  9  10  11  12  Trung bình   Hướng  Đ  Đ  Đ  Đ  N  T  T  T  T  T  Đ  Đ  T,Đ   Vmax  15,3  15,0  15,0  14,7  13,0  12,7  13,3  10,8  12,5  11,0  14,8  13,7  18,5   Vtbình  5,7  6,3  5,8  5,1  4,3  4,8  4,7  4,7  4,2  4,0  4,5  5,0  4,9   Do ở gần biển nên khu tưới có tốc độ gió lớn hơn các nơi khác rất nhiều, bình quân tại Phan Thiết là 4,9 (m/s). e. Độ ẩm: Khu vực có nền nhiệt độ tương đối cao nhưng độ ẩm lại thấp hơn so với vùng xung quanh. Theo tài liệu đo tại trạm Phan Thiết: Bảng 1.6. Độ ẩm max, min, trung bình tại trạm Phan Thiết ( % ). Tháng  1  2  3  4  5  6  7  8  9  10  11  12  Trung bình   Htb  74,3  75,2  76,2  76,5  79,0  81,5  83,0  83,5  85,3  83,3  78,8  74,8  79,3   Hmax  93,0  94,0  96,0  94,0  97,0  97,0  98,0  97,0  98,0  97,0  98,0  98,0  96,4   Hmin  41,0  51,0  45,0  49,0  44,0  41,0  48,0  52,0  52,0  49,0  36,0  40,0  45,7   Sự thay đổi độ ẩm trong năm phù hợp với chế độ mưa, những tháng mùa mưa có độ ẩm cao, những tháng mùa khô có độ ẩm thấp. Độ ẩm bình quân tại trạm Phan Thiết là 79,3%. f. Bức xạ mặt trời: Bảng 1.7. Số giờ nắng trung bình ngày tại Phan Thiết (giờ/ngày ). Tháng  1  2  3  4  5  6  7  8  9  10  11  12  Trung bình   Số giờ nắng  9,41  9,37  9,82  9,85  8,08  7,19  7,28  6,66  6,52  6,66  7,34  8,78  8,08   Nằm trong vùng khô hạn vào bậc nhất nước ta nên so với các khu vực xung quanh, khu tưới có số giờ nắng nhiều hơn, trung bình là 8,08 ( giờ/ngày ), số giờ nắng bình quân năm là 2910 (giờ/năm). Về mùa khô, số giờ nắng cao, trung bình 9,45 (giờ/ngày), mùa mưa số giờ nắng ít hơn, khoảng 7,10 (giờ/ngày). 1.1.2.2. Tình hình thuỷ văn 1. Mạng lưới sông suối trong khu vực Nguồn nước chủ yểu trong khu vực là nước mặt bao gồm mạng lưới các sông suối lớn nhỏ trong khu vực như: Sông Cái, suối Trâm, sông Thang, sông Trao....Song đặc điểm của khu vực là địa hình dốc, khí hậu khô nóng, mưa ít, nắng nhiều nên các sông suối phần lớn khô hạn, hết mưa là hết nước. Duy chỉ có sông Cái là sông lớn nhất trong khu vực là có nước quanh năm. Sông Quao là nhánh lớn nhất của hệ thông sông Cái, có lưu vực hứng nước khá lớn, có nước quanh năm, lưu lượng trung bình mùa kiệt từ 0,1 (m3/s) ÷ 0,3 (m3/s), có khả năng giữ và điều tiết nước, đáp ứng một phần yêu cầu dùng nước trong khu vực. Ngoài ra, trong khu vực lân cận còn có một số sông suối có lượng nước khá dồi dào như: sông Lũy, sông La Ngà.... 2. Mạng lưới trạm đo thuỷ văn trong khu vực Trên sông Quao không có trạm thuỷ văn đo đạc dòng chảy nên sự phân tích chế độ dòng chảy đến sông Quao gặp khó khăn. Trên lưu vực dòng chảy đến hồ sông Quao có một số trạm trên sông La Ngà thể hiện được tính chất dòng chảy trong vùng, đó là các trạm sau: - Trạm Phú Diễn, có diện tích lưu vực 3060 (km2). - Trạm Tà Pao, có diện tích lưu vực 2000 (km2). - Trạm Đại Nga, có diện tích lưu vực 373 (km2). - Trạm sông Lũy, có diện tích lưu vực 964 (km2). 3. Các đặc trưng dòng chảy a. Chế độ dòng chảy sông ngòi Chủ yếu phụ thuộc vào chế độ mưa và điều kiện mặt đệm. Cũng như các vùng khác ở nước ta, lưu vực sông Quao có hai mùa lũ và kiệt. Tuy nhiên, do lượng mưa trong năm của lưu vực tương đối nhỏ nên dòng chảy cũng rất bé so với vùng khác, kể cả lưu vực sông Lũy và sông La Ngà là những khu vực lân cận nhất. Do vậy để bổ sung cho nguồn nước sông Quao người ta dùng nguồn nước từ sông Đan Sách, một nhánh của sông La Ngà. Do sông Quao là sông độc lập chảy thẳng ra biển nên chế độ nước sông chịu ảnh hưởng của thủy triều với chế độ nhật triều không đều. b. Dòng chảy năm Sông Quao nằm trong khu vực ít mưa, nhưng ở thượng nguồn, đặc biệt là lưu vực sông Đan Sách, sông La Ngà lại có lượng mưa khá lớn nên lượng dòng chảy có thể bổ sung cho lưu vực hàng năm tăng lên. Gần khu vực thành phố Phan Thiết, mô đuyn dòng chảy năm chỉ đạt 10 (l/s/km2), nhưng ngược lên vùng núi tại lưu vực tập trung nước cho sông Quao mô đun dòng chảy đạt 20 ( l/s/km2) ÷ 25 ( l/s/km2), thậm chí có vùng đạt đến 35 (l/s/km2) ÷ 40 ( l/s/km2). Bảng 1.8. Lưu lượng bình quân tháng và bình quân năm của nhiều năm ở các trạm (m3/s). Tháng Trạm  1  2  3  4  5  6  7  8  9  10  11  12  Năm   Tà Lài  79,07  47,7  39,8  47,3  77,8  249  421  707  829  717  355  157  311   Đại Nga  3,85  2,5  2,3  3,3  6,9  17,7  25  41  39,1  35,7  17,4  7,6  16,8   Tà Pao  20,6  12,4  9,6  11,4  23,4  64  103  188  173  165  82  41  75   Phú Diễn  26  16  14  15  30  107  203  290  360  274  119  44  125   S
Luận văn liên quan