Đề tài Lâp dự án xây dựng nhà máy dứa Thanh Hóa - ThaFoods

Xây dựng nhà máy chế biến thực phẩm với điều kiện thuê đất của Nhà nước thông thường được thực hiện qua một số bước như sau: 1 - Tìm kiếm địa điểm thực hiện dự án khu vui chơi giải trí và tiến hành xin chấp thuận chủ trương của UBND tỉnh, thành phố về địa điểm dự định đầu tư. 2 - Lập quy hoạch chi tiết 1/2000 và 1/500 xây dựng khu vui chơi giải trí trên cơ sở quy hoạch tổng thể đã được phê duyệt. 3 - Thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư nhà máy chế biến thực phẩm theo quy định của pháp luật. 4 - Thực hiện các thủ tục liên quan đến khu đất thuê: lập hồ sơ xin thuê đất, tiến hành đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư. 5 - Thực hiện các thủ tục về xây dựng nhà máy: lập thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật và thi công để tiến hành xây dựng. 6 - Thực hiện một số thủ tục khác như: đánh giá tác động môi trường, xin thỏa thuận điện, nước, phòng cháy, chữa cháy.

doc55 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3699 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Lâp dự án xây dựng nhà máy dứa Thanh Hóa - ThaFoods, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Danh sách nhóm 5 STT  Họ và tên  Mã SV   1  Nguyễn Hoài Thành  A 13552   2  Nguyễn Xuân Trung  A 14264   3  Trần Thị Mai Huệ  A 12226   4  Mai Anh  A 13403   5  Nguyễn Thu Liên  A 12694   6  Nguyễn Trung Kiên  A 10812   7  Bùi Anh Quân  A 12817   8  Lã Hạnh Lê  A 12998   9  Phan Thị Duyên  A 13300   10  Nguyễn Nhung  A 13797   11  Chu Ngọc Yến  A 13113   12  Lưu Minh Tú  A 11343   13  Lê Ngọc Minh  A 14022   14  Phan Hương  A 13629   MỤC LỤC Lời nói đầu. 3 I: Căn cứ cơ sở xác định dự án đầu tư. 3 1.Tên dự án: 3 2.Chủ đầu tư: 4 3. Cơ sở pháp lí: 4 3.1. Các căn cứ pháp lí: 4 3.2.Hệ thống văn bản, tiêu chuẩn kỹ thuật chính: 4 3.3. Thủ tục thực hiện dự án đầu tư: 5 II. Phân tích địa điểm. 6 1.Địa điểm 1: Huyện Thọ Xuân – Tỉnh Thanh Hoá 6 2.Địa điểm 2: Thị Xã Bỉm Sơn – Tỉnh Thanh Hoá 7 III. Phân tích thị trường. 10 1.Phân tích thị trường đầu ra. 10 1.1 Đánh giá thị trường. 10 1.2. Khách hàng mục tiêu. 12 1.3. Thị phần và các đối thủ cạnh tranh. 13 1.4 Thách thức cạnh tranh trong môi trường kinh doanh 16 1.5 Năng lực đáp ứng thị trường 16 1.6 Phương pháp cạnh tranh và tiếp cận thị trường 16 1.7Chiến lược kinh doanh 17 2.Phân tích thị trường đầu vào. 19 1.Nguồn nguyên liệu 19 2.Nguồn nhân lực 20 3.Điều kiện khác 21 4.Công nghệ 21 IV: Phân tích kĩ thuật 21 1.Khả năng đảm bảo và phương thức cung cấo các yếu tố đầu vào sản xuất 21 2.Quy mô và chương trình sản xuất 22 3.Công nghệ và trang thiết bị 22 4,Tiêu hao nguyên liệu, nhiên liệu và các yếu tố đầu vào khác 37 5,Quy mô xây dựng và các hạng mục công trình 37 6,Tổ chức sản xuất kinh doanh . 39 7, Các rủi ro trong sản xuất 40 8,Đảm bảo an toàn sản xuất 42 V. Phân Tích Tài Chính 44 1.Chi phí xây dựng cơ bản: 44 2. Trang thiết bị, phương tiện vận tải: 45 3. Chi phí thuê đất nông nghiệp 45 4. Chi phí: 47 5. Khấu hao: 48 6.Tổng hợp kết quả: 51 VI. Phân tích lợi ích kinh tế - Xã hội. 53 1 Khả năng tạo việc làm trực tiếp và gián tiếp 53 2 Khả năng khai thác tiềm năng sẵn có 54 VII. Kết luận và đề xuất. 55 Lời nói đầu. I: Căn cứ cơ sở xác định dự án đầu tư. Tên dự án: Dự án Công Ty chế biến thực phẩm Thanh Hoá – TAFOODS Diện tích: 40.000 m2 Địa điểm: Khu công nghiệp Bỉm Sơn – Thị Xã Bỉm Sơn – Tỉnh Thanh Hoá Chủ đầu tư: Nhóm 5 – Lớp PTLDA đầu tư Trường Đh Thăng Long 3. Cơ sở pháp lí: 3.1. Các căn cứ pháp lí: Dự án xây dựng nhà máy chế biến thực phẩm Thanh Hoá dựa trên những cơ sở pháp lí sau: Luật doanh nghiệp năm 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật đầu tư 2005 Nghị định 108/2005/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Đầu tư Quyết định số 108/2006/QĐ-BKH của bộ kế hoạch và đầu tư ban hành mẫu văn bản thực hiện luật đầu tư tại Việt Nam Luật đất đai năm 2003 Thông tư 07/2008/TT-BXD của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng. Luật bảo vệ môi trường năm 2005 Nghị định 80/2006/NĐ –CP hướng dẫn luật bảo vệ môi trường và các văn bản có liên quan. Chủ trương, chính sách phát triển xã hội khác của Tỉnh Thanh Hoá Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình Quyết định số 24/2008 – QD TT ngày 05-02-2008 về việc ban hành một số cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội đối với các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Miền Trung 3.2.Hệ thống văn bản, tiêu chuẩn kỹ thuật chính: Quyết định 04/2008/QĐ-BXD của Bộ Xây dựng về việc ban hành "Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng" Quyết định 03/2008/QĐ-BXD của Bộ Xây dựng về việc ban hành quy định nội dung thể hiện bản vẽ, thuyết minh đối với Nhiệm vụ và Đồ án Quy hoạch Xây dựng. Nghị định 58/2008/NĐ-CP của Chính phủ về việc hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng. Bản đồ khảo sát địa hình khu vực quy hoạch, tỷ lệ 1/500 Các tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên khu vực quy hoạch Các số liệu kinh tế - xã hội khu vực quy hoạch Các tiêu chuẩn, quy phạm liên quan hiện hành của nhà nước 3.3. Thủ tục thực hiện dự án đầu tư: Xây dựng nhà máy chế biến thực phẩm với điều kiện thuê đất của Nhà nước thông thường được thực hiện qua một số bước như sau: 1 - Tìm kiếm địa điểm thực hiện dự án khu vui chơi giải trí và tiến hành xin chấp thuận chủ trương của UBND tỉnh, thành phố về địa điểm dự định đầu tư. 2 - Lập quy hoạch chi tiết 1/2000 và 1/500 xây dựng khu vui chơi giải trí trên cơ sở quy hoạch tổng thể đã được phê duyệt. 3 - Thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư nhà máy chế biến thực phẩm theo quy định của pháp luật. 4 - Thực hiện các thủ tục liên quan đến khu đất thuê: lập hồ sơ xin thuê đất, tiến hành đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư. 5 - Thực hiện các thủ tục về xây dựng nhà máy: lập thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật và thi công để tiến hành xây dựng. 6 - Thực hiện một số thủ tục khác như: đánh giá tác động môi trường, xin thỏa thuận điện, nước, phòng cháy, chữa cháy... 3.4. Tổng quan về điều kiện tự nhiên và cơ hội trên thị trường. 3.4.1. Điều kiện tự nhiên. - Thanh hoá là tỉnh có tới 75% dân số hoạt động chủ yếu vào nông nghiệp, trong đó có tới 50% là chuyên canh cây công nghiệp. Sản phẩm chủ yếu của vùng chính là cây công nghiệp như dứa, mía, vải, nhãn… - Nơi đây có vùng nguyên liệu rộng lớn, có đường quốc lộ 1A đi qua, cách TP Thanh Hoá 40 km, là 1 trong những vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh Thanh Hoá. 3.4.2. Cơ hội trên thị trường. - Thanh Hoá là 1 tỉnh có vùng nguyên liệu rộng lớn, tuy nhiên hiện nay mới chỉ có 1 nhà máy chế biến thành phẩm Dứa. TRên thị trường, các sản phẩm của quả Dứa hiện đang còn rất ít, không khai thác hết tính năng hiệu quả của loại quả này. - Hiện nay chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao, nhu cầu về những sản phẩm tươi mát, chất lượng cao ngày càng lớn. Trên thị trường hiện nay, các sản phẩm của quả Dứa có thời gian sử dụng rất ngắn (khoảng 3 tháng đối với sp tươi mát và 6 tháng với sp sấy khô) không đáp ứng được yêu cầu về thời gian bảo quản,khó khăn khi vận chuyển đi xa và bảo quản lau dài. - Nhu cầu sản phẩm nước dứa và dứa sấy trong nước khá lớn, hiện tại ở EU, dứa đóng hộp đang là 1 sản phẩm rất được ưa chuộng, các rào cản gia nhập không phức tạp. - Nhà máy khi ra đời, sẽ có 1 thị trường tiềm năng và rộng lớn bao gồm trong nước và quốc tế. II. Phân tích địa điểm. Qua quá trình khảo sát và tham khảo thị trường, có 2 địa điểm mà công ty dự định sẽ lựa chọn để xây dựng nhà máy. 1.Địa điểm 1: Huyện Thọ Xuân – Tỉnh Thanh Hoá Vị Trí: Khu công nghiệp Lam Sơn – Thọ Xuân – Tỉnh Thanh Hoá Diện tích: 100.000 m2 Giá thuê : + Tiền thuê đất: 4.300 đ/ m2 /năm + Giá thuê đất thay đổi theo từng năm. + Cuối năm thanh toán giá thuê đất 1 lần Hiện trạng đất: Đã bồi thường và giải phóng mặt bằng. Doanh nghiệp chỉ cần xây dựng nhà máy phân xưởng. Cơ sở hạ tầng giao thông: + Nằm trong tam giác vàng của tỉnh (Khu công nghiệp Lam Sơn, khu công nghiệp Bỉm Sơn và khu công nghiệp Nghi Sơn) + Cơ sở hạ tầng giao thông thuận lơi, nằm cạnh quốc lộ 15A, gần đường Hồ Chí Minh, gần Sân bay Sao Vàng, Cách TP Thanh Hoá 40km. Thông tin liên lạc: Hệ thống điện thoại, Internet … đầy đủ Điện nước: + Có nguồn điện công nghiệp sủ dụng cho nhà máy ,đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất. + Nguồn nước: Nguồn nước công nghiệp và nước sạch đều sẵn có, đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng. Khí hậu, môi trường: Mát mẻ, địa chất cao nên hok lo ngập lụt  Bản đồ thể hiện vị trí dự án – Khu Công Nghiệp Lam Sơn Các chính sách hỗ trợ: + Được hỗ trợ nhiều chính sách ưu đãi về giá thuê đất, về thuế từ UBND tỉnh. - Chi phí xử lí môi trường: 3000đ/ m2 2. Địa điểm 2: Thị Xã Bỉm Sơn – Tỉnh Thanh Hoá Vị Trí: Khu công nghiệp Bỉm Sơn – Bỉm Sơn – Thanh Hoá Diện tích: 92.000 m2 Giá thuê : + Tiền thuê đất: 4.600 đ/ m2 /năm + Giá thuê đất thay đổi 2 năm 1 lần. + Thanh toán tiền thuê đất 2 năm 1 lần Hiện trạng đất: Đã bồi thường và giải phóng mặt bằng. Doanh nghiệp chỉ cần xây dựng nhà máy phân xưởng. Cơ sở hạ tầng giao thông: + Nằm trong tam giác vàng của tỉnh (Khu công nghiệp Lam Sơn, khu công nghiệp Bỉm Sơn và khu công nghiệp Nghi Sơn) + Cơ sở hạ tầng giao thông thuận lơi, nằm trên quốc lộ 1A, tất cả các con đường đều được làm mới cách đây 2 năm, thuận lợi cho vận chuyển nguyen liệu và sản phẩm. Thông tin liên lạc: Sử dụng hệ thống thông tin liên lạc của Thị xã, tổng đài đặt tại trung tâm điều hành khu công nghiệp.  Bản đồ thể hiện vị trí dự án – Khu Công Nghiệp Bỉm Sơn Điện nước: + Có nguồn điện công nghiệp sủ dụng cho nhà máy ,đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất. Tất cả hệ thống điện đều được hạ ngầm. Có trạm biến áp riêng + Nguồn nước: Nguồn nước công nghiệp và nước sạch đều sẵn có, đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng. Hệ thống xử lí nước thải: + Có hệ thống thoát nước mưa, nước thải riêng biệt. Nước thải được bố trí xử lí cục bộ tại nguồn sau đó đưa về xử lí chung. Nước thải sau khi xử lí đạt tiêu chuẩn sẽ được đưa vào hệ thống xử lí nước của Thị Xã. Chi phí xử lí môi trường: 3300đ/ m2 Giá nhân công: + Giá tham khảo: 2.000.000 đến 4.000.000 /người/tháng Chính sách ưu đãi: + Được miễn thuế 04 năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp cho 09 năm tiếp theo đối với cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư vào ngành nghề, lĩnh vực thuộc Danh mục ngành nghề, lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư. + Ưu đãi theo các chính sách hiện thời của tỉnh. Ta có bảng so sánh ưu và nhược điểm 2 vị trí đó như sau.  Thọ Xuân  Bỉm Sơn   Ưu điểm  - Giá rẻ hơn so với khu công nghiệp Bỉm Sơn - Diện tích đất sử dụng rộng lớn - Có thể dễ dàng mở rộng sản xuất kinh doanh nếu muốn. - Nguồn nguyên liệu gần và phong phú. - Giá thuê nhân công rẻ  - Có địa điểm giao thông rất thuận tiện đi sang các tỉnh khác. - Cơ sở vật chất phục vụ xây dựng nhà máy hoàn chỉnh. - Được sự ưu đãi lớn của BLĐ khu công nghiệp và UBND Thị Xã. - Gần những nông trường lớn của tỉnh, nên nguồn cung nguyên liệu đầy đủ và thuận tiện. - Khả năng thu hút khách hàng rất lớn.   Nhược điểm  - Cách xa khu trung tâm tỉnh, giao thông không thuạn tiện đi sang các tỉnh khác. - Cơ sở hạ tầng phục vụ cho xây dựng nhà máy kém. - Khả năng thu hút khách hàng kém.  -Giá thuê mặt bằng xây dựng nhà máy đắt hơn Thọ Xuân. - Khả năng mở rộng của nhà máy khá là hạn chế. - Giá thuê nhân công ở đây đắt hơn khu vực khác. - Vì nằm trong khu dân cư đông đúc nên phải tuân thủ nghiên ngặt vệ sinh môi trường sống.   Bảng đánh giá địa điểm. Chỉ tiêu  Trọng số  Điểm số (100)  Tổng     Địa điểm 1  Địa điểm 2  Địa điểm 1  Địa điểm 2   1.Giá  0,15  90  80  13.5  12   2.Thu hút khách hàng  0,3  70  90  21  27   3.Diện tích phù hợp  0,15  90  90  13.5  13.5   4.Cơ sở hạ tầng  0,15  80  90  12  13.5   5.Khả năng mở rộng  0,1  60  50  0.6  0.5   6.Tính cạnh tranh trong khu vực  0,15  80  90  12  13.5   Tổng  1  470  490  72.5/100  80/100   Dựa vào tổng điểm đánh giá của hai địa điểm, ta quyết định chọn Khu công nghiệp Bỉm sơn – Thị Xã Bỉm Sơn – Thanh Hoá làm địa điểm xây dựng nhà máy. III. Phân tích thị trường. Phân tích thị trường đầu ra. 1.1 Đánh giá thị trường. Nhà máy khi đi vào hoạt động sẽ có công suất 10 tấn nguyên liệu/giờ. Các sản phẩm chính của nhà máy sẽ là : + Nước dứa cô đặc + Nước dứa tươi + Dứa lạnh đông vô trùng + Dứa sấy khô Hình ảnh 1 số sản phẩm của nhà máy.  Mứt dứa Dứa sấy khô  Dứa lạnh đông vô trùng Nước dứa tươi  Nước dứa cô đặc Ngoài ra, nhà máy sẽ còn những sản phẩm phụ đi kèm đó là: Bã dứa dùng cho chăn nuôi, phân vi sinh dùng cho nông ngiệp. Tình hình mức tiêu thụ hiện tại: Thị trường các nước EU: Thị trường dứa EU tăng nhanh chóng trong những năm gần đây tại tất cả các nước. Trong số các nước EU, Đức, Italia và Anh là những thị trường lớn nhất. Ngoài ra, các nước thành viên mới gia nhập EU cũng là những thị trường đầy triển vọng trong tương lai. -Dứa đóng hộp xuất khẩu với số lượng lớn sang thị trường Nga, Đức, Hoa Kỳ. Trong khi đó, dứa đông lạnh được xuất khẩu ổn định đi thị trường Hà Lan, Ai Len. -Nguồn cung dứa đạt mức cao vào tháng 03/2007 đã hỗ trợ hoạt động xuất khẩu mạnh, do là tháng thu hoạch dứa. Kim ngạch xuất khẩu dứa trong tháng 03 đạt xấp xỉ 1,4 triệu USD, chiếm 8,3% tổng kim ngạch xuất khẩu trái cây của cả nước, trung bình tăng gấp 1,5 đến 1,6 lần so với hai tháng đầu năm. Thời gian này các doanh nghiệp xuất khẩu dứa sang 09 thị trường chính. Kim ngạch xuất khẩu dứa sang hầu hết các thị trường đều tăng, trong đó Nga, Hà Lan, Đức là thị trường có mức tăng kim ngạch lớn. Trong đó thị trường Nga, Hà Lan và Hoa Kỳ là những thị trường xuất khẩu dứa có kim ngạch xuất khẩu lớn, chiếm từ 13% đến 29,4% tổng kim ngạch xuất khẩu dứa của cả nước trong thời gian này. -Nga vẫn là thị trường dẫn đầu trong các nước nhập khẩu dứa của Việt Nam, chiếm khoảng 30% tổng kim ngạch xuất khẩu dứa. Nhu cầu thực phẩm đóng hộp của người dân Nga  đang tăng. Hiện nay, 80% người tiêu dùng Nga mua những sản phẩm đóng hộp như rau, đậu, hoa quả, salat, đồ ăn nhanh và đồ uống đóng hộp. Thị trường Nga – thị trường xuất khẩu dứa lớn nhất nước ta, với kim ngạch xuất khẩu đạt trên 400 nghìn USD, chiếm 29,4 % tổng kim ngạch xuất khẩu dứa của cả nước -Giá xuất khẩu dứa đóng hộp dao động từ 8 đến 11 USD/thùng, chủ yếu xuất khẩu đi thị trường Nga, Hoa Kỳ. Trong đó những lô hàng có đơn giá cao nhất đi Nga có thể lên tới 20 USD/thùng (FOB, Cảng Cát Lái Hồ Chí Minh). * Khó khăn: Áp dụng tiêu chuẩn GAP: Khó khăn hàng đầu cho trái cây Việt Nam thâm nhập các thị trường lớn trên thế giới trong đó có EU là rào cản chất lượng và các rào cản này ngày lại càng khắt khe hơn. Rau, quả tươi Việt Nam muốn vào EU phải đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng GAP (tiêu chuẩn toàn cầu về thực hành nông nghiệp tốt). Đây là tiêu chuẩn rất quan trọng nhưng cũng khó đạt đối với doanh nghiệp Việt Nam vì hầu hết doanh nghiệp chế biến trong nước là vừa và nhỏ, trong khi nền sản xuất nông nghiệp Việt Nam chưa phát triển ngang các nước. Với những vùng chuyên canh lớn, để phát triển ngành công nghiệp hoa quả đáp ứng các tiêu chuẩn GAP, sản lượng xuất khẩu chắc chắn sẽ tăng. Hiện nay, rất nhiều cánh cửa đang mở rộng đối với những nhà vườn Việt Nam có khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn GAP. Ngày nay, rất nhiều nước trên thế giới đã áp dụng tiêu chuẩn GAP vào việc kiểm tra các loại nông phẩm nhập khẩu vào đất nước mình. Mặc dù Nga, EU và Hoa Kỳ là những thị trường khó tính, nhưng nếu áp dụng được tiêu chuẩn GAP vào trong canh tác, chắc chắn trái cây của Việt Nam có thể cất cánh ngang bằng với các loại trái cây của Thái Lan hay Trung Quốc. Ngoài những khó khăn trong công tác bảo quản, các nhà xuất khẩu trái cây của Việt nam còn phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt với các loại trái cây đến từ Thái Lan và Trung Quốc. Hiện nay, mặc dù sản phẩm trái cây của Việt Nam rất lớn song nước ta lại nhập khẩu một lượng tương đối lớn trái cây của Thái Lan để tiêu thụ tại thị trường nội địa. Nhiều người dân có thu nhập cao lại ưa dùng những sản phẩm trái cây của Thái Lan hơn do chất lượng tốt hơn và đảm bảo hơn của Việt Nam. Thêm vào đó, các sản phẩm trái cây của Trung Quốc mặc dù chất lượng không cao nhưng giá thành lại rất rẻ, do đó các sản phẩm này được đối tượng người tiêu dùng có thu nhập thấp ưa dùng. -Thị trương trong nước: Hiện tại Việt Nam có khả năng cung cấp một khối lượng lớn trái cây cho xuất khẩu nhưng hầu như chưa có các công ty thu mua ở địa phương. Do đó, hầu hết việc xuất khẩu đều do các nhà trồng vườn tự cố gắng tìm kiếm thị trường cho sản phẩm của mình. Các nhà xuất khẩu của Việt Nam vẫn chưa có khả năng giải quyết các đơn hàng lớn mà mới chỉ cung cấp được đơn hàng có số lượng nhập khẩu nhỏ. Nhiều nhà nhập khẩu phải đến tận vườn thu mua sản phẩm rồi tự tìm hiểu cách thức đóng gói, bảo quản và vận chuyển về nước. Đây chính là hạn chế lớn nhất đối với việc xuất khẩu trái cây của Việt Nam. 1.2. Khách hàng mục tiêu.   Sản phẩm nước dứa cô đặc rất được ưa chuộng hiện nay trên thế giới. Nước Dứa có tác dụng rất tốt cho sức khỏe của con người và đặc biệt là hệ thống tiêu hoá. Nó làm giảm lượng Cholesterol trong máu. Bước đầu, các sản phẩm của công ty sẽ tập trung vào thị trường trong nước, đáp ứng nhu cầu của người dân về các sản phẩm nước hoa quả chất lượng cao. Với hệ thống siêu thị, cửa hàng mọc lên ngày càng nhiều, cty sẽ tìm đến họ giới thiệu sản phẩm và hợp tác bán hàng với họ. Khi đã có nền tảng vững chắc tại thị trường trong nước, công ty sẽ xúc tiến, hợp tác với các đối tác nước ngoài đưa sản phẩm ra các thị trường ngoại quốc. Đặc biệt là thị trường Châu Âu, Trung Đông và Bắc Mỹ. Tại Châu Âu thì cây dứa không được trồng, Người tiêu dùng tại tất cả các nước EU ở tất cả các độ tuổi đều ưa thích mặt hàng dứa. Dứa đã trở thành một sản phẩm phổ biến ở nhiều siêu thị, đặc biệt là các khu vực thành thị. Những nước có thu nhập cao ở Tây Âu có mức tiêu dùng cao nhất. Tuy nhiên, các nước Đông Âu có thu nhập thấp cũng đang tăng trưởng rất nhanh theo xu hướng tiêu dùng của các nước phương tây và ngày càng quan tâm nhiều đến các loại hoa quả ngoại nhập như dứa. Các nước Nam Âu như Italia, Tây Ban Nha và Bồ  Đào Nha đã có lịch sử tiêu dùng dứa từ rất lâu….  Một nguyên nhân nữa chính là Việt Nam là nước xuất khẩu dứa và các sản phẩm từ dứa hàng đầu trong khu vực, đã tạo được sự tín nhiệm và tin tưởng của các bạn hàng quốc tế. Vì thế, khi các sản phẩm của công ty thâm nhập thị trường nước ngoài sẽ được giảm bớt và hạn chế các rào cản thương mại. Dự đoán nhu cầu trong tương lai: Kênh phân phối: Dứa đóng hộp hiện đang trở thành sản phẩm phổ biến trong hệ thống bán lẻ ở EU. Việc giới thiệu dứa sạch tại các siêu thị lớn đã dẫn đến một lượng khách hàng ngày càng mở rộng. Các nhà bán lẻ lớn đều có hệ thống phân phối chặt chẽ với các nhà cung cấp chính. Những nhà phân phối dứa lớn trên thế giới là De Monte Fesh Produce của EU, Dole Fresh Fruit Europe của Đức… Siêu thị không chỉ là nơi tiêu thụ dứa mà cửa hàng rau quả, chợ xanh cũng có một thị phần đáng kể về doanh thu hoa quả nhập ngoại ở nhiều nước trong EU. Các kênh phân phối này chủ yếu mua dứa từ các nhà nhập khẩu, đại lý. Họ là những đối tác kinh doanh tiềm năng nhất đối với những nhà xuất khẩu ở các nước đang phát triển. Họ có kinh nghiệm và kiến thức về thị trường thế giới và có mối quan hệ bền vững với các nhà cung cấp và người mua. Họ có thể cộng tác, giúp đỡ các nhà cung cấp tìm ra phương pháp phân phối tốt nhất cho sản phẩm của mình. Ngoài ra, bên cạnh việc tập trung vào thị trường trong nước, những nhà nhập khẩu này còn rất năng động trong việc xuất khẩu sang các thị trường EU khác. Cơ hội xuất khẩu của Việt Nam Xuất khẩu dứa của Việt Nam trong năm 2007 diễn ra thuận lợi. Trong 6 tháng cuối năm 2007, tổng kim ngạch xuất khẩu dứa của cả nước đạt xấp xỉ 8 triệu USD. Hiện nay, các thị trường xuất khẩu dứa chính của Việt Nam là EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản…, trong đó, thị trường EU chiếm tỷ trọng lớn nhất. Hà Lan, Đức, Anh là những thị trường nhập khẩu dứa chủ yếu của Việt Nam trong EU. Kim ngạch xuất khẩu dứa của Việt Nam sang EU năm 2007 đạt hơn 10 triệu USD nhưng mới chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng kim ngạch nhập khẩu dứa của thị trường này (hơn 1,5 tỷ USD). - Để sản phẩm chế biến từ dứa của Việt Nam có thể phát triển ra thị trường lớn trên thế giới, Chính phủ cần phải có những sự trợ giúp thiết thực để hình thành nên các hợp tác xã tổ chức chuyên canh và áp dụng các kỹ thuật trồng trọt hiện đại, các công ty thu mua làm đầu mối giao nhận trái cây, giúp các nhà vườn có thể phát triển xuất khẩu sản phẩm. Với sự hỗ trợ thiết thực của nhà nước và các tổ chức quốc tế, cùng với sự đầu tư hợp lý vào canh tác, phát triển sản phẩm, kim ngạch xuất khẩu trái cây tươi Việt Nam sang EU
Luận văn liên quan