Đề tài Lắp ráp và cài đặt máy tính

Trong vài năm trở lại đây, máy tính còn rất xa la với chúng ta vì khi đó nghành Công Nghệ Thông Tin vẫn chưa được phổ biến rộng rãi ở nước ta. Công Nghệ Thông Tin là một thuật ngữ rộng bao quát gồm phương pháp, phương tiện, kĩ thuật máy tính và viễn thông, kĩ thuật thuật lập trình để khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên thông tin phong phú và đa dạng phục vụ lợi ích con người. Công Nghệ Thông Tin ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển không ngừng của nước ta. Nó nâng cao hiệu quả của các hạot động sản xuất, kinh doanh và các hoạt động kinh tế, xã hội. Ngày nay, Công Nghệ Thông Tin đang dần được phổ cập rộng rãi và phát triển trong hầu hết các nghành nghề và cả trong môi trường đào tạo.

doc53 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 6712 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Lắp ráp và cài đặt máy tính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ CƠ ĐIỆN ĐÔNG NAM BỘ Đề Tài: Lắp ráp và cài đặt máy tính GIÁO VIÊN HD : LÊ ĐÌNH THÌN HS/SINH VIÊN TH : NGUYỄN YẾN THANH LỚP : 29QTM 1 KHÓA : 29 CĐ-ĐNB/ ....../......./2011 LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian tiếp xúc thực tế tại Trung tâm dạy nghề Bách Khoa giúp em củng cố vững vàng hơn những kiến thức chuyên môn mà em đã học tại trường. Có được điều đó là nhờ sự chỉ bảo tận tình của quý thầy cô. Em xin gửi lời cảm ơn và kính trọng nhất đến nhà trường cũng như đến tập thể tất cả các thầy cô đã dìu dắt em trong suốt thời gian qua. Đặc biệt, gửi lời cảm ơn đến thầy chủ nhiệm Lê Đình Thìn, người đã trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ, hướng dẫn em thực hiện báo cáo này. Kế đến em muốn gửi lời cảm ơn đến Ban Giám đốc Trung tâm dạy nghề Bách Khoa và tập thể anh chị trong cơ quan đã nhiệt tình hướng dẫn, tạo điều kiện tốt nhất giúp em tìm hiểu, nghiên cứu thực tế về chuyên ngành quản trị mạng. Do thời gian thực tập có hạn, bước đầu đi vào thực tiễn còn nhiều bỡ ngỡ cùng với kiến thức bản thân còn hạn chế nên không tránh khỏi những sai sót trong việc thực hiện báo cáo này. Em rất mong được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô, quý cơ quan. Đó là hành trang quý báu cho công tác của em trong tương lai. Em xin chân thành cảm ơn! LỜI GIỚI THIỆU Trong vài năm trở lại đây, máy tính còn rất xa la với chúng ta vì khi đó nghành Công Nghệ Thông Tin vẫn chưa được phổ biến rộng rãi ở nước ta. Công Nghệ Thông Tin là một thuật ngữ rộng bao quát gồm phương pháp, phương tiện, kĩ thuật máy tính và viễn thông, kĩ thuật thuật lập trình… để khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên thông tin phong phú và đa dạng phục vụ lợi ích con người. Công Nghệ Thông Tin ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển không ngừng của nước ta. Nó nâng cao hiệu quả của các hạot động sản xuất, kinh doanh và các hoạt động kinh tế, xã hội. Ngày nay, Công Nghệ Thông Tin đang dần được phổ cập rộng rãi và phát triển trong hầu hết các nghành nghề và cả trong môi trường đào tạo. Như chúng ta biết, để một máy tính có thể chạy được, cần phải lắp ráp các phần cứng và cài đặt những chương trình cần thiết. Nhận thấy được tầm quan trọng của việc này, vì vậy em đã chọn đề tài lắp ráp và cài đặt máy tính với mong muốn đóng góp một ít kiến thức cơ bản mà mình biết về phần mềm và phần cứng máy tính nhằm giúp các bạn mới bắt đầu làm quen với máy tính có điều kiện hiếu biết hơn về nó. MỤC LỤC Lời cảm ơn 02 Lời giới thiệu 03 Nội dung báo cáo 06 Chương 1 – Các thành phần của máy tính 06 I. Giới thiệu chung 06 II. Các bộ phận chính của máy tính 06 1. Thùng máy 06 2. Bộ nguồn 07 a. Giới thiệu 07 b. Lắp đặt và thay thế nguồn 07 c. Khắc phục sự cố 08 3. Bo mạch chính 08 a. Giới thiệu 08 b. Các bộ phận trên main board 09 4. Bộ vi xử lý – Bộ đồng xử lý 11 a. Bộ vi xử lý – CPU 11 b. Bộ đồng xử lý – Coprocesor 12 5. RAM 13 a. Khái niệm 13 b. Đặc tính của RAM 14 6. Cổng nối tiếp và cổng song song 15 a. Giới thiệu 15 b. Cổng nối tiếp (serial port) 15 c. Cổng song song (paralell port) 16 7. Card màn hình và màn hình 16 a. Màn hình 16 b. Card màn hình 18 8. Ổ đọc đĩa mềm và đĩa mềm 19 a. Ổ đọc đĩa mềm 19 b. Đĩa mềm 19 9. Ổ cứng 20 10. Bàn phím và chuột 21 a. Bàn phìm – Keyboard 21 b. Chuột – Mouse 22 11. Ổ đọc CD-ROM, đọc ghi CD-RW và đĩa CD-ROM 22 a. Ổ đọc CD-ROM 22 b. Ổ ghi CD-ROM – Recordable 22 c. Đĩa CD 22 Chương 2 – Lắp ráp và cài đặt 23 I. Lắp ráp – cài đặt 23 1. Tìm hiểu các linh kiện 23 a. Phần màn hình 23 b. Phần case 23 2. Chuẩn bị lắp ráp 24 3. Quy trình lắp ráp 25 a. Lắp vi xử lý (CPU) 25 b. Lắp RAM 26 c. Lắp các loại ổ 26 d. Lắp card và thiết bị ngoại vi 28 II. Cài hệ điều hành Windows XP 34 1. Sử dụng Partition Magic để phân vùng ổ cứng 34 a. Chạy Partition Magic 34 b. Tạo Partition 35 c. Format partition 36 d. Xóa partition 36 e. Di chuyển và thay đổi kích thước partition 37 f. Copy partition 38 g. Ghép 2 partition thành 1 partition 38 h. Chuyển đổi file hệ thống của partition 39 2. Cài hệ điều hành Windows XP 39 a. Các phương pháp cài đặt 41 b. Tiến hành cài đặt mới hoàn toàn Windows XP từ CD-ROM 41 c. Cài đặt các trình điều khiển 45 d. Cài đặt cấu hình mạng 47 3. Sử dụng Ghost khôi phục chương trình 48 a. Khái niệm 48 b. Ưu và nhược điểm của Ghost 48 c. Các bước thực hiện 49 Nhận xét của Hội đồng thẩm định báo cáo 53 NỘI DUNG BÁO CÁO Chương 1 CÁC THÀNH PHẦN CỦA MÁY TÍNH GIỚI THIỆU CHUNG - Một hệ thống máy tính dù các máy tính cá nhân hay các máy tính lớn chuyên dụng trong thương mại, dịch vụ, điều khiển từ xa… đều giống nhau về mặt cơ bản. Chúng chỉ khác nhau về kích cỡ, số lượng các ngoại vi được mắc nối vào. Một máy tính điển hình có cấu hình tối thiểu như sau: Hộp máy chính và nắp (case). Đơn vị xử lý trung ương (CPU). Một hay nhiều ổ đĩa (disk drive). Bàn phím và chuột (keyboard and mouse). Hệ thống Multimedia (CD – ROM, speaker). Thiết bị xuất hình ảnh (monitor). - Hầu hết các máy tính hiện nay đều có cấu trúc xây dựng chung quanh hộp máy chính còn gọi là Main Unit hay System Unit, với các thiết bị bên trong là: Board mạch chính (mainboard hoặc motherboard). Bộ nguồn cấp (power supply). Các ổ đọc đĩa (disk driver). Các board mạch mở rộng điều khiển các thiết bị ngoại vi. II. CÁC BỘ PHẬN CHÍNH CỦA MÁY TÍNH 1. THÙNG MÁY – CASE - Thông thường hộp máy chính là một khung kim loại vững chắc và ngăn cách điện từ trường. Để phù hợp với qui định của FCC (Ferderal Communication Commission) hộp máy phải cứng, tất cả các lổ hổng (các khe cắm chưa dùng phải có nắp đậy) để che sóng điện từ trường do các bộ phận bên trong máy trong lúc làm việc phát ra bên ngoài. Ngăn cách từ trường không tốt thì không gây nguy hiểm cho máy tính, không làm cho quá trình hoạt động bị trục trặt mà có xu hướng gây nhiễu cho sóng truyền hình mỗi khi máy tính hoạt động. - Có hai loại case chính: + Kiểu để bàn (desktop case): Kiểu này thấp, nằm ngang có chân rộng (thông thường 43´33 cm) chiếm nhiều diện tích. Mainboard được lắp đặt nằm ngang, các thao tác lắp ráp tương đối khó, khi lắp nắp máy vào phải cẩn thận vì kiểu này thường bị vướng hoặc kẹt dây cáp nguồn và cáp dữ liệu. Điều này có thể dẫn đến dứt, hỏng hoặc tuột dây nối. + Kiểu máy hình tháp (tower case): Kiểu này dạng đứng, thông thường cao từ 50 đến 60 cm, chiếm ít diện tích. Mainboard được lắp thẳng đứng, tháo ráp dễ dàng hơn và có nhiều khoang ổ đĩa hơn. - Khuyết điểm của kiểu hình tháp là các linh kiện bên dưới sẽ tỏa nhiệt làm nhanh nóng các thiết bị bên trên, nên độ bền giảm. - Hiện nay, các case thường thiết kế bằng nhựa (hoặc kim loại nhẹ) có sơn cách điện, để tiện cho việc di chuyển và cách điện an toàn. Có hai loại case là AT và ATX. 2. BỘ NGUỒN a. Giới thiệu - Bộ nguồn nuôi dùng để chỉnh lưu điện áp cao xoay chiều (110V, 220V), chuyển xuống điện áp một chiều 12V, 5V, –5V… để cấp cho các linh kiện vi tính. Nguồn thường có các loại đầu cắm sau: đầu cắm 20 chân hoặc 2 đầu cắm 6 chân để gắn vào cung cấp điện cho mainboard, các đầu cắm 4 chân (lớn) thường dùng cung cấp điện cho đĩa cứng, đĩa CD… đầu cắm 4 chân (nhỏ) thường dùng cung cấp điện cho đĩa mềm… Như ta đã biết, tích số của dòng điện (I) đo bằng Pmpere và điện thế (V) đo bằng Volt, được gọi là công suất điện, đo bằng W – Watt. Mối tương quan này được tính theo công thức: P = U.I. - Mỗi lần gắn thêm một linh kiện vào thì hệ thống đòi công suất nguồn phải tăng lên. Nếu hệ thống quá nhiều thiết bị thì bộ nguồn sẽ không cung cấp đủ điện cho các thiết bị này, các vấn đề hiểm hóc có thể xảy ra. - Các máy tính AT có bộ nguồn tối thiểu là 150 đến 250W. Theo một qui tắc chuẩn được đưa ra thì công suất phân bố đề nghị cho các thiết bị linh kiện như sau: Thiết bị Công suất Hard disk 50W Floppy disk driver 10W Mainboard 10W Expension card 5W Monitor 10W b. Lắp đặt và thay thế nguồn - Khi lắp đặt hay thay mới nguồn cũ phải bảo đảm rằng bộ nguồn mới được thiết kế đúng cho hệ máy của bạn (kích thướt và công suất). Phải tắt máy và rút khỏi điện nguồn khi thay thế và lắp đặt nguồn nói riêng và tất cả các thiết bị khác nói chung. - Việc lắp đặt nguồn theo các bước sau: Đặt nguồn vào case và dùng vit bắt chặt nguồn vào case. Nối các dây nguồn vào các thiết bị, các đầu nối điện ra của nguồn được chế tạo phù hợp với ngõ vào của mainboard, HDD, FDD, CD–ROM… vì vậy ta cần xem sự tương thích. Ở các máy tính cũ, các dây nguồn nối phải cẩn thận, nếu không có thể dẫn đến cháy mainboard (gắn ngược cực nguồn). Ta theo qui tắt sau: Dây trắng nối với dây xanh chung một hướng và Dây nâu nối với dây đen chung một hướng. - Để tháo nguồn ta cũng làm tương tự nhưng ngược lại. c. Khắc phục sự cố - Chỉ nghi ngờ bộ nguồn là nguyên nhân sự cố khi đã kiểm tra tất cả các thiết bị khác mà vẫn còn lỗi. - Dấu hiệu thông thường nhất của nguồn hỏng hoặc không phù hợp là: Máy tính không khởi động được do không có điện vào. Vài phút sau khi ấn vào nút power thì máy tính tự tắt. Các tiếng nhiễu phát ra từ đĩa cứng, lỗi đĩa mềm (thường xuyên lặp lại). Màn hình mờ dần, nhắp nháy. - Thường xuyên kiểm tra quạt gió của nguồn, quạt gió hỏng sẽ làm bộ nguồn cũng như thiết bị khác nóng lên gây hỏng hóc. - Chỉ dùng bộ nguồn đúng với công suất và chủng loại máy của bạn. 3. BO MẠCH CHÍNH (MAINBOARD) a. Giới thiệu - Là bảng điện lớn gồm nhiều lớp nhựa hợp thành, chứa nhiều chip, mạch xử lý, BUS mở rộng… - Mainboard là trung tâm của máy tính, được làm cầu nối giữa các thiết bị phần cứng máy tính. - Dựa vào bộ vi xử lý mà các mạch trên mainboard phải phù hợp. Trên mainboard thường chứa các mạch giải mã BUS, mạch logic DMA (Direct Memory Access), mạch logic ngắt, mạch tự kiểm tra ROM, cache… Cổng SATA – dùng cắm ổ cứng SATA Cổng âm thanh, cổng USB và cổng dành cho máy in Nguồn quạt gió Cổng PCI mở rộng - dùng cắm card âm thanh, card USB… Cổng PCI Express x16 – dùng cắm card đồ họa mở rộng Nơi cắm cáp nguồn cho main Cổng dành cho ổ mềm, Cổng IDE - dùng cắm cáp ổ cứng và các loại ổ đĩa quang Pin CMOS Nơi lắp RAM Nơi đặt CPU b. Các bộ phận trên mainboard - Pin: + Pin là các chân cắm của các connector hay jumper. - Conector: + Connector là các chân để cắm các dây cáp nguồn, dây cáp ribbon dẹp và điều khiển các thiết bị như: HDD, FDD, parallel port, serial port… + Các pin của connector được đánh số từ 1 đến hết chân. - Jumper: + Jumper là các chân để thiết lập các cấu hình cho mainboard, các card điều khiển hay harddisk. - ROM BIOS (Read Only Memory Input/Output System): + ROM BIOS là hệ thống chíp nhỏ (chỉ đọc) gắn vào mainboard chứa tập hợp các chương trình sơ cấp để tự kiểm tra khi bật máy (power on self test POST) và hướng dẫn mọi hoạt động của máy tính bao gồm cả khởi động và quản lý các tín hiệu nhập từ bàn phím. Bộ nhớ này cũng cung cấp độ điều khiển phần cứng cơ bản nhất trong quá trình máy tính hoạt động. + Một chức năng khác của BIOS là cung cấp chương trình cài đặt (setup program) để thiết lập cấu hình hệ thống cơ bản như: ngày giời hệ thống, cấu hình ổ đĩa, kích cỡ bộ nhớ thông số cache… Các thông số này được lưu giữ trong một chip gọi là CMOS. CMOS là dạng chíp nhớ đặt biệt có khả năng giữ được dữ liệu khi tắt máy, nhờ được cung cấp điện từ một pin accu gắn trên mainboard. Bất kỳ sự thay đổi cấu hình hệ thống cơ bản phải được lưu trữ trong phần setup của CMOS. + Khi khởi động máy tính, các lệnh trong chương trình tự kiểm tra sẽ kiểm tra các linh kiện máy tính. Kết quả kiểm tra sẽ được so sánh với bản ghi trong chip CMOS, nếu không khớp máy tính sẽ xuất hiện thông báo: “CMOS checksum failure”, lỗi này cũng xuất hiện khi nguồn pin nuôi CMOS bị hỏng. - Các chip DMA (Direct Memory Access): + Các chip DMA (Direct Memory Access – Truy cập trực tiếp bộ nhớ): là các chíp nhỏ gắn trên CPU, cho phép truyền trực tiếp thông tin dữ liệu từ đĩa cứng đến bộ nhớ thông qua trung gian CPU với mục đích nâng cao tốc độ cho việc truyền dữ liệu. CPU cũng có thể đảm nhiệm chức năng này nhưng rất chậm. - Các chip Cache: + Các chip Cache được xem là bộ nhớ đệm cho CPU. Tốc độ truy xuất của CPU trên các cache nhanh hơn rất nhiều so với bộ nhớ RAM thường. Dung lượng của cache có thể là 128KB, 256KB, 512KB hoặc 1MB. Nhờ có cache (mặc dù lượng nhỏ), đệm giữa CPU và RAM, điều này sẽ làm giảm thời gian chờ của CPU khi truy xuất dữ liệu, nghĩa là làm tăng tốc độ của máy tính lên gấp nhiều lần. + Kỹ thuật cache chỉ xuất hiện với những máy 486 đời sau và Pentium. Tùy thuộc vào thiết kế của mainboard mà có thể gắn RAM tĩnh – Static RAM làm cache. Lưu ý rằng, nếu không có cache máy tính vẫn hoạt động bình thường nhưng chậm hơn rất nhiều, trong bản thân bộ xử lý CPU cũng có cache gọi là cache sơ cấp(primary cache), cache vừa đề cập là cache thứ cấp (secondary cache). - Khe cắm rộng (Expansoin slot) và BUS mở rộng (Expansoin BUS): + Giới thiệu: Các khe cắm mở rộng chiếm nhiều diện tích nhất trên mainboard được nối với các dây dẫn song song tải tín hiệu (BUS) được in sẵn trong mainboard. Các khe cắm này được thiết kế phù hợp để cắm các card mở rộng (nối với BUS mở rộng). BUS mở rộng cung cấp một loạt các chức năng điện tử phức tạp và hoạt động đồng bộ với bộ vi xử lý CPU. Có nhiều chuẩn BUS mở rộng, dưới đây nêu ra một số chuẩn phổ biến nhất. + BUS mở rộng ISA (Industry Standard Architecture): Kiểu BUS này xử lý và truyền 8 bit hoặc 16 bit trên đường truyền, ra đời từ năm 1984. BUS mở rộng ISA – 8 bit gồm một khe cắm màu đen có 62 chân dùng để cắm card mở rộng theo BUS dữ liệu 8 bit, ta chỉ thấy ở những máy XT cũ. BUS mở rộng ISA – 16 bit gồm 2 đoạn khe cắm tách ròi nhau, một đoạn 62 chân và một đoạn 36 chân. BUS mở rộng 16 bit này tương thích với loại 8 bit cũ, nghĩa là khe cắm này có thể cắm được card mở rộng 8 hay 16 bit. + BUS EISA (Enhanced Industry Standard Architecture): Kiểu BUS này được phát triển để mở rộng chiều rộng của tuyến BUS ISA cũ. + BUS mở rộng VESA – local (Video Electrics Standard Association): Kiểu BUS này xử lý và truyền 32 bit trên đường truyền ra đời từ năm 1990. Đây là BUS mở rộng được thiết kế để ghép nối các thiết bị ngoại vi có tốc độ cao. Tuy nhiên, BUS mở rộng này chưa thay thế được BUS mở rộng khác. Do đó, hầu hết các mainboard có BUS VESA local đồng thời có BUS mở rộng ISA. Khe cắm card mở rộng VESA local gồm: Một phần khe cắm card mở rộng ISA màu đen. Phần cắm thêm có màu nâu gồm 112 chân. BUS VESA local chỉ dùng cho các card đồ họa cao cấp phù hợp theo chuẩn này. + BUS mở rộng PCI (Peripheral Component Interface): Kiểu BUS này xử lý, truyền 32 bit và 64 bit trên đường truyền dựa vào kiểu thiết kế của Intel Corporation sản xuất năm 1992. Đây là chuẩn BUS được thiết kế làm trung gian giữa BUS dữ liệu ngoài của bộ vi xử lý CPU và BUS vào/ra của máy tính, điều này cho phép BUS PCI chạy với tốc độ không phụ thuộc vào tốc độ xung nhịp của CPU. Ngoài ra, BUS PCI còn có khả năng tương thích đối với chuẩn “Plug and Play” sau này. Khe cắm card PCI có màu trắng gồm 120 chân, dùng để cắm các card mở rộng theo chuẩn BUS 32bit và 64bit. - Plug and Play: là một tiêu chuẩn kỹ thuật (không chỉ với BUS mở rộng) do Microsoft ủng hộ. Với chuẩn này, cho phép người sử dụng máy tính có thể tự do cài đặt các card mở rộng, các thiết bị ngoại vi mà không phải bận tâm về những tranh chấp xảy ra. Để tương ứng với chuẩn này, máy tính phải có hệ điều hành thích hợp (có hỗ trợ Plug and Play như Windows 9x, Windows NT, Windows 2000…), BIOS và các card mở rộng phải tương thích với chuẩn này. + Hiện nay, các nhà sản xuất đang tập trung cho chuẩn BUS tuần tự đa năng USB (Universal Serial Bus). Với chuẩn này, việc cài đặt các thiết bị ngoại vi sẽ trở nên dễ dàng, chỉ cần cắm vào đầu nối chuẩn của máy tính, thì máy tính có thể nhận biết được ngay (không cần phải mở máy ra để cắm các card điều khiển thiết bị ngoại vi vào Mainboard). Tuy nhiên, để đạt được khả năng này thì các thiết bị ngoại vi cũng phải tuân thủ theo chuẩn USB. - AGP (Accelerated Graphics Port): + Kiểu BUS này xử lý và truyền 64bit trên đường truyền dựa vào kiểu thiết kế của Intel Corporation, sản xuất năm 1997. + Đây là một chuẩn mới, hỗ trợ cho việc xử lý tăng tốc đồ họa, 3D, realtime. BUS AGP được thiết kế đặt biệt cho các thành phần đồ họa theo kiểu điểm nối điểm và có khe cắm riêng biệt. Khe cắm card AGP có màu nâu gồm 136 chân, dùng để cắm các card mở rộng theo chuẩn BUS 64bit. + Dưới đây là bảng liệt kê tốc độ truyền dữ liệu của các chuẩn BUS mở rộng phổ biến hiện nay. Loại ISA VESA Local PCI AGP Tốc độ truyền tải dữ liệu 16®33 MB/s 107®133 MB/s >132 MB/s >133 MB/s Tạo xung tối đa 8.33 MHz 33 MHz 33 MHz 33 MHz 4. BỘ XỬ LÝ (CPU – Central Processing Unit) – BỘ ĐỒNG XỬ LÝ (Coprocessor) a. Bộ xử lý – CPU - Đây là một trong những bộ phận quan trọng của máy tính. CPU là trung tâm đầu não của máy tính, mọi thiết bị như RAM, màn hình, bàn phím… chỉ là cầu nối giữa người sử dụng với CPU. - Bộ vi xử lý là một mạch tích hợp rất phức tạp đến vài triệu transistor trên một chíp. Có rất nhiều hãng sản xuất CPU, cụ thể như: Intel, AMD (Advanced Micro Devices), Cyrix, Nexgen… - Bộ vi xử lý CPU có thể được hàn gắn cố định vào mainboard (từ 80486SX về trước) hay gắn vào đế cắm có nhiều chân. Việc gắn bộ vi xử lý CPU vào mainboard rất khó vì rất dễ cong chân CPU, nên gần đây các nhà sản xuất đã thiết kế loại đế cắm không cần ấn mà chỉ sử dụng khóa đòn bẩy. Ta chỉ mở cắm bằng khóa đòn bẩy, cài chíp vi mạch CPU rồi đóng khóa lại. - Dưới đây là bảng tóm tắt đặc tính chính yếu của một số bộ vi xử lý Intel. Chủng loại Hệ thống đặc trưng External Data BUS (bit) Internal Data BUS (bit) Address BUS (bit) 8088 PC, XT 8 8 20 8086 AT & T 6300 8 16 20 80286 AT 16 16 24 80386SX AT 32 16 24 80386DX AT 32 32 32 80486SX AT 32 32 32 80486DX AT 32 32 32 Pentium (80586) Pentium 64 64 64 - Đối với CPU ta quan tâm đến 2 yếu tố đó là: Tốc độ xử lý (processing speed): Vì bản chất của CPU là hoạt động theo xung nhịp đồng hồ (clock pulse). Để thực hiện một thao tác, CPU cần phải mất một số nhịp nhất định, nếu làm giảm số xung nhịp cần thiết cho một thao tác thì tốc độ xử lý của CPU sẽ được tăng lên. Tốc độ nhịp (clock speed): Có đơn vị tính thường bằng MHz hoặc GHz, thời gian dành cho một xung nhịp càng ngắn thì tốc độ nhịp của CPU càng tăng, dẫn đến việc chuyển dữ liệu từ CPU ra bộ nhớ càng nhanh. Tuy nhiên, tốc độ nhịp cao làm cho CPU càng mau nóng, nếu hệ thống quạt (fan) và tải nhiệt (HeadShink) không tốt thì sẽ làm giảm tuổi thọ hoặc hỏng CPU. - Do vậy, khi cắm CPU vào mainboard ta cần chú ý đến: Ratio (hệ số nhân) và tốc độ xung nhịp clock của mainboard, để thiết lập jumper trên mainboard nhằm hổ trợ và định tốc độ chuẩn cho CPU. Voltage: Điện áp cung cấp cho CPU. Thông thường một CPU Intel cần 3.3V, một số khác cần 2.8V (Intel MMX). Phải rất cẩn thận khi thiết lập jumper cho CPU, nếu sai voltage thì CPU bị hỏng. - Hầu hết bản thân CPU loại mới sau này như Intel 486 và Pentium các vùng lưu trữ dữ liệu và lệnh gọi là cache (cache sơ cấp). Các CPU sau này có 2 loại cache là cache dữ liệu và cache lệnh. Mặc dù cache có dung lượng nhỏ nhưng nó làm tăng tốc độ của CPU lên đáng kể. b. Bộ đồng xử lý – Coprocessor Bộ đồng xử lý toán học (Coprocessor) làm tăng việc thực thi của một số chỉ thị và mở rộng bộ chỉ thị rất hiệu lực. Phải đảm bảo dùng đúng loại coprocessor tương thích với processor. Bảng dưới đây mô tả coprocessor và processor tương thích. MicroProcessor Coprocessor 8088 8087 8086 8087 80286 80287 80386 80387 80386SX 80387SX 80486SX 80487 80486DX Có sẵn Pentium Có sẵn - Sau khi lắp đặt Coprocessor, chúng ta cần cài đặt trình điều khiển (driver) để báo cho hệ thống biết sự hiện diện của nó và thiết định các Dip Switch hay jumper nếu cần thiết. 5. RAM (Random Access Memory) a. Khái niệm - RAM là bộ nhớ làm việc của máy tính. Dung lượng RAM càng lớn thì khả năng tốc độ hoạt động của máy tính càng nhanh, nhất là khi phải chạy nhiều chương trình ứng dụng cùng một lúc như trong môi trường Windows chẳn hạn. Ngoài ra còn m